Càng làm marketing lâu, mình càng nhận ra: Người ta không tin những gì bạn nói, họ chỉ tin những gì họ cảm thấy.
Trong thời đại AI bùng nổ, Gen Z thì ngày càng khó tính, Authentic Content không còn là lựa chọn, mà là tiêu chuẩn.
Vậy Authentic Content là gì? Vì sao nó đang trở thành “vũ khí” không thể thiếu với bất kỳ thương hiệu hay cá nhân nào?
Authentic Content là gì?
Authentic Content là loại nội dung mang tính chân thực, minh bạch và nhất quán giữa thương hiệu và người xem. Nội dung này không cố gắng “diễn”, mà thể hiện đúng giá trị, quan điểm hay cảm xúc thật của cá nhân hoặc thương hiệu.
Ví dụ: Một bài viết trải nghiệm thất bại của founder khi khởi nghiệp, hay một thương hiệu sẵn sàng thừa nhận sai lầm trong chiến dịch,… đều được gọi là Authentic Content nếu họ nói thật, không màu mè.
Mình thấy, Authentic Content không cần phải cầu kỳ, đôi lúc chỉ là một status chia sẻ rất thật lòng: “Tụi mình đã test rồi, fail quá chừng luôn…”, nhưng chính cái ‘thật’ đó làm người xem tin cậy và đồng cảm.
Trong một thế giới ngập tràn nội dung được tạo hàng loạt bằng AI và các mẫu sẵn, người ta lại càng khát khao điều gì đó đơn giản, nhưng thật.
Đó chính là lý do vì sao Authentic Content đang trở thành yếu tố sống còn trên Content Social, đặc biệt cho những creator hoặc thương hiệu muốn tồn tại lâu dài.
Vì sao Authentic Content thực quan trọng
Chân thực không phải chỉ đơn giản là không nói dối. Nó là sự thống nhất giữa: điều bạn nghĩ, điều bạn làm và điều bạn nói ra.
Người đọc cảm nhận được cái “thật” ấy, và khi họ tin bạn, họ sẽ theo bạn – không vì content đẹp, mà vì bạn có giá trị riêng.
Điểm khác biệt so với nội dung quảng cáo
Nếu quảng cáo cố gắng làm người khác “mua” – thì nội dung chân thực khiến họ tin và tự muốn mua. Đây là bảng so sánh sự khác nhau cụ thể:
Authentic Content | Nội dung quảng cáo |
---|---|
Viết bằng trải nghiệm, quan điểm thật | Dùng ngôn từ phóng đại để bán hàng |
Không “diễn” quá mức, thừa nhận khuyết điểm | Chỉ nêu điểm mạnh, né tránh yếu tố tiêu cực |
Kêu gọi tương tác, chia sẻ giá trị | Gắn liền CTA mua hàng, nhận khuyến mãi |
Thường đi kèm UGC hoặc hậu trường | Sử dụng hình ảnh chỉnh sửa, mô phỏng ảo |
Tóm lại, viết hay không còn đủ nữa. Bạn cần viết thật – nói thứ người đọc đang nghĩ, chia sẻ điều họ muốn tin. Authentic Content không phải trend, mà là tâm thế làm nghề.
Các dạng Authentic Content
Authentic Content không nhất thiết phải “đầu tư tiền tấn”. Đôi khi một tấm ảnh hậu trường mộc mạc, một câu chuyện của nhân viên cũng có thể kết nối cảm xúc rất mạnh.
UGC – Nội dung do khách hàng tạo
Với mình, đây là “đỉnh cao” của việc được khách hàng tin tưởng. Không trả tiền, không cần set-up – họ vẫn tự quay feedback, chia sẻ ảnh, gắn thẻ khi dùng sản phẩm.
Ví dụ: Một khách hàng tag thương hiệu mỹ phẩm khi dùng sản phẩm và khen da mịn hơn sau 1 tuần.
Theo Backlinko:
- 93% marketer nói UGC hiệu quả hơn content thương hiệu.
- 82% user tin tưởng thương hiệu có UGC trong chiến dịch.
- 55% khách hàng ngần ngại mua nếu thiếu UGC.
Muốn dùng UGC hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài User-generated content nha.
Chia sẻ câu chuyện thương hiệu & founder
Những thương hiệu bền, rõ cá tính đều kể tốt câu chuyện của mình.
Ví dụ: Một founder kể lại chuyện tạo ra sản phẩm vì con mình bị dị ứng với đồ siêu thị. Hay kể cách vượt khủng hoảng tài chính 2020 để giữ công ty – câu chuyện ai cũng tin.
Hãy viết thật – đừng tô hồng. Sai lầm, thất bại, chuyện nhỏ xíu đời thường… đều tạo nên sự gần gũi và đáng tin.
Nếu bạn chưa rõ kỹ thuật “kể chuyện mà bán được hàng” thì vào bài Storytelling nha.
Hậu trường sản xuất
Dù là sản xuất nội dung, sản phẩm, hay dịch vụ – khi khách thấy được hậu trường, họ thấy tin tưởng hơn.
Ví dụ: Story quay cảnh team bạn đang đóng đơn lúc 11h tối, một bạn nhân viên chỉnh màu video cho khách lúc ngồi quán cafe…
Không cần chỉnh nhiều – cứ lấy điện thoại quay lại khoảnh khắc thật.
Video, podcast, livestream đời thường
Đừng đợi quay phim chuyên nghiệp rồi mới đăng. Người ta thích sự chân thật!
Ví dụ: Cầm điện thoại quay bạn nhân viên trả lời inbox khách, một đoạn tập gym của founder, livestream chia sẻ hành trình lần đầu ra mắt sản phẩm…
Content càng tự nhiên, càng hiệu quả.
Nội dung từ nhân viên
Khi chính đội ngũ thương hiệu lên tiếng, khách hàng thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Ví dụ: Một nhân viên thiết kế chia sẻ bản moodboard logo team đang làm. Nhân viên sale kể chuyện nay chốt được khách nhờ khách cũ giới thiệu.
Social proof
Khách chưa biết bạn sẽ tin người mua trước. Đánh giá, đặc biệt là ảnh thật, video feedback,… là bằng chứng rõ ràng nhất.
Bạn nên sắp xếp các feedback này theo từng kịch bản tâm lý khác nhau như:
- Người từng nghi ngờ hiệu quả, nay đã hài lòng
- Người từng dùng sản phẩm A, nay chuyển qua bạn
- Người đã mua nhiều lần
Lưu ý: Không giả reviews. Không lặp lại 3-4 câu giống nhau. Khách rất thông minh!
Tóm lại, để làm đúng content chân thật thì cần quan sát từ chính quá trình, con người thật trong thương hiệu.
Nếu bạn muốn hệ thống và làm chủ toàn bộ cách triển khai content thật – content ra kết quả, thì vào học miễn phí trong Kind Content Academy nha. Từ kiến thức nền về Social, SEO tới AI và Automation đều có đầy đủ!
Triển khai Authentic Content
Muốn nội dung chạm cảm xúc, níu giữ sự quan tâm, thì bạn cần làm đúng 7 điều dưới đây. Viết thật, viết vì người đọc – không phải chỉ vì thuật toán.
Hiểu đúng đối tượng mục tiêu
Biết ai là người bạn đang nói chuyện là điều tiên quyết. Không thể nói chuyện về skincare chuyên sâu với người chỉ muốn rửa mặt.
Ví dụ: Làm content cho Gen Z thì giọng nói phải tự nhiên, meme một chút. Còn mẹ bỉm sữa thì nên nhẹ nhàng, chân thành, nhiều chia sẻ thật.
Bạn có thể dùng insight để tìm hiểu sâu hơn về đối tượng, hoặc tạo hồ sơ buyer persona rõ ràng.
Chọn kênh phù hợp để triển khai
Bản thân Authentic Content không cần phải xuất hiện ở mọi nơi. Đúng hơn, nó nên bám sát nơi mà khán giả mục tiêu của bạn đang thật sự hoạt động mỗi ngày.
Ví dụ, nếu bạn bán thời trang Gen Z, không nên ôm cả Email và Blog SEO mà hãy tập trung Instagram, Reels, hoặc TikTok.
Thu thập Authentic Content hiệu quả
Tạo content thật thì cần dữ liệu thật. Mình hay dùng 3 cách này:
- Phỏng vấn ngắn khách hàng từng mua – 5 phút Zoom là đủ
- Gửi form feedback gài kèm câu hỏi cảm nhận cảm xúc
- Lướt comment, inbox, tự lọc insight từ ngôn ngữ khách dùng
- Sử dụng Monica AI để tạo cho nhanh (Đương nhiên phải train bài bản)
Nội dung bạn nói ra không bao giờ bằng chính lời của khách hàng.
Và chỉ cần họ thấy bản thân mình trong nội dung, là bạn thắng.
Minh bạch, trung thực khi chia sẻ
Người đọc ngày càng thông minh. Một nội dung mị dân hay chém gió sẽ nhanh chóng bị bỏ qua.
Hãy viết như bạn đang tâm sự, và nếu có hạn chế thì cứ nói ra, người đọc sẽ tin bạn hơn.
Ví dụ: Đừng viết “đây là loại nước hoa tốt nhất thế giới” – mà hãy chia sẻ: “mùi này mình siêu mê vì ngửi giống mùi quần áo mới giặt, nhưng giữ mùi chỉ khoảng 2 tiếng thôi nha”.
Thể hiện cá tính rõ rệt
Bạn không cần phải vui tính hay deep 100%, quan trọng là: phải có chất riêng, không hòa lẫn.
Người ta không chỉ nhớ nội dung bạn viết, họ nhớ cách bạn kể nữa.
Ví dụ: Một kênh TikTok cá nhân về sống tối giản có thể dùng văn phong nhẹ nhàng, gọn gàng từng câu chữ. Còn người chuyên review chợ búa thì cứ tự nhiên, thẳng thắn là điểm ăn tiền.
Ưu tiên UGC và nội dung cộng đồng
User-generated content (UGC) là kho báu nếu bạn biết tận dụng. Nó vừa chân thực, vừa gần gũi.
VD: Một local brand thời trang có thể repost ảnh khách hàng mặc đồ, thêm caption ngắn “Bộ này đi Đà Lạt thấy ai cũng khen 🥹”.
Xây dựng cộng đồng nội dung
Thay vì chỉ phát nội dung một chiều, hãy mời gọi họ gửi góc nhìn riêng.
Bạn có thể tạo thử thách, mini game, hay đơn giản là hỏi “Bạn thích style content dạng nào?”
Khi người đọc tham gia rồi, bạn không còn viết cho khán giả – mà là viết cho team của mình.
Phản hồi và kết nối hai chiều
Một bài viết chân thực cũng cần tương tác thật.
Trả lời comment. Re-up các phản hồi thú vị. Ghim những góp ý thẳng thắn. Tất cả đều khiến người đọc thấy bạn quan tâm đến họ.
Đừng ngại hỏi lại: “Bạn có từng trải qua cái này chưa? Comment cho mình biết nha!”
Ngoài ra, bạn có thể đo hiệu quả phản hồi thông qua chỉ số engagement rate nữa nhen.
Tận dụng influencer
Khi làm việc với influencer, đừng ép họ nói theo kịch bản thương hiệu. Hãy để họ là chính mình.
Ví dụ:
- Đừng viết caption dùm họ. Cho họ tự viết câu chuyện kết nối với sản phẩm.
- Nội dung không cần hoàn hảo. Quan trọng là gần gũi và thật như cách họ vẫn hay làm.
- Đôi khi video rung rung, nói vấp nhẹ… lại khiến người xem tin hơn.
Bottom line: Đừng cố khiến content “đẹp”, hãy khiến người đọc thấy “thật”.
Phân tích và đo lường hiệu quả
Để biết nội dung có “chạm” thật không, đừng chỉ nhìn lượt like. Hãy xem kỹ:
- Bình luận sâu – có hỏi han, kể thêm
- Tỉ lệ lưu (Save) & share
- Tỉ lệ DM hoặc chuyển đổi mềm
Ứng dụng AI tạo Authentic Content
AI không phải kẻ thù của chân thực, miễn là bạn biết cách dạy nó.
Ví dụ, mình dùng Monica AI (đã tích hợp GPT, Claude, Grok,…) để gợi ý hướng triển khai ngôn ngữ theo tone của khách hàng. Cách làm nè:
- Cho AI xem 10 comment khách
- Yêu cầu AI bắt được tone cảm xúc trong đó
- Yêu cầu gợi ý cách viết lại post cho hợp tone đó
Kết quả sẽ là bản nháp dễ cảm, mình chỉnh lại chút là dùng được.
Không những thế, bạn còn có thể dùng Make để Automation từ A – Z luôn.
Lưu ý quan trọng
Có một nghịch lý: Ai cũng nói phải chân thực, nhưng lại chỉnh sửa quá tay, hay cố “làm cho giống thật”. Mình đã từng như vậy, và đây là một số lưu ý cuối cùng trong bài lun nhen:
Tóm lại,
Authentic Content không phải là kể hết mọi sự thật, mà là sự cân bằng giữa chân thật và chiến lược để kết nối khán giả sâu hơn.
Nếu bạn muốn đi xa hơn nữa và làm chủ kỹ năng tạo Content hiệu quả với tư duy đúng, hãy khám phá ngay Kind Content Academy.
Khóa học này không chỉ giúp bạn hiểu sâu về bản chất content mà còn làm chủ cách ứng dụng AI để tạo ra nội dung có sức mạnh – từ content bán hàng, viral cho tới SEO rank #1. Thử đi, FREE đó!