Engagement Rate bao nhiêu là tốt? Công thức, Thống kê A – Z

Engagement Rate
Mục lục bài viết

Đa số người làm nội dung đều từng đau đầu vì chỉ số tương tác thấp, tức Engagement Rate kém. Làm content mà không nắm vững chỉ số này thì hầu như đang làm “cho vui”.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tất cả những gì bạn cần biết về Engagement Rate, từ lý thuyết, cách tính, tới cả thống kê uy tín để biết đâu là đạt, đâu chưa nhen.

Engagement rate là gì?

Engagement rate là tỷ lệ thể hiện mức độ tương tác của người dùng với nội dung trên nền tảng social media hoặc website. Nó thường tính dựa trên lượt like, comment, share,… so với tổng số người tiếp cận (reach) hoặc tổng follower.

Ví dụ: Một bài đăng có 1.000 người xem, 100 lượt like/comment/share thì engagement rate là 10%.

Engagement rate là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong đo lường hiệu quả content. Dù bạn làm content cho social, ads hay web, hiểu đúng về chỉ số này sẽ giúp bạn tối ưu tốt hơn.

Vì sao Engagement Rate quan trọng?

Vì nó đo xem người tiêu dùng có thích nội dung của bạn không. Nếu Engagement thấp, chắc chắn chiến lược của chúng ta đã sai ở đâu đó.

Ví dụ: Hai fanpage có cùng 10.000 follower. Nhưng Page A có bài đăng tương tác 600 người, Page B chỉ có 30. Thì rõ ràng Page A sẽ thu hút nhiều lượt tự nhiên hơn mỗi lần đăng bài.

Nên dùng trong những tình huống nào?

  • Đánh giá hiệu quả post Facebook, Instagram, TikTok
  • So sánh chất lượng nội dung theo từng tuần / tháng
  • Kiểm tra nội dung nào làm audience tương tác nhất
  • Báo cáo hoặc show hiệu quả cho cấp trên/khách hàng
💡
Pro tip: Bạn nên dùng chỉ số này cho các Content Organic. Với Content Ads thì nên tính riêng để không làm lệch số.

Công thức tính Engagement Rate

Có nhiều cách để tính Engagement Rate tùy vào mục tiêu chiến dịch. Dưới đây là các công thức phổ biến bạn cần biết.

Theo tổng lượt tương tác

Tổng tương tác có nghĩa là tất cả các hành động like, share, comment, save, click,…

Đây là công thức dùng cho hầu hết các Content Social hiện nay.

Công thức: Engagement Rate (%) = (Tổng tương tác / Tổng lượt tiếp cận) x 100

Ví dụ: Bài viết tiếp cận 5.000 người, có 500 tương tác
→ Engagement Rate (ER) = (500/5000) × 100 = 10%

Theo lượt tiếp cận (Reach)

Phản ánh có bao nhiêu người trong số đã thấy Content của bạn.

Công thức: (Tổng tương tác / Reach) x 100

Ví dụ: Bài viết có 120 lượt tương tác, tiếp cận được 4.000 người
→ ER = (120 / 4.000) x 100 = 3%

Theo lượt hiển thị (Impressions)

Dùng khi một người có thể thấy bài nhiều lần.

Công thức: (Tổng tương tác / Impressions) x 100

Ví dụ: 150 lượt tương tác, 7.500 lượt hiển thị
→ ER = (150 / 7.500) x 100 = 2%

Theo số người theo dõi (Followers)

Thể hiện mức độ tương tác trung thành từ followers.

Công thức: (Tổng tương tác / Followers) x 100

Ví dụ: 200 lượt tương tác, tài khoản có 10.000 followers
→ ER = (200 / 10.000) x 100 = 2%

Theo lượt xem (Views)

Công thức: (Tổng tương tác / Số lượt xem) x 100

Ví dụ: Video có 1.200 lượt xem và 60 lượt like + comment
→ ER = (60 / 1.200) x 100 = 5%

Thống kê Engagement Rate theo ngành

Dưới đây là các số liệu thống kê mới nhất 2025 về Engagement Rate trung bình trên các nền tảng Social được tổng hợp từ Hootsuite.

Ngành nghề (TV)InstagramFacebookLinkedInTikTok
Agency (Đại lý / Tư vấn)0.9%
Giáo dục4.7%3.6%1.8%
Truyền thông & Giải trí2.0%1.3%2.1%
Dịch vụ Tài chính1.8%1.2%2.3%
Ẩm thực, Du lịch & Nhà hàng – Khách sạn1.9%0.9%0.6%
Chính phủ3.2%2.0%3.6%
Y tế, Dược phẩm & Công nghệ sinh học1.6%1.3%2.8%
Bất động sản, Pháp lý & Dịch vụ chuyên nghiệp2.9%1.8%2.6%
Hàng tiêu dùng & Bán lẻ1.8%1.2%
Công nghệ6.4%3.1%2.4%4.2%
Tổ chức phi lợi nhuận2.2%1.8%1.7%

Vậy Engagement Rate như thế nào là tốt?

Tương tự, bạn tham khảo bảng thống kê bên trên để xem ER của bạn đang cao hay là thấp hơn mức chuẩn, từ đó sẽ biết bạn làm tốt hay chưa.

Ví dụ: Ngành Ẩm thực, Du lịch & Nhà hàng – Khách sạn có tỷ lệ tương tác trung bình trên Instagram là 1.9%.

Tức là bài viết tiếp cận 10.000 người, thì trung bình sẽ có khoảng 190 lượt tương tác (like, comment, chia sẻ, lưu…).

Vậy nếu bạn đăng một bài quảng bá nhà hàng mà chỉ nhận được 50 lượt tương tác với cùng mức reach, thì tỷ lệ chỉ khoảng 0.5%, thấp hơn so với mặt bằng chung ngành.

→ Đây có thể là dấu hiệu bài viết chưa đủ hấp dẫn, hình ảnh chưa bắt mắt.

Ngược lại, nếu bạn có 200, 300 lượt tương tác, thì bạn đang làm rất tốt.

🌐
Gợi ý: Bạn nên đầu tư HookCTA cho thật thu hút để tối ưu Engagement Rate tốt hơn.

Công cụ hỗ trợ tính

Dưới đây là một số công cụ/website mình từng dùng để tính engagement cực nhanh:

  • Social Blade: Tốt cho Instagram, TikTok, YouTube – dùng để phân tích KOL.
  • HypeAuditor: Dành riêng cho influencer. Đánh giá chất lượng follower & tỉ lệ engagement.
  • Phân tích trong Meta Business Suite hoặc Insights của Instagram/Facebook.
  • Excel/Google Sheet: Khi làm báo cáo thủ công hay cần tổng hợp nhiều post.
  • Monica AI (tích hợp các AI mạnh nhất như GPT, Grok, Gemini,…): Đưa số liệu và AI sẽ tính giúp bạn.
🚀
Muốn chuyên nghiệp hơn? Hãy học thêm về Content Strategy để biết khi nào nên tập trung vào reach, khi nào đo theo views hay Click.

Yếu tố ảnh hưởng

Thời điểm đăng bài Đăng đúng lúc – dễ viral hơn
🧠
Nội dung chất lượng Dễ được tương tác tự nhiên
📅
Tần suất đăng bài Đều đặn thì nhớ lâu
🧍‍♀️
Chất lượng followers Chất mới tương tác thật
🏷️
Hashtag / Tag đúng Gây chú ý nhóm đối tượng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc người ta có tương tác với nội dung của bạn hay không. Mình sẽ cùng bạn đào sâu nhé…

Thời điểm đăng bài

Đăng bài vào lúc người dùng online cao giúp tăng cơ hội được nhìn thấy. Mỗi nền tảng lại có khung “giờ vàng” khác nhau.

Ví dụ: Bài viết đăng 11h sáng trên Instagram thường có tương tác tốt hơn 11h đêm.

Nội dung bài viết

Người ta chỉ tương tác khi nội dung chạm đúng cảm xúc, hữu ích hoặc thú vị.

Hiện tại với Monica AI, cũng như Make đã giúp mình hoàn toàn tự động trên Social và cả Website rồi, từ ideas, chữ, ảnh, video,… Mọi thứ, trừ khâu kiểm duyệt.

Miễn là mình training đúng cách, AI có thể tối ưu từ 95-99% đầu việc bạn, bạn có thể học mọi thứ trên Kind Content Academy nhé, hiện tại có thể học FREE đó!

Tần suất đăng bài

Tần suất quá dày dễ gây khó chịu. Nhưng đăng quá thưa lại khiến người ta quên bạn.

Bạn cứ thử đăng mỗi ngày 1 – 2 bài, sau đó xem báo cáo trên từng nền tảng để biết xem đăng bao nhiêu là tốt nhất có thể nhé.

Chất lượng followers

Tưởng có nhiều người theo dõi là ngon? Không hẳn. Những follower mua like, quà tặng hoặc seeding mà không đúng đối tượng thì gần như… là con số 0.

Followers chất lượng = người thật + đúng nhu cầu + có liên quan.

Một post chỉ cần đạt 10% tương tác từ follower chất lượng cũng mạnh hơn hàng chục ngàn views từ tài khoản seeding.

Hashtag và Tag

Đây là cái “cửa sổ” để bài viết bạn tiếp cận thêm nhóm công chúng mới. Nhưng nếu gắn sai #, quá nhiều, hoặc lặp lại y chang mỗi bài thì hiệu quả giảm rõ rệt.

  • Sử dụng từ 3-5 hashtag liên quan trực tiếp nội dung
  • Gắn thẻ tài khoản/bài viết liên quan thật sự
  • Tránh nhồi tag hot không liên quan (VD: #fyp #hottrend nếu video không hot thật)

Lưu ý khi phân tích Engagement Rate

📊
So sánh nội bộ Giữa các post cùng nền.
Chất lượng tương tác Phân biệt view thật/ảo.
🧩
Kết hợp công cụ Dùng nhiều tool hỗ trợ.
⏱️
Theo thời gian So theo từng chiến dịch.
🧠
Nội dung là gốc Dựa trên content hấp dẫn.

Nhiều người hay nhìn vào like, share rồi kết luận nội dung đang “viral” – nhưng thật ra, nhìn vậy chưa đủ. Mình sẽ chỉ bạn cách phân tích đúng, thực tế hơn.

So sánh nội bộ nền tảng

Đừng đem chỉ số engagement của Facebook đi so với TikTok hoặc Instagram. Mỗi nền tảng có cách đo lường khác nhau.

Ví dụ: Tương tác 5% trên Instagram là mức cao, nhưng cùng con số đó trên TikTok thì… bình thường thôi.

Mình thường sẽ so sánh bài viết mới với các post trước – cùng nền tảng, cùng định dạng. Vậy mới biết mình đang cải thiện hay đi lùi.

📌
Mẹo: Nên tag từng post bằng chủ đề riêng để dễ so sánh khi đo lường hiệu quả Content Social.

Phân tích chất lượng tương tác

Không phải tương tác nào cũng quý.

Ví dụ: Một bài meme viral có hàng nghìn like haha – nhưng không ra chuyển đổi. Trong khi một bài thuyết phục đúng khách hàng thường ít người thả tim, nhưng lại ra inbox.

Kết hợp nhiều công cụ

Không nên chỉ dựa vào thống kê của một nền tảng.

Mình hay dùng thêm các công cụ như Fanpage Karma, SproutSocial hay Meta Business để đọc thêm dữ liệu và Monica AI sẽ tự phân tích giúp mình.

Nếu bạn làm content chuyên nghiệp thì phải dùng ít nhất 2 công cụ để đối chiếu dữ liệu.

🛠️
Pro tip: Bạn có thể kết hợp thêm automation với AI dùng Make, tự động lấy số liệu và phân tích theo kịch bản luôn.

Đo theo thời gian, chiến dịch

Một bài tốt hôm nay có thể flop tuần sau, đó là lý do mình hay theo dõi theo từng chiến dịch cụ thể. So sánh từng giai đoạn mới thấy nội dung nào thực sự đóng góp.

Chia nhỏ ra: Tuần lễ giảm giá, giai đoạn seeding, đợt product launch, v.v… Phân tích theo từng cột mốc sẽ chính xác hơn là đo chung cả tháng.

Quan trọng là chất lượng nội dung

Cốt lõi vẫn là content.

Khi mình tăng tỷ lệ tương tác gần gấp đôi thì lý do chính không phải do chạy ads mạnh hơn, mà là:

  • Tạo nội dung xoay quanh insight người dùng thật sự.
  • Dùng AI như Monica để viết content test nhanh nhiều hướng khác nhau.
  • Thử A/B caption và hook bằng nhiều phiên bản cùng một khung nội dung.
🚀
Bật mí: Nếu bạn muốn hiểu chi tiết hơn cách kết hợp AI vào quá trình sáng tạo content, đã có Kind Content Academy giúp bạn rồi nha!

Tóm lại,

Nâng cao Engagement Rate không chỉ là việc tăng like hay share mà là đo lường chất lượng tương tác và cải thiện nội dung dựa trên insight người dùng.

Và nếu bạn muốn đi xa hơn, mình mời bạn tham gia Kind Content Academy, khóa học dành riêng cho người muốn làm chủ Content & AI một cách bài bản nhất hiện nay.

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay