Bạn viết blog đều, tối ưu từ khóa, chỉnh meta… mà vẫn không rank?
Vừa lo học SEO, giờ lại phải học AI, nghe mệt rồi đúng không?
Hãy để mình giúp bạn.
Mình và team đã làm hơn 100.000 Content SEO cho các công ty và tập đoàn lớn, và hiện tại, mình cũng đã tự động hóa tới 90-99% nội dung với AI rồi.
Một số khách hàng dùng dịch vụ bên mình:

Vậy, bài này có thể giúp bạn điều gì?
- Một quy trình từ A-Z để tạo Content SEO có thể lên top.
- Cách kết hợp với AI để ra chính xác Output bạn mong muốn.
- Một số Prompt mình đang dùng cho website của mình và khách hàng.
- Các tool, mẫu Plan Content SEO, mẹo,… Tặng bạn hết.
Nghe hấp dẫn chứ?
Nhưng trước tiên, hứa với mình rằng:
Đừng bỏ qua kiến thức nền tảng rồi tua một phát tới chỗ Prompt nhé.
Vì bạn vẫn cần hiểu đúng, thì mới bảo AI làm đúng được.
Đi từ từ nhé…
Content SEO là gì?
Content SEO là bài viết vừa cung cấp thông tin cho người đọc, vừa đảm bảo tối ưu các yếu tố kỹ thuật SEO nhằm mục đích giúp bài viết xuất hiện top kết quả tìm kiếm (ví dụ như Google).
Ví dụ: Một bài viết giải thích “Marketing là gì” kèm từ khóa, internal link, meta description rõ ràng, được tối ưu toàn diện, đó là Content SEO.
Khác với content thường “cập nhật theo trend”, content SEO gần như là dạng Evergreen content, vì nó có thể mang lại traffic đều đặn hằng tháng nếu lên top Google.
Tại sao nên đầu tư Content SEO?
Ngay từ khi mới bắt đầu làm nghề, mình nhận ra:
Bài viết chuẩn SEO giúp khách hàng tìm tới mình – ngay cả khi mình đang ngủ.
Traffic từ Google ổn định, không tốn ads, lại cho ra đơn đều đặn. Cụ thể:
Tóm lại, với mình thì không gì “ngon – rẻ – bền vững” bằng Content SEO.
Đặc biệt hơn, trong thời đại AI này việc viết dạng Content SEO này lại không còn khó nữa.
Và yên tâm, những dòng ngay sau đây sẽ giúp bạn…
Làm Content với AI có bị Google phạt không?
Theo nguồn chính thức từ Google, họ có nói rõ rằng:
“Chúng tôi tập trung vào chất lượng nội dung, thay vì cách thức nó được tạo ra. Nếu nội dung hữu ích, nguyên bản và thể hiện các yếu tố E-E-A-T, thì nó có thể hoạt động tốt trong Tìm kiếm, bất kể được tạo bởi con người hay AI.”
Nên đừng lo, trong bài viết này mình cũng hướng tới dùng AI tạo ra nội dung siêu chất lượng, thế mới ra số được.
Còn Spam, hay làm vớ vẩn, thì thà không làm nhé.
Bây giờ, cùng mình đi sâu vào từng bước, từng giải pháp, Prompt mẫu, các chiến lược,… để Rank TOP cho Content SEO nào!
1. Xác định mục tiêu Content SEO
Sai lầm của nhiều người là lao vào nghiên cứu từ khóa ngay từ đầu.
Rồi 6 tháng – 1 năm sau mới nhận ra: Không đem lại số má gì cả.
Mục tiêu không rõ. Không ai biết đang viết để làm gì, bán cái gì, thu về kết quả nào.
SEO không rẻ, và càng không nhanh. Đừng làm cho vui!
Theo mình, bạn nên dành ít nhất 1 buổi (có thể là ngồi lại với sếp tổng, team sale, marketing nữa) để thực sự thống nhất được mục tiêu.
Ví dụ bên mình đã chốt mục tiêu 2025 là phủ toàn bộ mảng Content Marketing.
- Để bán các dịch vụ liên quan tới Content.
- Và đây cũng là dịch vụ phễu hoàn hảo để Upsale lên các gói SEO tổng thể.
Đó là lý do mình đầu tư xây website này.
Nếu mục tiêu không rõ ràng từ đầu, chắc chắn mình sẽ không làm.
2. Chiến lược Content SEO
2025, mình đầu tư SEO cho Kind Content.
Nhưng nếu chỉ đi theo hướng cũ, lên plan rồi viết Content, thì gần như không thể thắng nổi đối thủ.
Họ đã làm từ 5 – 7 năm trước mình, có độ uy tín, backlink, hệ thống mạnh hơn rất nhiều.
Vậy nên mình chọn một hướng đi khác.
Mình nghiên cứu thật kỹ xem những chủ đề nào đối thủ còn yếu (Content GAP).
Và mình nhận ra….
Có rất nhiều chỗ mà hầu hết đối thủ của mình :
- Chưa khai thác hết chủ đề hoặc hời hợt.
- Chưa chính xác
- Chưa có tính chuyên môn
- Chưa có bằng chứng, ví dụ cụ thể
- Chưa có liên kết đến nhau
Và mình tìm ra mỏ vàng mới tinh: Content AI, một xu hướng tất yếu, và cũng là lợi thế lớn nhất của mình bao năm qua.
Thời điểm bạn đọc bài này, mình cũng đã Update toàn bộ các bài viết về AI rồi, và hiển nhiên, traffic mình tăng gấp đôi chỉ trong 28 ngày qua.

Chắc chắn chỉ số này mới là khởi đầu.
Vậy nên khi lập chiến lược, hãy tự hỏi:
“Tại sao lại chọn cách này mà không phải cách khác?”
Không giải thích được, thì đó chưa phải chiến lược thuyết phục đâu.
3. Nghiên cứu từ khóa
Đây là bước không thể thiếu nếu bạn muốn content có người xem thật sự.
Sai từ khóa → viết hoài không ai tìm → không lên top → không ra số.
Theo cách truyền thống, thì bạn sẽ nghiên cứu từ khóa theo kiểu:
- Tìm từ khóa mầm
- Dùng công cụ tìm từ khóa
- Nhóm từ khóa lại cho một bài
- Xem mỗi bên đối thủ có bộ key gì rồi “bê về một ít”
Cách này ổn, nhưng mình thấy chưa phải tốt nhất.
Nó dễ khiến bạn bỏ sót nhiều chủ đề tiềm năng, hoặc viết theo người khác mà không có lợi thế cạnh tranh.
Với mình, nghiên cứu từ khóa theo Topic Cluster tối ưu hơn nhiều.
Ví dụ: Với Cluster “Content SEO”, mình sẽ có bảng kế hoạch như này….

Như bạn thấy, mình có Pillar và các Sub-topic rất rõ ràng và logic.
Đồng thời mình cũng đã nghiên cứu từ khóa riêng cho từng bài ở trên, như vậy sẽ là bộ từ khóa sát nút nhất, và gần như không thể bỏ sót chủ đề gì cả.
4. Lên Outline Content
Đây là bước cực kỳ quan trọng. Nếu không muốn nói là nó quyết định cả chất lượng bài viết của bạn.

Chi tiết hơn mình đã chia sẻ kỹ trong bài Hướng dẫn lên Outline Content chuẩn SEO rồi nhé!
Sau khi đọc kỹ bài trên, bạn nên đóng gói kiến thức thành file PDF để làm tài liệu huấn luyện AI, thay vì cứ hỏi gì làm nấy một cách máy móc.
Ở phần Prompt, bạn có thể tham khảo mình luôn:
Bạn đóng vai một SEOer chuyên nghiệp.
Học file "Cách lên Outline Content SEO" tôi gửi. Rồi dựa trên đó lên outline mới từ khóa: [Từ khóa của bạn]
Ngoài ra, tôi gửi thêm 3 outline của đối thủ ở đây [Link 3 đối thủ], hãy tham khảo, rồi cải tiến lại sao cho tốt hơn, theo đúng tiêu chí trong file tôi gửi.
Output tôi mong muốn bạn làm ra là như thế này:
H2: Heading 2 ở đây
H3: Heading 3 ở đây
H3: Heading 3 ở đây
H2: Heading 2 ở đây
….
5. Viết Content chuẩn E-E-A-T và SEO
Ngày trước, mình thường chia làm 2 bước:
- Viết cho người đọc trước (E-E-A-T)
- Rồi mới tối ưu SEO sau
Nhưng ở thời đại AI “siêu khôn” như hiện tại, việc tối ưu SEO và viết cho người đọc nên được làm song song, để tiết kiệm thời gian và tránh sai sót.
(Đúng vậy, để AI làm tất hạn chế sai hơn người làm)
Ở bước này, chúng ta sẽ vừa viết, vừa tối ưu SEO cho từng phần sau:
- Viết Title SEO
- Viết Meta Description
- Viết Sapo (mở bài)
- Viết nội dung chính theo E-E-A-T
- Viết từ khóa đúng chỗ
- Viết Internal Link
- Viết CTA
- Viết tên & mô tả ảnh
- Viết kết bài
Được rồi, cùng mình vào từng phần nhé…
Title SEO
Đầu tiên là cái Tiêu đề SEO, nó quyết định xem người dùng có Click vào xem bài viết của bạn hay không.

Với các dự án SEO bên mình đang nhận hầu như các bài viết đều có CTR từ 5–7%, khá tốt.
Công thức từ A-Z mình để trong bài này rồi: Cách tối ưu SEO Title A-Z
Cũng như phần Outline, bạn nên đọc kỹ để hiểu, rồi sau đó đóng gói thành file PDF để training cho AI nhé.
Prompt tham khảo:
Viết 5 tiêu đề cho từ khóa [Từ khóa]
Áp dụng đúng công thức trong tài liệu “Cách viết Title SEO” tôi gửi kèm.
Mỗi tiêu đề chứa từ khóa chính để ở đầu tiên
Tối đa 60 ký tự
Càng nhiều Search Intent càng tốt
Thêm nhiều yếu tố
Đây là tiêu đề của 03 đối thủ đầu tiên trên SERP [Title của 03 đối thủ]
Meta Description
Meta Description nằm bên dưới Title SEO, cũng ảnh hưởng mạnh đến CTR. Nếu viết tốt, bạn có thể tăng gấp đôi số lượt click trên SERP.

Meta Description thì dễ viết nên mình không cần tài liệu, nhưng nếu bạn chưa biết nó là gì thì nên tìm hiểu kỹ trước khi dùng AI nhé.
Prompt tham khảo:
Viết 3 Meta Description cho từ khóa [Từ khóa]
Dài tối đa 160 ký tự
Mở đầu là một lợi ích/ lời hứa/ nỗi đau
Có thể kết thúc bằng câu hỏi hoặc CTA nhẹ
Đặt từ khóa chính trong 1/3 đầu tiên
Giữ giọng điệu đúng với brand voice
Ưu tiên viết theo công thức như BAB, PAS, hoặc FAB
Output tham khảo: [Điền vào một số mẫu Meta Description tốt]
Sapo
Sapo là đoạn mở đầu ngay dưới tiêu đề, quyết định 80% việc người đọc có ở lại hay thoát ngay.
Viết sapo tốt = giữ người đọc = giảm bounce rate = tăng time on page → Google đánh giá cao hơn.
Bạn có thể tham khảo 9 thủ pháp viết Sapo của mình để training cho AI nhé. (Kể cả mở đầu của chính mình cũng được bật mí)
Câu Prompt mình hay dùng:
Hãy viết đoạn sapo cho từ khóa [Từ khóa]
Chọn ra một thủ pháp phù hợp trong "tài liệu viết Sapo" tôi đã gửi.
Có từ khóa chính một cách tự nhiên
Độ dài 1-2 đoạn. Mỗi đoạn tối đa 2-3 câu. Mỗi câu tối đa 25 ký tự.
Viết theo giọng văn này [Giọng văn của bạn]
Làm người đọc cảm thấy “bài này đúng cái mình cần”
Một số Output tôi đồng ý: [Điền vào một số mẫu Sapo hay]
Viết nội dung chính
Đầu tiên, bạn cần hiểu về E-E-A-T, checklist do Google đề xuất. Cụ thể là:
- Experience: Người viết có trải nghiệm thực tế với chủ đề không?
- Expertise: Người viết có chuyên môn trong lĩnh đó không
- Authoritativeness: Writer, Website hoặc thương hiệu có được công nhận trong ngành không
- Trustworthiness: Bài viết có minh bạch không? Nguồn chính xác không? Web có bảo mật không? Tác giả là ai?
Nếu bạn đọc kỹ những bài của mình, chắc bạn cũng cảm nhận được E-E-A-T rất rõ, đúng chứ?
Và tin vui là… AI hoàn toàn có thể làm được.
Đương nhiên là… Nếu trong ta có Prompt đủ chi tiết, dễ hiểu, hướng dẫn cụ thể.
Một vài chú ý trước khi bạn áp dụng Prompt này:
- Không đưa nguyên một cái Outline vào kêu nó viết hết, sẽ rất nông, mà chỉ đưa từng phần nhỏ để viết chi tiết
- Đưa thông tin chi tiết để AI làm chuẩn, không đưa thì nó bịa.
- Bước này hoàn toàn có thể kết hợp với bước Internal Link, CTA, tối ưu ảnh,… Hãy linh động.
Prompt mà bạn có thể tham khảo:
Bạn là chuyên gia viết SEO Content trong lĩnh vực [Chủ đề cụ thể].
Hãy viết một bài blog theo outline tôi cung cấp [Một phần Outline của bạn], đảm bảo thể hiện đủ 4 tiêu chí chuẩn E-E-A-T như sau:
1. Experience: [Điền những kinh nghiệm, trải nghiệm, casestudy của bạn vào đây]
2. Expertise:
- Trình bày nội dung chính xác, dễ hiểu
- Mỗi câu không quá 25 chữ, mỗi đoạn 2–3 dòng
- Nếu cần hướng dẫn: Dùng checklist, liệt kê, ví dụ ngắn
- Đây là tài liệu nội bộ chuẩn tôi đã tổng hợp: [Chèn dữ liệu của bạn]
- Đây là những thông tin đúng bạn có thể tham khảo: [Chèn link đối thủ uy tín, nguồn uy tín cụ thể]
3. Authoritativeness: Tôi đã từng được các trang/ thương hiệu lớn/ KOL nhắc đến [Điền dữ liệu của bạn]
4. Trustworthiness (Độ tin cậy)
- Mọi số liệu, khái niệm, định nghĩa, dẫn chứng phải có nguồn uy tín rõ ràng (Ví dụ: Google, Hubspot, Backlinko, Ahrefs,...)
- Mỗi khi dùng thuật ngữ, hãy thêm định nghĩa ngắn kèm theo
- Đây là thông tin của tác giả viết bài này [Điền vào thông tin, thành tựu của tác giả]
Ngoài ra, tôi muốn bạn viết theo tông giọng này [Điền vào tông giọng]
Một số Output tham khảo: [Điền các đoạn văn tốt, đáng tham khảo]
Bạn sẽ cần điền vào rất nhiều thông tin như trên, thì AI mới hiểu và làm đúng chính xác cho bạn được.
Đó cũng chính là bí kíp để mình tạo ra các bài trên Blog chính bạn đang xem đấy.
Internal Link
Internal link (liên kết nội bộ) không phải chèn cho có, mà nó giúp:
- Các bài hỗ trợ lẫn nhau dễ lên Top
- Người đọc đi sâu hơn vào site, tăng thời gian ở lại
Toàn bộ cách mình triển khai hệ thống Internal Link đã được chia sẻ chi tiết tại đây.
Hãy đọc thật kỹ bài trên, vì đi link là một chiến lược quan trọng, cũng như rất dễ mắc sai lầm.
Sau khi bạn hiểu chiến lược link, bạn cũng nên đóng nó thành một file PDF (ví dụ như mình thì đóng file Topic Cluster)
Sau đó, hãy chuẩn bị thêm cái bảng link chi tiết của bạn. Ví dụ:
Slug bài viết | Anchor Text | Type |
---|---|---|
/content-seo | Content SEO | Pillar |
/content-gap | content gap | Sub-topic |
/topic-cluster | Topic Cluster là gì | Sub-topic |
Bảng link này cực kỳ quan trọng, vì nếu không con AI sẽ link lung tung chảo.
Sau đó, tham khảo Prompt này:
Hãy đề xuất tối thiểu 01 internal link phù hợp với mỗi Heading 2 bạn viết.
Hãy áp dụng đúng và tránh các lỗi thường gặp theo tài liệu “Chiến lược Internal Link” tôi đính kèm
Đây là danh sách chi tiết Internal Link với Anchor Text tương ứng của tôi [ĐƯA CÁI BẢNG LINK CỦA BẠN VÀO ĐÂY]
Các Anchor text tôi đưa bạn có thể biến đổi chút cho mang tính mới, tránh spam.
Mỗi Internal Link dẫn đến 1 bài viết liên quan (cùng chủ đề, trong cùng cluster)
Anchor text tự nhiên, không nhồi từ khóa
Ưu tiên chèn ở giữa hoặc cuối đoạn văn, tránh nhồi ngay đầu
Chèn link theo cú pháp <a href="domain.com/slug-o-day">Anchor Text ở đây</a>
CTA
Viết CTA không phải cứ nhét “Liên hệ ngay”, “Đăng ký tại đây” ở cuối bài là xong, đôi khi còn phản tác dụng nếu đặt không đúng chỗ, không đúng tông.

Bạn nên đọc bài Call To Action của mình để hiểu rõ rằng:
- Lý do đặt CTA cuối bài là sai lầm?
- CTA trực diện và CTA tinh tế là như thế nào?
- Đặt CTA theo hành trình khách hàng?
- CTA thế nào cho thuyết phục?
Ngoài ra, bạn nhất định phải chuẩn bị được thông tin về sản phẩm/ dịch vụ bạn muốn CTA, và nghiên cứu về Insight khách hàng.
Sau đó, tham khảo Prompt này của mình nhé:
Hãy đề xuất tối thiểu 01 câu CTA phù hợp với mỗi Heading 2 bạn viết.
Bạn cần học tài liệu "Cách viết CTA" tôi đã đính kèm
Bạn có thể kết hợp chèn Internal Link vào câu CTA
Lưu ý: Ở những Heading đầu tiên, hoặc đoạn nào chưa nhiều giá trị thì chỉ được CTA tinh tế, mời đọc bài viết liên quan.
Mỗi CTA không dài quá 2 dòng, đúng tông giọng bài viết, không bán hàng gượng ép.
Khi viết những Heading ở gần cuối bài, hoặc các đoạn mang lại giá trị cao, bạn có thể CTA mời gọi sử dụng dịch vụ này [THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ DỊCH VỤ]
Ngoài ra câu CTA nên đánh mạnh vào CTA của khách hàng của tôi ở đây [BẢNG INSIGHT CHI TIẾT BẠN ĐÃ NGHIÊN CỨU]
Một số Output tôi đồng ý: [Đưa ví dụ về CTA]
Tối ưu hình ảnh
SEO hình ảnh là phần nhiều người bỏ qua, nhưng thực tế nó giúp:
- Bài viết tăng khả năng hiển thị ở Google Image
- Và Google hiểu rõ nội dung bài viết hơn
- Cải thiện trải nghiệm đọc (giúp cả người khiếm thị đọc)
Mình đã có bài hướng dẫn tối ưu hình ảnh cho website riêng rồi, bạn vào đọc nhé.
AI cũng có thể hỗ trợ bạn tìm ảnh hoặc tự tạo ảnh và tối ưu ảnh luôn rồi.
Tuy nhiên, dự án của mình ần ảnh thực tế nên rất khó để AI tìm hay làm ra được.
Thành ra mình sẽ Prompt cho nó gợi ý tên ảnh, cũng như mô tả ảnh mà thôi.
Prompt mình dùng (kết hợp với đoạn E-E-A-T bên trên):
Hãy viết thêm 01 cái tên và 01 mô tả ảnh cho mỗi đoạn Heading 2 bạn viết.
- Tên file viết thường, không dấu, cách nhau bằng dấu gạch ngang (–)
- Tên tấm ảnh ngắn gọn từ 3-5 chữ, mô tả rõ ý nghĩa tấm ảnh
- Mô tả ảnh từ 5-10 chữ, rõ nội dung ảnh, đúng với nội dung bài viết
- Tên và mô tả ảnh ưu tiên chèn từ khóa nếu phù hợp
- Viết tự nhiên, dễ hiểu
Ví dụ Output tôi mong muốn:
"kiem-tra-duplicate-content-google
Sử dụng Google để kiểm tra Duplicate Content với cú pháp đơn giản"
Viết kết bài
Kết bài không chỉ để… “kết cho có”. Đây là lúc:
- Tóm gọn giá trị chính của bài viết
- Truyền tải thông điệp
- CTA gợi mở hành động tiếp theo
- Giới thiệu nhẹ về thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ
Prompt đơn giản mình hay dùng:
- Hãy viết cho tôi kết bài của bài viết mang từ khóa này [Điền vào từ khóa]
- Tóm tắt lại từ 1-3 câu giá trị chính của bài viết với từ khóa
- Chèn từ khóa chính vào 1/3 cuối của đoạn kết bài, thật tự nhiên.
- Chèn CTA dịch vụ của tôi [Điền vào thông tin dịch vụ của bạn]
- Giới thiệu thương hiệu hoặc dịch vụ sao cho hợp ngữ cảnh bài viết
- Tham khảo mẫu kết bài của tôi: [Điền vào một số mẫu kết bài Okela]
Vậy là chúng ta đã viết toàn bộ bài viết rồi đấy. Phần khó nhất xem như đã xong, cùng qua bước tiếp theo nào!
6. Kiểm duyệt, feedback
Đương nhiên rồi, dù là Writer lương 5.000$/ tháng, cũng phải có đội ngũ biên tập viên kiểm tra lại, chứ đừng nói là AI viết.
Và rất nhiều khả năng, bạn sẽ chưa được phiên bản theo đúng ý bạn muốn đâu. Cho nên bạn sẽ liệt kê ra thật chi tiết những điểm chưa được, rồi update lại cho AI.
Prompt đơn giản là:
"Đây là những lỗi thường gặp nè, đừng mắc lại [Liệt kê lỗi ở đây]. Đúng ra thì bạn phải là như thế này [Cách làm đúng]"
Như vậy thì AI của bạn sẽ ngày càng khôn, dần dần từ việc chỉnh sửa 30%, sẽ còn 20%, rồi 1% và như mình hiện tại thì chưa tới 5% mỗi bài, chủ đề dễ thì nhiều khi chỉ cần đọc qua mà thôi.
7. Đăng bài, đo lường & cập nhật liên tục
Sau khi bạn viết hết từng yếu tố trên, hãy copy toàn bộ vào trang quản trị Website của bạn, bạn sẽ thấy gần như mọi yếu tố được tối ưu hết.
Có thể cài thêmi Rankmath hoặc là Yoast SEO để nó chỉ ra điểm chưa ổn, rồi sửa lại một lần nữa. Và bấm đăng là “xong”.
Thực ra… chưa xong đâu.
SEO không phải là viết rồi thôi. Bạn sẽ phải tối ưu liên tục các chỉ số sau:
Nếu có chỉ số nào kém, thì ngay lập tức bạn phải hiểu, và update lại. Có thể là số liệu mới, thêm heading phụ, thay đổi tiêu đề,… Mình đã hướng dẫn ở bài Audit Content rồi nhé.
Nhưng vẫn chưa hết đâu.
Còn bước này nữa ghê gớm hơn cơ…
8. AI Automation toàn bộ quy trình
Hiện tại, mình đã tự động hóa bước nghiên cứu từ khóa, outline, thậm chí cả viết nháp đầu tiên nhờ GPT + Make. Và giảm đi tới 95% thời gian viết bài.
Kể cả câu chuyện, kể cả cảm xúc, kể cả chuyên môn, kể cả thiết kế như bạn đang thấy,… Miễn là Prompt chuẩn, quy trình chuẩn, cho AI “ăn học đầy đủ”, nó có thể làm tốt hơn cả bạn!
Như ảnh này là một Automation cơ bản của bên mình:

Automation trên mình chia làm 4 luồng:
- Luồng 1 là lấy API từ google, kiểm tra link và nội dung của Top 3 đối thủ đầu tiên, để dựa vào đó làm Outline và Title SEO.
- Luồng 2 tương tự luồng 1, nhưng là mình tự thêm vào nguồn thông tin cho AI, vì một số chủ để Top Google làm rất chán.
- Luồng 3 là tiến hành viết bài từ A-Z, từ sapo, kết bài, nội dung chính, đi link, cta sản phẩm/ dịch vụ đầy đủ.
- Luồng 4 thì sau khi nội dung được kiểm duyệt nó sẽ tự đăng lên WordPress cho mình.
Cơ bản là vậy, còn các luồng nâng cao hơn như là tìm ảnh, làm ảnh, kết hợp code để tự động highlight, rồi infographic như bạn thấy ở Blog mình, tự động Audit Content, report qua Email,…
Nhiều lắm.
Công cụ cần thiết
Chọn đúng tool sẽ giúp bạn làm nhanh – làm chuẩn – ra kết quả hơn nhiều. Sau đây là những công cụ mình khuyên dùng nè:
- Nghiên cứu từ khóa: Google Keyword Planner là lựa chọn free ban đầu. Nhưng khi bạn muốn nâng cấp thì SEMrush hoặc Ahrefs là bộ đôi không thể thiếu để tìm từ khóa chính, từ khóa phụ, và các câu hỏi liên quan.
- Phân tích đối thủ: Trước khi bắt tay viết, mình luôn xem đối thủ đã làm gì, nội dung họ dùng, backlink ra sao, tốc độ index,… SEMrush, Ahrefs, hoặc Moz đều làm tốt mảng này.
- Kiểm tra SEO: Nếu dùng WordPress thì Yoast SEO hoặc RankMath sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian khi rà soát on-page. Chúng giúp sửa tiêu đề, mô tả, độ dài đoạn,… chỉ với vài cú click.
- Theo dõi thứ hạng: Mọi bài viết SEO đều cần đo lường. Google Search Console (GSC) là công cụ miễn phí tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
- Công cụ viết, trợ lý AI: Tốt nhất nên dùng Monica AI chỉ 39$/ tháng, con này đã tích hợp hết GPT, Claude, Grok,… Dùng đa thiết bị cực tiện.
- AI Automation: Nếu bạn thích tự động hóa như mình, thì Make sẽ là cuộc cách mạng. Chúng giúp bạn tự động viết cực chuẩn – đăng mà không cần đụng tay gì cả (theo nghĩa đen).
Tóm lại,
Những bạn mới làm Content SEO thường chỉ tập trung vào keyword, viết đại cho xong,… đừng như vậy.
Nếu muốn lên top bền và nhanh hơn, bạn phải đầu tư thêm vào cách sắp xếp nội dung, phân tích intent, cấu trúc dữ liệu, ứng dụng AI, đủ thứ cả,…
Và nếu muốn đi xa hơn với Content kết hợp AI, thì vào Kind Content Academy nhé, 30+ Videos miễn phí đó. Vì tầm này chưa có AI, cũng chưa có chuyên môn Content thì chắc chắn toang đấy!
Cuối cùng, chúc bạn thành công, sớm tận dụng được dạng Content này để tạo thu nhập thụ động bền vững (giống như mình và hàng trăm khách hàng bên mình nha :D)