Bạn có thể viết bài rất hay, rất hữu ích. Nhưng nếu tiêu đề không hấp dẫn, không chuẩn SEO, thì bài viết đó coi như “vô hình“.
Và yên tâm, sau hàng trăm nghìn bài viết, mình và công ty đã tìm ra công thức tối ưu SEO Title cực kỳ hiệu quả, CTR trung bình từ 5 – 7% với các dự án SEO bên mình đang đảm nhận.
Trong bài này, mình sẽ chia sẻ toàn bộ.
Title SEO là gì?
Title SEO là dòng tiêu đề xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google (thường nằm trong thẻ meta title). Đây là phần đầu tiên người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm, nên nó cần súc tích, thu hút và chứa từ khóa chính.
Ví dụ: Khi bạn tìm “cách viết blog du lịch”, nếu thấy tiêu đề “7 bước viết blog du lịch thu hút nghìn lượt đọc” thì rất có khả năng bạn sẽ click vào bài đó thay vì tiêu đề nhạt nhẽo như “Blog du lịch”.
Tiêu đề chuẩn SEO không chỉ giúp tăng lượt nhấp (CTR), còn giúp Google hiểu nhanh nội dung chính của bài viết là gì để đề xuất đúng người tìm kiếm.
Viết tiêu đề tưởng đơn giản nhưng nếu muốn bài viết rank top Google thì bạn phải tối ưu rất kỹ.
Vì sao tiêu đề chuẩn SEO quan trọng
Vì nó là thứ đập vào mắt người dùng đầu tiên trên Google.
Nó quyết định họ có click vào không dù bài của bạn đang ở vị trí #2 hay #10.
SEO Title khác gì H1
SEO Title là thẻ meta title – giúp hiển thị trên trang kết quả Google.
Còn H1 là tiêu đề xuất hiện trong bài viết – giúp người đọc nhận biết nội dung chính.
Tiêu chí | SEO Title | H1 |
---|---|---|
Vị trí hiển thị | Trang kết quả tìm kiếm (SERP) | Ngay đầu bài viết |
Mục đích | Thu hút click, chứa từ khóa | Giới thiệu nội dung bài viết |
Giới hạn ký tự | Dưới 60 ký tự | Tự do, có thể dài hơn |
Tóm lại, dù bạn viết blog, làm content SEO hay content blog chuyên sâu, thì đừng bỏ qua tối ưu tiêu đề.
Nếu bạn muốn đi xa hơn, làm chủ từ SEO đến cách AI có thể tự động viết và tối ưu bài viết mỗi ngày thì đã có sẵn học liệu miễn phí tại Kind Content Academy rồi nhé. Vào học sớm là bạn lời sớm!
Công thức viết tiêu đề SEO hiệu quả
Yên tâm, mình đã test trên hàng trăm nghìn bài viết, với hơn 30+ lĩnh vực khác nhau rồi. Bạn chỉ cần áp dụng mà thôi 😀
Chứa từ khóa chính
Từ khóa chính nên xuất hiện đầu tiêu đề. Google ưu tiên đoạn đầu để hiểu nội dung bài. Người đọc cũng dễ quét nhanh và thấy đúng nhu cầu.
Theo dữ liệu từ Backlinko, tiêu đề có từ khóa chính + mô tả rõ giá trị mang lại sẽ có CTR cao hơn 17.2%.
Ví dụ: Với từ khóa “content SEO là gì”, hai tiêu đề sau:
- Content SEO là gì? Hướng dẫn A-Z cho người mới
- Tìm hiểu Content SEO
Bạn chọn click vào cái nào?
Độ dài dưới 60 ký tự
Bạn viết dài quá thì lúc hiển thị trên Google sẽ bị cắt đuôi, mất chữ quan trọng. Lý tưởng là khoảng 50–60 ký tự tính cả khoảng trắng.
Ví dụ: “Xì gà Cohiba xách tay chính hãng, giá tốt cho người mới” => 57 ký tự. Đạt chuẩn.
Chứa nhiều Search Intent
Đây là phần nhiều bạn làm sai nhất. SEO không phải dựa vào cảm tính. Hãy Google từ khóa chính, xem 5 kết quả top đầu họ dùng cụm từ gì → gom lại.
Ví dụ: Với từ khóa “xì gà Cohiba”, mình thấy các tiêu đề top dùng các từ như: “chính hãng”, “sang trọng”, “giá rẻ”, “cao cấp”, “uy tín”,… → Mình cần gom tất cả những từ thể hiện search intent này vào tiêu đề.
Thêm yếu tố hấp dẫn
Tức là làm tiêu đề trở nên “có lý do để click”. Cùng một nội dung nhưng nếu biết chơi với con số, tính mới, sự đầy đủ, cụ thể hóa cho đối tượng,… sẽ giúp tiêu đề tăng CTR rõ rệt.
- Số lẻ: 7, 9, 11…
- Tính mới: Mới nhất, 2024
- Tính đầy đủ: Từ A-Z, tất tần tật, trọn bộ,…
- Đối tượng cụ thể: Newbie, người mới, dân marketing,..
- Insight phổ biến: Nhanh, hiệu quả, đơn giản, miễn phí,…
Sử dụng AI tạo ra nhiều phiên bản
Output đầu thường chưa phải tốt nhất. Bạn có thể dùng AI như GPT hoặc DeepSeek, rồi đưa prompt yêu cầu: “Viết 10 tiêu đề SEO chuẩn, theo công thức này, từ khóa là A, search intent là B…”
So sánh, đánh giá, rồi chọn 1–2 cái mang đi test nhé.
Tóm lại, tiêu đề SEO nếu áp dụng đúng 5 yếu tố này thì tỷ lệ cao là bạn sẽ vào top, nhất là với bài vừa tối ưu intent vừa viết tốt.
Lỗi thường gặp khi viết tiêu đề
Tiêu đề là thứ đầu tiên người đọc thấy. Nhưng nhiều bạn viết content hay, mà tiêu đề thì lại “xịt khói”. Mình từng mắc đủ 6 lỗi dưới đây, sau này sửa lại mới thấy rõ kết quả khác biệt.
- Nhồi từ khóa quá mức: Ví dụ bạn viết về “máy hút bụi tốt cho gia đình”, đừng viết kiểu “top 5 máy hút bụi cho gia đình tốt hiệu quả máy hút bụi 2024”. Nghe thôi đã nghẹt thở. Google cũng chán kiểu nhồi nhét này rồi.
- Tiêu đề trùng lặp: Nhiều bạn đăng bài trên blog, rồi đăng social, tiêu đề… y xì nhau. Tệ hơn là trong cùng một website có mấy bài cùng đặt tiêu đề “Content là gì?”. Điều này khiến Google khó xác định bài nào là chính.
- Quá dài hoặc quá ngắn: Tiêu đề dài quá thì bị cắt trên Google. Đặt ngắn quá thì… chẳng nói lên gì. Mình thường viết tiêu đề từ 55–60 ký tự (chứ không phải chữ nhé), đủ truyền tải, đọc vẫn rõ nghĩa.
- Thiếu cụ thể, mang tính chung chung: Ví dụ “Cách viết content hay” – ai cũng từng đọc rồi. Hãy cụ thể hơn: “5 bước viết content Reels thu hút 100 nghìn view”. Nếu bạn chưa viết hook mạnh, hãy tìm hiểu ngay trong bài Hook, mình phân tích kỹ rồi đó nhé.
- Bỏ quên từ khóa chính: Một số bạn đặt tiêu đề rất nghệ, rất thơ, rất sáng tạo… nhưng lại không có từ khoá cần SEO. Mà không có từ khoá thì Google hiểu sao được bài muốn nói gì?
- Không A/B Testing, không đo lường: Có tiêu đề rất sáng tạo nhưng không ai bấm. Nếu bạn đang đăng bài lên nhiều nền tảng, hãy thay đổi tiêu đề để test. Ngay cả nội dung dạng Carousel, hay Caption ngắn thôi mình vẫn test thử 2 kiểu tiêu đề để chọn cái hiệu quả hơn.
Công cụ hỗ trợ viết SEO Title
Viết title không chỉ cần đúng keyword, mà phải hấp dẫn người đọc nhấp vào. Dưới đây là những công cụ mình thường dùng để tối ưu tiêu đề bài viết cho SEO.
Moz Title Tag Preview Tool
Moz giúp bạn kiểm tra xem tiêu đề có bị cắt khi hiển thị trên Google không. Mình hay test nhanh ở đây khi viết tiêu đề cho blog.
Ví dụ: Tiêu đề bạn viết là 75 ký tự, nhưng Google giới hạn khoảng 60 ký tự → Moz sẽ giúp bạn thấy trước vị trí bị cắt để điều chỉnh.
Portent’s SERP Preview Tool
Portent cho bạn trải nghiệm thực tế tiêu đề + meta description giống như trên Google. Mình dùng nó để test cả hai yếu tố cùng lúc.
- Hữu ích nhất khi cần test title có “ấn tượng” trên trang tìm kiếm hay không.
- Cũng cho nhập slug, mô phỏng chính xác luôn.
Plugin Yoast SEO (WordPress)
Nếu bạn dùng WordPress, Yoast cực kỳ cần thiết. Nó sẽ chấm điểm xem title có từ khóa chính chưa, có dài quá không. (Và đương nhiên là rất nhiều các chỉ số khác nữa)
Google Search Console phân tích CTR
Sau khi đã đăng bài, GSC cho bạn dữ liệu thực tế: CTR từng page ra sao. Đây là chỗ để bạn biết tiêu đề nào cần cải thiện.
Monica AI
Monica AI cực hay trong việc gợi ý tiêu đề. Bạn chỉ cần nhập mô tả nội dung, nó sẽ trả về hàng loạt tiêu đề gọi là “có số má”.
Ví dụ: Mình nhập “cách viết bài content blog chuẩn SEO”, nó gợi ý như:
- “Bí kíp viết Content Blog chuẩn SEO từ A-Z (Cập nhật 2024)”
- “Đừng Viết Blog Nếu Chưa Biết Những Điều Này về SEO”
Tóm lại,
SEO Title không phải chỉ để lên top, mà còn để khiến người đọc dừng lại và nhấn vào bài viết của bạn.
Nếu bạn muốn học sâu hơn về cách viết content hiệu quả và làm chủ AI với tư duy chuyên môn, mình đã hệ thống đầy đủ tại Kind Content Academy.
Đây là khóa học tất tần tật về Content & AI, từ content bán hàng, SEO đến automation. Hiện đang có hơn 30 bài học hoàn toàn miễn phí – đủ để bạn bắt đầu và lên tay rõ rệt sau vài tuần.