Internal Link 2025: Chiến lược tối ưu Link để SEO Rank Top

Internal Link
Mục lục bài viết

Nếu bạn muốn Google hiểu rõ cấu trúc nội dung, giữ chân độc giả tốt hơn và tăng cơ hội lên top bền vững, thì Internal Link là nền móng không thể thiếu.

Mình từng Audit hàng chục website gặp lỗi này, chỉ cần đúng chiến lược, lượng bounce rate đã giảm đáng kể, cải thiện hàng nghìn Traffic/ tháng.

Cùng mình tìm hiểu chi tiết nhé…

Internal Link là gì

Internal Link là liên kết nội bộ, tức là link từ một trang này sang trang khác trên cùng một website. Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng trong SEO onpage.

Ví dụ: Bài “Cách viết bài chuẩn SEO” có liên kết tới bài “Search intent” – cả hai cùng nằm trong website kindcontent.net.

Lợi ích của Internal Link

Internal link không chỉ giúp Google hiểu rõ cấu trúc website mà còn giữ chân người dùng lâu hơn. Cụ thể nè:

  • Giúp Google crawl site dễ hơn, index đủ nội dung.
  • Giữ người đọc khám phá thêm nhiều nội dung khác, tăng page view.
  • Tăng cơ hội lên top cho những trang SEO chính nhờ chia sẻ sức mạnh các trang liên quan.
  • Dẫn dắt hành vi người dùng đi theo “kịch bản nội dung” bạn mong muốn.
🌐
Mẹo: Trong một bài blog, bạn nên chèn từ 3-5 internal link hợp lý. Ví dụ nếu bạn đang viết chủ đề SEO có thể chèn link đến các bài Search intent hoặc Slug.

Phân biệt với External Link

Cách phân biệt dễ nhất giữa internal và external link là nhìn domain.

Tiêu chíInternal LinkExternal Link
Vị trí đăngLink tới chính site của mìnhLink tới website khác
SEO ảnh hưởngGiúp nâng hạng nhiều trang trên cùng domainTùy chất lượng, có thể tăng độ tin cậy
Kiểm soátToàn quyền chỉnh sửaKhông thể kiểm soát website ngoài
💡
Pro tip: Khi chèn External Link, chỉ nên dẫn đến nguồn uy tín như Google, Wiki, Backlinko… để tăng độ tin cậy cho content của bạn.

Các loại Internal Link phổ biến

🧭
Liên kết điều hướng Menu, thanh điều hướng site
🔗
Liên kết trong nội dung Chèn vào đoạn viết chính
⬇️
Liên kết chân trang Có ở cuối toàn bộ trang
📂
Liên kết sidebar Thanh bên trong giao diện

Hiểu rõ từng loại Internal Link sẽ giúp bạn xây dựng cấu trúc website vừa dễ điều hướng, vừa tối ưu Content SEO hiệu quả hơn.

Liên kết điều hướng (Navigational)

Đây là những liên kết nằm ở phần header hoặc menu của trang web. Mục đích là hướng dẫn người dùng đi đến các chuyên mục chính.

Ví dụ: Trên website Kind Content, trên menu mình chia thành các mục như: Blog, Dịch vụ, Thư viện Content, Khóa học,… tất cả đều là kiểu liên kết điều hướng.

Điểm mạnh: Luôn hiển thị trên mọi trang -> hỗ trợ trải nghiệm người dùng và điều hướng dòng chảy traffic cực tốt.

Liên kết trong nội dung (Contextual)

Đây là loại phổ biến nhất và mình thấy hiệu quả cao nhất khi làm SEO. Bởi nó được chèn trực tiếp vào đoạn blog, giúp Google hiểu rõ mối liên hệ giữa các bài viết với nhau.

Ví dụ: Mình đang viết phần này nói về Internal Link, mình có thể dẫn đến một bài về Anchor Text hoặc Content Plan nếu phù hợp ngữ cảnh.

💡
Pro tip: Khi chèn internal link, hãy dùng từ khóa có liên quan và đúng ngữ cảnh, đừng quá tham nhồi nhét vì Google ngày càng “thông minh”.

Nếu bạn chưa hiểu hết các kiến thức này, hoặc muốn tối ưu Content và SEO một cách bài bản thì mình cực kỳ recommend vào học Kind Content Academy nhé.

Miễn phí và mình đã hệ thống từ A-Z hết luôn rồi.

Liên kết chân trang (Footer)

Đây là các link nằm ở phần cuối trang web, thường là: Chính sách, Giới thiệu, Liên hệ, hoặc nhóm các bài viết nổi bật.

Mình thường thấy nhiều bạn bỏ qua phần này, trong khi nó lại giúp điều hướng khá tốt. Đặc biệt đối với các site có nhiều bài viết Evergreen Content, vẫn nên gắn thêm ở footer.


Đúng: Footer nên chứa các bài viết hay, chuyên mục phổ biến.

Sai: Footer chỉ để PR, hoặc để trống hoàn toàn.

Liên kết sidebar

Đây là nhóm liên kết đặt trong phần thanh bên (bên trái hoặc phải trên desktop, thường nằm dưới phần nội dung trên mobile).

Tại đây, bạn có thể gắn các link như: Bài viết nổi bật, tag phổ biến, chuỗi bài viết theo nhóm (Topic Cluster).

Ví dụ: Trong loạt bài về SEO Content, nếu bạn tạo topic cluster như: Meta description, SEO Title,… bạn có thể show nhóm bài này ở sidebar để người đọc khám phá thêm.

📌
Gợi ý: Nếu bạn theo hướng SEO, một sidebar tốt sẽ là nơi giới thiệu hệ thống bài viết bài bản, giúp Google hiểu rõ cấu trúc nội bộ website.

Tóm lại, đừng bỏ qua 4 loại Internal Link này nhé, lãng phí lớn đó.

Cách tối ưu Internal Link

Internal Link không chỉ là một yếu tố SEO kỹ thuật. Mà nó là *cầu nối chiến lược* giúp độc giả và Google hiểu được cấu trúc content của bạn.

Xây cấu trúc website chuẩn

Cấu trúc tốt giúp Internal Link dễ dàng phát huy hiệu quả. Mình thường dùng cách chia theo category logic, rõ ràng các trang với nhau.

Làm sao cho trang của bạn nhìn vào Menu cái là hiểu trang này về cái gì luôn, thì đó mới là cấu trúc tốt.

Link theo Topic Cluster

Topic Cluster là cấu trúc mạnh nhất, logic nhất mà mình đang SEO cho hàng trăm khách hàng bên mình.

Ví dụ mình có Topic Cluster về Content SEO:

  • 1 trang trụ cột (Pillar) là “Content SEO”
  • 10 – 15 trang Cluster (Sub-topic) sẽ là Title SEO, Internal Link, External Link, Slug,…

Các bài Cluster này sẽ link tới bài Pillar, và Cluster sẽ link ngược lại các bài trong Cluster. Tạo nên cấu trúc cực kỳ bài bản.

Link theo SILO

SILO là cách liên kết từ bài tổng quan → cụ thể → cụ thể hơn. Bài trong cùng SILO mới được liên kết với nhau, giúp Google hiểu đúng cluster.

📚
Giải thích: SILO không nên để bài về “Reels” link tới bài “AI viết content”, vì không cùng silo chủ đề. Cấu trúc này tương đối khó, nên mình vẫn ưu tiên Topic Cluster hơn

Dùng Anchor Text hiệu quả

Anchor Text là cái text chứa link, có ngữ nghĩa rõ ràng, thường là trùng với keyword chính của từ khóa luôn.

Ví dụ: Bạn sẽ không bao giờ thấy mình link tới kiểu “kindcontent.net/content-gap/” hay “tại đây“, mà chỉ link tới thẳng Content Gap, Audit Content.

Google cũng khuyên bạn nên gắn Link vào Anchor Text nữa nha.

Ưu tiên trang mục tiêu SEO

Bài bạn muốn đẩy SEO nên có nhiều Internal Link từ các bài liên quan. Mỗi bài vệ tinh nên gắn ít nhất một link trỏ về bài trụ cột SEO đó.

Tận dụng trang có traffic cao

Trang đang top, có traffic nên gắn thêm link trỏ về các trang cần đẩy.

Giống như dùng người nổi tiếng để “recommend nhẹ nhàng” một sản phẩm khác vậy đó.

Dùng công cụ hỗ trợ

Mình hay dùng tools như Ahrefs, Screaming Frog, hoặc Link Whisper để ráp sơ đồ Internal, kiểm tra page nào chưa được link tới.

🧠
Pro tip: Combo mình hay dùng: Screaming Frog để xem toàn bộ sơ đồ + sau đó kêu Monica AI tự đọc dữ liệu và tự link cho mình.

Còn muốn đi xa hơn? Mình đã hệ thống hóa cả tư duy & kỹ thuật trong khóa Kind Content Academy rồi, học là biết làm, miễn phí hết nhé!

Cập nhật link định kỳ

Nội dung thay đổi, URL thay đổi, nên bạn cần check lại Internal Link mỗi 3-6 tháng/ lần. Tránh trường hợp link lỗi, sai nội dung hoặc không còn khớp.

Xử lý trang mồ côi (Orphan page)

Trang mồ côi là trang không có ai link tới. Tức là Google cũng khó crawl, người đọc không thể tiếp cận.

Để xử lý:

  • Tạo Internal Link từ bài liên quan
  • Thêm link từ sitemap, bài tổng quan
  • Dùng tool crawling để phát hiện sớm

Tránh Broken Link

Link lỗi ảnh hưởng xấu đến SEO lẫn trải nghiệm người đọc. Google sẽ đánh dấu đó là trang không uy tín.

Cách xử lý:

  • Dùng Ahrefs hoặc Screaming Frog quét site
  • Cập nhật lại link mới, hoặc redirect 301 nếu link không còn
🛠
Mẹo: Với website WordPress, bạn có thể cài plugin Broken Link Checker để tự động phát hiện link lỗi nhanh chóng nhé!

Những lỗi thường gặp

Không liên kết bài mới Bỏ lỡ cơ hội tăng traffic
⚠️
Anchor text lạm dụng Dễ bị xem là spam
Link sai chủ đề Mất tự nhiên, giảm UX
📉
Chèn quá nhiều link Người đọc mất tập trung
🔎
Link lỗi thời 404? Trải nghiệm tệ luôn
🚫
Dùng nofollow sai cách Lãng phí Internal link

Internal link đúng kỹ thuật sẽ giúp bài viết mạnh hơn rất nhiều, nhưng dùng sai thì ngược lại, Google không đánh giá cao mà còn phản tác dụng.

Dưới đây là những lỗi mình hay thấy nhất khi audit Website của khách hàng.

  • Không liên kết bài viết mới: Rất nhiều bạn chỉ lo viết bài mới nhưng không quay lại cập nhật link từ các bài cũ.
  • Anchor text lạm dụng từ khóa: Việc lạm dụng anchor text chứa từ khoá y chang nhau ở nhiều nơi như “content viral”, “content viral”, “content viral” lặp đi lặp lại dễ bị Google đánh dấu là thao túng SEO.
  • Link sai chủ đề: Ví dụ đang viết về SEO mà dẫn sang bài về meme theo kiểu “X làm rất tốt việc thu hút giống như một meme viral”… thì không ổn, kể cả là bạn muốn kéo view.
  • Chèn quá nhiều link: Nội dung 1000 từ mà dàn trải 15–20 internal link sẽ làm rối mắt, loãng trải nghiệm.
  • Không kiểm tra cập nhật link: Có những bạn đã viết content 2–3 năm chưa bao giờ test lại xem link có lỗi 404 không. Trong khi website đã đổi slug, nội dung đã cập nhật.
  • Dùng nofollow không hợp lý: Internal link nên là dofollow nếu bạn muốn Google truyền sức mạnh SEO giữa các bài. Nofollow chỉ dùng với link affiliate, quảng cáo, hay link bạn không kiểm soát.
🚀
Bật mí: Để làm chủ toàn bộ tư duy về Content SEO (và tất tần tật các dạng Content khác),… từ cơ bản đến chuyên sâu, bạn nên bắt đầu tại Kind Content Academy, hoàn toàn miễn phí và rất bài bản nhé.

Công cụ hỗ trợ Internal Link

🔍
Google Search Console Check link hiện có trên site
📈
Ahrefs Xem link nội bộ và anchor text
🐸
Screaming Frog Phân tích sâu toàn site
📊
SEMrush Phân tích SEO & link toàn diện
⚙️
Yoast SEO Đề xuất internal link thông minh
🤖
Make + AI Tự động đặt internal link luôn

Đây là những công cụ mình đã dùng xuyên suốt các dự án blog thực tế. Mỗi cái có điểm mạnh riêng, tuỳ bạn làm nội dung cỡ nhỏ hay site lớn mà chọn nhen!

Google Search Console

Bạn vào phần “Links” trong GSC, kéo xuống “Internal Links” sẽ thấy trang nào được liên kết nhiều nhất.

Qua đó, mình biết trang nào chưa được linking, từ đó chủ động thêm link vào nội dung khác.

💡
Pro tip: Ưu tiên link tới những trang chất lượng nhưng ít link nội bộ. Điều này giúp Google đánh giá cao hơn toàn bộ nội dung website của bạn!

Ahrefs

Trong Ahrefs, tính năng “Site Audit” → “Internal Pages” giúp hiển thị tất cả page đang có. Nhấp vào từng trang cụ thể sẽ thấy ai đang link đến nó.

Bạn còn có thể kiểm tra anchor text bằng mục “Anchor” nhé, cực kỳ dễ thôi.

Screaming Frog

Công cụ này chuyên dành cho crawl website. Bạn tải về máy, cho nó quét site là sẽ thấy cấu trúc nội bộ như cây thư mục.

Điểm hay là Screaming Frog còn chỉ ra các trang có crawl depth sâu, nghĩa là khó được người dùng truy cập đến.

Từ đó bạn biết để rút ngắn đường dẫn bằng liên kết nội bộ hợp lý hơn.

🌐
Mẹo: Hãy đảm bảo bài viết có liên kết tới Pillar Page khi bạn làm Topic Cluster. Google sẽ hiểu nội dung của bạn rõ hơn đó!

SEMrush

Lập kế hoạch internal link từ SEMrush nhờ vào bộ “Site Audit” kèm phần “SEO Content Template”.

Nó đề xuất luôn nhóm từ khóa liên quan, từ đó bạn biết sẽ link bài nào với bài nào là logic.

Mình thích dùng SEMrush trong các site lớn, kiểu website thương mại điện tử, vì dữ liệu của nó rất đầy đủ.

Plugin Yoast SEO

Yoast tự động phân tích nội dung vừa viết và đề xuất các bài liên quan (miễn là nằm trong cùng website).

Nếu xài WordPress thì nên cài Yoast hoặc Rank Math đều ổn nha.

Make tự động link cho mình từ A-Z

Mình dùng Make để set automation như sau:

Mỗi khi viết bài, Make sẽ tự lấy list từ khóa đã training từ trước → tự động viết và gắn internal link vào vị trí phù hợp → lưu thẳng vào WordPress.

Chạy êm ru không cần nhúng tay.

Tự động gần 99%, áp dụng cho kênh Kind Content & toàn bộ Website của khách hàng bên mình tính tới thời điểm hiện tại..

Bạn muốn học cách build được chuyện này? Mình đã hướng dẫn miễn phí tại Kind Content Academy rồi nhen, newbie cũng làm được.

🚀
Chú ý: Dù dùng tool nào đi nữa thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là tạo trải nghiệm mượt mà và giữ chân người đọc nhé.

Tóm lại,

Internal Link không chỉ để “cho đẹp” mà là một chiến lược quan trọng giúp tăng thứ hạng, giữ chân người đọc, dẫn dắt hành vi.

Nếu bạn đang nghiêm túc làm nội dung và muốn tối ưu chuyên sâu từ nền tảng, hãy đầu tư cho tư duy liên kết nội bộ ngay từ hôm nay.

Còn nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về Content và AI, từ kỹ năng viết tới SEO, xây content bán hàng lẫn nội dung viral – mình đã đặt toàn bộ 8 năm kinh nghiệm vào Kind Content Academy nhé.

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay