Dù là bạn sáng tạo nội dung cho cá nhân hay doanh nghiệp thì khả năng kể chuyện vẫn là điều cốt lõi để người xem ở lại, tin tưởng và yêu mến bạn.
Trước kia để viết được một bài Storytelling thực sự rất khó, nhưng năm 2025 với sự hỗ trợ từ AI thì mọi thứ dễ hơn nhiều rồi.
Tuy nhiên, hứa với mình: Tuyệt đối đừng SKIP kiến thức cốt lõi, hãy đọc kỹ để hiểu Storytelling trước, rồi dùng AI mới hiệu quả nha!
Storytelling là gì?
Storytelling là nghệ thuật kể chuyện giúp truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, dễ nhớ và tạo kết nối cảm xúc với khán giả. Trong Marketing, Storytelling giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn.
Ví dụ: Thay vì “Chúng tôi cung cấp dịch vụ SEO hiệu quả”, bạn có thể kể: “Đợt trước, tụi mình giúp một thương hiệu điện máy chỉ với 12 bài blog mà traffic lên 10 lần”.Dẫn chứng thật, cảm xúc thật, dễ tin và dễ nhớ.
Storytelling không chỉ dành cho copywriter. Bất kỳ ai làm nội dung, từ Content Video, Content Social đến Content SEO đều cần kỹ năng này.
Một số lợi ích cụ thể nè:
✅ Giúp nội dung dễ nhớ hơn
✅ Tạo kết nối cảm xúc với người đọc
✅ Làm thương hiệu trở nên đáng tin hơn
✅ Dẫn dắt hành động một cách tự nhiên
✅ Giúp thương hiệu khác biệt với đối thủ
✅ Tăng khả năng được chia sẻ trên mạng xã hội
✅ Truyền tải giá trị mà không cần nói thẳng
Không phải lý thuyết suông, chính Fanpage Kind Content sau khi đầu tư vào Storytelling, những tuyến bài đúng đắn thì thu về rất nhiều bài Viral, tăng trường 15K Followers chỉ trong 1 tháng.

Và điểm hay ho là… Hầu như những bài viết mang đậm tính cá nhân, kể chuyện lại là nhờ AI viết cho tới 99%, mình chỉ biên tập lại một xíu mà thôi.
Cứ đọc tiếp, mình chia sẻ bây giờ đó!
Cấu trúc một câu chuyện hay
Dưới đây là các công thức “truyền đời” mà các Content Creator hàng đầu đang sử dụng. Bạn rất nên ứng dụng, và Training AI viết theo những cấu trúc này.
Mô hình 3 hồi
Mình dùng mô hình này suốt, đặc biệt là khi viết social post hoặc kịch bản video ngắn:
- Hồi 1 – Setup: Giới thiệu nhân vật + bối cảnh.
- Hồi 2 – Xung đột: Cao trào, vấn đề, sự kiện đảo chiều.
- Hồi 3 – Giải quyết: Hành động cuối, kết quả, thông điệp để lại.
Ví dụ: Bạn viết một post về “đừng bỏ cuộc khi bắt đầu viết content”:
- Hồi 1: Khi mới vào nghề, mình lương 0đ, suýt nghỉ việc.
- Hồi 2: Một lần nhận được comment khen bài viết đã thay đổi ý định.
- Hồi 3: Giờ bài mình được hàng ngàn người đọc mỗi ngày.
Hero’s Journey
Khi bạn viết cho thương hiệu cá nhân, câu chuyện transformation rất cần. Mô hình Hero’s Journey sẽ cực kỳ hiệu quả.
- Bước 1 – Thế giới bình thường: Nhân vật sống đời thường.
- Bước 2 – Tiếng gọi phiêu lưu: Vấn đề lớn xảy ra.
- Bước 3 – Từ chối & bước ra: Do dự và hành động.
- Bước 4 – Đồng minh, thử thách: Gặp khó, được giúp đỡ.
- Bước 5 – Thử thách cuối: Vượt được rào cản lớn nhất.
- Bước 6 – Quay về: Trở thành một phiên bản tốt hơn.
Ví dụ: Elon Musk – khởi nghiệp, phá sản, bị phản đối mạnh, nhưng vẫn quay lại với hàng loạt sản phẩm làm thay đổi thế giới.
Khung SPINE
Dành khi bạn cần kể chuyện cho mục tiêu bán hàng, dùng trong thuyết trình hoặc fanpage doanh nghiệp.
- S – Situation: Tình huống trước khi có sản phẩm.
- P – Problem: Vấn đề xảy ra.
- I – Insight: Nhận ra điều gì đó khiến thay đổi.
- N – Need: Cần một giải pháp cụ thể.
- E – Experience: Trải nghiệm với sản phẩm và kết quả.
Ví dụ: Trước khi dùng CRM, nhóm sale mình rối bời → deadline trễ → nhận ra insight: không đo lường được → test Hubspot CRM → giờ tăng 45% chuyển đổi.
Công thức 5C
Từ ngày áp dụng 5C, mình thấy viết story dễ hơn hẳn. Không cần văn chương ghê gớm, nhưng vẫn cứ là chạm.
- Character – Ai là nhân vật chính? Mình hay chọn bản thân. Như lần kể về hồi mới vào nghề, gà mờ, lơ ngơ, ai cũng thấy đồng cảm.
- Context – Chuyện xảy ra khi nào, ở đâu? Ví dụ: “Năm 2022, mỗi ngày ngồi lì 5 tiếng trước máy tính mà không viết nổi chữ nào.”
- Conflict – Nhân vật gặp khó gì? Mình từng sợ viết, trốn luôn cả deadline. Bạn gặp hỏi “bị thất tình hả?”, mà chỉ là bí idea.
- Climax – Giải quyết ra sao? Mình bỏ viết kiểu đao to búa lớn, quay về kể chuyện thường ngày, chân thành là đủ.
- Closure – Muốn người đọc nhận ra điều gì? Rằng: không cần viết hay, chỉ cần thật – là đủ để chạm.
Tóm lại, storytelling không chỉ “kể chuyện” theo cảm hứng. Mỗi mô hình trên đều là nền tảng để bạn lên cấu trúc mượt và thật logic nhé.
5 tiêu chí Content Storytelling
Một câu chuyện cuốn hút là chưa đủ, phải đạt mục tiêu, ra số.
Mình sẽ chia nhỏ các yếu tố cần thiết để bạn xây được một câu chuyện đủ xịn nhé:
1. Phải có mở đầu cuốn
Nếu mở đầu mà không trúng Insight, ví dụ “à cái này đúng mình rồi” hoặc một thứ gì đó khiến họ quá Tò mò, WOW,… thì người ta kéo đi liền.
Để làm được mở đầu cuốn, hãy đọc bài Hook và Insight này, mình đã chia sẻ rất kỹ những kỹ thuật nghiên cứu và các ứng dụng thực tế rồi.
2. Phải có cảm xúc
Cảm xúc trong câu chữ không phải để “cho vui”, mà là để người ta nhớ mình giữa hàng trăm bài giống nhau.
Và yên tâm, áp dụng 12 kỹ thuật mình chia sẻ bên dưới thì cảm xúc sẽ là điều rất dễ dàng thôi.
3. Phải ra được “số”
Một bài Viral, Storytelling cảm động đến mấy vẫn hoàn toàn có thể kiếm được tiền, hoặc ít nhất là traffic vào website, đừng bỏ phí nhé.
Thông thường mình sẽ thêm một câu CTA tinh tế, liên quan đến bài, như thế này:

Nghe vừa hợp, vừa không bị khó chịu và chuyển đổi cực kỳ tốt luôn.
Hoặc nếu khó để CTA quá, bạn có thể đưa xuống phần Comment nha, như vậy vẫn hiệu quả như thường.
Nếu bạn muốn lấy 100+ CTA từ trực tiếp đến tinh tế thì vào bài này nè: Call To Action theo hành trình khách hàng.
4. Phải có giá trị
Giá trị cảm xúc, hay thông tin hữu ích đều được. Tuy nhiên, mình thích Hữu ích hơn, vì nó liên quan nhất tới lĩnh vực của mình và dễ chuyển đổi nhất. Phần này sẽ liên quan tới Content Strategy của bạn.
5. Phải có lý do tin
Ví dụ mình có thể chia sẻ kỹ năng Storytelling này là từ hơn 8 năm kinh nghiệm, 200+ dự án thực tế của mình. Như vậy sẽ có nhiều bạn tin mình hơn.
Hoặc mình cũng có thể dẫn Case Study của một Creator nổi tiếng, vẫn có hiệu quả như thường.
Quan trọng là phải khiến người đọc thấy: “À, người viết này không nói bừa”.
Tóm lại, hầu như các yếu tố trên đều có trong các bài Viral trên Fanpage của mình đấy. Nên khi bạn làm Storytelling, nhớ áp dụng nhé!
12 kỹ thuật Storytelling Viral
Mỗi nội dung bạn kể ra đều có thể chạm đến cảm xúc hoặc thậm chí Viral. Nhưng muốn tạo ra hiệu quả, thì cần kỹ thuật. Mình chia sẻ lại 12 kỹ thuật mình hay dùng nè.
1. Định vị bối cảnh
Câu chuyện hấp dẫn luôn bắt đầu bằng một bối cảnh rõ ràng. Bạn đừng bắt đầu bằng cách kể lể dài dòng, chỉ cần nói đơn giản:
- “Hai tuần trước, mình ngồi trên ghế sofa, tim đập thình thịch.”
- “Tháng 9/2019, mình đứng trước cửa phòng họp, hít một hơi thật sâu.”
Chỉ cần một câu như vậy, người nghe lập tức hình dung bối cảnh trong đầu mà không cần bạn miêu tả dài dòng.
2. Đưa vào suy nghĩ nội tâm
Chúng ta suy nghĩ cả ngày, nhưng rất ít người biết cách đưa những suy nghĩ đó vào câu chuyện để làm nó hấp dẫn hơn.
Thay vì nói: “Tôi thấy hồi hộp khi gặp crush.”
Hãy nói: “Tôi nghĩ, trời ơi, lần này mà lắp bắp thì tiêu rồi!”
Một câu chuyện hay không chỉ mô tả hành động, mà còn phải cho người nghe biết nhân vật đang cảm thấy gì, nghĩ gì.
3. Kể ngược
Bắt đầu bằng kết quả, rồi tua ngược hành trình. Cách này tạo tò mò ngay từ đầu và giữ chân người đọc.
Ví dụ: “Post này vừa lên 2 tiếng đã 10M view”. Rồi mình kể lại từng bước: Từ lúc nghĩ idea, test caption, chỉnh từng dòng. Người ta tò mò vì kết quả, rồi ở lại vì quá trình.
4. Thêm một chiếc “deadline”
“Tôi muốn viết một cuốn sách.” (nghe chẳng có gì gấp gáp cả)
✅ “Còn đúng 30 ngày nữa là hạn nộp bản thảo, mà tôi mới viết được… 2 trang.”
Tự nhiên câu chuyện có sự căng thẳng, áp lực, khiến người nghe tò mò hơn.
5. Kể bằng cảm xúc
Câu chữ khô khan không ai nhớ.
Nhưng nếu bạn kể một chuyện nhỏ như: “Ngày đầu mình đi làm content, gõ đúng 5 tiếng chỉ được đúng 1 caption nhưng vẫn bị lead delete thẳng tay…” – người đọc sẽ nhớ, sẽ cảm hơn.
6. Show – Don’t Tell
Thay vì viết “hắn ta rất ác”, hãy thay bằng: “Khuôn mặt hắn dị hợm, ăn nói lỗ mãng, mắt đảo lia lịa, hắn vừa phạm tội,….”
Như vậy người đọc sẽ ngay lập tứ hình dung được luôn, đấy gọi là “tả, chứ đừng kể”. Như vậy câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
7. Lật ngược kỳ vọng
Là khi bạn cố tình dẫn người đọc đi theo một hướng… rồi bẻ cua. Twist nhỏ tạo cảm giác bất ngờ và khiến câu chuyện đáng nhớ hơn.
Ví dụ: Mình từng viết: “Mình vừa xóa toàn bộ bài viết cũ trên fanpage.” Ai cũng tưởng mình bỏ cuộc. Nhưng hoá ra, mình đã làm lại toàn bộ nội dung, và tăng 10K Followers ngay sau đó.
8. Kể chuyện bằng số liệu
Số cụ thể tạo sự tin cậy, và đáng tin hơn.
Ví dụ: “Bài viết viral nhất Fanpage của mình từng được hơn 71.000 comment nhưng… ảnh đại diện thì không có mặt thương hiệu.”
10. Tạo yếu tố bất ngờ
Mình từng giật title một email chỉ 5 chữ “Bữa đó tui rớt thầu”.
Tỷ lệ mở mail tăng 3 lần.
Vì ai cũng nghĩ “Brand đang kể chuyện thắng thầu”. Khi bạn đảo ngược kỳ vọng, người đọc bị “giật mình” và bấm đọc.
11. Storytelling với hình ảnh
Giả sử bạn là nhân viên Content, bạn đăng một chiếc laptop cũ mèm từ thời 2015, nội dung là “làm content vẫn sống được…”.
Nghe thôi đã thấy tò mò + hài hài, vì có bối cảnh rất thực.
12. Sử dụng đối thoại
Đối thoại là cách nhanh nhất để kéo người nghe vào câu chuyện.
“Bạn tôi rất bất ngờ khi nghe tin”, hãy kể thế này:
✅ Bạn tôi tròn mắt nhìn tôi rồi thốt lên: “Mày đùa tao à?”
Một câu chuyện có đối thoại luôn hấp dẫn hơn một câu chuyện chỉ có tường thuật.
Tóm lại, câu chuyện nào cũng có thể kể được, kể hay hay không là do bạn luyện các kỹ thuật này.
Nếu bạn muốn hệ thống bài bản tất cả kỹ năng từ kể chuyện, viết content, xài AI làm content tự động thì mình có để miễn phí ở Kind Content Academy đó. Vào học liền còn kịp nhen!
Cách viết Stroytelling từ A – Z với AI
Nếu bạn chưa đọc kỹ bài viết này mà kéo thẳng xuống đây thì lời khuyên của mình là nên đọc lại cho hiểu đã, nếu không… không áp dụng được đâu.
Trước tiên, bạn đã hiểu được rằng:
- Storytelling là gì?
- 4 cấu trúc Storytelling phổ biến nhất.
- 5 tiêu chí của bài Storyteling xịn
- 12 kỹ thuật Storytelling
Bây giờ, hãy đóng gói những kiến thức này thành File PDF “TrainingStorytelling” chẳng hạn.
Ngoài ra hãy đóng gói luôn cả:
- Cách tạo HOOK cuốn hút.
- Cách CTA tinh tế.
- Thông tin về thương hiệu, tone of voice của bạn.
- Chiến lược nội dung của bạn
- Các thông tin liên quan như sản phẩm, chính sách,…
- Một số bài viết mẫu hay ho.
Tin mình đi, phải chi tiết như vậy thì AI mới làm tốt 100% được.
Tiếp theo, bạn có thể tải lên toàn bộ các File này cho AI học, tốt nhất là một Bot trợ lý riêng, chuyên viết Storytelling hoặc dùng Make để Automation, như vậy sẽ chỉ cần Upload một lần mà thôi.
Ví dụ tiến trình mình đã đưa lên Make:

Nhìn thì phức tạp, nhưng thức ra tiến trình trên chỉ có 3 bước chính mà thôi:
- Lấy ý tưởng từ kế hoạch trên Google Sheet
- Học Storytelling, học về thương hiệu Kind Content, học viết HOOK, học từng dạng Content.
- Viết ra thật nhiều phiên bản
Quan trọng là việc ăn học, Prompt như thế nào cho chuẩn và mình sẽ luôn ra được Output mong muốn hết!
Nếu bạn còn thấy rối thì đừng lo, tất cả tiến trình này mình đã hướng dẫn A – Z trong Kind Content Academy rồi, bạn vào xem video cho dễ hiểu nhen.
Tóm lại,
Storytelling là cách khiến nội dung sống động, dễ nhớ và chạm đến người đọc nhất. Và để làm được Storytelling cần đủ kiến thức nền tảng, cốt lõi, rồi dùng AI triển A – Z!
Nếu bạn muốn học storytelling bài bản, biết cách lồng ghép vào Content Ads, Content viral, Content SEO để ra số thực sự, mình đã để tất cả trong Kind Content Academy rồi đấy, FREE 30 Videos lận!
Đừng để content của bạn chỉ hay trên giấy, hãy để nó kể chuyện và mang lại hiệu quả thật nhé!