Duplicate Content là gì? Khắc phục 23 lỗi thường gặp 2025

Duplicate Content
Mục lục bài viết

Duplicate Content không chỉ khiến bạn mất rank SEO, mà còn ảnh hưởng uy tín thương hiệu và khiến Google phạt nhẹ thì giảm index, nặng thì mất top.

Là người đã từng audit hàng trăm site lớn nhỏ, mình đã thấy rất nhiều dự án tin rằng chỉ cần xóa, sửa sơ sơ là ổn, nhưng thực tế không phải vậy.

Trong bài viết này, bạn sẽ biết cách phòng tránh, xử lý và cải thiện nội dung khi dính Duplicate Content. Đặc biệt với AI, vấn đề này sẽ được xử lý cực kỳ nhanh thôi.

Duplicate Content là gì

Duplicate Content (nội dung trùng lặp) là các đoạn nội dung giống hoặc gần giống nhau xuất hiện ở nhiều URL khác nhau, dù trên cùng một website hoặc nhiều website khác nhau.

Ví dụ: Nếu bạn đăng một bài blog trên website chính, rồi copy nguyên văn sang Medium, hoặc để URL khác trong cùng site trỏ về nội dung y hệt đó – bạn đang tạo ra Duplicate Content.

Nội dung có thể trùng tiêu đề, trùng đoạn giới thiệu, hoặc toàn bộ body bài viết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới SEO vì Google không biết nên ưu tiên trang nào.

Tại sao Duplicate Content là vấn đề?

  1. Google không biết phải xếp hạng URL nào nếu nhiều trang đăng tải nội dung giống hệt nhau.
  2. Giảm trải nghiệm người dùng. Người đọc dễ cảm thấy nội dung bị lặp lại, không có giá trị mới.
  3. Nếu Google nghi ngờ bạn Spam, bạn có thể bị giảm thứ hạng hoặc bị loại khỏi Index Google.

Các dạng Duplicate Content phổ biến

🔁
Sao chép nội dung Copy 100% từ web khác
📄
URL khác nhau, nội dung giống Trùng nội dung trong 1 site
Thẻ tag, chuyên mục Hiển thị lại cùng bài
📝
Product Description giống Thường gặp ở store
🧾
Bài guest post giống Viết 1 lần, đăng nhiều nơi
🎯
Thay đổi nhỏ từ gốc cũ Spin content không triệt để

Duplicate Content do nội dung giống nhau

Đây thường là các lỗi do người sáng tạo chưa quản lý tốt, dẫn đến bị trùng lặp nội dung. Lỗi này rất dễ nhận biết, sửa thì hơi mất thời gian chút, nhưng phải sửa.

1. Clone bài viết từ site chính sang trang vệ tinh

Vấn đề: Dựng nhiều site phụ, blog vệ tinh, nuôi các kênh Social Media→ đăng cùng 1 bài viết (dù là của mình). Google vẫn xem là trùng.

Hay thậm chí Copy & chỉnh nhẹ nội dung cũ đưa lên trang khác cũng gây lỗi luôn.

Cách xử lý:

  • Dùng canonical từ site vệ tinh về site chính.
  • Hoặc dùng AI viết lại bài mới theo hướng khác, tránh copy y chang.
  • Nếu 2 site khác mục đích, nên làm nội dung riêng biệt hoàn toàn.

Pro Tip: Việc bạn làm còn gọi là Repurpose Content từ website sang nhiều nền tảng, định dạng khác nhau. Hãy làm cho đúng cách!

2. Mô tả sản phẩm giống nhau giữa các sản phẩm

Vấn đề: Nhiều sản phẩm khác nhau nhưng phần mô tả giống hệt nhau (vì chung dòng sản phẩm, nhà sản xuất cung cấp).

Cách xử lý:

  • Nếu sản phẩm dưới 10 mẫu mã thì có thể viết khác đi. Vd thêm phần Q&A, feedback, mô tả rõ tính năng, lợi ích,… Để tăng độc đáo.
  • Nếu trên 10 mẫu mã mà lại không khác nhau lắm, tốt nhất để No-index tất cả các trang sản phẩm, chỉ tập trung SEO cho danh mục sản phẩm.

3. Viết nhiều bài na ná nhau

Vấn đề: Viết 5 bài cùng chủ đề “Content SEO là gì”, “Cách viết Content SEO”, “Checklist Content SEO”,… khác mỗi tiêu đề.

→ Nội dung cốt lõi giống nhau, chỉ đảo câu từ.

Hậu quả:

  • Google chỉ index 1 bài.
  • Các bài khác bị coi là “thin content” hoặc “near duplicate”.

Cách xử lý: Gộp lại thành 1 bài dài và sâu, nội dung chất lượng và bao quát hơn. Ví dụ: “Content SEO là gì? Tất tần tật về Content SEO cho newbie“.

4. Trùng lặp chủ đề

Lỗi hành vi tạo duplicate content thường đến từ kế hoạch thiếu sự bài bản.

Ví dụ bạn viết một bài chất lượng trên Blog rồi, sau một thời gian hẻm nhớ… Lại viết tiếp.

Khi đó cả 2 bản rất dễ dính Duplicate.

💡
Mẹo: Khi viết nhiều bài trên cùng hệ thống hoặc cùng chủ đề, hãy xây dựng Topic Cluster để tránh lặp lại nội dung lẫn nhau.

5. Copy nội dung từ website khác

Vấn đề: Copy mô tả sản phẩm từ Shopee, Tiki, Social Media, blog người khác… rồi đăng lại nguyên văn.

Hậu quả:

  • Google không index bài, hoặc xếp hạng cực thấp.
  • Dễ bị đối thủ report vi phạm bản quyền (DMCA).
  • Website mất điểm trust và độ uy tín.

Cách xử lý:

  • Viết lại nội dung bằng giọng thương hiệu riêng.
  • Rút gọn và đặt trong quote có ghi nguồn.
  • Thêm giá trị mới, vd phân tích, trải nghiệm, review,…
  • Dùng Copyscape, Grammarly Plagiarism Checker để xem trùng chỗ nào, sửa chỗ đó.
  • Đầu tư viết mới lại hoàn toàn.

6. Trang không có nội dung (Thin Content)

Vấn đề: Trang sản phẩm/danh mục/tin tức chưa điền nội dung, hoặc chỉ có 1–2 dòng → Google vẫn crawl/index → Không bị duplicate nhưng bị coi là thin content → ảnh hưởng SEO toàn site.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra bằng Screaming Frog: lọc các trang < 200 ký tự.
  • Gắn noindex tạm thời cho các trang này → chỉ index khi viết nội dung đầy đủ.
  • Có thể redirect về trang cha nếu trang đó không cần giữ.
  • Sử dụng AI để viết mới, mình recommend Monica AI nha.

Anchor Text & Internal Link lặp lại quá mức

Đây vẫn là lỗi chủ yếu từ người dùng, do đi internal link sai. Có thể là do chưa rành, chú ý chỗ này luôn nha, mình thấy rất rất nhiều bạn sai đó.

7. Lạm dụng cùng 1 anchor text cho nhiều link khác nhau

Vấn đề: Dùng đi dùng lại anchor text “content viral”… nhưng lại trỏ đến nhiều URL khác nhau.

Hậu quả:

  • Google khó xác định đâu là trang nên xếp hạng cho từ khoá đó.
  • Làm giảm sức mạnh từ khóa chính → các trang “giẫm chân nhau”.
  • Dễ bị đánh giá là “SEO thao túng”.

Cách xử lý:

  • Mỗi keyword chính nên gắn anchor về đúng 1 URL duy nhất.
  • Nếu có nhiều URL liên quan → đa dạng hóa anchor: “cách làm content dễ viral”, “chiến lược nội dung viral 2024”,…

8. Cùng 1 bài viết có quá nhiều link nội bộ lặp lại

Vấn đề: 1 bài gắn 4–5 link nội bộ, trong đó có 2–3 cái anchor giống nhau, trỏ đi trỏ lại → spam.

Cách xử lý:

  • Tối đa 1–2 link nội bộ cho mỗi đoạn nội dung.
  • Mỗi anchor nên khác nhau → thể hiện sự tự nhiên.
  • Ưu tiên link đến trang liên quan thực sự – không nhồi nhét.

9. Anchor text bị nhồi nhét ở footer, sidebar

Vấn đề: Các trang đều gắn anchor trỏ về một loạt URL ở chân trang: “dịch vụ SEO”, “dịch vụ Marketing”, “dịch vụ Facebook Ads”…

Cách xử lý:

  • Dọn dẹp footer/sidebar → chỉ giữ lại link chính, thật sự quan trọng.
  • Giảm số lượng anchor text có keyword – chuyển sang kiểu điều hướng (Trang chủ, Liên hệ,…).

10. Anchor lặp giữa các bài viết cùng chủ đề

Vấn đề: Có 5 bài nói về “trị mụn”, cả 5 đều gắn anchor “kem trị mụn tốt nhất” → trỏ mỗi bài mỗi link.

Cách xử lý: Chỉ chọn 1 bài trụ cột làm URL chính → tất cả anchor về đó.

Các bài còn lại dùng anchor mang tính phụ: “review kem trị mụn A”, “cách trị mụn tự nhiên”,…

Cùng nội dung nhưng lại khác URL

Lỗi kỹ thuật này thường do thiết kế Website chưa chuẩn SEO. Như mình dùng Hosting WordPress của Vietnix nên ít gặp, nếu có thì nhờ Support Vietnix chữa hộ luôn.

11. HTTP và HTTPS cùng tồn tại

Vấn đề: Cả http://domain.comhttps://domain.com đều hoạt động → Google thấy đây là 2 trang riêng biệt.

Cách kiểm tra: Truy cập bản http → nếu không bị redirect sang https thì bạn đang gặp vấn đề này.

Cách xử lý:

  • Cài SSL và redirect toàn bộ HTTP → HTTPS bằng 301 (qua .htaccess, nginx, hoặc trên hosting).
  • Đặt HTTPS làm Preferred Domain trong Google Search Console.

Pro Tip: Nếu bạn chưa làm tốt mặt kỹ thuật này, cứ liên hệ bên Hosting bạn đang thuê sẽ được hỗ trợ luôn.

12. www và non-www đều hoạt động

Vấn đề: www.domain.comdomain.com chạy song song → trùng nội dung.

Cách kiểm tra:www.domain.comdomain.com → nếu không tự chuyển hướng, là đang sai.

Cách xử lý:

  • Chọn 1 bản (www hoặc non-www) làm bản chính.
  • Redirect bản còn lại về bản chính bằng 301.
  • Gắn canonical cho đúng bản chuẩn.
  • Khai báo bản chuẩn trong Google Search Console.

13. URL có và không có dấu /

Vấn đề: Google coi 2 URL sau là khác nhau:

domain.com/pagedomain.com/page/

Cách xử lý:

  • Chọn 1 dạng chuẩn (có hoặc không có /)
  • Redirect 301 tất cả URL còn lại về bản chuẩn.
  • Kiểm tra lại sitemap và canonical đồng bộ với lựa chọn này.

14. URL có index.html, index.php,…

Vấn đề: domain.comdomain.com/index.php cùng nội dung → trùng lặp.

Cách xử lý:

  • Redirect 301 index.* về URL gốc.
  • Gắn canonical về trang chính (domain.com).
  • Nếu dùng CMS như WordPress, thường mặc định đã xử lý rồi, nhưng custom site dễ gặp lỗi này.

15. Tham số UTM, ref, sort,… tạo URL mới

Vấn đề:

domain.com/page
domain.com/page?utm_source=fb
domain.com/page?sort=asc

Tất cả đều hiển thị cùng nội dung nhưng lại là URL khác → Google thấy là các bản trùng.

Cách xử lý:

  • Gắn thẻ canonical ở mọi phiên bản về bản chính (domain.com/page)
  • Dùng parameter settings trong GSC (Google Search Console) để hướng dẫn Google bỏ qua tham số.
  • Đối với ref, UTM → noindex cũng là lựa chọn tốt.

16. Bản in (printer-friendly version)

Vấn đề: domain.com/pagedomain.com/page/print → giống nhau nhưng URL khác.

Cách xử lý:

  • Gắn noindex cho các URL bản in.
  • Có thể chặn bằng robots.txt nếu chắc chắn không cần cho SEO.
  • Không gắn canonical từ bản in về bản chính (trường hợp này dùng noindex tốt hơn).

17. URL khác nhau do Rewrite nhưng không Redirect

Vấn đề: domain.com/page1domain.com/page-1 đều tồn tại, cùng nội dung do rewrite URL hoặc cấu trúc bị lỗi.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra lại cấu trúc URL rewrite trong hệ thống.
  • Đảm bảo chỉ 1 bản được crawl + index.
  • Redirect các bản cũ/thừa về bản chính.

Pro Tip: Nếu bạn dùng WordPress, hãy sử dụng Plugin Rank Math SEO hoặc Yoast SEO có hỗ trợ Redirect rất dễ dàng.

Phân trang, tag, category, bộ lọc

Vẫn là lỗi kỹ thuật thường gặp, nhưng thường là do SEOer chưa rành. Bạn nên book dịch vụ SEO tổng thể bên mình để kiểm tra, tối ưu toàn diện thì hơn.

18. Phân trang tạo nhiều URL trùng lặp nội dung

Vấn đề: example.com/blog?page=1, ?page=2, ?page=3… hiển thị danh sách bài viết, nhưng không dùng rel="prev/next" hoặc canonical

→ Google hiểu đây là nhiều trang khác nhau nhưng nội dung chồng chéo.

Hậu quả:

  • Google phân tán index, giảm sức mạnh SEO của trang gốc.
  • Không hiểu đâu là nội dung chính để ưu tiên.

Cách xử lý:

  • Gắn rel="prev"rel="next"<head> các trang phân trang.
  • Gắn canonical về trang chính hoặc chính trang đang hiển thị (tùy trường hợp).
  • Đừng canonical hết về page 1 nếu nội dung các page sau khác nhau.

19. Tag & Category hiển thị danh sách bài viết trùng nhau

Vấn đề: Ví dụ trang example.com/tag/skincareexample.com/category/skincare → Có cùng list bài viết → Google thấy là duplicate.

Cách xử lý:

  • Gộp lại nếu 2 mục này giống nhau về chức năng.
  • Hoặc: 1 cái để index, cái còn lại để noindex.
  • Viết mô tả riêng cho từng tag/category (nếu vẫn muốn giữ cả 2).
  • Tránh gắn quá nhiều tag cho 1 bài (SEO không tăng mà còn loãng).

20. Bộ lọc (filter, sort) tạo nhiều URL trùng nội dung

Vấn đề: Trang danh mục sản phẩm có nhiều URL như: /product?sort=price_asc, /product?color=black&size=XL,…

→ Cùng sản phẩm nhưng tạo ra hàng trăm URL chỉ khác filter.

Cách xử lý:

  • Gắn canonical cho tất cả URL filter → về trang chính /product
  • Nếu URL filter thật sự hữu ích, có thể để index, nhưng cần có nội dung riêng.
  • Dùng Google Search Console > Crawl Settings > URL Parameters để khai báo filter nào cần bỏ qua.

21. Trang tìm kiếm nội bộ bị index

Vấn đề: URL như domain.com/?s=kem+trị+mụn bị Google index, trông rất “rác”.

Cách xử lý:

  • Gắn noindex, follow cho toàn bộ kết quả tìm kiếm nội bộ.
  • Hoặc chặn bằng robots.txt, bạn chỉ cần copy câu này vào: Disallow: /?s=

22. Danh mục rỗng, ít nội dung, hoặc trùng danh mục cha/con

Vấn đề: example.com/skincare/serumexample.com/serum cùng hiển thị các sản phẩm giống nhau. Hoặc danh mục chỉ có 1, 2 sản phẩm (thin content).

Cách xử lý:

  • Gộp lại hoặc redirect nếu trùng danh mục.
  • Không nên để danh mục quá mỏng – dưới 3 sản phẩm/bài viết → nên noindex hoặc bổ sung nội dung (mô tả category, nội dung nổi bật,…)

23. Trang RSS feed, tag, archive bị index

Vấn đề: Google index các trang như /feed, /author/admin, /tag/, /2023/05/ → Chỉ toàn list bài viết → không có nội dung riêng → duplicate hoặc thin content.

Xử lý bằng cách gắn noindex cho:

  • Trang tag
  • Author
  • Date archive
  • RSS feed

Hoặc đưa đoạn code này vào robots.txt để chặn hẳn luôn:

Disallow: /feed/
Disallow: /tag/
Disallow: /author/

Cách phát hiện Duplicate Content

Một số con Tool check Duplicate Content cực kỳ ngon, phổ biến mà SEOer nào cũng dùng, đương nhiên là mình cũng thế.

Google Search Console (GSC)

Mục kiểm tra: IndexingPagesLọc trạng thái: Duplicate, Google chose different canonical than user

Phát hiện những trang:

  • Bị Google cho là duplicate
  • Bạn gắn canonical nhưng Google không tin bạn → chọn bản khác

Cách xử lý:

  • Kiểm tra canonical bạn gắn đã đúng chưa
  • Sửa nội dung nếu thật sự quá giống bản khác
  • Kiểm tra sitemap, internal link đang trỏ tới URL nào

AI Automation Make

bạn có thể dùng Make để kết nối với Originality hoặc Copys Scape để auto check trùng lặp, ngay sau đó dùng GPT đọc bài viết rồi cho viết mới lại. Rất dễ dàng.

Mà Automation Content khá là phức tạp đấy, khuyến khích bạn lên Kind Content Academy để xem hướng dẫn chi tiết nha)

Screaming Frog (miễn phí crawl 500 URL)

Cách dùng:

  • Nhập domain → crawl toàn site
  • Vào tab Duplicate Content để xem
  • Vào tab Canonical để check canonical đã gắn đúng chưa

Ưu điểm:

  • Kiểm tra nội bộ cực chi tiết
  • Thấy rõ URL nào trùng, nội dung gì trùng

Siteliner.com (Free, tối đa 250 trang)

Cách dùng:

  • Nhập domain → tự động quét nội dung
  • Trả kết quả % nội dung trùng lặp giữa các trang
  • Highlight đoạn bị trùng → dễ xử lý

Thích hợp:

  • Blog, site content, site nhỏ
  • Nhanh, dễ dùng, không cần cài đặt

Copyscape.com

Cách dùng: Nhập URL → công cụ quét xem có web nào bên ngoài đang dùng nội dung của bạn hoặc ngược lại.

Khi nào dùng:

  • Viết blog, landing page, bài viết dạng chuyên môn
  • Lo sợ bị người khác copy hoặc team content copy từ nơi khác

Kiểm tra Title trùng lặp với Google

Cách làm: Gõ: site:domain.com intitle:"Tiêu đề bài viết"
→ Xem có bao nhiêu kết quả trùng Title.

Ví dụ: site:kindcontent.net intitle: "Storytelling là gì“, như bạn thấy bên mình xuất hiện 2 kết quả như này.

Kiểm tra thủ công Duplicate tiêu đề với Google
Kiểm tra thủ công Duplicate tiêu đề với Google

Hoặc bạn kiểm tra một đoạn văn bất kỳ có trùng không nhờ bỏ vào dấu ngoặc kép. Ví dụ: "một đoạn văn nào đó" → Xem Google có trả về URL nào không.

Kiểm tra Duplicate Content chỉ nhờ dấu ngoặc kép
Kiểm tra Duplicate Content chỉ nhờ dấu ngoặc kép

Tóm lại,

Duplicate Content không chỉ là lỗi nhỏ về kỹ thuật mà là thứ âm thầm khiến cả chiến dịch SEO thất bại. Biết cách phát hiện, xử lý và tránh từ đầu là điều bắt buộc với bất kỳ ai làm nội dung chuyên nghiệp.

Nếu bạn muốn viết Content Rank Top, bán được hàng và tránh sai lầm như Duplicate Content, hãy vào Kind Content Academy. Đây là khóa học duy nhất mình đúc kết từ hơn 8 năm làm nghề và 200+ dự án, với 30+ videos hoàn toàn miễn phí.

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay