Tại sao thương hiệu nhỏ lại có thể viral chỉ nhờ bài post khách hàng chụp ảnh không chỉnh sửa? Đó không phải may mắn.
Đó là vì họ đã tận dụng đúng hướng sức mạnh từ cộng đồng. Và thứ gọi tên điều đó chính là: user-generated content.
Trong bài này, mình sẽ giúp bạn hiểu UGC không chỉ là ảnh feedback hay review. Nó là tài sản quý từ cộng đồng, có thể giúp thương hiệu bạn tăng độ tin cậy, giảm chi phí và đặc biệt là ra kết quả thật.
UGC là gì
User-generated content (UGC) là những nội dung do chính người dùng tạo ra và đăng tải. Có thể là bài viết, hình ảnh, video, bình luận,… phản ánh quan điểm, trải nghiệm cá nhân với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ: Một khách hàng chụp ảnh món ăn tại quán rồi đăng lên Facebook kèm review, đó là UGC. Hoặc bạn để hashtag thương hiệu dưới bài TikTok cá nhân cũng được tính là UGC.
UGC có thể đến từ bất kỳ ai – khách hàng, người theo dõi fanpage, hay người dùng Instagram. Đó là lý do vì sao các thương hiệu thông minh đều “khuyến khích” UGC thay vì tự quảng bá mình.
Theo Backlinko, UGC có các số liệu sau:
- 93% nhà tiếp thị cho rằng UGC hiệu quả hơn nội dung thương hiệu truyền thống.
- 6/10 người tiêu dùng tin rằng UGC là hình thức tiếp thị chân thực nhất.
- 40% người mua sắm coi UGC là rất quan trọng khi đưa ra quyết định mua hàng.
- 82% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng từ thương hiệu sử dụng UGC trong chiến dịch tiếp thị.
- 50% nhà tiếp thị sử dụng UGC trong các chiến dịch email.
- UGC trong email marketing tăng tỷ lệ nhấp chuột lên 78%.
- 55% người mua sắm do dự mua sản phẩm nếu thiếu UGC.
Lợi ích của UGC
Mình từng làm cho một nhãn hàng mỹ phẩm “local brand”, không có ngân sách triệu đô. Vậy mà chỉ cần triển khai UGC đúng cách, lượng comment và khách inbox tăng gấp đôi tháng đầu, chưa cần Ads.
Dưới đây là 6 lợi ích cốt lõi mà UGC tạo ra cho thương hiệu:
Ví dụ: Một bạn đăng ảnh before/after dùng kem trị mụn và tag thương hiệu, sẽ có độ tin tưởng cao gấp nhiều lần so với bài chạy ads thông thường.
💡 UGC còn hỗ trợ cực mạnh cho các dạng Engagement rate, giúp tăng reach, tăng độ nhận diện mà không tốn tiền chạy quảng cáo.
Các dạng phổ biến
UGC không chỉ gói gọn trong dạng review như nhiều bạn nghĩ. Dưới đây là các loại UGC phổ biến mà mình thấy hiệu quả nhất (và thường được các brand tận dụng):
- Bài review trên mạng xã hội: Khách viết cảm nhận thật, đính kèm ảnh/video cá nhân.
- Ảnh hoặc video sử dụng sản phẩm: Dạng before/after, mở hộp (unboxing), hướng dẫn dùng,…
- Bình luận/đánh giá trên sàn TMĐT: Nhất là hình ảnh thật chụp từ khách.
- Bài viết trên cộng đồng: Nhóm Facebook, diễn đàn,… khi người dùng thảo luận và mention brand.
- Story/hashtag: Khách tag brand qua #hashtag riêng hoặc story IG/FB.
Tóm lại, UGC là “content từ khách tạo cho bạn“. Nếu biết cách tận dụng, bạn có thể tạo ra hệ thống nội dung chân thật, gần gũi, đáng tin – mà không tốn quá nhiều ngân sách.
Muốn phát triển chiến lược nội dung Social bài bản kết hợp UGC? Vào Kind Content Academy học liền nha, tất cả đã có sẵn và hoàn toàn miễn phí rồi đó!
Cách triển khai UGC hiệu quả
Nếu bạn muốn biến người xem thành người chia sẻ, và biến khách hàng thành người giới thiệu thương hiệu – thì bạn cần triển khai UGC một cách có chiến lược.
Tổ chức chiến dịch khuyến khích UGC
Một chiến dịch khuyến khích UGC thường là điểm khởi đầu tốt mà mình hay chọn khi xây dựng kênh mới.
Ví dụ: Một brand mỹ phẩm có thể tung chiến dịch “Bóc seal mỹ phẩm yêu thích” và tặng quà cho 10 người may mắn chia sẻ video.
Quan trọng là phải tạo được lý do khiến họ chủ động tham gia thay vì chỉ treo hashtag rồi… để đó.
Tích hợp vào chiến lược nội dung
Đừng coi UGC là phần riêng biệt. Mình thấy nhiều bạn chạy UGC mà content chính không ăn nhập gì.
Nếu muốn nắm toàn bộ cách lập kế hoạch, bạn có thể đọc thêm tại bài content strategy nha.
Hợp tác với KOC, Micro-influencer
Hợp tác người ảnh hưởng là cách nhanh nhất để khơi gợi UGC tự phát từ cộng đồng nhỏ.
Người theo dõi KOC rất dễ có tâm lý “mình cũng muốn thử” – và đó là cú huých để họ tạo content.
Đừng chọn KOL quá to. Mình hay chọn những bạn “vừa có tính cá nhân cao, vừa gần gũi với người mua hàng”.
Khuyến khích đánh giá trên sàn TMĐT
Đây là dạng UGC có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất mình từng biết.
Hãy chủ động nhắc người mua đánh giá sau khi dùng – có CTA nhẹ nhàng như “Hài lòng về sản phẩm? Để lại nhận xét giúp tụi mình cải thiện nha.”
Dễ làm. Dễ triển khai. Và đặc biệt hiệu quả nếu bạn đang bán Shopee, Tiki.
Dùng hashtag và CTA
Muốn khách hàng tạo content? Phải nói rõ họ cần làm gì.
Một hashtag rõ ràng như #BócSealKind hoặc #TryTestTell sẽ giúp người dùng biết “content của mình thuộc campaign nào”.
CTA đơn giản nhưng đừng bị “quảng cáo” hóa.
Tối ưu nền tảng hiển thị UGC
Có UGC rồi nhưng không ai thấy thì cũng bằng không.
Bạn nên đưa những nội dung đánh giá, feedback nổi bật lên vị trí dễ thấy nhất: Section đầu trang, ảnh cuối sản phẩm, slides stories…
Mình thường xếp ưu tiên hiển thị thế này: Website > Shopee > Facebook Page > TikTok.
Tùy vào kênh, bạn cần “gắn UGC đúng điểm nóng”.
Chiến dịch UGC tiêu biểu
Những chiến dịch UGC nổi bật thường đến từ các thương hiệu lớn vì họ có cộng đồng mạnh. Mình sẽ phân tích 3 ví dụ điển hình nhất, dễ áp dụng cho các campaign nhỏ sau này.
Apple – #ShotoniPhone
Apple không tự làm quảng cáo. Thay vào đó, họ để người dùng “khoe” ảnh chụp bằng iPhone. Và điều đặc biệt nằm ở việc chọn những tấm đẹp nhất, in thành billboard tại các thành phố lớn, gắn #ShotoniPhone.
Apple gọi đó là chiến dịch truyền thông bằng lòng tự hào. Người được chọn thì sướng, còn người khác lại có động lực sáng tạo thêm.
Vừa là quảng cáo, vừa là truyền cảm hứng – kết quả là hàng triệu nội dung với chất lượng cao xuất hiện mỗi ngày.
Starbucks – #RedCupContest
Mỗi dịp Giáng Sinh, Starbucks lại phát “pháo hiệu UGC” khi phát hành các chiếc ly đỏ (red cup). Sau đó, họ tổ chức một cuộc thi nho nhỏ, kêu gọi khách hàng đăng ảnh sáng tạo với chiếc ly cùng hashtag.
Điểm mạnh là: Chi phí cực thấp nhưng tạo ra cảm giác lễ hội, lan truyền cao, và dễ viral. Starbucks chỉ việc chọn ảnh đẹp để repost hoặc thưởng nhỏ thôi.
Coca-Cola – #ShareACoke
Coca đưa tên người thật lên vỏ chai. Họ không viết “Coca-Cola” mà thay bằng “Tuấn”, “An”, “Vy”,… Kết quả: ai cũng muốn tìm chai có tên mình, chụp ảnh, đăng bài, tag bạn bè, chia sẻ rầm rộ.
Đằng sau chiến dịch này là một insight cực kỳ mạnh: Ai cũng thích thấy tên mình xuất hiện. Và Coca đã biến điều đó thành hiệu ứng truyền thông hàng chục triệu lượt chia sẻ.
Gần đây chiến dịch này cũng được Coca Cola nhá hàng chạy lại nè:
Phân loại người tạo UGC
Tùy vào mục tiêu chiến dịch, brand có thể hợp tác với những kiểu người tạo nội dung khác nhau. Mỗi đối tượng đều có cách “gây ảnh hưởng” rất riêng và tự nhiên.
Người dùng phổ thông
Đây là nhóm người dùng thật, không có mục tiêu thương mại. Họ chia sẻ trải nghiệm cá nhân sau khi dùng một sản phẩm nào đó.
Ví dụ: Một bà mẹ trẻ quay video review sữa con đang uống, hoàn toàn tự phát. Những nội dung như vầy thường được xem là chân thật và đáng tin.
KOC
KOC (Key Opinion Consumer) là những người tuy không nổi tiếng, nhưng rất có tiếng nói trong cộng đồng nhất định. Họ có thể là người dùng đã review nhiều sản phẩm, thường có mắt thẩm định tốt.
Điểm mạnh: Tính định hướng mua cao. Người theo dõi tin tưởng nhận xét của họ vì thấy “gần gũi”, “giống mình”.
Ví dụ: Một bạn nữ chuyên review mỹ phẩm giá rẻ trên TikTok với 20.000 follow, clip test son 5-10K view – chính là KOC.
Micro-influencer
Họ là những người có danh tính rõ ràng, follower thường từ vài nghìn tới dưới 100.000. Họ tạo UGC có đầu tư – chỉnh màu, viết caption thu hút, quay video đẹp,…
Micro đang là nhóm “vừa tầm”, dễ booking, chi phí hợp lý, và cũng có tệp follower khá trung thành.
Ví dụ: Người chuyên đi review quán ăn ở Hà Nội, chỉ vài kênh đã thành hiện tượng viral với content reels hoặc carousel liên tục top trending.
Nhân viên nội bộ
Một dạng UGC “tự nhiên mà hiệu quả” chính là từ nhân viên bên trong công ty hoặc cửa hàng.
Họ có góc nhìn thật khác: từ quá trình sản xuất, hậu trường hoạt động, hoặc đơn giản chỉ là “một ngày làm việc”.
Ví dụ: Một bạn bán sách quay cảnh đóng đơn, gói hàng – video vậy mà viral mạnh vì tạo cảm giác gần gũi, chân thật và mô tả quy trình thật.
Lưu ý khi dùng UGC
Muốn dùng User-generated Content (UGC) hiệu quả cho thương hiệu thì không chỉ đơn giản là tài lại hay repost, chú ý những điều sau nha:
Tóm lại,
User-generated content là những nội dung mà chính người dùng tạo ra, giúp bạn gia tăng uy tín, tiết kiệm chi phí và xây dựng cộng đồng bền vững quanh thương hiệu của mình.
Nếu bạn muốn học bài bản hơn cách khai thác UGC, cũng như các chiến lược Content đỉnh cao ra số thật, thì mình đã chia sẻ mọi thứ trong khóa học Kind Content Academy.
Đây là khóa học đầy đủ và toàn diện nhất mình từng làm: Tất tần tật về Content và AI chỉ trong một hành trình học đó.