16 cách giữ chân người dùng website hiệu quả từ chuyên gia

Mục lục bài viết
Cách giữ chân người dùng website

Muốn tăng sự tương tác và giữ chân người dùng trên website của bạn, nhưng không biết làm thế nào? Hãy khám phá ngay các cách giữ chân người dùng website hiệu quả trong bài viết này.

Từ thiết kế giao diện đến nội dung chất lượng, mình sẽ đưa ra các chiến lược độc đáo để giúp website của bạn không chỉ thu hút mà còn ‘níu kéo’ người dùng. Đừng bỏ lỡ!

Thiết kế giao diện web cuốn hút người xem

Để gây ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên, trang web của bạn cần phải có giao diện đẹp mắt. Điều này không chỉ bao gồm các yếu tố như hình ảnh và màu sắc mà còn cả cách bố trí các phần tử.

Hãy sử dụng các thư viện CSS như Bootstrap, Materialize hoặc tự tạo kiểu CSS để đảm bảo trang web không chỉ đẹp mắt mà còn dễ sử dụng.

Thiết kế giao diện thu hút người xem
Thiết kế giao diện thu hút người xem

Thực tế cho thấy, thiết kế giao diện web giống như cửa tiệm của bạn trên mạng. Người ta có thể nhìn qua và tiếp tục đi, hoặc bước vào và xem xét kỹ lưỡng. Để thu hút người xem, bạn cần một “cửa tiệm” thật sự đẹp mắt và thu hút.

  • Chọn Layout đơn giản nhưng hiệu quả: Đôi khi, đơn giản là tốt nhất. Hãy giữ nguyên tắc 80/20, tức là 80% thông điệp của bạn có thể được truyền đạt thông qua 20% yếu tố thiết kế.
  • Dùng ảnh chất lượng cao: Hình ảnh sẽ làm nổi bật trang của bạn. Nhớ là hãy dùng những ảnh có bản quyền, đừng bao giờ “copy – paste” từ Google.
  • Màu sắc và phông chữ: Hãy chọn màu sắc và phông chữ phù hợp với thương hiệu và mục tiêu của bạn. Đừng dùng quá nhiều màu, giữ ở mức 2-3 màu chủ đạo thôi.
Giao diện cuốn hút là một cách giữ chân người dùng website
Giao diện cuốn hút là một cách giữ chân người dùng website

Nội dung chất lượng với tối ưu hóa SEO

Nếu bạn muốn nội dung của mình dễ dàng được tìm thấy trên Google, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu về từ khóa. 

Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng. Giả sử bạn muốn viết về ‘ẩm thực Việt Nam’, hãy nhập từ khóa này và phân tích các kết quả, lựa chọn từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh thấp.

Tìm hiểu về từ khóa
Tìm hiểu về từ khóa

Khi đã có từ khóa, bước tiếp theo là viết nội dung. 

Quan trọng nhất ở đây không phải là ‘nhồi’ từ khóa vào đoạn văn của bạn, mà là tạo ra một bài viết thú vị và đầy thông tin. Hãy mang lại giá trị thực sự cho người đọc. Đó mới chính là cách giữ chân người dùng website.

Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất

Ví dụ, nếu từ khóa của bạn là “Cách nấu phở bò”, bạn có thể viết bài với tiêu đề như “5 sai lầm thường gặp khi nấu phở và cách khắc phục”.

Đừng quên thêm meta description, đó là phần mô tả ngắn gọn xuất hiện khi bài viết của bạn đứng trên trang kết quả tìm kiếm. 

Thêm Meta Description cho bài viết
Thêm Meta Description cho bài viết

Hãy đảm bảo rằng từ khóa cũng có mặt ở đây, nhưng quan trọng hơn, mô tả phải nắm bắt được nội dung của bài viết, giống như một lời giới thiệu ngắn gọn.

Sáng tạo những tiêu đề cuốn hút người đọc

Khi người đọc tìm kiếm thông tin, tiêu đề là điều họ nhìn thấy đầu tiên. Do đó, cách bạn sắp xếp và diễn đạt trong tiêu đề là cực kỳ quan trọng. 

Sử dụng con số trong tiêu đề thường làm tăng sự chú ý; ví dụ, bạn có thể viết “7 cách để tăng traffic cho website của bạn” thay vì chỉ là “Cách tăng traffic cho website”.

Tạo sự tò mò cũng là một chiêu trò hay. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các từ ngữ gợi cảm giác tò mò, như “bí quyết” hay “nguyên tắc ít người biết”.

Tạo tiêu đề hấp dẫn
Tạo tiêu đề hấp dẫn

Cuối cùng, nếu tiêu đề giải quyết được một vấn đề cụ thể mà người đọc đang phải đối mặt, họ sẽ càng muốn tìm hiểu thêm. 

Ví dụ, thay vì viết “Những cách chăm sóc da”, bạn hãy viết “Làm thế nào để loại bỏ mụn đốm nhanh chóng và hiệu quả?”.

Xem thêm: Meta Title là gì? 11 nguyên tắc tối ưu thẻ Meta Title

Lựa chọn màu sắc và phông chữ dễ nhìn, thoáng đãng

Màu sắc và phông chữ không chỉ là những yếu tố trang trí, chúng còn góp phần tạo nên “cảm xúc” và “đọc dễ dàng” của trang web. 

Hãy tưởng tượng bạn vào một trang web và tất cả các nội dung đều màu đỏ tươi, có lẽ bạn sẽ nhanh chóng mất tập trung. Do đó, việc lựa chọn màu sắc phải được thực hiện thông thoáng và tinh tế.

Màu xanh dương và trắng thường được xem là màu “chuyên nghiệp” và “dễ nhìn”. Tuy nhiên, tùy vào ngữ cảnh và đối tượng mục tiêu, bạn cần phải điều chỉnh. Hãy dùng các công cụ như Adobe Color để xác định bảng màu phù hợp với thương hiệu của bạn.

Lựa chọn màu sắc phù hợp với thương hiệu
Lựa chọn màu sắc phù hợp với thương hiệu

Bên cạnh đó, phông chữ cũng không kém phần quan trọng.

Nên chọn những phông chữ đọc dễ dàng như Arial, Helvetica, hoặc Times New Roman và hãy giữ cho kích thước chữ đủ lớn để tiện đọc. Việc này sẽ giúp nội dung của bạn dễ tiếp cận và thoáng đãng hơn.

Bố trí thông tin một cách logic

Bạn có thể có nội dung xuất sắc và thiết kế đẹp mắt, nhưng nếu thông tin được bố trí lộn xộn, người đọc sẽ dễ dàng bị rối và từ bỏ. Cấu trúc của trang web cũng như bài viết, đều cần phải mượt mà và logic.

Đặt những thông tin quan trọng và hấp dẫn ngay ở đầu trang hoặc bài viết. Điều này không chỉ là cách giữ chân người dùng website mà còn giúp họ hiểu rõ điều bạn muốn truyền đạt.

Hãy sử dụng các tiêu đề phụ (H2, H3,…) để chia nhỏ nội dung, điều này giúp người đọc có thể quét nhanh và tìm được thông tin họ cần một cách dễ dàng. Khi bố trí các phần nội dung, hãy xem xét sử dụng các danh sách đánh dấu hoặc đánh số để rõ ràng hơn.

Tối ưu thẻ Heading
Tối ưu thẻ Heading

Ví dụ, nếu bạn đang viết một hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh, hãy bắt đầu bằng các điều cơ bản như “Chọn đất và chén cảnh phù hợp”, rồi mới đến các phần phức tạp hơn như “Phân bón và cắt tỉa”.

Tóm lại, bố trí thông tin một cách logic không chỉ giúp người đọc dễ dàng theo dõi, mà còn giúp họ tìm thấy và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả nhất.

Tối ưu tốc độ trang web: Cách giữ chân người dùng website phổ biến

Tốc độ trang web không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn là một trong những yếu tố quan trọng mà Google xem xét khi xếp hạng trang web của bạn.

Nếu trang web chậm chạp, khả năng cao người dùng sẽ rời bỏ trang trước cả khi có cơ hội tìm hiểu về nội dung của bạn.

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra tốc độ hiện tại của trang web bằng các công cụ như Google PageSpeed Insights. Công cụ này sẽ cho bạn biết tốc độ của trang web trên cả thiết bị di động và máy tính, và cung cấp các gợi ý để cải thiện.

Ví dụ gợi ý từ Pagespeed Insight 
Ví dụ gợi ý từ Pagespeed Insight 

Đối với hình ảnh, hãy sử dụng các định dạng tối ưu như WebP thay vì PNG hoặc JPEG để giảm dung lượng mà không làm giảm chất lượng. 

Đồng thời, hãy giảm số lượng plugin và JavaScript không cần thiết. Đôi khi, chỉ cần xóa bỏ vài plugin không quan trọng, bạn đã có thể giảm đáng kể thời gian tải trang.

Xem thêm: 15 cách tối ưu tốc độ tải trang hiệu quả cho mọi website

Thường xuyên làm mới các nội dung trên trang

Google và người đọc đều yêu thích nội dung mới và cập nhật. Hãy thường xuyên đăng tải bài viết mới hoặc làm mới nội dung cũ để trang web của bạn luôn tươi mới và hấp dẫn.

Nếu có một bài viết nào đó đã cũ hoặc thông tin đã lỗi thời, đừng ngần ngại chỉnh sửa. 

Ví dụ, nếu bạn có bài viết về “10 smartphone tốt nhất năm 2020,” hãy cập nhật nó cho năm 2023. Điều này không chỉ giúp bài viết của bạn trở nên hiện đại và hữu ích hơn, mà còn có cơ hội được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Tạo lịch trình đăng bài có tính đều đặn, ví dụ 2 bài/tuần, để người đọc biết đến thời gian họ có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mới từ trang web của bạn. Càng có nhiều nội dung chất lượng, mới mẻ, khả năng trang web thu hút và giữ chân người dùng càng cao.

Đặt internal link một cách tinh tế

Internal link, hay còn gọi là liên kết nội bộ, là việc bạn đặt một liên kết trong bài viết hiện tại đến một bài viết khác trên cùng một website. Nó giúp Google “đi dạo” qua các trang của bạn một cách dễ dàng hơn và hiểu rõ hơn về cấu trúc trang web của bạn. 

Chèn internal link một cách tự nhiên
Chèn internal link một cách tự nhiên

Đồng thời, nó cũng giúp người đọc có thêm tài liệu tham khảo và sẽ có xu hướng lưu lại trên trang web của bạn lâu hơn.

Tuy nhiên, việc đặt liên kết cần phải “tinh tế.” Không phải cuốn sách nào bạn cũng muốn đọc từ đầu đến cuối, đúng không? Nguyên tắc cũng giống như vậy, đặt liên kết đến các bài viết mà bạn nghĩ rằng nó thực sự có giá trị thêm cho bài viết hiện tại.

Cách tốt để đặt internal link là suy nghĩ xem bài viết đó có giải quyết một vấn đề hay câu hỏi nào mà người đọc có thể có sau khi đọc xong bài viết hiện tại hay không. Nếu có, đó chính là cơ hội tốt để đặt liên kết.

Đây cũng là một cách giữ chân người dùng website được nhiều người làm SEO áp dụng.

Hạn chế việc sử dụng quá nhiều quảng cáo

Mình hiểu, quảng cáo là một nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều trang web. Nhưng nếu quá nhiều, nó sẽ trở thành một cơn ác mộng cho người đọc. 

Hãy tưởng tượng, bạn đang đọc một bài viết hay, thú vị, và bất ngờ một quảng cáo pop-up xuất hiện, che mất hết nội dung. Điều này có thể khiến người dùng cảm thấy phiền toái và rời bỏ trang web của bạn.

Đặc biệt, nếu trang web của bạn có quảng cáo không liên quan đến nội dung, hoặc tệ hơn rằng, quảng cáo có nội dung phản cảm, điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của bạn.

Vì vậy, nếu muốn đặt quảng cáo, hãy đặt chúng ở những vị trí khá “nhã nhặn” và không ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của người dùng. Và nhớ kiểm tra nội dung của quảng cáo để đảm bảo chúng phù hợp và tôn trọng người đọc.

Khả năng tương thích với mọi thiết bị khác nhau

Trước tiên, hãy nhớ một điều: Không phải ai cũng lướt web bằng máy tính cá nhân.

Có người dùng điện thoại di động, tablet, và thậm chí là smart TV để truy cập Internet. Vì vậy, trang web của bạn cần phải “đẹp” trên mọi thiết bị, không chỉ riêng máy tính.

Giao diện tối ưu trên di động
Giao diện tối ưu trên di động

Đây là điều quan trọng không chỉ vì trải nghiệm người dùng mà còn vì Google cũng ưu tiên những trang web “mobile-friendly” khi xếp hạng kết quả tìm kiếm. Vậy làm sao để đạt được điều này? Có một số cách:

  • Thiết kế đáp ứng (Responsive Design): Đảm bảo rằng trang web của bạn tự động điều chỉnh kích thước và hình dạng của nó để phù hợp với mọi kích thước màn hình.
  • Kiểm tra cẩn thận: Trước khi phát hành trang web, hãy kiểm tra nó trên nhiều loại thiết bị khác nhau để đảm bảo rằng nó hoạt động một cách tốt đẹp.
  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Trên thiết bị di động, tốc độ tải trang là một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, cố gắng làm cho trang web của bạn nhanh như gió!

Xem thêm: Mobile SEO là gì? 8 cách tối ưu hóa trang web cho di động

Trang web dễ dàng được phát hiện bởi công cụ tìm kiếm Google

Không kém phần quan trọng, là làm sao để Google “nhìn thấy” trang web của bạn. Hãy tưởng tượng, bạn đã xây dựng một ngôi nhà đẹp trai, tiện nghi, nhưng lại nằm ở giữa sa mạc. Ai sẽ biết đến nó?

  • Sitemap: Đây là bản đồ của trang web của bạn. Gửi nó cho Google thông qua Google Search Console để công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng “dạo” qua các trang của bạn.
  • SEO On-page: Đã nói ở phần trước, nhưng không thừa khi nhắc lại. Tối ưu hóa từ khóa, meta description, và tất cả những thứ khác liên quan đến SEO.
  • Nội dung chất lượng: Google yêu thích nội dung chất lượng. Nếu bạn cung cấp nội dung hữu ích, chi tiết và cập nhật thường xuyên, Google sẽ “ưu ái” trang web của bạn hơn.

Nâng cao trải nghiệm của người dùng

Điều này có thể nghe có vẻ mơ hồ, nhưng thực sự, trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một trang web thành công. Tại sao vậy?

  • Đơn giản và dễ dùng: Trang web của bạn cần phải đơn giản và dễ dàng để người dùng tương tác. Nút cần phải lớn đủ để nhấn, menu cần phải dễ dàng điều hướng, và thông tin quan trọng cần được hiển thị rõ ràng.
  • Thời gian tải trang nhanh: Đã nói ở phần trước nhưng cũng không ngại nhắc lại. Không ai thích chờ đợi, đặc biệt là trên Internet. Tối ưu hóa tốc độ trang web là một phần quan trọng của UX.
  • Nội dung rõ ràng, dễ đọc: Dùng các đoạn văn ngắn gọn, các tiêu đề rõ ràng, và hình ảnh minh họa để giúp nội dung của bạn dễ đọc hơn.
Nâng cao trải nghiệm của người dùng
Nâng cao trải nghiệm của người dùng

Cung cấp các nội dung liên quan để khuyến khích nhấp vào

Giả sử bạn có một bài viết hoặc một trang sản phẩm tuyệt vời. Đó là điều tốt! Nhưng sau khi người đọc xong bài viết hoặc xem xong trang sản phẩm, họ sẽ làm gì? Đó là nơi các “nội dung liên quan” có thể giữ chân họ lại lâu hơn trên trang web của bạn.

  • Tính năng ‘Bài viết liên quan’: Nếu bạn có một blog, hãy thêm tính năng này vào cuối mỗi bài viết. Điều này sẽ giúp khuyến khích người đọc tiếp tục đọc thêm.
  • Sản phẩm đề xuất: Đối với các trang web thương mại điện tử, bạn có thể hiển thị các sản phẩm liên quan hoặc sản phẩm thường được mua cùng với sản phẩm đang xem.

Loại bỏ thông tin phản cảm hoặc không cần thiết

Khi nói về việc “loại bỏ thông tin phản cảm hoặc không cần thiết,” mình muốn nói đến việc kiểm tra lại nội dung trên trang web của bạn để đảm bảo rằng mọi thứ đều đóng góp tích cực vào mục tiêu và thông điệp bạn muốn truyền đạt.

  • Đánh giá nội dung: Thường xuyên xem lại toàn bộ nội dung trên trang web của bạn. Có những hình ảnh, video hoặc ngôn ngữ nào có thể gây phản cảm hoặc không phù hợp với đối tượng của bạn không?
  • Kiểm tra comment và phản hồi: Nếu trang web của bạn có chức năng comment, hãy đảm bảo bạn kiểm tra và quản lý các comment để không có thông tin xấu xuất hiện.

Kêu gọi tương tác từ người dùng thông qua quà tặng giá trị

Một cách tuyệt vời để tăng sự tương tác và gắn kết với cộng đồng trực tuyến của bạn là thông qua việc kêu gọi tương tác bằng cách tặng quà.

  • Giới thiệu quà tặng độc quyền: Điều này có thể là một eBook, một khóa học mini miễn phí, hoặc thậm chí là một phiếu giảm giá.
  • Sử dụng các phương tiện Social Media: Hãy tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để lan truyền thông điệp của bạn và chương trình tặng quà.

Sử dụng kêu gọi hành động (Call to Action)

Đây là yếu tố không thể thiếu trong mọi trang web muốn đạt được mục tiêu cụ thể, từ việc tăng sự tương tác đến việc thúc đẩy doanh số.

  • Rõ ràng và đơn giản: CTA của bạn cần phải rõ ràng và dễ hiểu. “Đăng ký ngay”, “Mua sắm ngay”, “Tìm hiểu thêm” là những ví dụ điển hình.
  • Nổi bật nhưng không quá rườm rà: Sử dụng màu sắc và kiểu chữ sao cho nó phù hợp với thiết kế tổng thể của trang web, nhưng đồng thời cũng đủ để nổi bật và thu hút sự chú ý.
  • Đặt ở những vị trí quan trọng: Đừng để CTA của bạn bị chôn vùi trong một khối thông tin. Hãy đặt nó ở vị trí dễ nhìn và thuận tiện để người dùng có thể nhấp vào.
  • CTA đa dạng: Không chỉ giới hạn ở việc đề xuất nội dung hoặc sản phẩm, bạn cũng cần phải có các lựa chọn khác như đăng ký bản tin, tải xuống một eBook miễn phí, hoặc thậm chí là một cuộc gọi tương tác qua video.

Nói cách khác, bạn muốn tạo nhiều “lối ra” hợp lý để người đọc có thể “rẽ” theo sau khi họ đã tiêu thụ nội dung hoặc thông tin bạn cung cấp. Không chỉ giữ chân họ lâu hơn, điều này còn có thể đạt được nhiều mục tiêu, từ việc tăng tương tác đến việc chốt sale.

Lời kết

Và đó là tất cả những cách giữ chân người dùng website mà bạn cần nắm. Hãy nghĩ về trang web như là một bức tranh đồ sộ – mỗi chi tiết nhỏ đều đóng góp vào bức tranh tổng thể.

Điều quan trọng là làm sao để mọi thứ hòa quyện với nhau một cách mượt mà và có ý nghĩa. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay