Meta Title là gì? Cách viết và 11 tiêu chí tối ưu chuẩn SEO 2024

Mục lục bài viết
Meta Title là gì?

Bạn có biết mỗi lần chúng ta tìm kiếm trên Google, những dòng chữ màu xanh lá cây xuất hiện đầu tiên trên mỗi kết quả là gì không? Đó chính là Meta Title – một “biển hiệu” nhỏ giúp bạn biết trang web đó nói về điều gì. 

Vậy chính xác thì Meta Title là gì? Chúng quan trọng như thế nào và làm thế nào để tạo ra một “biển hiệu” thật sáng sủa và thu hút?

Meta Title là gì?

Meta Title, còn được gọi là “title tag” hoặc thẻ tiêu đề, là một thành phần không thể thiếu trong thế giới SEO. Đó chính là tiêu đề mà bạn thường thấy mỗi khi tìm kiếm thông tin trên Google. 

Thẻ Meta Title xuất hiện dưới dạng dòng chữ màu xanh lá cây, trước đoạn mô tả màu đen. Vì vậy, khi bạn nhấp vào một kết quả tìm kiếm, có lẽ bạn đang theo dõi chính xác thẻ tiêu đề đó.

Meta Title thường xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của bạn
Meta Title thường xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của bạn

Lưu ý: Meta Title khác với tiêu đề nội dung trên trang của bạn. Trong khi tiêu đề nội dung là cái bạn thấy trực tiếp khi mở một trang web, Meta Title thường chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và tab trình duyệt của bạn.

Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng như vầy.

Bạn mở một trang và ngay lập tức bị thu hút bởi một dòng tiêu đề lớn, ấn tượng ở đỉnh trang. Đó không phải Meta Title mà chính là Tiêu đề Nội dung trên Trang. Nó giúp khung cảnh của bài viết trở nên rõ ràng và hấp dẫn người đọc tiếp tục đọc.

Một điểm dễ nhận biết giữa chúng là Meta Title thường ngắn gọn và súc tích hơn, còn Tiêu đề Nội dung trên Trang thì có thể dài và mô tả hơn. 

Ví dụ: Khi tìm kiếm “Lợi ích của việc ăn sáng”, Meta Title có thể là “5 Lợi ích Không Ngờ từ Việc Ăn Sáng”, trong khi tiêu đề trên trang có thể là “Những Lợi ích Kỳ Diệu Mà Bữa Sáng Mang Lại Cho Sức Khỏe”.

Vai trò quan trọng của Meta Title trong SEO

Nâng cao tỷ lệ nhấp vào

Meta Title là cái tên đầu tiên mà người dùng thấy khi họ tìm kiếm thông tin trên Google. Một thẻ tiêu đề hấp dẫn và phù hợp sẽ giúp nâng cao tỷ lệ người dùng nhấp vào trang web của bạn. 

Tưởng tượng bạn đang đọc một danh sách và chọn lựa dựa trên tiêu đề; Meta Title cũng hoạt động theo cùng một nguyên tắc. Ví dụ, Meta Title “Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất” có lẽ sẽ thu hút sự chú ý hơn là “Content SEO”.

Mở rộng sự nhận diện thương hiệu

Khi bạn đặt tên thương hiệu vào Meta Title, bạn không chỉ cung cấp thông tin về nội dung trang mà còn tăng cường sự nhận diện thương hiệu. 

Ví dụ: “Cách Nấu Phở Bò Ngon Nhất – Nhà Hàng Phở Hải Dương”. Mỗi lần người dùng thấy tên thương hiệu của bạn, họ sẽ dần nhớ đến nó.

Tăng cường lượng truy cập và nâng cao hiệu quả SEO

Meta Title chất lượng không chỉ thu hút sự chú ý của người dùng mà còn thúc đẩy lượng truy cập vào trang web. Với nhiều người dùng truy cập, trang của bạn sẽ có cơ hội cao hơn để chuyển đổi họ thành khách hàng hoặc người tiêu dùng.

Một vai trò quan trọng nữa của Meta Title là gì? Khi trang web của bạn nhận được nhiều sự tương tác từ người dùng, Google cũng sẽ đánh giá cao trang web của bạn, giúp nâng cao vị trí của bạn trên kết quả tìm kiếm.

11 nguyên tắc tối ưu hóa Title SEO cho năm 2023

Độ dài Meta Title SEO vừa phải

Độ dài Meta Title tối ưu thường nằm trong khoảng từ 50 đến 60 ký tự. Việc giới hạn độ dài này giúp đảm bảo rằng tiêu đề của bạn hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm và không bị cắt ngắn.

Độ dài Meta Title vừa phải
Độ dài Meta Title vừa phải

Đây cũng là cách để tránh “over-stuffing” – tức là chèn quá nhiều từ khóa vào tiêu đề, điều này có thể bị Google coi là spam. 

Ví dụ: Bạn có một trang web bán hàng online với mục tiêu tối ưu trang sản phẩm “Áo phông nam màu đen với thiết kế đơn giản và phong cách hiện đại”. 

Thay vì viết Meta Title dài như “Áo phông nam màu đen với thiết kế đơn giản và phong cách hiện đại | Cửa hàng thời trang ABC”, bạn có thể tối ưu nó thành “Áo phông nam màu đen – Thiết kế đơn giản và phong cách hiện đại”.

Ưu tiên chèn từ khóa ở vị trí đầu một cách tự nhiên

Khi mọi người tìm kiếm thông tin trên Google, họ thường quét nhanh tiêu đề để tìm kiếm từ khóa mà họ đã nhập. Vì vậy, việc đặt từ khóa ở vị trí đầu trong Meta Title có thể giúp bài viết của bạn thu hút sự chú ý nhanh chóng.

  • Lợi ích cho SEO: Google và các công cụ tìm kiếm khác thích những tiêu đề có từ khóa ở đầu tiên, vì nó giúp họ xác định nhanh chóng nội dung chính của trang.
  • Làm sao để chèn từ khóa tự nhiên: Điều quan trọng là bạn không nên “nhét” từ khóa một cách cẩu thả. Tiêu đề cần phải có ý nghĩa và dễ đọc.

Ví dụ: Nếu bạn viết về cách làm bánh pizza, thay vì viết “Pizza: Hướng dẫn làm tại nhà”, bạn nên viết “Hướng dẫn làm Pizza ngon tại nhà”.

Tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng

Để thu hút người đọc và khuyến khích họ nhấp vào liên kết của bạn, tiêu đề cần phải giải quyết hoặc liên quan đến nhu cầu hoặc vấn đề mà họ đang gặp phải, hay còn được gọi là Search Intent.

  • Hiểu người tiêu dùng: Tìm hiểu đối tượng mục tiêu của bạn, những gì họ quan tâm, và cách họ tìm kiếm thông tin.
  • Tạo ra giá trị thực sự: Tiêu đề của bạn nên thể hiện rằng nội dung bên trong sẽ giúp giải quyết một vấn đề hoặc cung cấp thông tin hữu ích.

Ví dụ: Nếu bạn viết về cách giảm cân, một tiêu đề như “5 cách giảm cân nhanh chóng mà không cần tập thể dục” sẽ thu hút sự chú ý của những người không có thời gian hoặc không thích vận động.

Đảm bảo Title thu hút, tự nhiên và kích thích sự tò mò

Tránh việc viết Meta Title quá cứng nhắc và không gây sự tò mò cho người dùng. Hãy sử dụng ngôn từ tự nhiên và tạo ra sự kết hợp giữa việc tối ưu từ khóa và tạo cảm hứng cho người đọc.

Ví dụ: Nếu bạn quảng cáo một khóa học online về nghệ thuật vẽ, thay vì viết Meta Title như “Khóa học vẽ tranh online”, bạn có thể tối ưu nó thành “Khám phá nghệ thuật vẽ tranh chuyên nghiệp ngay tại nhà”.

Đảm bảo Title không bị trùng lặp

Mỗi trang web chỉ nên có một Meta Title duy nhất. Tránh việc sử dụng các thẻ tiêu đề trùng lặp vì điều này có thể làm cho trang web của bạn bị coi là spam và không được đánh giá cao bởi các công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: Nếu bạn có một trang web bán hàng trực tuyến và có nhiều trang sản phẩm, hãy đảm bảo rằng mỗi trang có một Meta Title riêng biệt thể hiện nội dung của trang đó. 

Thay vì sử dụng cùng một tiêu đề “Áo phông nam – Cửa hàng thời trang XYZ” cho tất cả các trang sản phẩm, hãy tối ưu nó thành “Áo phông nam với thiết kế độc đáo – Cửa hàng thời trang XYZ”.

Xem thêm: 10 công cụ Check Unique Content tốt nhất 2023

Phản ánh chính xác nội dung cốt lõi của bài viết

Khi bạn tạo ra một Meta Title, điều quan trọng nhất là nó phải phản ánh chính xác nội dung cốt lõi của bài viết.

Điều này giống như việc bạn đặt tên cho một cuốn sách hoặc bộ phim. Bạn muốn người đọc hoặc người xem biết ngay lập tức nội dung chính mà họ sắp tiếp xúc.

Ví dụ: Bạn có một bài viết về “Lợi ích của việc ăn rau củ mỗi ngày”. Một Meta Title tốt cho bài viết này có thể là “5 Lợi Ích Sức Khỏe Khi Ăn Rau Củ Hàng Ngày”.

Tiêu đề này không chỉ nêu rõ lợi ích mà còn nhấn mạnh sự quan trọng của việc tiêu thụ rau củ hàng ngày.

Tránh việc lặp lại từ và sai sót chính tả

Sai sót chính tả hoặc lặp lại từ trong Meta Title không chỉ làm mất đi tính chuyên nghiệp của trang web, mà còn có thể làm mất lòng tin từ người dùng. Một tiêu đề chứa lỗi chính tả có thể khiến người dùng nghĩ rằng trang web không đáng tin cậy.

Hãy tưởng tượng bạn đang tìm một công thức nấu ăn và gặp tiêu đề “Công Thức Nấu Ăn Ăn Ăn Món Ngon”. Ngay lập tức, bạn có thể cảm thấy hoang mang và không chắc chắn về chất lượng nội dung bên trong.

Ngoài ra, việc lặp từ không chỉ gây rối mắt mà còn giảm đi sự hấp dẫn của tiêu đề. Khi tạo Meta Title, hãy sử dụng từ điển hoặc các công cụ kiểm tra chính tả để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng ngôn ngữ chính xác và không gây hiểu lầm.

Thêm lời kêu gọi hành động (CTA) khi cần thiết

Khi bạn muốn khuyến khích người dùng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, tải xuống hoặc đăng ký, sử dụng lời kêu gọi hành động trong Meta Title có thể rất hữu ích. 

Đúng vậy, CTA trong Meta Title sẽ giúp tạo ra sự thúc đẩy và khích lệ người dùng tương tác với trang web của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn khuyến khích người dùng mua hàng, bạn có thể sử dụng Meta Title như “Mua ngay: Bộ sưu tập mới nhất của chúng tôi sẽ làm bạn say đắm”.

Lời kêu gọi “Mua ngay” tạo ra sự kích thích và khích lệ người đọc nhấp vào và khám phá bộ sưu tập mới nhất của bạn.

Thích nghi với các thiết bị

Ngày nay, việc truy cập thông tin không chỉ giới hạn ở máy tính cá nhân nữa. Điện thoại thông minh, máy tính bảng, smart TV… tất cả đều có khả năng truy cập web. Vì vậy, Meta Title của bạn cần phải thích nghi tốt trên mọi thiết bị.

Đặc biệt, trong thời đại mà người dùng có xu hướng truy vấn phần lớn bằng điện thoại di động, việc tối ưu Mobile SEO rất cần được chú trọng.

  • Độ dài phù hợp: Một Meta Title tối ưu thường có từ 50-60 ký tự. Điều này đảm bảo rằng tiêu đề của bạn sẽ hiển thị đầy đủ trên hầu hết các thiết bị, không bị cắt xén hay lược bỏ.
  • Chú ý tới dòng chữ: Trên một số thiết bị di động, dòng chữ có thể bị ngắn hơn so với máy tính. Đảm bảo rằng những từ quan trọng nhất của bạn nằm ở phần đầu tiên của tiêu đề.

Ví dụ: Thay vì viết “Hướng dẫn chi tiết về cách trồng hoa hồng trong chậu”, bạn có thể viết “Trồng Hoa Hồng: Hướng Dẫn Chi Tiết Trong Chậu”.

Tối ưu hóa cho Voice Search

Với sự phát triển của trợ lý ảo như Siri, Google Assistant, hay Alexa, việc tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search) trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

  • Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên: Khi người dùng thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói, họ thường sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giống như đang nói chuyện. Hãy đảm bảo Meta Title của bạn sử dụng từ ngữ gần gũi và dễ hiểu.
  • Tập trung vào câu hỏi: Nhiều tìm kiếm bằng giọng nói bắt đầu bằng các từ như “làm thế nào”, “tại sao”, “ở đâu”… Đảm bảo tiêu đề của bạn có thể trả lời hoặc liên quan tới những câu hỏi phổ biến mà người dùng có thể đặt ra.

Ví dụ: Nếu bạn viết bài về cách làm bánh, một tiêu đề như “Làm thế nào để tạo ra chiếc Bánh Chocolate Mềm Mịn?” sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm bằng giọng nói.

Chú ý đến thị trường địa phương

Nhiều người làm kinh doanh thường bỏ qua vấn đề đề này, vì họ không tìm được mối liên kết giữa Local SEO với Meta Title là gì.

Khi bạn nghe câu “chú ý đến thị trường địa phương”, bạn có thể tưởng tượng đến việc mua hàng từ cửa hàng tạp hóa ở góc phố, hoặc việc tìm một quán cà phê ngon ở gần nhà mình. Vậy, khi nói đến SEO, điều này có nghĩa là gì?

Thị trường địa phương trong SEO liên quan đến việc tối ưu hóa trang web của bạn cho những người tìm kiếm dựa trên vị trí địa lý nhất định. Điều này giúp trang web của bạn xuất hiện trước mắt đúng đối tượng mục tiêu tại một khu vực cụ thể.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một tiệm bánh mì ở Đà Nẵng. Bạn muốn mọi người ở Đà Nẵng, khi gõ “tiệm bánh mì ngon nhất”, sẽ thấy tiệm của bạn xuất hiện đầu tiên.

Để làm được điều này, trong Meta Title của bạn có thể chứa: “Bánh Mì Đà Nẵng – Tiệm Bánh Mì Ngon Nhất Đà Nẵng”.

Bằng cách này, bạn đang tối ưu cho từ khóa “tiệm bánh mì Đà Nẵng”, giúp Google hiểu rằng bạn muốn tiếp cận khách hàng ở khu vực này.

Liệu có nên sử dụng dấu hoặc các ký tự đặc biệt trong Title SEO?

Khi viết Meta Title, nhiều người thường hỏi việc thêm dấu hoặc ký tự đặc biệt có giúp tăng sự nổi bật cho tiêu đề hay không? Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện một cách cẩn trọng.

  • Lợi ích của việc thêm dấu: Dấu như dấu chấm than (!) hoặc dấu hỏi (?) có thể làm cho tiêu đề trở nên thu hút, nhấn mạnh sự khẩn cấp hoặc tạo ra sự tò mò.
  • Nguy cơ liên quan: Việc sử dụng quá nhiều dấu hoặc ký tự đặc biệt có thể khiến tiêu đề trở nên rối rắm, không chuyên nghiệp. Đồng thời, một số ký tự đặc biệt có thể không được hiển thị đúng trên mọi trình duyệt.

Do đó, hãy sử dụng dấu hoặc ký tự đặc biệt một cách có mục đích và tiết chế. Đảm bảo rằng chúng thực sự thêm giá trị cho tiêu đề và không làm mất đi tính chuyên nghiệp.

Ví dụ 1: Giả sử bạn đang chạy một campaign giảm giá và bạn muốn nổi bật thông điệp giảm giá của mình.

  • Tiêu đề thông thường: “Mùa hè giảm giá lớn tại Cửa hàng X”
  • Tiêu đề với dấu: “Mùa hè giảm giá lớn tại Cửa hàng X – Giảm đến 50%!”

Ở ví dụ trên, dấu chấm than tạo nên cảm giác khẩn cấp và nổi bật giữa hàng loạt kết quả tìm kiếm khác.

Ví dụ 2: Bạn muốn thu hút sự chú ý với câu hỏi.

  • Tiêu đề thông thường: “Những bí quyết chăm sóc da bạn cần biết”
  • Tiêu đề với dấu: “Bạn đã biết những bí quyết chăm sóc da này chưa?”

Sử dụng dấu hỏi khuyến khích người tìm kiếm suy nghĩ và có xu hướng nhấp vào liên kết của bạn.

Các lỗi phổ biến khi viết Meta Title là gì?

  • Dài dòng và không rõ ràng: Tiêu đề dài hơn giới hạn cho phép (khoảng 60 ký tự) sẽ bị cắt xén trong kết quả tìm kiếm, làm mất đi thông điệp quan trọng.
  • Không chứa từ khóa hoặc chọn từ khóa không chính xác: Tối ưu hóa SEO không đạt hiệu quả nếu bỏ sót từ khóa quan trọng.
  • Tiêu đề không liên quan đến nội dung: Một tiêu đề hấp dẫn nhưng không liên quan sẽ khiến người đọc cảm thấy bị lừa dối.

Lời kết

Bằng cách hiểu rõ Meta Title là gì và áp dụng các nguyên tắc tối ưu hóa thẻ tiêu đề, bạn không chỉ tăng sự nhận diện trên các công cụ tìm kiếm mà còn xây dựng niềm tin và sự quan tâm từ người tiêu dùng. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên – hãy tận dụng sức mạnh của Meta Title và viết lên câu chuyện thương hiệu của bạn ngay hôm nay!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay