Search Intent là gì? 9 loại mục đích tìm kiếm của khách hàng

Mục lục bài viết
Search Intent là gì

Sẽ ra sao nếu mình nói: Bạn chỉ cần xác định đúng Search Intent, tối ưu SEO thì tỷ lệ lên top Google sẽ tăng đáng kể. Và đó là sự thật. Vậy Search Intent là gì? Cùng mình tìm hiểu nhé… 

Search Intent là gì?

Search Intent là mục đích, ý định tìm kiếm của người dùng. Nếu bạn làm nội dung đánh trúng vào Search Intent thì bài viết sẽ dễ dàng lên top Google, website nhận thêm nhiều traffic tự nhiên.

Ví dụ: Bạn cần mua quần áo giá rẻ ở TP. HCM. Search Intent của bạn sẽ là: Shop bán quần áo giá rẻ tại TP. HCM. Dĩ nhiên, các shop ở tỉnh thành khác hoặc có giá cao sẽ không phải mục tiêu tìm kiếm của bạn.

Lợi ích khi xác định đúng Search Intent là gì?

  • Khi tìm được đúng thông tin đang quan tâm, người xem sẽ ở lại bài viết lâu hơn, giúp giảm tỷ lệ thoát trang.
  • Đưa nội dung tiếp cận nhiều độc giả hơn, từ đó mang về lượng truy cập đáng kể. 
  • Cung cấp nội dung chất lượng, có giá trị và độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh. 
  • Tạo được nội dung hấp dẫn, phù hợp người đọc, từ đó tăng chuyển đổi, tăng tương tác. 
  • Hiểu rõ người xem của bạn và xây dựng nội dung phù hợp trong từng giai đoạn bán hàng. 
  • Tối ưu chi phí và đạt hiệu quả cao khi chạy các chiến dịch quảng cáo.
  • … 

Các loại Search Intent chính

1. Research Intent

Research Intent (mục đích tìm kiếm thông tin) là loại Search Intent phổ biến nhất. Các bài viết này thường phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải thích khái niệm hoặc phân tích vấn đề gì đó cho người đọc (như các bài viết của Wikipedia).

Ví dụ về Research Intent
Ví dụ về Research Intent

2. Answer Intent

Tương tự như Research Intent, Answer Intent lại là các bài viết giải đáp câu hỏi của người dùng theo dạng hộp định nghĩa, hộp trả lời. Các thông tin này thường nằm ở vị trí đầu trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Ví dụ về Answer Intent
Ví dụ về Answer Intent

3. Local Intent

Local Intent là loại ý định tìm kiếm địa điểm nào đó. Khi bạn gõ tên của một địa điểm cụ thể vào thanh tìm kiếm, Google sẽ hiển thị kết quả là bản đồ (Google Map).

Ví dụ về Local Intent
Ví dụ về Local Intent

4. Transaction Intent

Nếu người dùng tìm kiếm thông tin cho nhu cầu mua hàng thì đó là Transaction Intent. Google thường trả về các trang web thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada,…) , trang web kinh doanh,…

Ví dụ về Transaction Intent
Ví dụ về Transaction Intent

5. Video Intent

Như tên gọi của nó, Video Intent là dạng tìm kiếm video và kết quả trả về là các Thumbnail của video Youtube có nội dung, chủ đề bạn cần tìm.

Ví dụ về Video Intent
Ví dụ về Video Intent

6. Visual Intent

Người dùng tìm kiếm từ khóa và kết quả cho ra các hình ảnh từ top 10 bài viết được xếp hạng cao trên Google hoặc các trang như Pinterest, pexels,… Loại này được gọi là Visual Intent.

Ví dụ về Visual Intent
Ví dụ về Visual Intent

7. News Intent/Fresh Intent

News Intent/Fresh Intent là dạng tìm kiếm cho ra kết quả Story Box, các mục có lượt xem nhiều trong ngày/tuần/tháng hoặc cũng có thể là các trang tin tức.

Ví dụ về News Intent
Ví dụ về News Intent

8. Branded Intent

Branded Intent là dạng tìm kiếm thông tin về một thương hiệu nào đó. Google có thể trả về các trang thương mại điện tử của thương hiệu, thông tin về thương hiệu như tiểu sử, địa chỉ,…

Ví dụ về Branded Intent 
Ví dụ về Branded Intent 

9. Split Intent

Split Intent là ý định tìm kiếm của 8 loại Search Intent trên tập hợp lại. Điều này bắt nguồn từ việc tìm kiếm một cách chung chung dẫn đến Google đưa ra nhiều loại kết quả khác nhau có liên quan đến từ khóa.

Ví dụ về Split Intent
Ví dụ về Split Intent

Sự khác biết giữa Custumer Insight và Search Intent là gì?

Nếu chỉ đọc qua khái niệm, nhiều người sẽ lầm tưởng Search Intent và Insight giống nhau. Nhưng về cơ bản thì hai khái niệm này khác nhau về mức độ mong muốn của người dùng, cụ thể:

  • Search Intent: Mong muốn, suy nghĩ trong đầu của người dùng khi thực hiện tìm kiếm một vấn đề gì đó. 
  • Customer Insight: Là nhu cầu, mong muốn sâu xa của khách hàng, là động lực thúc đẩy người dùng hành động (tìm kiếm, mua hàng, đăng ký dịch vụ,…).

Cách tìm ra Search Intent

Để tìm ra Search Intent, bạn có thể thử làm theo những điều sau: 

  1. Sử dụng các công cụ Ahrefs, Google Keyword, Keyword Tool,… để nghiên cứu từ khóa. 
  2. Phân loại từ khóa dựa trên nhóm đối tượng mục tiêu. 
  3. Xây dựng và hoàn thiện bảng từ khóa ngữ nghĩa. 
  4. Phân tích nội dung từ các trang web đã lọt TOP và phân tích đối thủ. 
  5. Lên chiến lược nội dung, từ đó lập danh sách các từ khóa mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể (nên lập một Topic Cluster sẽ hiệu quả hơn nhé).
  6. Sản xuất nội dung cho từ khóa theo các nhóm chủ đề đã xác định. 
  7. Đo lường hiệu quả nội dung (thông thường sẽ căn cứ vào traffic, lượt tương tác, thời gian ở lại website).
  8. Điều hướng nội dung và tiếp tục phân tích các từ khóa còn lại.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá tối ưu SEO & Content Marketing[/su_note]

11 mẹo tối ưu Search Intent

1. Tham khảo trang kết quả đầu tiên của Google 

Bạn hãy thử đóng vai trò người dùng để tìm kiếm thông tin được xếp hạng cao trên Google. Đây cũng là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu thật sự của khách hàng và mang đến cho họ nội dung chất lượng, phù hợp.

Tham khảo SERP
Tham khảo SERP

2. Tìm đúng câu hỏi để trả lời

Hãy tìm câu hỏi mà người dùng cần giải đáp và tạo nội dung trả lời cho câu hỏi đó. Cách tốt nhất để tìm câu hỏi và xem phần “Mọi người cũng hỏi” trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.

Mục này cung cấp cho bạn danh sách các câu hỏi phổ biến mọi người tìm kiếm trên Google. Và dĩ nhiên nó sẽ liên quan đến chủ đề bạn đang tìm kiếm. 

Mục Mọi người cũng hỏi
Mục Mọi người cũng hỏi

3. Đa dạng loại nội dung

Ngoài ra, để phục vụ đúng Search Intent của khách hàng, bạn cũng cần đa dạng hóa loại nội dung của mình như bổ sung thêm video, Visual Content, Podcast, Social Content,… 

4. Phân loại từ khóa 

Việc này giúp bạn “chạm” đến khách hàng ở bất kỳ giai đoạn nào trong hành trình mua sắm của họ. Có 3 cách phân loại từ khóa phổ biến:

  • Từ khóa thông tin: Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng), ví dụ: Content là gì, Marketing là gì,…
  • Từ khóa thương mại: Người dùng đã có ý định mua hàng nhưng vẫn còn cân nhắc), ví dụ: Dịch vụ SEO tốt nhất, so sánh các dịch vụ content SEO,… 
  • Từ khóa bán hàng: Người dùng có nhu cầu mua hàng): Đăng ký gói content chuẩn SEO, mua dịch vụ chăm sóc fanpage,…

5. Lập kế hoạch 

Bạn cần lập kế hoạch Content Marketing cụ thể để phát triển nội dung theo đúng định hướng và nhu cầu của người xem. Đừng sản xuất content “theo cảm hứng”, bạn phải có kế hoạch rõ ràng mới đạt được hiệu quả cao.

6. Chọn mục đích tìm kiếm cụ thể

Không nên mông lung giữa vô vàn Search Intent khác nhau. Thay vào đó, hãy chọn một loại Search Intent cụ thể cho mỗi bài viết để đạt hiệu quả tốt nhất. 

7. Hữu ích và ngắn gọn

Người dùng ưu thích “tiêu thụ nội dung nhanh”, nghĩa là nó phải hữu ích, súc tích. Bạn định hướng nội dung đúng với Search Intent của người xem, nhưng bài viết/ video lại quá dài dòng, lan man thì mọi người sẽ bỏ qua.

8. Viết Meta Description hấp dẫn

Meta Description (đoạn mô tả) là phần nằm dưới tiêu đề bài viết trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Viết đoạn mô tả hấp dẫn kết hợp với Search Intent đúng sẽ tăng tỷ lệ click vào bài viết và thời gian người xem ở lại website của bạn.

9. Đo lường hiệu quả content

Bạn cần đo lường hiệu quả nội dung để biết mình đã đánh vào đúng Search Intent của người xem hay chưa. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp cải thiện một cách tốt nhất.

Bạn nên sử dụng Google Search Console để theo dõi tình trạng website. Từ đó đưa ra phương án phát triển nội dung phù hợp hơn nhé.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 29 chỉ số đo lường hiệu quả Content Marketing 2023[/su_note]

10. Tạo ra giá trị cho người dùng

Hãy tạo nội dung có tối thiểu 3 tiêu chí sau:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin, chuyên sâu. 
  • Nội dung có căn cứ rõ ràng, liên kết với nhiều nguồn uy tín.
  • Xây dựng lòng tin bằng các trích dẫn của bên thứ 3 về sản phẩm.

Tốt hơn hết, bạn hãy tìm hiểu và bắt đầu sản xuất 10x Content.

11. Tối ưu nội dung

Đối với các từ khóa thông tin và thương mại, hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra giải pháp ngay trong heading 1. Ví dụ: Internal link là gì, cách viết content, tại sao bài viết không lên top Google,… Sau đó sử dụng heading 2 để trả lời câu hỏi/ đưa ra quy trình. 

Đối với từ khóa giao dịch, bạn nên hạn chế đặt các liên kết đến bài viết khác. Thay vào đó hãy chèn biểu mẫu điền thông tin, nút Call To Action (CTA) ở đầu hoặc giữa trang. 

Lời kết

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Search Intent là gì rồi phải không? Hãy bắt tay vào nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng đi nhé, kết quả sẽ không làm bạn thất vọng đâu! Và đừng quên theo dõi Kind Content để biết thêm nhiều kiến thức Content Marketing miễn phí nhé!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay