HomeContent MarketingMeta Description là gì? Bật mí 13 mẹo viết thẻ mô tả thu hút hơn
Meta description là gì

Meta Description là gì? Bật mí 13 mẹo viết thẻ mô tả thu hút hơn

Sẽ thế nào nếu mình nói Meta Description có thể thu hút thêm nhiều traffic cho website của bạn? Thực tế là có thể đấy. Vậy Meta Description là gì? Làm thế nào để viết đoạn mô tả chuẩn SEO? Cùng xem nhé!

Meta Description là gì? 

Meta Description là đoạn mô tả nội dung chính của bài viết (thường từ 140 – 160 ký tự), xuất hiện ngay dưới tiêu đề của mỗi kết quả tìm kiếm.

Ví dụ về Meta Description 

Trên WordPress

Hầu hết hệ thống quản trị nội dung (CMS) và plugin (WordPress, Yoast SEO,…) đều cho phép bạn thêm hoặc chỉnh sửa Meta Description bằng cách nhập vào ô có sẵn. Ví dụ:

Meta Description trong WordPress
Meta Description trong WordPress

Trên SERP 

SERP (Search Engine Results Pages) là trang kết quả tìm kiếm, chẳng hạn như Google. Meta Description sẽ xuất hiện trên SERP như sau: 

Meta Description trên trang SERP
Meta Description trên trang SERP

Chia sẻ trên mạng xã hội

Meta Description cũng xuất hiện trong các bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội, ví dụ:

Meta Description trên mạng xã hội
Meta Description trên mạng xã hội

Lưu ý: Nếu bài viết không có Meta Description, nền tảng mạng xã hội sẽ dùng ngẫu nhiên nội dung đầu tiên của bài viết để làm đoạn mô tả hoặc bỏ trống. 

Meta Description có thể được chọn ngẫu nhiên

Google thường tự viết lại thẻ mô tả bằng cách sử dụng một nội dung ngẫu nhiên trong bài viết, có chứa từ khóa mà người đọc tìm kiếm.

Google chỉ sử dụng Meta Description mà bạn tự viết với điều kiện nó phải chính xác. Đôi lúc Google dùng thẻ <meta name=”description”> để tạo đoạn mô tả nếu họ cho rằng nó chính xác hơn. 

Trong năm 2020, Google đã viết lại hơn 70% Meta Description (thống kê trên 30.000 từ khóa). Thế nên, bạn cần lưu ý hơn khi viết đoạn mô tả nhé! 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Tóm lại: Nếu Google nhận thấy Meta Description mà bạn tự viết chưa đủ tốt hoặc không phù hợp, họ sẽ tự tạo một đoạn mô tả mới.[/su_note]

Vì sao nên sử dụng Meta Description? 

Khái quát nội dung cho người đọc và Google

Meta Description giúp người đọc hình dung được ý chính của bài viết. Ngoài ra, thông qua đoạn mô tả, Google sẽ hiểu khái quát nội dung của trang web. Nhờ đó mà bài viết sớm được index, có tỷ lệ xếp hạng cao hơn. 

Tăng CTR (Tỷ lệ nhấp) 

Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm từ khóa “10x Content là gì” thì Google sẽ tự in đậm làm nổi bật các từ có liên quan trong đoạn mô tả. Điều này giúp gây chú ý với người dùng, bởi “thứ họ đang tìm” có trong bài viết của bạn và tỷ lệ họ nhấp vào bài viết cũng cao hơn. 

Từ khóa in đậm trong Meta Description
Từ khóa in đậm trong Meta Description

Thu hút traffic từ mạng xã hội 

Khi chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, các nền tảng này thường lấy 1 – 2 câu đầu của nội dung để làm đoạn mô tả. Nếu 1 – 2 câu đó không hay, có thể mọi người sẽ không nhấp vào bài viết. Vì thế: 

  • Cố gắng viết những câu đầu tiên thật cuốn hút, thể hiện được nội dung chính của bài viết.
  • Và đừng quên bạn có thể tự viết lại đoạn mô tả khi chia sẻ nội dung lên mạng xã hội.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Và đừng quên, Meta Description cũng là một yếu tố giúp tạo ra bài viết chuẩn SEO, hãy quan tâm đến nó nhiều hơn nhé.[/su_note]

Cách viết Meta Description chuẩn SEO

Chứa từ khóa chính

Từ khóa chính là thành phần quan trọng của Meta Description chuẩn SEO. Tuy nhiên, chỉ nên chèn 1-2 từ khóa vào đoạn mô tả, tránh chèn quá nhiều khiến câu văn lủng củng, tạo cảm giác như bạn đang spam từ khóa đấy.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá tối ưu SEO & Content Marketing[/su_note]

Dễ đọc, dễ hiểu

Mọi người thường sẽ lướt nhanh trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) để lựa chọn bài viết mà họ cần xem. Một Meta Description dễ đọc, dễ hiểu sẽ giúp mọi người nhanh chóng nắm được nội dung chính và muốn xem bài viết của bạn.

Hấp dẫn người đọc

Một lời dẫn thu hút ảnh hưởng rất nhiều đến việc người đọc có click vào bài viết của bạn hay không. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự chính xác và phù hợp với nhu cầu độc giả.

Độ dài hợp lý

Để nội dung đoạn mô tả được hiển thị đầy đủ trên Google thì bạn nên viết Meta Description tối đa 160 ký tự (tốt nhất là 120 ký tự). Ưu tiên chèn từ khóa và nội dung quan trọng vào đoạn đầu của Meta.

Đừng trùng lặp 

Mỗi bài viết cần có Meta Description riêng. Google sẽ xử phạt nếu bạn dùng đoạn mô tả giống nhau cho hàng loạt bài viết, hoặc sao chép từ website khác. Nếu không thể viết nội dung cho Meta Description, hãy để trống, Google sẽ tự chọn giúp bạn.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem ngay: 10 công cụ Check Unique Content tốt nhất 2023[/su_note]

Lấy Sapo làm Meta Desciption

Sapo là đoạn mở đầu của bài viết. Và đương nhiên từ khóa chính phải xuất hiện trong đoạn này. Thế nên bạn có thể lấy Sapo rồi chỉnh sửa ngắn gọn lại và dùng làm Meta Description. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Hiểu rõ cách viết Sapo: Sapo là gì? 18 bí kíp viết mở đầu bài viết thu hút[/su_note]

Đánh giá Meta Description tốt và chưa tốt

Meta Description tốt

Đoạn mô tả tốt
Đoạn mô tả tốt

Vì sao đoạn mô tả trên được đánh giá là tốt?

  • Chèn từ khóa chính “cách viết email” ngay đầu đoạn.
  • Chèn từ khóa phụ “cách mở đầu email” hợp lý, không bị lủng củng.
  • Thể hiện rõ nội dung chính: Hướng dẫn cách viết email, cách mở đầu, cách trình bày,…
  • Có lời kêu gọi “Click ngay bài viết…” thôi thúc người đọc nhấp vào bài viết.

Meta Description chưa tốt

Đoạn mô tả chưa tốt
Đoạn mô tả chưa tốt

Vì sao đoạn mô tả này chưa tốt?

  • Mình gõ từ khóa “cách viết email” và đoạn mô tả này không chứa từ khóa chính.
  • Chưa tóm tắt cho người đọc biết về nội dung chính của bài.
  • Nội dung của Meta Description không mô tả nội dung bài viết, chưa phù hợp với tiêu đề bên trên. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Bộ 40 cách viết tiêu đề hay và 80 mẫu title hấp dẫn[/su_note]

13 mẹo viết Meta Description hiệu quả

1. Chèn thêm CTA vào Meta

Hãy thử chèn lời kêu gọi hành động vào Meta Description, chẳng hạn như “Nhấp vào bài viết để biết thêm chi tiết”, “Mua hàng ngay”, “Khám phá ngay”, “Click xem bài viết”,… Nó có thể giúp tăng traffic cho website đấy. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Hiểu rõ hơn về CTA: CTA là gì? 39+ mẫu câu kêu gọi hành động hấp dẫn[/su_note]

2. Thêm các ưu đãi đặc biệt

Một hình thức quảng cáo vô cùng lý tưởng là chèn thông tin ưu đãi, giảm giá vào Meta Description. Việc này giúp kích thích khách hàng click vào nội dung của bạn, và đôi khi còn có thể chuyển đổi họ. 

3. Không dùng dấu ngoặc kép

Google sẽ tự động lược bỏ phần nội dung trong dấu ngoặc kép của Meta Description trên trang tìm kiếm. Nếu cần thiết, bạn có thể thay thế bằng bảng mã HTML Entity để sử dụng dấu ngoặc kép.

4. Mô tả đúng nội dung

Nếu Google phát hiện sẽ xử phạt những website chứa Meta Description đánh lừa người đọc. Khi Meta Description không mô tả đúng nội dung bài viết, người xem sẽ rời khỏi web của bạn trong vài giây, ảnh hưởng đến quá trình SEO. 

5. Giọng văn đơn giản, thu hút 

Bạn không nên dùng những từ quá chuyên môn, ẩn dụ, “đánh đố người xem”, khiến khó hiểu. Khi đó họ sẽ lướt qua rồi tìm bài viết dễ hiểu hơn. Thế nên cứ viết ngắn gọn, thuyết phục, đừng đao to búa lớn. 

6. Trả lời câu hỏi

Mọi người thường “hỏi Google”. Vì thế, bạn hãy cố gắng viết ra một Meta hữu ích để trả lời câu hỏi của người đọc. 

Giả sử họ hỏi: “Meta Description là gì?”, bạn có thể trả lời ngay: “Meta Description là đoạn mô tả nội dung chính của bài viết. Vậy làm thế nào để tạo ra Meta Description hiệu quả. Hãy xem bài viết này nhé!”

7. Đưa ra giải pháp cụ thể

Ví dụ, bạn đang viết bài về chủ đề “trị mụn tuổi dậy thì”. Nghĩa là người xem của bạn đang bị mụn và muốn điều trị. Hãy đưa ra giải pháp vào đoạn Meta Description, ví dụ:

“Khám phá 10+ loại thuốc trị mụn tốt nhất dành cho tuổi dậy thì. Đánh giá chi tiết ưu nhược điểm của từng loại sản phẩm.”

8. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Hãy thử gõ một cụm từ khóa trên Google và tham khảo các bài viết được hiển thị trong top 10 của trang kết quả tìm kiếm (SERP). Hãy tổng hợp Meta Description của đối thủ để nghiên cứu và chọn lọc điều gì đó phù hợp với thương hiệu của bạn.

9. Sử dụng phong cách viết riêng của thương hiệu 

Mỗi thương hiệu cần có một phong cách riêng (cách hành văn, kêu gọi hành động (CTA),…) Hãy xác định người xem của bạn là ai, họ làm gì, bao nhiêu tuổi,… Từ đó xây dựng phong cách thương hiệu phù hợp để thu hút họ nhé.

10. Tận dụng các xu hướng

Thông qua mạng xã hội (Tiktok, Facebook,…), Google Trends, BuzzSumo,… bạn có thể dễ dàng nắm bắt các từ khóa trending. Hãy dùng các từ khóa này để viết Meta Description hấp dẫn và thu hút hơn.

11. Làm mới các Meta Description cũ

Để được Google ưu tiên chọn lọc bài viết lên top đầu, bạn có thể làm mới nội dung đoạn mô tả cũ bằng cách:

  • Thay thế từ khóa cũ bằng từ khóa trending trên SERP (nội dung không đổi).
  • Thay đổi phù hợp theo tiêu chí chuẩn SEO của Google.
  • Cập nhật các ưu đãi mới nhất của cửa hàng (theo tháng, theo quý).

12. Các ký tự đặc biệt 

HTML cho phép bạn chèn các ký tự đặc biệt và đoạn mô tả, chẳng hạn như dấu tick, trái tim, ngôi sao,… Tuy vậy, bạn đừng nên lạm dụng những ký tự này, nó khiến bài viết trông thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy.

13. Đính kèm thông tin hấp dẫn

Nếu bên dưới thẻ Meta được chèn thêm một số thông tin như: Sao xếp hạng, số lượt bình chọn, giá cả,… sẽ khiến trang web của bạn trông uy tín và nổi bật hơn rất nhiều. 

Xếp hạng sao dưới Meta Description
Xếp hạng sao dưới Meta Description

Lời kết 

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và giúp bạn hiểu hơn về Meta Description là gì. Hãy áp dụng 13 mẹo viết Meta Description mà mình vừa chia sẻ để bài viết của bạn đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Share:

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Có thể bạn sẽ muốn đọc...

Trong thế giới SEO hiện đại, Skyscraper Technique (kỹ thuật Nhà chọc trời) đã trở thành một trong những chiến...
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc bảo vệ nội dung số đã trở nên cần thiết hơn bao...
Bạn có biết mỗi lần chúng ta tìm kiếm trên Google, những dòng chữ màu xanh lá cây xuất hiện...