Ở bài viết này Kind sẽ hướng dẫn bạn nghiên cứu từ khóa một cách nhanh và dễ hiểu nhất có thể. Mong là bạn có thể áp dụng ngay để tạo ra bản kế hoạch nội dung cho các kênh truyền thông của mình, đặc biệt là kênh Website.
Từ khoá là gì?
Keyword hay từ khoá, là những từ hay cụm từ mà người dùng tìm kiếm trên Google. Ví dụ bạn lên Google tìm kiếm “mẹo viết content”, thì cụm từ này chính là từ khoá.
Ngoài ra, từ khóa được phần thành 3 loại phổ biến, gồm:
Theo độ dài
- Từ khóa dài: Thường trên 3 từ, mức độ cạnh tranh thấp, có nghĩa cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi cao. Ví dụ: “Dịch vụ viết content chuẩn SEO”, “quán trà sữa tại TP HCM”,…
- Từ khóa ngắn: Thường dưới 3 từ, mức độ cạnh tranh cao, chủ đề rộng, chung chung, tỷ lệ chuyển đổi thấp. Ví dụ: “content SEO, quán trà sữa,…”
Theo chủ đề
- Từ khóa chính: Từ khóa trọng tâm cần SEO lên top, đại diện cho một lĩnh vực nào đó, thường được nhiều người tìm kiếm. Ví dụ: “Content Marketing, du lịch,…”
- Từ khóa LSI: Các từ khóa liên quan tới từ khóa chính giúp độc giả và công cụ tìm kiếm dễ hiểu nội dung hơn. Ví dụ: Với từ khóa chính là “Content Marketing” thì từ khóa LSI có thể là “dịch vụ Content Marketing, học Content Marketing, bí quyết làm Content Marketing,…”
Theo chính tả
- Từ khóa có dấu: Ví dụ“học làm nội dung, cách viết content,…”
- Từ khóa không dấu: Ví dụ“hoc lam noi dung, cach viet content,…”
Thực ra bạn chỉ cần chú trọng làm SEO cho từ khóa có dấu, đúng chính tả. Vì khi từ khóa có dấu lên top, nó sẽ tự kéo các từ khóa không dấu lên theo.
Nghiên cứu từ khoá là gì?
Keyword Research là cách gọi tiếng Anh của việc nghiên cứu từ khoá. Đây là quá trình tìm kiếm, phân tích các từ, cụm từ mà người dùng thường tìm trên Google.
Thường thì bạn sẽ phải tìm ra một bộ từ khoá gồm từ khoá chính, từ khoá phụ, từ khoá liên quan cho một bài viết. Cùng với một chiến lược từ khoá bao phủ toàn ngành.
Tại sao cần nghiên cứu từ khoá?
- Yếu tố đưa bài viết lên top: Để người dùng tìm thấy bài viết của bạn trên Google thì nó cần có bộ từ khóa đúng đắn. Cụ thể thì bộ từ khoá này sẽ được dùng để thêm thắt vào tiêu đề, phần mô tả và được rải đều trong bài viết chuẩn SEO của bạn.
- Hiểu insight khách hàng: Khi nghiên cứu từ khóa bạn sẽ thấy được “chân dung khách hàng”, xác định được họ cần gì, muốn xem gì. Từ đó sản xuất nội dung phù hợp đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
- Chọn từ khóa phù hợp: Nghiên cứu keyword cho biết khách hàng đang tìm gì, số lượt tìm kiếm chính xác của từng từ khóa, độ khó của từ khóa,… giúp chọn ra từ khóa phù hợp, khoa học và đâu là từ khóa cần ưu tiên SEO lên top.
- Định hướng nội dung: Bộ từ khóa hoàn chỉnh là kết quả của quá trình nghiên cứu từ khóa. Từ đây bạn có thể định hướng nội dung theo chủ đề lớn, đến chủ đề nhỏ, rồi triển khai thành bài viết để phục vụ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
- Tránh lãng phí nguồn lực: Bộ từ khóa sơ sài không đánh trúng nhu cầu của khách hàng sẽ gây tốn thời gian, chi phí, làm đội nhóm SEO chán nản khi làm mãi mà chẳng có kết quả gì.
Một số thuật toán chính về từ khóa
4 thuật toán chính của Google ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu từ khóa:
- Google Penguin: Thuật toán ngăn chặn spam từ khóa, backlink kém chất lượng.
- Google RankBrain: Thuật toán phân loại kết quả tìm kiếm để Google nắm rõ cách người dùng tương tác với SERP (trang kết quả trả về khi tìm kiếm bằng từ khóa).
- Google Panda: Thuật toán phát hiện và phạt các nội dung sao chép, kém chất lượng.
- Google Hummingbird: Thuật toán giúp người dùng tìm thấy thông tin đúng ngữ cảnh dựa trên từ khóa.
Hướng dẫn 6 bước nghiên cứu từ khóa
Dưới đây Kind Content sẽ chỉ cho bạn cách tìm từ khoá SEO một cách đơn giản nhất. Quy trình nghiên cứu từ khoá cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị công cụ nghiên cứu từ khóa
Khi mới bắt đầu thì bạn nên sử dụng 2 công cụ sau:
- Bắt đầu với keywordtool.io hoặc semrush.com bản miễn phí.
- Công cụ Ahrefs trả phí. (Bạn có thể mua chung với giá rẻ từ 100-200k/tháng. Tự Google tìm hiểu kỹ và mua cho tiết kiệm nhé)
Bước 2: Chuẩn bị từ khoá mầm
Ví dụ, bạn đang muốn viết bài về điện thoại iphone 12, thì cái từ khoá mầm đơn giản nhất là: “iphone 12”.
Nhiều khi từ khóa mầm này có do sếp bạn đưa xuống. Kiểu như: “Em ơi, tìm cho anh tất cả từ khoá liên quan tới “mẫu content” được không?”.
Bước 3: Tìm từ khoá liên quan nhờ công cụ phân tích từ khoá
3. 1. Dùng Ahrefs
Để phân tích từ khoá chi tiết hơn. Bạn hãy nhập một từ khoá mầm vào tools Ahrefs và đợi nó trả về kết quả.
Nhập ở đâu?
- Sau khi đăng nhập vào Ahrefs, hãy chú ý cái phần “Keyword Research”, click vào đó.
- Nó sẽ ra một cái ô để bạn điền từ khoá, lúc này hãy điền một từ khoá mầm vào.
- Chỉnh sang ngôn ngữ tiếng Việt.
- Rồi bấm tìm kiếm.
Xem ảnh:

Đợi vài giây, Ahrefs sẽ trả về cho bạn danh sách từ khoá trùng với từ khoá mầm (Terms match), danh sách từ khoá liên quan (Also rank for) và danh sách từ khoá câu hỏi (Questions) như dưới ảnh:

Việc của bạn bây giờ là click vào View all rồi tải về hết cả 3 danh sách này.
Sau khi bấm vào View all, bạn tải như sau:

Trong trường hợp từ khoá “mẫu content” thì Kind chỉ tải ở phần Terms match, vì 2 danh sách kia có vẻ không phù hợp lắm nên Kind loại luôn.
Ok, kết thúc bước này, mở file Excel vừa tải lên và bạn sẽ có một bảng danh sách keyword như thế này…

3.2. Dùng Keyword Tool
Tương tự như Ahrefs, bạn cũng nhập từ khóa mầm vào ô Search Box của Keyword Tool và bấm tìm kiếm.

Ngay sau đó nó sẽ trả về tất cả từ khóa liên quan tới từ khóa mầm của bạn như dưới ảnh này:

Hãy bấm vào nút Copy/ Export All để tải về tất cả những từ khóa này.
Tải về xong hãy file lên bằng Excel, và thế là bạn đã có bảng từ khóa.
Sau đó, hãy xóa đi tất cả các cột, chỉ giữ lại cột Keywords và cột Search Volume thôi nhé.

Dù bạn tìm từ khóa theo tool Ahrefs hay Keywordtools thì trước khi đi tiếp, bạn cũng cần: Một bảng danh sách từ khóa đầy đủ.
Bước 4: Nhóm từ khoá
Sau phần keyword search, thì bây giờ mới tới phần khó này.
Nhóm từ khoá là làm gì?
Khi nhìn vào bảng danh sách từ khoá, bạn sẽ thấy kha khá các từ khoá giống nhau từ mặt hình thức tới cả ý nghĩa. Đúng chứ?
Ví dụ như:
- bài content mẫu chuẩn seo
- bài mẫu content chuẩn seo
- bài viết content mẫu chuẩn seo
- content seo mẫu
- mẫu content chuẩn seo
Chính vì những từ khoá này gần giống nhau, nên chúng ta phải nhóm chúng lại để bỏ vào trong một bài viết duy nhất. (Hay còn gọi là bỏ vào một topic duy nhất)
Vậy, làm sao để nhóm được các từ gần giống nhau này vào một topic nhanh nhất?
4 bước nhóm từ khoá với Excel (WPS Office)
Kind sẽ dùng công cụ WPS Office để nhóm từ khóa, bạn có thể tải về chính xác công cụ này và làm theo các bước Kind sắp làm dưới đây nhé.
(Tương lai nếu biết công cụ nào nhóm keyword tốt hơn Kind sẽ cập nhật trên bài viết này. Còn hiện tại thì tạm vậy)
Vậy dùng thế nào?
Bước 1: Sắp xếp lại thứ tự từ khóa. Cái từ khóa nào có lượng search cao nhất thì lên đầu tiên.
Cụ thể bạn coi trong ảnh này:

Và đây là kết quả, các từ khóa có lượng search cao nhất đã lên đầu tiên:

Bước 3: Nhóm từ khóa bằng chức năng Filter (lọc) trong Excel.
Cụ thể như trong ảnh:

Sau khi bấm vào dấu mũi tên, nó sẽ hiện ra một cái bảng Filter như sau:

Sau khi ra được cái bảng này, hãy tới bước 4 nào…
Bước 4: Đọc lại danh sách từ khóa và nhập thủ công.
Ví dụ, Kind vào filter và nhập từ khóa “thời trang”. Thì nó sẽ hiện ra như này:

Sau khi bấm OK, công cụ sẽ xuất ra tất cả các từ khóa chứa từ “thời trang”, cụ thể như này:

Tiếp theo, hãy copy các từ khóa này vào một bảng mới cho tiện lên kế hoạch. Ví dụ:

Sau khi copy từ khóa vào bảng mới, hãy quay lại bảng cũ và xóa đi cho dễ check nhé.
Cuối cùng, hãy lặp lại bước này cho tới khi nhóm xong tất cả các chủ đề.
Bước 5: Phân loại từ khóa theo mục đích tìm kiếm
- Mục đích thông tin: Người dùng tìm thông tin mà họ chưa biết. Ví dụ: Bạn nghe ai đó nói làm SEO kiếm 30 triệu/tháng, bạn thích quá liền lên Google tìm “SEO là gì, cách làm SEO,…” để xem thông tin về nghề SEO.
- Mục đích giao dịch/mua hàng: Người dùng muốn mua hàng, tham khảo giá. Ví dụ: Bạn muốn mua iPhone 14, bạn lên Google tìm “mua iPhone 14, chỗ bán iPhone uy tín, giá iPhone 14,…”.
- Mục đích điều hướng đến website: Người dùng đã biết rõ muốn vào trang nào nhưng không muốn gõ cả cái link web dài ngoằng. Ví dụ: Bạn gõ Kindcontent khi muốn vào web https://kindcontent.net/.
- Mục đích nghiên cứu thị trường: Người dùng có ý định mua hàng, họ đang tìm hiểu và so sánh các sản phẩm. Ví dụ: “Laptop Asus và Dell cái nào tốt hơn, so sánh Samsung và iPhone,…”.
Ví dụ: Kind Content bán Dịch vụ Content Marketing, ở giai đoạn đầu sẽ triển khai các từ khóa như: SEO là gì, cách làm SEO,… Mục đích đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng. Từ đó xây dựng lòng tin và thương hiệu để bán dịch vụ của Kind Content.
Bước 6: Trình bày vào bảng kế hoạch
Vậy là ta đã nghiên cứu và nhóm xong một đống từ khóa rồi, hãy bỏ nó lên bảng kế hoạch nào.

3 chiến lược SEO từ khóa phổ biến
- Đẩy mạnh từ khóa phổ biến, được nhiều người tìm kiếm: Cách này khá khó bởi độ cạnh tranh rất cao, đòi hỏi nỗ lực trong dài hạn, phương pháp hợp lý.
- Đẩy mạnh từ khóa ngách, cạnh tranh thấp nhưng khả năng chuyển đổi cao: Cách này không quá khó, chỉ cần định hướng rõ ràng sẽ dễ dàng lên top và tiếp cận đúng tập khách hàng của thương hiệu.
- Ưu tiên SEO từ khóa đuôi dài trước rồi tới từ khóa đuôi ngắn: SEO từ khóa đuôi dài khá đơn giản vì mức độ cạnh tranh thấp nhưng khả năng chuyển đột lại rất tốt. Khi đã giữ top bền vững hãy bắt đầu SEO các từ khóa đuôi ngắn.
Lưu ý khi sử dụng từ khóa
Liên kết nội dung thành từng nhóm
Bạn có thể sử dụng Topic Cluster (mô hình cụm chủ đề) để liên kết các nội dung hợp lý, khoa học. Khi liên kết các bài viết với nhau, cả người dùng và Google đều có thể hiểu rõ hơn những gì bạn đang nói.
Tối ưu từ khóa
Một số yếu tố cơ bản giúp tối ưu từ khóa:
- Cho từ khóa xuất hiện trong tiêu đề
- Cho từ khóa xuất hiện trong Meta Description
- Cho từ khóa xuất hiện trong heading (H2, H3, H4,…)
- Cho từ khóa xuất hiện trong sapo (đoạn mở đầu bài viết)
- Cho từ khóa xuất hiện trong 100 chữ cuối cùng của bài viết
- Cho từ khóa xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lý
- …
Viết đủ thông tin
Nội dung chất lượng, hữu ích, giải quyết được vấn đề của khách hàng sẽ thu hút nhiều lượt xem, từ đó Google sẽ đưa bài viết lên top. Thế nên để sử dụng bộ từ khóa đã chọn lọc một cách hiệu quả thì nội dung phải đảm bảo chất lượng, có đủ thông tin độc giả đang quan tâm.
So sánh từ khóa SEO và từ khóa Google Ads
SEO | Google Ads |
Mục tiêu nội dung dài hạn | Mục tiêu nội dung ngắn hạn |
Thu về traffic miễn phí | Trả phí khi khách hàng nhấp vào quảng cáo |
Mất nhiều thời gian để lên top | Lên top ngay khi bắt đầu chạy quảng cáo |
Nếu dừng SEO, sẽ giữ top hoặc tụt dần nhưng vẫn thu hút lượng truy cập tự nhiên | Phụ thuộc vào ngân sách, hết ngân sách đồng nghĩa dừng chiến dịch |
Sự khác nhau khi nghiên cứu từ khóa SEO và từ khóa Google Ads:
- Đối với SEO: Nghiên cứu cả từ khóa gián tiếp (triển khai trước) và từ khóa trực tiếp (triển khai sau). SEO không cần đấu thầu từ khóa để đẩy lên top, thay vào đó là làm content, tối ưu onpage/offpage.
- Đối với Google Ads: Ưu tiên từ khóa trực tiếp liên quan đến bán hàng (dịch vụ SEO, mua điện thoại iPhone,…). Thường triển khai cùng lúc nhiều từ khóa trực tiếp và chắc chắn lên top. Nếu đủ ngân sách có thể đẩy thêm từ khóa gián tiếp (SEO là gì, đánh giá điện thoại iPhone,…) để kéo traffic về website.
Kết,
Thế là chúng ta đã nghiên cứu từ khóa xong rồi đấy. Ngoài ra, nếu việc tối ưu từ khóa là quá tốn thời gian thì bạn có thể dùng dịch vụ viết bài chuẩn SEO của Kind Content nhé, chúng có hỗ trợ trọn gói nghiên cứu & triển khai từ a-Z.