Google Panda là gì? Hướng dẫn cách khắc phục án phạt Panda

Mục lục bài viết

Google Panda là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến SEO? Làm sao để biết website có bị Google Panda phạt hay không? Hãy bình tĩnh, mình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về thuật toán Panda trong nội dung này!

Google Panda là gì?

Google Panda là thuật toán dùng để đánh giá chất lượng nội dung để hạn chế/loại bỏ các trang web “sơ sài”. 

Hiểu đơn giản, Panda sẽ giảm thiểu vấn đề trùng lặp, không đáng tin cậy, content rác,… để đưa đến người dùng những kết quả hữu ích nhất. 

Từ khi ra mắt vào 02/2011, thuật toán này (còn được gọi là Panda Back) đã thay đổi cách phát triển website của những người làm SEO. Thay vì đẩy mạnh số lượng bài viết, giờ đây họ phải chú trọng vào tính hữu ích và giá trị của content thì mới có cơ hội lên top Google. 

Yếu tố đánh giá của Google Panda là gì?

  • Chất lượng: Nội dung có giá trị thực sự hay không, có độc nhất, sâu sắc và đầy đủ hay không.
  • Độ dài: Bài viết/trang có đủ dài để trình bày đầy đủ thông tin về chủ đề hay không. (Nếu chỉ có 100 – 200 chữ sẽ rất dễ bị phạt). 
  • Tỷ lệ quảng cáo/nội dung: Số lượng và vị trí quảng cáo so với nội dung có hợp lý không. Tỷ lệ 10 banner quảng cáo/1000 chữ là không ổn. 
  • Đồng nhất về chất lượng: Nội dung trên toàn bộ website phải mang tính nhất quán, không chỉ một vài trang có chất lượng cao.
  • Trải nghiệm người dùng: Điều này bao gồm tốc độ tải trang, thiết kế giao diện, tối ưu di động, cách trình bày,…
  • Độ tin cậy: Có các thông tin xác thực như tác giả, thông tin liên hệ, chứng chỉ SSL, nguồn trích dẫn, External link, và các yếu tố khác để xác minh tính chính xác của nội dung.
  • Liên kết: Số lượng và chất lượng (không nhồi nhét, có thêm giá trị, vị trí hợp lý,…) của các liên kết trên toàn bộ trang web.
  • Cập nhật định kỳ: Google sẽ ưu tiên các trang thường xuyên được cập nhật nội dung mới.
  • Tương tác của người dùng: Cách người dùng tương tác với trang, như tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ nhấp chuột (CTR), thời gian trên trang,…
  • … 

Nguyên nhân website bị Panda phạt

1. Thin Content

Thin Content (nội dung mỏng) là bài viết không đầy đủ thông tin, bị trùng lặp, câu từ lủng củng, không liên quan chủ đề chính, các trang quá ít nội dung (thường là trang sản phẩm),… 

Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website và trải nghiệm người dùng, từ đó có nguy cơ cao bị Google Panda phạt.

Ví dụ: Một blog về ẩm thực có các bài viết chỉ dài khoảng 50-100 từ, nói chung chung về các loại thức ăn như “cá hấp rất ngon, gà ở đây vừa ăn” có thể bị coi là Thin Content. 

2. Content có chất lượng thấp

Website chỉ đưa ra thông tin qua loa, không có chiều sâu hoặc phân tích, thì có thể nói trang đó đang đăng tải content chất lượng thấp. Những bài viết kiểu này thường:

  • Sơ sài trong cách trình bày thông tin.
  • Không có ý kiến hay quan điểm riêng.
  • Thiếu nghiên cứu và không mở rộng được chủ đề.

3. Website thiếu Authority

Website thiếu Authority nghĩa là các trang thu thập/tham khảo thông tin từ các nguồn không uy tín, thiếu xác thực. Điều này khiến người dùng mất niềm tin và cũng có nguy cơ bị Google Panda đánh giá thấp.

4. Duplicate Content

Duplicate Content (nội dung trùng lặp) là tình trạng nội dung giống 100% hoặc một phần nào đó so với website khác nhau hoặc trên cùng một trang. Tình trạng này không chỉ làm giảm uy tín của trang web, mà còn dễ bị Google phát hiện và đánh rớt xếp hạng.

Một số yếu tố mà Google chú ý khi nói về trùng lặp nội dung:

  • Nội dung chính của trang.
  • Mã HTML của trang.
  • Thiết kế và bố cục giao diện.
  • Các thẻ Meta Description và Heading.

Lưu ý: Google sử dụng bot để “cào” thông tin từ trang web, kiểm tra từng phần như mã HTML, để xác định xem có Duplicate Content hay không. Để tránh rủi ro, mã HTML của bạn cần phải unique ít nhất là 51%.

5. Content Farming

Content Farming là thuật ngữ chỉ những website chủ yếu thu thập nội dung từ các nguồn khác và nhồi nhét nhiều từ khóa để tối ưu SEO, qua mặt Google. 

Mục tiêu chính việc này là leo top trên công cụ tìm kiếm thay vì tập trung nghiên cứu mang lại giá trị thực sự cho người đọc.

Ví dụ: Trang web A lấy bài viết từ trang web B (sửa lại chút ít, không thêm giá trị), sau đó chèn nhiều từ khóa hơn và tối ưu kỹ thuật SEO để cố gắng vượt qua trang web B trong kết quả tìm kiếm của Google.

6. Chứa nhiều quảng cáo

Một số website chủ yếu tập trung vào việc đặt banner quảng cáo hơn là cung cấp nội dung có giá trị. Trên những trang này, quảng cáo chiếm đa số diện tích, làm mất sự tập trung của người đọc và giảm trải nghiệm người dùng.

7. Lỗi schema

Schema là đoạn code javascript hoặc html có tác tác dụng đánh dấu dữ liệu cấu trúc ngắn. Nó giúp Google dễ dàng tìm và đọc nội dung, tăng khả năng xếp hạng của bạn. 

Google yêu cầu thông tin bạn cung cấp trong schema phải chính xác và phản ánh đúng những gì người dùng sẽ thấy trên website.

Ví dụ: Khi dùng schema để hiển thị số lượng review (66) và điểm đánh giá (3,6 sao), thông tin này phải chính xác và phải xuất hiện trên trang web. Nếu thông tin schema không đúng, Google có thể phát hiện và đánh giá thấp website của bạn. 

Tránh mắc lỗi Schema
Tránh mắc lỗi Schema

8. Spin content

Spin content (trộn nội dung) là việc tái sắp xếp và biến đổi câu từ dựa trên bài viết gốc để tạo ra nội dung mới. Đôi khi, sau khi “xào nấu” vẫn giữ nguyên ý nghĩa của bài gốc, nhưng cũng có thể đi theo một hướng khác. 

Tuy nhiên, Google xem đây là hình thức tạo “nội dung rác” và thường sử dụng thuật toán Google Panda để xóa bỏ các trang web chuyên Spin Content.

9. Keyword Cannibalization

Keyword Cannibalization là hiện tượng từ khóa cạnh tranh với chính nó trên cùng một website. Hiểu đơn giản, khi bạn có nhiều bài viết đều tập trung vào cùng một từ khóa hoặc chủ đề sẽ bị lỗi này. 

Kết quả là, thay vì một trang (có từ khóa duy nhất) lên top, thì giờ đây các trang dùng chung từ khóa lại cạnh tranh lẫn nhau. Dẫn đến Google không cho trang nào lọt top 10. 

Muốn biết có dính lỗi này không, bạn có thể sử dụng Screaming Frog, hoặc cú pháp “site:domain + từ khóa SEO” để tìm trên Google. 

Ví dụ: Để kiểm tra từ khóa “Cách viết bài chuẩn SEO bằng ChatGPT” trên website Kind Content, mình sẽ tìm “site:kindcontent.net cách viết bài chuẩn SEO bằng ChatGPT”. Kết quả không có từ khóa nào tương tự tức là bạn không bị lỗi Keyword Cannibalization.

Kiểm tra Keyword Cannibalization
Kiểm tra Keyword Cannibalization

(Website Kind Content chỉ có 1 trang dùng từ khóa “Cách viết bài chuẩn SEO bằng ChatGPT”.)

Dấu hiệu bị phạt bởi Google Panda là gì?

1. Lưu lượng truy cập giảm theo thời gian

Ban đầu, khi lượng truy cập bắt đầu giảm, có thể bạn sẽ cảm thấy không có vấn đề gì nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, chỉ sau 1 đến 2 tháng, hoặc thậm chí chỉ vài tuần, bạn sẽ nhận ra sự suy giảm traffic đang diễn ra đáng báo động. Điều này là do các tác động tiêu cực từ Google Panda gây ra.

Google Panda sẽ không ngay lập tức phạt website nếu chỉ có một lượng nhỏ nội dung trùng lặp. Thông thường, nó sẽ chờ đợi cho đến khi mức độ trùng lặp nội dung đạt đến khoảng 20 – 30% rồi mới tiến hành “đánh úp”, khiến bạn không ngờ tới.

Lưu ý: Về mặt này, có sự khác biệt giữa Google Panda và Google Penguin. Trong khi Google Panda làm giảm dần traffic, thì Google Penguin lại hành động dứt khoát hơn khiến cho lượng truy cập rớt đột ngột đôi khi không thể kiểm soát.

2. Lưu lượng truy cập giảm 50% 

Website đang hoạt động ổn định, lượng truy cập tự nhiên giảm mất một nửa. Điều này sẽ làm từ khóa rớt từ top 1 xuống top 10 hoặc thậm chí qua trang 2 của trang SERP. Lúc này, bạn vẫn có traffic  tự nhiên, nhưng nó đã giảm đến mức có thể nói là không còn tác dụng SEO.

Trường hợp cố ý hoặc vô tình tạo content kém chất lượng nhưng không bị giảm traffic thì sao?  

Không phải lúc nào cũng có thể thở phào nhẹ nhõm chỉ vì website của bạn chưa bị giảm lượng truy cập. Google có thể mất vài tháng để “điều tra” và thu thập dữ liệu trang web. 

Đến một lúc, bạn phát hiện ra các từ khóa quan trọng đã biến mất khỏi SERP thì đã quá muộn. Nên nhớ, việc phòng ngừa luôn hiệu quả hơn là phải chữa trị. Hãy luôn tạo nội dung tốt, tuân thủ nguyên tắc của Google.

Cách khắc phục hình phạt Google Panda

1. Noindex

Hiểu đơn giản, kỹ thuật Noindex là nói với Google: Đừng đưa trang web của tôi vào danh sách SERP. Bạn sẽ đặt thẻ Noindex vào phần “head” của mã HTML, trông như thế này:

<meta name=”robots” content=”noindex”>

Sau khi thực hiện, các trang được noindex sẽ biến mất khỏi Google. Bây giờ bạn có thể xóa trang hoặc cải thiện nội dung, mang đến giá trị nhiều hơn cho người xem. 

2. Canonical URL

Canonical URL là cách bạn chỉ cho Google biết rằng nhiều URL khác nhau đang có cùng một nội dung. Điều này giúp tránh tình trạng “nội dung trùng lặp” trong SEO.

Ví dụ, với 1 trang sản phẩm nhưng bạn có thể truy cập qua nhiều URL khác nhau:

  • http://website.com/product
  • http://www.website.com/product
  • http://website.com/product?ref=homepage

Google sẽ nghĩ đây là ba trang khác nhau, xem đó là nội dung trùng lặp. Để tránh việc này, bạn có thể dùng thẻ Canonical chỉ định một URL “chính thức” để Google lưu trữ. Thẻ này sẽ được đặt trong phần “head” của mã HTML, trông như thế này:

<link rel=”canonical” href=”http://website.com/product” />

Khi đặt thẻ này, Google sẽ biết đâu là URL chính thức và chỉ lưu trữ nó trong cơ sở dữ liệu.

3. Cải thiện content website

Xóa content kém chất lượng

Hãy tưởng tượng bạn là người đang tìm kiếm thông tin trên Google. Bạn cảm thấy thế nào khi bấm vào bài viết và chỉ thấy được thông tin vô bổ, không đúng nhu cầu, hay toàn là quảng cáo? Mình chắc chắn bạn sẽ thoát ra ngay để tìm content chất lượng hơn. 

Khi ai đó vào website rồi đi ra quá nhanh, Google sẽ hiểu là: 

  • Trang này không hữu ích.
  • Trải nghiệm người dùng có vấn đề.
  • Nội dung đã sai Search Intent, quá nông, không đầy đủ. 
  • Không thể cho lên top được. 

Vì thế, bạn cần thẳng tay gỡ bỏ các bài viết có thông tin không đầy đủ khỏi website. Đồng thời tiến hành cải thiện hiệu suất SEO, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người xem. 

Tiến hành Audit Content

Bạn phải Audit Content, xem xét và phân loại các bài viết để tìm ra những phần kém chất lượng. Đây là quá trình quan trọng, đặc biệt nếu website đã bị Google Panda phạt. Bạn có thể dựa theo 3 nguyên tắc để biết cần làm gì: 

  • Nếu nội dung có thể cải tiến, hãy cập nhật lại thông tin để nó trở nên có ích hơn.
  • Nếu nội dung đã tốt, không cần cải thiện thêm, không có phản hồi tiêu cực từ người dùng, thì đừng để thuộc tính “noindex” cho nó.
  • Nếu nội dung quá tệ, hãy xóa ngay lập tức. 

Có thể coi đây là chiến lược Index Management (quản lý lập chỉ mục).

3 nguyên tắc trên tạo điều kiện cho bạn tìm thấy những thông tin hữu ích, tăng hiệu suất website, đáp ứng, thậm chí vượt qua kỳ vọng của người dùng. Đồng thời, nó cũng đảm bảo rằng Google chỉ index các phần nội dung có giá trị nhất trên web của bạn.

Lưu ý: Đối với tất cả nội dung được đăng lên Google, duy trì chất lượng thông tin ở mức cao là rất quan trọng. Vì điều này giúp website tránh khỏi các thuật toán Google, trong đó có Panda.

4. Cải thiện CTR

CTR (tỷ lệ nhấp) là chỉ số thể hiện tỷ lệ người dùng nhấp vào liên kết website, quảng cáo, Internal link,… Nếu CTR cao, có thể coi là nội dung của bạn đang thu hút được sự quan tâm. Một số cách cải thiện tỷ lệ nhấp cho website: 

  • Title Tag: Tiêu đề là yếu tố đầu tiên mọi người nhìn thấy. Nó phải chứa từ khóa chính và cung cấp thông tin cụ thể, thú vị về nội dung.
  • Meta Description: Đoạn mô tả ngắn gọn nhưng chứa đựng đủ thông tin, từ khóa, gây tò mò, kích thích sự quan tâm, có Call To Action.
  • Chất lượng nội dung: Nội dung có giá trị và đáp ứng được nhu cầu, người xem sẽ tiếp tục click vào các trang khác trên website của bạn.
  • Đa phương tiện (ảnh, video,…): Làm phong phú trong cách trình bày nội dung, tạo ấn tượng, giữ cho người đọc quay lại, tăng khả năng họ click vào các link khác.
  • Tối ưu thiết bị: Website cần hiển thị tốt trên máy tính và đặc biệt là di động (vì đa phần người dùng tìm kiếm bằng thiết bị này).
  • Tốc độ tải trang: Một trang web nhanh chóng tải xong sẽ giảm tỷ lệ thoát và tăng CTR.

5. Cải thiện tổng thể website

Đừng chỉ tập trung vào việc bỏ đi những nội dung kém chất lượng. Hãy xem xét toàn bộ website và đề ra biện pháp cải tiến toàn diện. Cụ thể:

  • Nâng cấp chất lượng của các bài viết và thông tin trên trang.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) bằng cách giảm bớt các quảng cáo phô trương, biểu mẫu gây phiền nhiễu,… (chỉ nên giữ lại thành phần cần thiết). 

Cách hiệu quả nhất để tránh bị Google Panda phạt là tạo dựng thương hiệu vững chắc, định hướng website trở thành Authority Site. Điều này đòi hỏi nội dung xuất sắc, cung cấp giá trị thực cho người đọc.

Công cụ hỗ trợ khi bị Google Panda phạt

1. Copyscape

CopyScape là công cụ giúp kiểm tra độ trùng lặp nội dung 2 chiều. Nói cách khác, bạn vừa có thể kiểm tra unique nội dung, vừa xác định xem có ai lấy cắp content hay không. 

Công cụ này sẽ quét môi trường Internet để thu thập dữ liệu, phân tích và cho ra báo cáo chi tiết. 

Công cụ Copyscape
Công cụ Copyscape

2. Siteliner

Siteliner giúp bạn phân tích website để tìm ra các vấn đề như: Nội dung trùng lặp, liên kết hỏng và các yếu tố khác khi làm SEO. Nó giống như CopyScape nhưng có khả năng kiểm tra toàn bộ website thay vì một bài viết đơn lẻ. 

Siteliner sẽ nhanh chóng tìm ra các điểm cần cải thiện để tối ưu hóa website của bạn. Từ đó cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và trải nghiệm của người dùng.

Công cụ Siteliner
Công cụ Siteliner

Tiêu chí để tránh án phạt Google Panda là gì?

Checklist Tối ưu
Nội dung và thông tin Mang lại nhiều giá trị, đảm bảo chất lượng.
Có tính xác thực, đáng tin cậy.
Nghiên cứu tài liệu, ý kiến chuyên gia để viết đúng.
Loại bỏ nội dung trùng lặp.
Loại bỏ nội dung dùng chung từ khóa/ chủ đề.
Nội dung phải thú vị, có chiều sâu, chi tiết. 
Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người xem.
Tối ưu bài viết chuẩn SEO (từ khóa, URL,…)
Trùng lặp 100%, trừ các câu từ bắt buộc.
Văn phong và trình bàyTrình bày gọn gàng, rõ ràng, logic (ưu tiên dạng bullet).
Tránh sai lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp. 
Yếu tố khácHạn chế đặt quá nhiều banner quảng cáo. 
Tránh dùng tài khoản giả để đánh giá bài viết/ website.
Triển khai đi Backlink, tìm liên kết ngược từ nguồn uy tín.

Lời kết 

Qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ và đúng hơn về Google Panda là gì rồi phải không? Bên cạnh đó, mình hy vọng bạn đã biết cách tránh chịu ảnh hưởng xấu từ thuật toán Panda. 

Hãy áp dụng những kiến thức này để cải thiện và phát triển website ngay hôm nay!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay