HomeContent MarketingAuthority Site là gì? 8 bước xây dựng Authority Site kiếm tiền
Authority Site là gì

Authority Site là gì? 8 bước xây dựng Authority Site kiếm tiền

Authority Site là gì? Làm sao để biến trang web thông thường thành Authority Site? Có bao nhiêu cách kiếm tiền từ dạng website này? Cùng mình tìm hiểu trong nội dung hôm nay nhé! 

Authority Site là gì?

Authority Site là website có thẩm quyền, cung cấp nội dung chuyên sâu về chủ đề/ lĩnh vực cụ thể (MMO, Marketing, tài chính, chăm sóc sức khỏe,…). Đây là dạng website được Google đánh giá là có uy tín, đáng tin cậy. 

Có thể nói, Authority Site giống như “quyển sách” với đầy đủ thông tin chính xác, đã được kiểm chứng, có kinh nghiệm, trải nghiệm trong lĩnh vực nào đó. Tại đây, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm giải pháp giá trị cho vấn đề của họ. 

Lợi ích của Authority Site là gì? 

1. Tạo lòng tin

Website luôn đưa nội dung đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng sẽ tạo được lòng tin với họ. Từ đó, câu nói bạn nói sẽ có “sức nặng” và thuyết phục, mọi việc bạn làm sẽ đơn giản hơn nhiều đấy. 

2. Đa dạng cách kiếm tiền 

Authority Site không chỉ hỗ trợ hoạt động kinh doanh (bán hàng), nó còn có nhiều lợi ích như: Chạy các chiến dịch Marketing, nhận quảng cáo, bán khóa học, làm Affiliate,… 

3. Tạo giá trị lâu dài

Có thể bạn chưa biết, các website báo chí nhận được sự tín nhiệm rất cao từ Google, họ đăng bài mỗi ngày. Tuy nhiên, sau vài tháng thì những content mang tính “thời điểm” sẽ không có thêm traffic. 

Ngược lại, Authority Site cung cấp thông tin giá trị trong lĩnh vực cụ thể. Vì thế nội dung vẫn dễ dàng đứng top Google và có traffic đều đặn. 

Ví dụ: Bài viết “Content Marketing là gì? Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết 2023” của Kind Content dù vài năm nữa vẫn có các bạn mới học nghề vào xem. 

4. Có thêm kiến thức 

Khi xây dựng Authority Site buộc bạn phải liên tục tìm và học kiến thức khác nhau để tạo content chất lượng. Sau thời gian trau dồi, dần dần bạn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đã chọn. 

5. Bán web với giá cao

Để có một Authority Site, website phải tạo dựng được thương hiệu, lòng tin, độ uy tín với người dùng (và cả Google). Điều này không hề đơn giản. Vì thế có rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sở hữu web của bạn, nhằm mục đích nào đó. 

Khó khăn khi xây dựng Authority Site là gì?

1. Nhiều chi phí

Bạn cần bỏ ra chi phí tương đối lớn để biến website bình thường thành Authority Site. Đó có thể là:

  • Chi phí thuê người viết bài SEO chất lượng và chuyên nghiệp.
  • Chi phí cho các khoảng tối ưu SEO, đặc biệt là Backlink.
  • Chi phí nâng cấp hosting website khi có lượng traffic lớn hơn.
  • … 

2. Đa dạng kỹ năng

Authority Site không phải cách kiếm tiền nhanh. Để thành công với dạng website này, bạn cần đầu tư cho việc học thêm các kỹ năng như:

  • Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nào đó. 
  • Nghiên cứu Search Intent người dùng. 
  • Phân tích đối thủ trong ngành
  • Tối ưu Onpage và Offpage.
  • Viết content chuẩn SEO.
  • Nghiên cứu từ khóa.
  • Xây dựng trang web.
  • Kiến thức Marketing.
  • … 

3. Tốn thời gian 

Thông thường bạn phải mất từ 6 tháng đến vài năm để sở hữu trang web có thẩm quyền. Và đôi khi trong vài tháng đầu, bạn sẽ không thể hoặc kiếm được rất ít tiền từ việc làm website. 

So sánh Authority Site và Niche Site

Niche Site là dạng website đánh vào thị trường ngách. Ví dụ, website chỉ đưa thông tin về Nike Air Force 1 sẽ được gọi là Niche Site. Tuy nhiên, trang cung cấp nội dung xoay quanh giày thể thao (Nike, Adidas, Vans,…) sẽ không được gọi là Niche Site. 

Nếu không hiểu rõ, có thể bạn sẽ lẫn lộn khi định hướng đi theo Authority Site hay Niche Site. Thế nên hãy xem bảng so sánh dưới đây:

Authority Site Niche Site 
Nội dung Đầy đủ thông tin trong lĩnh vực.Chỉ có thông tin trong lĩnh vực ngách.
Lượng truy cậpNhận nhiều traffic.Nhận ít traffic (do ít người quan tâm hơn).
Cấu trúc Bao quát, rộng lớn, nhiều chủ đề.Nhiều trang khác nhau xoay quanh 1 chủ đề ngách. 
Xây dựng liên kết Nhiều chủ đề, dễ dàng tạo nội dung và đặt liên kết. Đôi khi còn hạn chế trong việc đặt liên kết. 
Tỷ lệ chuyển đổi Cần nhiều thời gian để xây dựng lòng tin, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khá cao do có ít đối thủ cạnh tranh. 

Ví dụ Authority Site: Nerd Fitness

Nerd Fitness là Authority Site được xây dựng từ năm 2009 bởi Steve Kamb. Steve đặt những viên gạch đầu tiên cho Nerd Fitness bằng việc chia sẻ kiến thức hữu ích về thể hình giúp người mới dễ dàng bắt đầu hơn. Dần dần website này đã trở thành nền tảng giáo dục thể hình hàng đầu thế giới. 

Sách điện tử là sản phẩm đầu tiên Steve Kamb bán được thông qua website Nerd Fitness. Sau đó là khóa học trực tuyến giá 99$ và mở ra trung tâm thể dục với mức phí 829$ – 1049$/ người. Để có kết quả này, phần lớn nhờ vào việc tạo lòng tin thông qua content chất lượng trên Authority Site. 

Cách cải thiện chỉ số DA cho website 

DA (Domain Authority) là chỉ số cho thấy mức độ uy tín, có thẩm quyền của website. Một số điều về Domain Authority:

  • Có hơn 40 yếu tố để chấm điểm DA.
  • Website đứng top Google thường có điểm DA cao.
  • Cần thời gian khá dài để tăng chỉ số DA. 

Lưu ý: Chỉ số này không được cung cấp bởi Google. Tuy vậy, khả năng cao Google đã dùng thuật toán tương tự để chấm điểm website. Vì thế đừng bỏ qua Domain Authority nhé. 

1. Xuất bản Content chất lượng

Vẫn là câu nói quen thuộc: “Content is King”. Để được Google đánh giá là uy tín, trước hết nội dung phải chất lượng, có giá trị và đúng đắn. Ngược lại, nếu tạo Thin Content (nội dung kém chất lượng), quá trình SEO sẽ gặp không ít khó khăn. Một số lưu ý:

  • Nghiên cứu từ khóa, sử dụng nhiều từ đồng nghĩa, đừng lặp từ.
  • Tham khảo thông tin, hiểu và viết lại, đừng sao chép nội dung của website khác.
  • Tránh lan man, đừng xoáy sâu vào vấn đề không liên quan đến nội dung chính.
  • Tối ưu câu chữ, trình bày nội dung đẹp mắt
  • … 

2. Kiên nhẫn đăng bài

Đăng nội dung chất lượng đều đặn sẽ giúp cải thiện chỉ số DA và một vài lợi ích khác:

  • Tăng traffic (lượng truy cập) theo thời gian. 
  • Xây dựng lòng tin, tăng chuyển đối. 
  • Dễ thở hơn khi làm SEO.
  • Phát triển được kỹ năng viết content. 

3. SEO Onpage

SEO Onpage là điều không thể thiếu khi phát triển website. Nắm rõ các quy tắc tối ưu SEO trên trang web giúp bạn cải thiện chỉ số DA hiệu quả. Một số yếu tố tối ưu Onpage:

  • Thẻ Meta Description: 140 – 160 ký tự, mô tả tả nội dung bài viết.
  • Mật độ từ khóa: 0.5 – 1.5% tổng số từ của bài viết, chèn hợp lý, tránh nhồi nhét. 
  • URL: Chứa từ khóa chính, viết không dấu, cách nhau bằng “-”.
  • Tiêu đề: Viết tiêu đề hấp dẫn, độ dài 55 – 65 ký tự, chứa từ khóa chính. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem các checklist tối ưu Onpage: Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất[/su_note]

4. Internal link 

Internal link (liên kết nội bộ) giúp cấu trúc website chặt chẽ hơn, cung cấp thêm thông tin, giảm tỷ lệ thoát,… Có thể bạn chưa biết, Wikipedia có điểm DA là 93 (rất cao). Hãy vào xem nội dung của họ, bạn sẽ thấy rất nhiều Internal link. 

5. Xóa Backlink xấu

Để có chỉ số DA cao, hồ sơ website phải “sạch”. Vì thế, hãy kiểm tra và xóa các Backlink từ website thiếu thẩm quyền (cờ bạc, phản động, trá hình,…). Hãy cẩn thận vì đôi khi sẽ có ai đó mua Backlink kém chất lượng trỏ về website của bạn để hạ xếp hạng từ khóa. 

6. Tạo liên kết chất lượng 

Bạn nên biết, cả 3 loại liên kết chính gồm: Internal link, External link và Backlink đều cần chất lượng, lưu ý: 

  • Internal link: Chỉ đặt liên kết có liên quan, cung cấp thêm giá trị/ kiến thức cho người xem.
  • External link: Vẫn phải “liên quan, có giá trị” và chỉ liên kết tới website tốt, có nội dung hữu ích. 
  • Backlink: Tạo 10x content để có Backlink tự nhiên (vì nó được Google đánh giá cao).

7. Đừng chỉ quan tâm website có DA cao

Ví dụ, “website A” đặt Backlink trỏ về trang của bạn. Website A có chỉ số DA cao hơn 75 (rất tốt). Tuy nhiên, nếu chỉ dựa và DA để đánh giá Backlink đó chất lượng thì chưa đủ. Vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

  • Số trang trên website A.
  • Lượng traffic của website A.
  • Số Backlink mà website A trỏ đến các trang khác.
  • Mức độ liên quan giữa website A và trang của bạn. 
  • Chất lượng của website A (nội dung, thiết kế, tối ưu SEO,…). 
  • … 

Thỏa mãn các yếu tố trên, Backlink sẽ được xem là chất lượng. Và nó sẽ giúp chỉ số DA trên website của bạn tăng lên. 

8. Đừng ngại nhận Backlink từ website có DA thấp 

Tương tự như mình vừa nói bên trên, DA không phải yếu tố quyết định chất lượng Backlink. Hãy lưu ý, có thẩm quyền là điều tốt nhưng mức độ liên quan giữa nội dung mới là yếu tố quan trọng tất yếu. (“liên quan” và phải có ích nữa nhé)

Hướng dẫn kiểm tra DA 

  • Bước 1: Vào Free Domain Authority Checker được phát triển bởi Moz.
  • Bước 2: Dán link website vào ô Enter a domain.
  • Bước 3: Chọn Check Authority. 
Kiểm tra DA của Wikipedia
Kiểm tra DA của Wikipedia

Các bước xây dựng Authority Site 

Bước 1: Chọn lĩnh vực

Website không thể trở thành Authority Site nếu hôm nay đăng bài về lĩnh vực A, ngày mai lại chuyển sang lĩnh vực B. Thế nên, bạn cần chọn một lĩnh vực cụ thể. Gợi ý:

  • Kiến thức: Sẽ khá khó khăn để tạo Authority Site nếu “xào nấu” nội dung của website khác. Do đó, hãy chọn chủ đề mà bạn am hiểu, có đủ kiến thức để viết về nó. 
  • Quan tâm: Chọn chủ đề mà bạn thấy hứng thú (dù có thể chưa đủ kiến thức để tự viết). Lúc này, khả năng sẵn sàng học hỏi sẽ rất quan trọng. 
  • Tiềm năng: Nếu nhận thấy lĩnh vực/ sản phẩm nào đó có khả năng phát triển và nhân rộng, hãy mạnh dạng “bắt lấy”. (Cần có tầm nhìn và nghiên cứu kỹ)
  • Evergreen: Chọn các ngách ổn định về nội dung và khả năng bán hàng. Ví dụ, Authority Site về tài chính, sức khỏe có thể mang về lợi nhuận quanh năm. Nếu chọn lĩnh vực đồ bơi, thường chỉ bán được vào mùa hè. 
  • Đa dạng cách kiếm tiền: Ví dụ ngách thời trang, bạn có thể kiếm thu nhập từ Affiliate, nhận quảng cáo, sản xuất và bán,… 
  • Dễ lên top: Có khá nhiều lĩnh vực đang bão hòa, website mới rất khó cạnh tranh với những “ông lớn”. Vì thế, hãy tìm một ngách còn nhiều từ khóa chưa được khai thác. Ví dụ: Vào khoảng cuối 2022, chủ đề ChatGPT có tỷ lệ cạnh tranh rất thấp ở Việt Nam. 

Bước 2: Tạo website và xây thương hiệu

Sau khi xác định được lĩnh vực, hãy tìm tên miền và mua hosting tại đơn vị uy tín để bắt đầu tạo website. Bên cạnh đó, bạn nên đầu tư cho việc thiết kế logo, màu sắc chủ đạo,… của thương hiệu để gây ấn tượng với người xem. 

Bước 3: Chuẩn bị bộ từ khóa 

Cách đơn giản nhất để có bộ từ khóa cho website mới là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

  • Bước 1: Lên Google, gõ “top”, “best” hoặc “list top” + “lĩnh vực của bạn” blog
  • Bước 2: Kiểm tra chỉ số DA của các web vừa xuất hiện.
  • Bước 3: Sử dụng Ahrefs hoặc SEMrush để kiểm tra các từ khóa xếp hạng của đối thủ.
  • Bước 4: Lọc từ khóa theo volume, độ khó, vị trí không trả tiền, ý định tìm kiếm

Đối với website mới, hãy ưu tiên chọn từ khóa có độ khó thấp. Đồng thời ra sức tìm Phantom Keyword (từ khóa có ít thông tin trên Google) để dễ dàng lên top hơn. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá tối ưu SEO & Content Marketing[/su_note]

Bước 4: Viết bài và tối ưu 

Chọn một từ khóa chính, lên Outline Content chuẩn SEO từ top 10 đối thủ và viết bài. Lưu ý, sau khi viết phải tối ưu SEO Onpage (mình có hướng dẫn ở trên). 

Bước 5: Thu hút traffic 

Bên cạnh việc tối ưu SEO để tìm traffic, bạn nên sử dụng các cách sau để có thêm người xem trên Authority Site:

  • Liên hệ với các website cùng ngành và thỏa thuận đặt Guest Post (đi Backlink).
  • Tạo nội dung tốt hơn để website khác chủ động đặt liên kết trỏ về trang của bạn. 
  • Chia sẻ nội dung lên mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm,…

Bước 6: Tìm kiếm email 

Bạn có thể thu thập email của người xem bằng cách:

  • Thêm biểu mẫu điền thông tin vào website.
  • Chiến lược kêu gọi “đưa email đổi quà tặng” (quà tặng có thể là: Ebook, tài liệu chuyên ngành, tham gia nhóm cập nhật thông tin miễn phí,…).
  • Xây dựng cộng đồng (Facebook, Zalo, Discord,…) để duy trì kết nối và xin email từ người xem.

Những người đồng ý cung cấp email được xem là khách hàng tiềm năng mang lại thu nhập cho bạn. Vậy làm sao để kiếm tiền trên website có thẩm quyền? Xem tiếp nhé… 

Bước 7: Bắt đầu kiếm tiền 

Sau thời gian dài xây dựng Authority Site thì đây là lúc bạn “hái quả ngọt” từ nó thông qua:

  • Affiliate Marketing.
  • Bán sản phẩm của bạn.
  • Nhận đặt quảng cáo trên website.
  • Nhận quảng cáo trong bài viết. 
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn/ đào tạo trong lĩnh vực của bạn. 
  • Đặt banner quảng cáo của Google Adsense.
  • Bán Authority Site với giá cao.
  • … 

Bước 8: Chuyển sang Outsourcing

Khi Authority Site đã mang lại nguồn doanh thu tốt, hãy nghĩ đến việc Outsourcing (đi thuê ngoài). Nghĩa là bạn sẽ thuê người khác quản lý website nhằm giảm tải thời gian làm việc để đi du lịch, hoàn thành các dự định khác, chăm sóc gia đình,… 

Lưu ý: Outsourcing không hề đơn giản, nếu bạn thuê phải người quản lý không hiệu quả sẽ dẫn đến chất lượng Authority Site kém đi. 

Lời kết

Như vậy mình đã chia sẻ với bạn Authority Site là gì rồi đấy. Việc xây dựng website có thẩm quyền đôi khi mất tới vài năm. Tuy nhiên, “quả ngọt” mà bạn gặt hái được sẽ vô cùng xứng đáng. Thế nên, hãy bắt đầu bằng việc tạo content chất lượng.

Share:

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Categories

You May Also Like

Trong thế giới SEO hiện đại, Skyscraper Technique (kỹ thuật Nhà chọc trời) đã trở thành một trong những chiến...
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc bảo vệ nội dung số đã trở nên cần thiết hơn bao...
Bạn có biết mỗi lần chúng ta tìm kiếm trên Google, những dòng chữ màu xanh lá cây xuất hiện...