Mục lục bài viết

Quy trình viết content: 8 bước cho người mới bắt đầu

Quy trình viết content

Là người mới viết content chắc bạn cũng gặp vấn đề là không biết bắt đầu viết từ đâu, không có quy trình viết content rõ ràng nên hay bị thiếu ý, thừa ý, xóa đi viết lại liên tục đúng không?

Đừng quá lo, quy trình viết content của mình dưới đây chắc chắn sẽ giúp được bạn! Dù bạn viết content cho Fanpage, website, kịch bản video, Instagram,… Thì đều nên áp dụng các bước dưới đây.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Nếu bạn là Writer trong một công ty hoặc một tổ chức tốt thì sẽ được Content Leader/ sếp/ quản lý, hoặc bộ phận Marketing đưa rất rõ mục tiêu rồi nhỉ?

Nhưng nếu chưa thì bạn cũng có thể đề xuất cấp trên các mục tiêu như sau:

  • Tăng nhận diện cho thương hiệu (giúp mọi người biết thương hiệu là ai, đang bán gì, có thế mạnh ra sao,…
  • Tăng niềm tin, sự tin yêu cho người dùng.
  • Tăng lượng khách hàng tiềm năng, tăng đơn hàng,…

Tùy mục tiêu bạn đặt thì sẽ có những kế hoạch khác nhau.

Bước 2: Lập chiến lược, kế hoạch Content Marketing

Ở bước này bạn cần lên được chiến lược nội dung, và kế hoạch Content marketing cụ thể để đạt được cái mục tiêu đó.

Mình đã có hướng dẫn ở bài viết này: 10 bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể

Và đừng quên xây dựng cả Content Direction để định hướng bạn viết đúng giọng văn, đúng tinh thần thương hiệu, hoặc đơn giản là đúng yêu cầu của sếp/ khách hàng.

Nếu công ty bạn chưa chuẩn bị được những thông tin trên thì bạn có thể tự học và đề xuất cho công ty nhé. Đã sáng tạo thì phải hướng tới hiệu quả kinh doanh chứ không phải viết cho vui nhé.

Bước 3: Chọn một chủ đề để viết

Nếu đã chuẩn bị được kế hoạch Content Marketing thì bây giờ bạn chỉ cần chọn chủ đề thôi. Hãy lựa chủ đề càng cụ thể càng tốt, ví dụ:

  • Chia sẻ quy trình viết bài của Kind Content.
  • Chia sẻ các Checklist viết bài chuẩn SEO.
  • Kể câu chuyện abc và liên kết tới bài học xyz.

Bước 4: Tìm thông tin tham khảo

  • Tìm xem đối thủ của bạn làm như thế nào.
  • Tìm trên Google (Tốt nhất là 10 bài viết đầu tiên)
  • Tìm trên Fanpage, Insta, Twitter,…
  • Tự bổ xung kiến thức nhờ các tài liệu chuyên ngành.

Bước 5: Xây dựng mục lục bài viết

Lúc này bạn cần dựa trên kinh nghiệm cá nhân và kết hợp các nguồn tham khảo để phác họa được các ý chính có trong bài ra các mục cụ thể. Ví dụ như bài này có 7 bước, cũng chính là 7 ý quan trọng nhất trong bài viết đấy.

Bước 6: Tiến hành viết bài

Theo Kind, bạn có 3 cách để làm được bước này.

Cách 1. Tổng hợp thông tin, viết lại từ bài khác.

Viết lại không đơn giản là sửa vài từ đâu. Mà các bạn nên sửa lại theo các nguyên tắc sau:

  • Bạn cần lọc ra những nội dung hay nhất của đối thủ và viết lại.
  • Cần sửa lại theo đúng văn phong, tính cách của thương hiệu.
  • Luôn phải hướng tới việc làm thông tin đầy đủ hơn, hay hơn và ngắn gọn hơn.
  • Bạn nên tham khảo từ 3 – 4 nguồn khác nhau, tránh việc copy từ một nguồn duy nhất.

Cách 2. Viết nhờ kinh nghiệm cá nhân

Để có thể viết nhờ kinh nghiệm cá nhân thì bạn phải đọc thật nhiều tài liệu để nắm rõ được chủ đề, khi đó mới đủ thông tin và kiến thức để viết.

Ngoài ra thì bạn cần chú ý 2 điều sau:

  • Khi viết không được quay lại sửa. Vì chỉ khi đoạn đủ ý thì bạn mới có góc nhìn tổng quan, lúc đó mới biết câu nào chưa tốt để sửa; Và để tránh bị ngắt mạch suy nghĩ, lạc ý tưởng, mất sự tự nhiên trong lời văn.
  • Trong lúc viết bạn có thể bị bí từ, ngập ngùng, cần tài liệu xác minh,… Thì cứ ghi luôn đang bí từ, ngập ngùng, để sửa sau. Cứ kệ nó và viết cho tới cuối nhé.

Cách 3. Áp dụng linh hoạt cả 2 bước trên

Một bài viết tuyệt nhất là bài viết về chủ đề bạn hiểu sâu, cộng với việc chắt lọc tất cả các ý hay nhất của đối thủ. Nếu bạn thực sự tâm huyết với bài viết, hãy làm cả 2 bước trên nhé.

Bước 7: Chỉnh sửa lại bài viết

Tất nhiên khi viết không ngừng, không quay lại sửa thì câu từ sẽ có phần lủng củng. Nên nếu câu nào đọc lại bạn cảm thấy vô lý thì xóa nó đi.

Khi bài viết gọn hơn rồi sẽ tiến hành bổ sung các ý còn thiếu để đoạn văn logic, đủ ý. Khi các ý đã đủ và logic thì cuối cùng mới là bước sửa. Làm câu ngắn hơn, hay hơn, dễ hiểu hơn, hài hơn, chuẩn SEO,…

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm checklist này để tối ưu bài viết cho thật hay nhé: 69+ cách viết content thu hút đến từng chi tiết

Bước 8: Xuất bản và theo dõi

Trước khi đăng bài, bạn nên dùng danh sách này để kiểm tra thêm một lần nữa nhé:

  • Bài viết có mắc các lỗi cơ bản không? Ví dụ như chính tả, ngữ pháp, bố cục lộn xộn, thừa ý,…
  • Những gì bạn đăng có đúng với các tiêu chí thương hiệu đề ra không? Ví dụ như font chữ, màu sắc ảnh, logo,…
  • Ai là người đọc content của bạn? Liệu content này có liên quan tới họ? Đọc xong họ nhớ gì?
  • Giọng văn bạn sử dụng trong bài viết thế nào? Khán giả đọc xong có biết là ai không?
  • Bạn đã kiểm tra trùng lặp chưa? Có cần ghi nguồn không?

Khi bài viết đã ổn thì bạn có thể đăng bài và theo dõi hiệu quả của content (để sửa kịp thời hoặc cải tiến) rồi đấy.

Kết luận,

Vậy là mình đã chia sẻ xong tới bạn quy trình viết content rồi đấy, bài viết này rất dễ hiểu và dễ áp dụng đúng không? Mong bạn tiếp tục ủng hộ Kind Content nhé.

Chia sẻ lên:
Picture of Lâm Nguyễn
Lâm Nguyễn
Mình là Lâm, Founder của Kind Content và Moderator của cộng đồng Tâm Sự Con Sen. Mình đã triển khai hơn 200 dự án Content & SEO cho nhiều công ty từ bé đến lớn, điển hình như TNS, Vietnix, FPT,... Đồng thời mình cũng đam mê với việc phát triển bản thân qua những khóa học, sách, phim nổi tiếng trên thế giới.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay