Cấu trúc Silo là gì? 5 bước tạo cấu trúc Silo tinh gọn cho website

Mục lục bài viết
Cấu trúc Silo là gì

Cấu trúc Silo giúp Google hiểu rõ phân cấp nội dung trên website của bạn, tăng trải nghiệm người dùng,… Vậy cụ thể thì cấu trúc Silo là gì? Nó có vai trò như thế nào? Làm sao để ứng dụng Silo vào website? Mọi thứ sẽ được giải đáp trong nội dung hôm nay! 

Cấu trúc Silo là gì? 

Cấu trúc Silo là cấu trúc website phân chia nội dung theo chủ đề chính (topic). Các nội dung phụ (subtopic) có chung chủ đề sẽ được liên kết thành từng nhóm riêng biệt. Việc này tạo sự rõ ràng, liên quan và logic cho tuyến nội dung. 

Mô hình Silo
Mô hình Silo

Ví dụ đơn giản về Silo, trên blog Kind Content có:

Mỗi nội dung phụ sẽ đặt link dẫn đến chủ đề chính. Đồng thời các content phụ trong cùng một nhóm sẽ liên kết với nhau. Lúc này cơ bản đã tạo thành cấu trúc Silo. 

Sản xuất càng nhiều nội dung trong Silo sẽ được Google đánh giá cao về mức độ liên quan trên website. Đồng thời, có số lượng lớn content giúp bạn đáp ứng mọi nhu cầu tìm kiếm của người dùng. 

Vai trò cấu trúc Silo trong SEO website

1. Index nhanh hơn 

Sử dụng cấu trúc Silo giúp các nội dung liên quan được phân nhóm gọn gàng. Vì thế, bot Google sẽ nhanh chóng quét và hiểu được bạn đang muốn nói điều gì. Từ đó rút ngắn quá trình index (thu thập dữ liệu và cho phép nội dung xuất hiện trên SERP). 

2. Tăng trải nghiệm người dùng

Silo giúp nội dung liên kết chặt chẽ với nhau. Từ đó người dùng sẽ dễ dàng tìm thêm thông tin về chủ đề họ đang quan tâm. Khi triển khai Silo đúng cách song song với việc sản xuất content đều đặn, website có khả năng giải quyết hầu hết vấn đề từ phía người dùng. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 16 checklist trình bày nội dung tối ưu UX/ UI[/su_note]

3. Không bỏ lỡ content 

Website không có cấu trúc rõ ràng, đăng bài “loạn xạ” sẽ rất khó tìm ra các lỗ hổng nội dung. Ngược lại, cấu trúc Silo giúp bạn nhìn thấy sơ đồ content của từng chủ đề. Từ đó dễ dàng tìm được Content Gap (nội dung bị bỏ sót) và bổ sung để cạnh tranh với đối thủ khác. 

4. Tăng cường Internal link 

Làm SEO thì Internal link là yếu tố không thể thiếu. Với cấu trúc Silo, việc đặt liên kết nội bộ trở nên đơn giản và có định hướng rõ ràng. Lợi ích: 

  • Bot Google dễ dàng hiểu nội dung của bạn. 
  • Cung cấp thêm thông tin hữu ích. 
  • Chủ động điều hướng người xem đến trang đích. 
  • Cải thiện thời gian ở lại website (Time on site).
  • Tăng tỷ lệ tương tác với người dùng (User Engagement).
  • Tăng tỷ lệ nhấp (CTR).
  • Giảm tỷ lệ thoát (Bounce rate).
  • Đôi khi còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate).
  • … 

5. Có nhiều ngữ cảnh phù hợp  

Hiểu đơn giản, một Silo sẽ bao gồm các nội dung cùng chủ đề. Nghĩa là mỗi content chắc chắn có liên quan tới nhau. Tối thiểu là có đề cập đến từ khóa của bài viết khác trong cùng nhóm. Chính vì thế sẽ tạo ra nhiều ngữ cảnh phù hợp để đặt link, tránh được lỗi nhồi nhét liên kết. 

Ví dụ: Nếu một bài viết nói về Apple, đồng nghĩa sẽ có vị trí phù hợp để chèn các Internal link đến nội dung liên quan như:

  • Steve Jobs
  • Tim Cook
  • Điện thoại iPhone
  • Macbook 
  • … 

Đặt liên kết vào vị trí phù hợp còn giúp Google hiểu được ngữ cảnh của trang. 

6. Cải thiện PageRank

Google sử dụng PageRank để chấm điểm giá trị của một trang dựa vào số lượng và chất lượng liên kết trỏ đến nó (bao gồm Backlink và Internal link).

Vì Silo là liên kết “vòng tròn” giữa các trang trong cụm chủ đề, thế nên PageRank sẽ được luân chuyển trên toàn bộ website. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 15 công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO mới nhất 2023[/su_note]

7. Tăng thẩm quyền 

Có thể bạn chưa biết, khi trang nào đó nhận Backlink chất lượng, nó có thể “chia sẻ” sự uy tín với các content khác bằng cách đặt Internal link. Và dĩ nhiên, nếu một từ khóa trong cụm chủ đề lên top, khả năng cao nó sẽ kéo thứ hạng của các từ khóa khác. 

Hạn chế của cấu trúc Silo 

Với những lợi ích như trên, Silo là cấu trúc được nhiều website sử dụng. Tuy vậy, nó vẫn có nhược điểm. 

Để phát huy sức mạnh của cấu trúc Silo, bạn chỉ được đặt liên kết giữa các bài viết trong cùng chủ đề. Nếu liên kết bị “rò rỉ” sang nội dung ở chủ đề khác, đồng nghĩa cấu trúc Silo bị phá vỡ. 

Tuy vậy, một số chuyên gia SEO cho rằng, chỉ cần hợp lý và đúng ngữ cảnh là có thể đặt liên kết. Cách làm này sẽ tốt cho SEO và người xem. Điển hình là Wikipedia, họ đặt liên kết mọi khi có thể. 

Vẫn chưa có khẳng định nào xác thực vấn đề này. Gây ra không ít hoang mang cho những bạn bắt đầu xây dựng cấu trúc website. 

Các loại cấu trúc Silo 

Cấu trúc Silo sẽ có 2 dạng, gồm: Silo vật lý và Silo ảo. Cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn nhé… 

1. Silo vật lý là gì? 

Cấu trúc Silo vật lý sẽ tạo ra các thư mục URL để phân loại content và sắp xếp các trang liên quan với nhau. Thông qua URL, người dùng và bot Google có thể hiểu được cấu trúc/ phân cấp website của bạn. 

URL Silo vật lý sẽ trông như thế này: “Địa chỉ homepage/silo page/sub silo page”

Ví dụ: https://fptshop.com.vn/may-tinh-bang/samsung-galaxy-tab-s7-fe, trong đó:

  • Địa chỉ homepage: https://fptshop.com.vn/ 
  • Silo page: https://fptshop.com.vn/may-tinh-bang/ 
  • Sub Silo page: https://fptshop.com.vn/may-tinh-bang/samsung-galaxy-tab-s7-fe 

Với cấu trúc Silo vật lý, nội dung từng chủ đề sẽ được phân cấp: Trang chủ => Silo Page (danh mục) => Sub Silo page (trang con có liên quan). 

Ví dụ: Với FPT Shop thì Silo page sẽ là phần Điện thoại, Laptop, Máy tính bảng, Apple,… được đặt ngay đầu trang. Còn Sub Silo Page sẽ là các trang giới thiệu từng dòng sản phẩm riêng biệt. (Thông thường, Silo vật lý được dùng cho các website thương mại.)

2. Silo ảo là gì? 

Silo ảo là sử dụng Internal link liên kết các bài trong cùng chủ đề để tạo cấu trúc website. Dạng Silo này vẫn hiệu quả và có sức mạnh to lớn nếu website không dùng Silo vật lý. Đây là cách xây dựng cấu trúc Silo đơn giản cho những người mới bắt đầu làm website.

Các bước xây dựng cấu trúc Silo 

Bước 1: Chủ đề và định hướng 

Xác định chủ đề chính bạn muốn phát triển. Từ đó đề ra định hướng và trình tự làm nội dung. 

Đầu tiên, hãy phân tích các đối thủ hàng đầu (bao gồm website nước ngoài) để biết họ triển khai cấu trúc web như thế nào. Phân tích một số thứ như:

  • Các chủ đề chính của đối thủ. 
  • Cách họ đi Internal link.
  • Cách họ triển khai nội dung.
  • Cách họ bố trí giao diện website (thanh điều hướng, menu,…).

Đây là những website đã được Google đánh giá cao. Do đó, bạn hãy tìm cách tối ưu trang web ngang bằng họ. Đừng vội tìm cách tạo ra website tốt hơn đối thủ (đôi khi bạn sẽ làm “không đúng ý” Google).

Trong trường hợp website đã có cấu trúc trước đó, hãy tìm từ khóa lên top để biết Google hiểu nội dung của bạn theo hướng nào. Đồng thời cũng nên kiểm tra xem đâu là nội dung được người dùng tương tác tích cực. Từ đó để ra cách phát triển cấu trúc Silo. 

Bước 2: Lên kế hoạch Silo  

Sau bước 1, bạn đã xác định được các chủ đề chính cho website rồi phải không? Giờ hãy chuẩn bị tối thiểu 5 content cho mỗi chủ đề. 

Tiếp theo, hãy sử dụng mindmap (sơ đồ tư duy) để nhóm các nội dung thành Topic Cluster (cụm chủ đề) một cách gọn gàng. Phương pháp này giúp bạn dễ dàng bổ sung và kiểm soát cấu trúc website thông qua sơ đồ nội dung. 

Ví dụ Topic Clusster của Kind Content:

Topic Cluster của Kind Content
Topic Cluster của Kind Content

Lưu ý: Theo mình thì mindmap là cách đơn giản nhất để định hình cấu trúc nội dung. Thực ra Excel, Sheet, quyển sổ tay hay bất kỳ thứ gì bạn thấy thuận tiện đều sử dụng để nhóm nội dung được  nhé. 

Bước 3: Tạo content

Khi đã có sơ đồ nội dung ở bước 2, bạn chỉ cần bám vào đó để viết bài SEO theo trình tự: Chủ đề chính => các chủ đề nhỏ. 

Ví dụ: Kind Content sẽ triển khai chủ đề “cách viết bài chuẩn SEO” trước, sau đó là “nghiên cứu từ khóa, check unique, content curation,…” chẳng hạn. 

Và hãy nhớ tạo content chất lượng, ít nhất là ngang bằng với các đối thủ trên Google. Muốn làm được như vậy bạn cần: Có Outline Content chuẩn SEO, thông tin chính xác, tối ưu SEO,… 

Để cấu trúc Silo mạnh hơn, bên cạnh chất lượng nội dung, bạn cần quan tâm đến số lượng bài viết. Hãy kiểm tra số lượng content của các website đầu ngành và đưa ra lộ trình sản xuất phù hợp. 

Gõ cú pháp site:link website để kiểm tra số lượng trang/ bài viết của web bất kỳ. Ví dụ: site:fptshop.com.vn có khoảng 210.000 trang/ bài viết. 

Kiểm tra số trang trên website
Kiểm tra số trang trên website

Bước 4: Thêm các liên kết 

Sử dụng 3 dạng liên kết gồm: Internal link, External link và Backlink.

Internal link

Trong cụm chủ đề sẽ có: Chủ đề chính và các chủ đề phụ. Mỗi content phụ sẽ đặt liên kết trỏ đến nội dung chính. Ngoài ra, các content phụ trong cùng chủ đề trên một website liên kết với nhau càng nhiều càng tốt. Và đó là cách đi Internal link theo cấu trúc Silo. 

External link

Chỉ đặt External link đến trang thật sự liên quan và có thể tạo thêm giá trị cho người xem. Việc sử dụng liên kết ngoài đôi khi rất quan trọng. Trong trường hợp website nhận quá nhiều Backlink mà không đặt External link sẽ bị Google nghi ngờ là thao túng kết quả tìm kiếm. 

Backlink 

Ví dụ: Website A có 2 chủ đề chính là “Điện thoại Apple” và “Điện thoại Samsung”. Website B viết bài “Giới thiệu iPhone 14” chỉ nên Backlink về content trong cụm chủ đề “Điện thoại Apple” để tối ưu tuyệt đối cấu trúc Silo. 

Vì thế, bạn cần kiểm tra nguồn Backlink thường xuyên. Nếu phát hiện liên kết ngược trỏ về từ các web kém uy tín và không cùng chủ đề thì bạn nên cân nhắc từ chối nhận Backlink bằng công cụ Disavow của Google.

Bước 5: Phát triển Silo

Bạn nên xây dựng cấu trúc Silo cho từng cụm chủ đề rồi mới phát triển thêm nhánh khác. Đừng vội viết 1 – 2 bài cho chủ đề này rồi “nhảy” sang chủ đề khác. Vì với số lượng content quá ít sẽ không hình thành cấu trúc Silo. 

Khi có nhiều content, hãy tìm Phantom Keyword – những từ khóa chưa được khai thác để dễ dàng lên top. Từ đó sẽ giúp tăng xếp hạng các bài SEO trong cụm chủ đề. 

Những lưu ý khi xây dựng cấu trúc silo

1. không nên tự ý thay đổi cấu trúc

Nếu cấu trúc website của bạn không phải Silo (kim tự tháp, bánh xe,…), đừng vội thay đổi. Việc tự ý đổi cấu trúc bất chợt sẽ khiến Google không hiểu nội dung web của bạn. Vì thế, khi muốn chuyển sang Silo, hãy thực hiện với từng phần nhỏ, tái tạo nội dung để có liên kết phù hợp. 

2. Đừng nhồi nhét link 

Có nhiều liên kết đến các content khác trong cụm chủ đề là điều tuyệt vời. Nhưng đừng vì thế mà bất chấp nhồi nhét link không liên quan vào mọi vị trí. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người xem website của bạn (Google không thích điều đó).

3. Cân bằng các chủ đề 

Đừng để chủ đề A có 100 bài viết, nhưng chủ đề B chỉ vỏn vẹn 10 content. Một website tốt là sự kết hợp của tất cả nội dung. Thế nên đừng để một chủ đề làm lu mờ các phần khác. 

4. Tối giản thao tác

Trải nghiệm người dùng rất quan trọng trong việc giữ họ ở lại website. Điều này giúp cấu trúc Silo phát huy hết sức mạnh. Bạn nên tối ưu để mọi người có thể vào bất kỳ phần nào trên web bằng cách nhấp không quá 3 lần từ trang chủ. 

5. Sử dụng các URL ngắn

URL ngắn, có chứa từ khóa chính giúp bot Google dễ nhận diện nội dung hơn. Do đó, đừng đặt URL lan mang, dài dòng, tối ưu nhất là dưới 6 từ. URL ngắn còn giúp việc đặt link trần trở nên thuận tiện trong một số trường hợp. 

6. Sản xuất thêm content 

Sau khi có được tối thiểu 5 bài viết cho mỗi chủ đề, bạn cần đẩy nhanh quá trình sản xuất để theo kịp đối thủ. Và hãy luôn nhớ là phải tạo 10x content, cho Google thấy website của bạn rất uy tín. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Content Curation là gì? 5 bước chọn lọc và biên tập nội dung[/su_note]

7. Cẩn thận khi triển khai Silo vật lý

URL của Silo vật lý không giống với link bài viết thông thường, nó sẽ chèn thêm một đoạn danh mục:

URL Silo vật lý
URL Silo vật lý

Đột ngột thay đổi URL bài viết sẽ gây ảnh hưởng/ mất toàn bộ traffic (lượt truy cập). 

Lời kết 

Trên đây là mọi kiến thức về cấu trúc Silo mà bạn có thể ứng dụng vào website ngay hôm nay. Hy vọng, mình đã mang đến bạn những điều hữu ích.

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay