129+ thuật ngữ Content Marketing cho người mới vào “ngành”

Thuật ngữ Content Marketing

Nếu là một người mới, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khá “ngộp” giữa hàng trăm thuật ngữ Content Marketing. Nhưng đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá tất tần tật các thuật ngữ trong ngành. Cùng tìm hiểu nhé.

Thuật ngữ tổng quan trong ngành Content Marketing

  • Content: Nội dung (chữ, hình ảnh, video, âm thanh,…)
  • Deadline: Thời hạn cuối cùng để hoàn thành một nhiệm vụ, dự án, hay giao nộp tài liệu.
  • Content Syndication: Việc chia sẻ nội dung có sẵn trên một trang web đến các trang web khác nhằm mục tiêu mở rộng độ phủ sóng.
  • Inbound Marketing: Tiếp cận khách hàng thông qua nội dung hữu ích, thay vì quảng cáo trực tiếp.
  • Content Curation: Lựa chọn và tổ chức nội dung từ các nguồn khác nhau để chia sẻ với đối tượng mục tiêu.
  • Native Advertising: Quảng cáo hòa nhập tự nhiên vào nội dung chính của một trang web hoặc ứng dụng.
  • Affiliate Marketing: Kinh doanh thông qua việc quảng bá sản phẩm của người khác và nhận hoa hồng từ mỗi lần bán hàng.
  • User Experience (UX): Trải nghiệm người dùng khi tương tác với sản phẩm, dịch vụ, hoặc website.
  • Conversion Rate Optimization (CRO): Quá trình cải thiện website để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.
  • Influencer Marketing: Sử dụng ảnh hưởng của người nổi tiếng hoặc chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Content ROI: Đánh giá hiệu quả đầu tư vào nội dung dựa trên tỷ lệ lợi nhuận thu được.
  • Remarketing/Retargeting: Chiến lược quảng cáo nhắm đến những người đã tương tác với website hoặc sản phẩm trước đó.
  • Content Discovery Platforms: Nền tảng giúp người dùng khám phá nội dung mới, thường thông qua gợi ý dựa trên sở thích và hành vi trước đó.
  • Customer Persona: Nghiên cứu và khắc họa chân dung khách hàng mục tiêu để tạo nội dung phù hợp.
  • KPIs (Key Performance Indicators): Chỉ số quan trọng đo lường hiệu suất của chiến dịch hoặc hoạt động kinh doanh.
  • User-Generated Content (UGC): Nội dung được tạo ra và chia sẻ bởi người dùng, thường là khách hàng của thương hiệu.
  • Programmatic Advertising: Mua quảng cáo tự động dựa trên thuật toán để nhắm mục tiêu đối tượng cụ thể.
  • Conversion Funnel: Quá trình một khách hàng tiềm năng đi qua từ khi biết đến sản phẩm đến khi thực hiện mua hàng.
  • A/B Testing: Thử nghiệm hai phiên bản của một trang web hoặc chiến dịch để xác định cái nào hiệu quả hơn.
  • Customer Relationship Management (CRM): Hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng nhằm tối ưu hóa tương tác và tăng cường mối quan hệ.
  • Contributor: Người đóng góp nội dung cho một trang web hoặc một ấn phẩm.
  • Distribution Plan: Kế hoạch chi tiết về cách thức và kênh phân phối nội dung đến đối tượng mục tiêu.
  • Buyer Journey: Quá trình người mua trải qua, từ khi nhận thức về sản phẩm đến quyết định mua hàng.
  • Editorial Calendar: Lịch trình biên tập, lên kế hoạch cho việc sản xuất và xuất bản nội dung.
  • Paid Distribution: Việc sử dụng các kênh có phí như quảng cáo trả tiền để phân phối nội dung.
  • Gated Content: Nội dung đòi hỏi user phải cung cấp thông tin để truy cập, thường dùng để sinh lead.
  • Thought Leader: Một người/tổ chức được xem là có chuyên môn và đáng tin cậy trong một lĩnh vực.

Thuật ngữ phổ biến trong một công ty quảng cáo

  • Agency: Công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo, marketing hoặc PR.
  • Client: Khách hàng sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm.
  • Creative Director: Lãnh đạo sáng tạo trong agency, hướng dẫn thiết kế và sản xuất nội dung.
  • Account: Đại diện agency làm việc trực tiếp với khách hàng, quản lý dự án.
  • Content Creator: Người tạo nội dung số cho các nền tảng trực tuyến.
  • Content Writer: Người chuyên viết nội dung, thường cho trang web, blog, hoặc bài viết trực tuyến.
  • Copywriter: Chuyên gia viết nội dung quảng cáo và truyền thông.
  • Copywriting: Nghề viết nội dung quảng cáo, bán hàng.
  • Art Director: Chịu trách nhiệm về hình ảnh và thiết kế, làm việc cùng copywriter.
  • Designer: Chuyên gia thiết kế, tạo hình ảnh và layout cho quảng cáo và tài liệu.
  • Photographer: Nhiếp ảnh gia, chụp ảnh cho quảng cáo và truyền thông.
  • Illustrator: Họa sĩ minh họa, tạo đồ họa cho quảng cáo và truyền thông.
  • Editor: Người chỉnh sửa và nâng cao chất lượng nội dung (có thể là bài viết, hình ảnh, video hay TVC), bảo đảm rằng nó phù hợp và hấp dẫn đối với độc giả hoặc khán giả mục tiêu.

Các mảng có trong Content Marketing 

  • SEO (Search Engine Optimization): Quá trình tối ưu hóa website để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google.
  • Branding: Xây dựng và quản lý thương hiệu, bao gồm logo, thông điệp, và hình ảnh công ty để tạo ấn tượng với khách hàng.
  • PR (Public Relations): Quản lý thông tin giữa một tổ chức và công chúng, thường thông qua các sự kiện, thông cáo báo chí, và quan hệ truyền thông.
  • Landing Page: Trang web thiết kế để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng hoặc người dùng đăng ký.
  • Infographic: Hình thức nội dung kết hợp văn bản và đồ họa để trình bày thông tin.
  • Email Marketing: Gửi email đến một danh sách người đăng ký nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc cung cấp thông tin hữu ích.
  • E-Commerce: Kinh doanh mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến.

Thuật ngữ thường gặp trong Content Social

Là một Content Creator mới “chập chững” vào ngành, tối thiểu bạn cần nắm được những thuật ngữ Content Marketing sau:

  • Social Media: Các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok,… nơi người dùng có thể tương tác, chia sẻ nội dung và kết nối.
  • Creative Brief: Tài liệu cung cấp thông tin chi tiết và yêu cầu cho một dự án hoặc chiến dịch. Chúng thường được chuẩn bị bởi Client hoặc Account.
  • Target Audience: Nhóm người dùng mục tiêu mà chiến dịch quảng cáo hoặc nội dung hướng đến, dựa trên các đặc điểm như tuổi, giới tính, sở thích.
  • Campaign: Một loạt các hoạt động quảng cáo hoặc tiếp thị được thiết kế để đạt một mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Big Idea: Ý tưởng chính đằng sau một chiến dịch marketing, thường là một thông điệp sáng tạo và độc đáo.
  • Content Strategy: Là chiến lược nội dung bao gồm định hướng, các nguyên tắc, khuôn khổ cần tuân theo khi tạo lập và triển khai một kế hoạch nội dung.
  • Content Direction: Hướng dẫn cụ thể về phong cách, chủ đề và cấu trúc nội dung cho chiến dịch.
  • Content Metrics: Chỉ số đánh giá hiệu quả của nội dung, như lượng xem, thời gian trên trang, tương tác…
  • Concept: Ý tưởng cơ bản cho một chiến dịch hoặc tác phẩm nghệ thuật.
  • Tone & Mood: Cách thức truyền đạt nội dung (tone) và cảm giác tổng thể mà nó mang lại (mood), phản ánh tính cách và thông điệp của thương hiệu.
  • Brand Personality: Tính cách đặc trưng của thương hiệu, được thể hiện qua cách thức giao tiếp và hình ảnh, giúp tạo sự khác biệt và kết nối với khách hàng.
  • USP (Unique Selling Proposition): Đặc điểm nổi bật và độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp nó khác biệt so với đối thủ.
  • Content Angle: Góc nhìn hoặc cách tiếp cận độc đáo trong việc tạo nội dung, nhằm thu hút sự chú ý và tạo sự liên quan với đối tượng mục tiêu.
  • Content Pillar: Chủ đề lớn hoặc nguyên tắc cốt lõi mà nội dung trên một kênh nhất định xoay quanh.
  • Slogan: Câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, thường được dùng trong quảng cáo. Mục đích nhằm mô tả và thúc đẩy thương hiệu.
  • Tagline: Câu nói ngắn gọn, súc tích, mô tả bản chất hoặc quan điểm của thương hiệu. Tagline thường sẽ đi kèm logo.
  • TVC (Television Commercial): Quảng cáo truyền hình, một hình thức quảng cáo video được phát sóng trên truyền hình.
  • Storyboard: Bố cục hình ảnh kèm theo chú thích, mô tả từng cảnh trong một video hoặc quảng cáo, giúp lên kế hoạch và tổ chức nội dung trực quan.
  • Hashtag: Từ khóa hoặc cụm từ kèm theo dấu thăng (#) sử dụng trên mạng xã hội để tăng khả năng tìm kiếm và liên kết nội dung theo chủ đề.
  • Call To Action (CTA): Lời kêu gọi thúc đẩy người dùng thực hiện một hành động cụ thể như click, đăng ký, mua hàng.
  • Trend: Xu hướng phổ biến tại thời điểm hiện tại, thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng.
  • Viral: Nội dung lan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên internet, thu hút sự chú ý lớn.
  • Reach: Số lượng người nhìn thấy nội dung của bạn, dù qua trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Engagement Rate: Tỷ lệ người dùng tương tác với nội dung trên mạng xã hội hoặc các kênh truyền thông khác, bao gồm lượt thích, bình luận, và chia sẻ.
  • Organic Distribution: Việc phân phối nội dung tự nhiên, không qua quảng cáo trả tiền.

Thuật ngữ thường gặp về Content Website

Có thể nói, đây là mảng có nhiều thuật ngữ Content Marketing nhất.

  • SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa website để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
  • SEO On-page: Tối ưu hóa nội dung, cấu trúc website để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
  • SEO Off-page: Hoạt động tối ưu ngoài trang như xây dựng backlink và tăng cường uy tín trực tuyến.
  • SERP (Search Engine Ranking Page): Trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Keyword: Từ khóa.
  • Long Tail Keyword: Từ khóa có lượng truy vấn không cao, tính cạnh tranh thấp, thường có 3 từ trở lên.
  • Keyword Difficulty: Chỉ sự cạnh tranh hoặc độ khó xếp hạng của từ khóa.
  • Keyword Research: Quá trình nghiên cứu từ khóa.
  • Search Volume: Số lần từ khóa được tìm kiếm.
  • Seasonal Trends: Độ tăng và giảm lượt tìm kiếm tự nhiên của từ khóa trong một thời điểm cụ thể.
  • Brief: Tài liệu tóm tắt yêu cầu và thông tin cần thiết cho dự án hoặc chiến dịch.
  • Blog: Trang web chứa các bài đăng về một chủ đề hay ngành nghề cụ thể.
  • Category: Là danh mục bao gồm các trang/bài viết có chung một chủ đề.
  • Page Title: Tiêu đề của trang.
  • Landing Page: Là trang đích, trang thu thập và trực tiếp chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
  • Content Management System (CMS): Phần mềm giúp tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung trên một website mà không cần kiến thức về lập trình, phổ biến nhất là WordPress.
  • Branded Keyword: Chỉ hoạt động tìm kiếm từ khóa có đề cập đến thương hiệu cụ thể.
  • Domain: Địa chỉ trang web chính.
  • Sitemap: Bản đồ trang của một website.
  • Outline Content: Dàn bài chi tiết của một bài viết.
  • Search Intent: Ý định tìm kiếm của người dùng.
  • Headings: Phần tiêu đề của trang web, có thể là H1, H2, H3,… 
  •  Meta Description: Đoạn mô tả ngắn gọn dưới 160 ký tự về nội dung trang.
  • Meta Title: Tiêu đề của một trang web, hiển thị trên các tab trình duyệt và kết quả tìm kiếm.
  • Backlink: Còn được gọi là liên kết ngược, là liên kết từ web khác dẫn về web của bạn.
  • Dofollow: Là một dạng backlink, cho phép Google truy cập hoặc đánh giá một cách dễ dàng nhất và không gặp sự trở ngại gì.
  • Nofollow: Liên kết không cho phép Google đi qua, trái ngược với Do-Follow.
  • Internal Link: Liên kết từ trang này đến trang khác trong cùng một website.
  • External Link: Liên kết từ website của bạn đến một website khác.
  • Anchor Text: Còn gọi là văn bản neo, là văn bản mô tả của một liên kết dẫn đến trang web khác.
  • Inbound Link: Liên kết từ một trang nào đó dẫn đến web của bạn.
  • Outbound Link: Liên kết từ website của bạn ra ngoài, hướng đến các trang web khác.
  • CTA (Call To Action): Lời kêu gọi hành động từ người dùng.
  • Alt Text: Văn bản mô tả hình ảnh, giúp tối ưu SEO và trợ năng.
  • URL: Địa chỉ trực tuyến của một trang web.
  • Slug: Phần cuối của URL, mô tả nội dung trang cụ thể.
  • Content Pillar: Nội dung cốt lõi, làm nền tảng cho nội dung khác liên quan.
  • Silo: Cách tổ chức nội dung theo chủ đề hoặc danh mục rõ ràng trên website.
  • User Experience (UX): Trải nghiệm của người dùng.
  • Topic Cluster: Nhóm các nội dung liên quan xung quanh một chủ đề cốt lõi.
  • Guest Post: Bài viết đóng góp bởi tác giả khách trên blog hoặc website khác.
  • Website Traffic: Lượng người dùng truy cập vào website.
  • Organic Traffic: Lượng truy cập tự nhiên vào website, không tính phí.
  • Featured Snippet: Đoạn trích nổi bật xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Google.
  • Keyword Stuffing: Chỉ việc nhồi nhét từ khóa quá nhiều trong bài viết.
  • Bounce Rate: Là “tỷ lệ thoát”, chỉ lượng người dùng thoát ra khỏi sau khi xem một trang. Đây cũng là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng của content website.
  • Duplicate Content: Nội dung bị trùng lặp một phần lớn hoặc hoàn toàn so với nội dung khác trên Internet.
  • Spin Content: Sử dụng phần mềm hoặc kỹ thuật thủ công để thay đổi từ ngữ, cấu trúc của một bài viết gốc. Mục đích chính là tạo ra nhiều phiên bản khác nhau để tránh lặp nội dung.
  • Unique Content: Tính độc đáo/duy nhất của nội dung.
  • Unique Visitors per Month (UVM): Số lượng khách truy cập duy nhất vào một website trong một tháng. UVM thường dùng để đánh giá sức hút của nội dung hoặc trang web.
  • Google Search Console: Công cụ miễn phí của Google, cho phép theo dõi mọi hoạt động website của bạn.

Thuật ngữ chỉ mục tiêu của Content Marketing

Dù khác nhau về cách thức, nền tảng, nhưng mọi thể loại Content Marketing đều hướng đến những mục tiêu sau:

  • Lead: Khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Upsell: Chiến lược bán hàng bằng cách đề xuất sản phẩm đắt giá hơn cho khách hàng.
  • Customer Engagement: Sự tương tác và liên kết của khách hàng với thương hiệu.
  • Brand: Dấu ấn, hình ảnh và cảm nhận về một công ty hoặc sản phẩm.

Thuật ngữ về mô hình doanh nghiệp và các kênh thông tin

Bên cạnh các thuật ngữ Content Marketing kể trên, một “con sen” cũng cần nắm những thuật ngữ chỉ các kênh thông và mô hình doanh nghiệp”

  • Owned Media: Các kênh truyền thông do thương hiệu sở hữu, như website, blog, trang mạng xã hội.
  • Paid Media: Quảng cáo trả phí, như quảng cáo trực tuyến, trên TV, báo chí.
  • Earned Media: Sự chú ý và nhận diện thương hiệu thông qua truyền thông, đánh giá, và xã hội hóa không trả tiền.
  • B2B (Business to Business): Giao dịch giữa hai doanh nghiệp.
  • B2C (Business to Consumer): Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
  • B2D (Business to Developers): Giao dịch giữa doanh nghiệp và nhà phát triển phần mềm.

Lời kết

Với danh sách các thuật ngữ Content Marketing ở trên, chắc hẳn đã cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về lĩnh vực này rồi đúng không? 

Bài viết này mình đã cố gắng liệt kê đầy đủ và giải thích ngắn gọn nhất có thể. Mong rằng những bạn mới vào “ngành” sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong công việc.

Để xem thêm nhiều kiến thức hữu ích, đừng quên theo dõi Kind Content thường xuyên nhé.

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay