Big Idea là gì? Hướng dẫn 4 bước tạo Big Idea phù hợp

Mục lục bài viết
Big idea là gì

Mọi chiến dịch Content Marketing đều không thể thiếu Big Idea – ý tưởng cốt lõi đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy cụ thể Big Idea là gì? Làm thế nào để tạo một Big Idea hấp dẫn và gây ấn tượng với khách hàng? Cùng mình tìm hiểu nhé!

Big Idea là gì?

Big Idea là thông điệp bao quát thể hiện ý nghĩa và mục đích của chiến dịch Content Marketing. Một ý tưởng lớn sẽ hình thành từ quá trình nghiên cứu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Vai trò của Big Idea trong tiếp thị nội dung

Big Idea có thể được xem là “xương sống” của chiến dịch Content Marketing. Nó giúp các hoạt động quảng bá triển khai theo đúng kế hoạch, mục đích đã đề ra.

Dĩ nhiên để lập kế hoạch Content Marketing thành công cần nhiều yếu tố. Nhưng một Big Idea “đủ lớn” sẽ in sâu vào tâm trí khách hàng và đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với mọi người.

Ví dụ: Bằng thông điệp “Just Do It” (Cứ làm đi), Nike đã đánh thẳng vào ý chí vươn lên, bất chấp trở ngại của người Mỹ năm 1988. Và Nike thành công vượt bật trong 10 năm tiếp theo, đến 1998 doanh số của Nike tăng hơn 1000%.

Ví dụ về Big Idea

Chiến dịch “Yêu thương thành lời” của Vinacafe

Chiến dịch này nhắm đến giới trẻ trong độ tuổi 18-25 với thông điệp “Yêu thương thành lời” (Ý nghĩa: Đừng ngần ngại nói lời yêu thương với người thân trong gia đình).

Big Idea của Vinacafe đã gây tiếng vang và thành công nhất tại Việt Nam vào mùa Tết năm 2015 trên nền tảng Youtube.

Các sản phẩm của Vinacafe đính kèm thêm một tách cafe in những lời dễ thương, nhẹ nhàng như “Ba khó gần nhưng con cần là có”, “Mẹ hay càm ràm nhưng làm vì con tất cả”,… như một vật gắn kết tình yêu thương gia đình.

[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=PKyeIgo7uYA” title=”Yêu thương thành lời Tết 2015 (Phần 1 – Trấn Thành)”]

Big Idea “Yêu thương thành lời”

Chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s

Trước 2017, các sản phẩm của Biti’s được xem là “lỗi thời” đối với những người trẻ đang theo đuổi phong cách hiện đại.

Tết 2017, chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s đã tạo làn sóng thảo luận sôi nổi với hơn 87.000 cuộc đối thoại về chủ đề “Tết nên đi hay về”. Đây là chiến dịch mang ý nghĩa người trẻ luôn khao khát trải nghiệm, đi thật xa nhưng cuối cùng chuyến xe về nhà và phút giây sum họp là giá trị, ý nghĩa nhất.

Sau chiến dịch này, bộ sưu tập Biti’s Hunter mới đã đến gần hơn với tập khách hàng trẻ, đồng thời khẳng định vị trí của Biti’s – thương hiệu giày hàng đầu Việt Nam.

[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=wnSNyE2hVu4″ title=”ĐI ĐỂ TRỞ VỀ | SOOBIN HOÀNG SƠN x BITI’S HUNTER | OFFICIAL MUSIC VIDEO”]

Big Idea “Đi để trở về”

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Branded Content là gì? Ngày tàn của nội dung quảng cáo truyền thống?[/su_note]

Các tiêu chí đánh giá một Big Idea tốt

Đơn giản, dễ nhớ

Những thông tin ngắn gọn luôn giúp khách hàng tiêu thụ dễ dàng. Một Big Idea dù hay thế nào nhưng nếu quá dài dòng, phức tạp sẽ khiến khách hàng khó hiểu và nhanh quên.

Các thương hiệu lớn thường dùng thông điệp rất ngắn gọn, dễ hiểu, đọc là nhớ ngay, ví dụ:

  • Think Different – Hãy nghĩ khác biệt (Apple)
  • Just Do It – Hãy làm đi nào (Nike)
  • Because You’re Worth It – Vì bạn xứng đáng (L’Oréal)

Tạo ra sự khác biệt

Giữa vô vàn ý tưởng viết content thì sự khác biệt là cách tốt nhất để thu hút mọi người. Một thông điệp độc đáo, lần đầu xuất hiện sẽ khiến khách hàng hứng thú hơn nhiều.

Tuy vậy, một Big Idea có thể đã được xuất hiện ở đâu đó, không mới lạ 100%. Nhưng bạn thể hiện ý tưởng đó theo một Content Angle (góc nhìn) thú vị hơn thì vẫn đạt được hiệu quả đáng mong đợi đấy.

Dễ dàng “viral”

Mức độ viral (nổi tiếng, lan tỏa) là một yếu tố đánh giá hiệu quả Content Marketing. Hãy tìm ý tưởng viral dựa trên 3 yếu tố: Đơn giản, độc đáo, phù hợp với khách hàng. Từ đó, mọi người sẽ dễ dàng chia sẻ, lan tỏa thông điệp của bạn một cách tự nhiên.

Tạo sức ảnh hưởng

Bạn cần xác định mục đích cuối cùng của Big Idea là gì, đó có thể là: Thay đổi nhận thức về sản phẩm, thương hiệu, thực hiện một hành động nào đó (tương tác, chia sẻ, mua hàng,…) mà thương hiệu bạn muốn.

Big Idea giống như lời khẳng định thương hiệu sẽ giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng, tạo lòng tin là bạn có thể giúp họ. Thế nên, hãy hiểu rõ mong muốn của người đọc, biết họ cần gì và thiếu gì.

Có tính độc quyền

Sự độc quyền giúp thương hiệu không bị hòa lẫn, nhạt nhòa trong thị trường. Một Big Idea gắn liền với thương hiệu sẽ in sâu vào tâm trí khách hàng. Những ý tưởng chung chung khiến người đọc chẳng nhớ đến bạn, hoặc nhầm lẫn với các thương hiệu khác.

Ngoài ra, tính độc quyền còn được thể hiện qua mood và tone (cá tính và phong cách) của thương hiệu. Hãy tạo ra cho mình một màu sắc riêng nhé!

Khơi gợi câu chuyện của khách hàng

Khách hàng thường cảm thông với những điều quen thuộc, khi họ thấy chính mình trong câu chuyện. Thế nên, đừng chỉ kể về thương hiệu, hãy nói về câu chuyện của khách hàng đã từng dùng sản phẩm, từ đó tạo sự đồng cảm. Và đây là điều thực sự họ muốn nghe.

Được yêu thích

4 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thành công của Big Idea: Tính yêu thích, tính độc đáo, lượng thông tin và tính phù hợp. Hãy tạo ra thông điệp khiến người đọc yêu thích thương hiệu và luôn ủng hộ bất kỳ nội dung nào mà bạn tạo ra.

Nền tảng của Big Idea là gì?

Về cơ bản một Big Idea sẽ được hình thành dựa trên 3 yếu tố:

Thương hiệu hoặc sản phẩm

Big Idea cần có sự liên kết với thương hiệu, sản phẩm. Thế nên bạn phải xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu, sản phẩm mới có thể quyết định được Big Idea là gì.

Khách hàng

Việc cố gắng tiếp cận và chuyển đổi mọi người là điều không thể. Hãy chọn lọc ra một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể để tập trung phân tích và đào sâu vào vấn đề hoặc những gì họ đang muốn.

Thông điệp

Làm nổi bật thông điệp giúp Big Idea được hiểu đúng nghĩa, lan tỏa rộng rãi hơn. Khách hàng sẽ chú ý, ghi nhớ và tin tường vào thông điệp, thương hiệu. Từ đó tỷ lệ mua hàng cũng tăng lên.

4 bước tạo Big Idea cho thương hiệu

Bước 1: Lập ra bản tóm tắt với các yếu tố chính

Xác định các yếu tố cốt lõi đằng sau chiến dịch là bước đầu để xây dựng một Big Idea ý nghĩa cho thương hiệu. Lấy ví dụ về Vinamilk – Nhãn hiệu sữa hàng đầu Việt Nam. Hãy nghiên cứu kỹ qua hai câu hỏi sau:

  • Mục tiêu mà bạn muốn đạt được là gì? Đối với Vinamilk, chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” không chỉ nhằm kỷ niệm 40 năm thành lập mà còn truyền tải một thông điệp lớn “Sự phát triển của thương hiệu đi liền với sự phát triển đất nước”.
  • Đối tượng mà bạn muốn hướng đến là ai? Hãy nghiên cứu thật kỹ, khách hàng của bạn gồm những ai? Độ tuổi, nghề nghiệp và sở thích của họ luôn là nguồn dữ liệu tuyệt vời giúp bạn xây dựng một Big Idea phù hợp.

Từ những câu trả lời trên, hãy lập một bản tóm tắt về chiến dịch của bạn.

Bước 2: Xác định vấn đề và giải pháp

Hãy xác định vấn đề của khách hàng và tìm cách giải quyết nó. Tốt nhất là đề ra giải pháp mà chỉ bạn mới có thể mang lại và phải gắn liền với sản phẩm của thương hiệu.

Bước 3: Diễn đạt ý tưởng

Hãy trình bày ý tưởng của bạn một cách rõ ràng bằng từ ngữ dễ hiểu và ngắn nhất có thể. Đừng diễn đạt quá dài dòng khiến người đọc cảm thấy khó hiểu, mau quên.

Bước 4: Thử nghiệm Big Idea

Bạn có thể thử nghiệm Big Idea bằng một số cách như: Chia sẻ và nhận góp ý từ bạn bè, người thân, triển khai thử một chiến dịch nhỏ,… Từ đó bạn sẽ biết được thông điệp có khả thi hay không và bắt đầu thực hiện chiến dịch chính thức.

Sử dụng “BIG” để tìm Big Idea

Một cách tìm Big Idea cực kỳ đơn giản mà bạn có thể thử là thực hiện theo các chữ viết tắt của từ BIG:

Buzzworthy: Đáng chú ý

Bạn có thể nói về Big Idea của mình với bạn bè, đồng nghiệp xem họ có quan tâm và hỏi thêm về sản phẩm không. Nếu họ cảm thấy hứng thú nghĩa là Big Idea của bạn có khả năng thu hút khách hàng đấy.

Incomparability: Độc nhất

Có 3 cách để tạo nên sự nổi bật và độc đáo:

  • Sản phẩm độc nhất: Hãy xem sản phẩm của bạn khác biệt gì với đối thủ, nó cho khách hàng trải nghiệm thú vị ra sao. Ví dụ: Sản phẩm của Apple luôn có thiết kế tối giản, tạo cảm giác sang trọng và đẳng cấp cho dùng.
  • Giải pháp độc quyền: Hãy tìm xem sản phẩm của đối thủ hạn chế ở điểm nào, hay họ chưa nói về ưu thế nào đó. Từ đó đưa ra giải pháp “duy nhất, tốt nhất” giúp xử lý vấn đề của khách hàng.
  • Làm cho sản phẩm “khác biệt”: Thời nay, hầu hết bạn không thể bán thứ gì đó khác biệt 100%, nên hãy nói về s ản phẩm theo một cách mới lạ hơn nhé.

Gargantuan Goal: Mục tiêu lớn

Hãy xác định vấn đề lớn nhất mà bạn muốn giải quyết cho khách hàng là gì. Sau đó nghiên cứu insight khách hàng mục tiêu, vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống họ ra sao,… Từ đó tổng hợp thông tin để xác định Big Idea là gì một cách ngắn gọn, nhưng đầy đủ nhất.

Các mẹo tìm Big Idea cho thương hiệu

1. Thư giãn

Nếu bạn đang bí ý tưởng, nhưng vẫn cố gắng lao vào công việc sẽ chẳng có kết quả tốt đâu. Hãy thư giãn và để các ý tưởng xuất hiện một cách ngẫu nhiên, sau đó chọn lọc và phát triển Big Idea hoàn chỉnh sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy.

2. Nói chuyện với mọi người

Bạn có thể thảo luận với những người khác trong nhóm, hoặc bất cứ ai để nhận được thêm ý kiến từ họ. Đứng ở góc độ khác, mọi người sẽ giúp bạn tìm ra nhiều ý tưởng mới lạ hơn.

3. Vận động nhiều hơn

Hãy tham gia các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, yoga hay bất kỳ bài tập nào. Khi đó bạn vừa rèn luyện thể chất và trí não cũng minh mẫn, sáng tạo hơn.

4. Đừng vội vàng

Bạn sẽ không dễ dàng nghĩ ra Big Idea tốt chỉ trong một ngày ngắn ngủi. Hãy dành thời gian để nghiên cứu thật kỹ về thương hiệu, khách hàng, sản phẩm. Một ý tưởng có thể đến rất nhanh, nhưng nếu không được nghiên cứu tỉ mỉ thì khó mà thành công.

5. Tạo một chút áp lực

Ngược lại, quá trình tìm kiếm thông điệp không nên kéo dài tận vài tháng, vài năm. Bạn cần cân nhắc đặt ra deadline phù hợp để tạo ra Big Idea. Đừng trì hoãn vì chiến dịch Content Marketing ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng.

6. Du lịch

Đôi khi rời khỏi bàn làm việc, đặt chân đến vùng đất mới sẽ giúp bạn biết thêm nhiều điều và ý tưởng mới lại đến một cách bất ngờ. Và sau đó, việc của bạn là chọn lọc và phân tích để tạo ra Big Idea phù hợp nhất.

Lời kết

Vậy là mình đã cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến Big Idea là gì rồi đấy. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trao đổi cùng mình nha! Ngoài ra, bạn có thể xem thêm kiến thức về Content Marketing miễn phí tại blog KindContent

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay