Mục lục bài viết

Content Angle là gì? 16 cách làm nội dung độc đáo hơn

Angle content là gì

Bạn có bao giờ thấy mình đang viết một thứ bị lặp đi lặp lại không? Lĩnh vực của bạn quá ít chất liệu để viết? Bạn gần như không thể khai thác được thêm ý tưởng mới?

Chà, đừng quá lo, đây là điều rất bình thường mà dân content ai cũng phải gặp.

Trước tiên, hãy hiểu rõ mục tiêu của bạn không phải là “phải đi tìm thêm ý tưởng mới”, mà là “phải tìm một góc nhìn mới, một cách tiếp cận mới cho cùng một vấn đề”. Hay còn gọi là đi tìm Content Angle.

Không quan trọng bạn đang nói cái gì, mà là cách bạn nói như thế nào.

Content Angle là gì?

Content Angle là góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề cho mỗi bài viết. Có thể nói Content Angle sẽ quyết định cách kể câu chuyện của mỗi người. Khi thì bạn kể với tư cách là chuyên gia, khi thì bạn kể bằng câu trích dẫn, khi thì bạn kể bằng số liệu,…

Ví dụ về Content Angle

Giả sử khi bạn muốn mô tả về một sản phẩm tốt . Thì bạn có thể áp dụng các góc nhìn sau để mô tả chúng:

  • Feedback của khách hàng đều cho thấy […] là một sản phẩm tốt. (Góc nhìn đánh giá)
  • Chuyên gia đã công nhận […] là một sản phẩm tốt. (Góc nhìn chuyên gia)
  • Sản phẩm […] đã giúp tôi tiết kiệm 2000$. (Góc nhìn tiết kiệm)
  • 49 lợi ích tuyệt vời mà sản phẩm […] mang lại. (Góc nhìn hữu ích)n…

Tất cả những cách tiếp cận trên đều giúp khán giả ngầm hiểu rằng: Đây là một sản phẩm tốt.

Tới đây chắc bạn hiểu Content Angle là gì rồi chứ? Tìm hiểu tiếp nào…

Tại sao cần Content Angle?

Bởi vì khách hàng. Mỗi người đều có một tính cách, cảm nhận riêng, chẳng ai biết được họ thích nghe cái gì. Thành ra, chúng ta phải liên tục đổi góc nhìn để kể chuyện, đổi cho đến khi content chạm được tới khách hàng nhất thì thôi.

Content Angle và Content Pillar có mối quan hệ thế nào?

Content Pillar hiểu đơn giản là những chủ đề chính cho một kế hoạch Content Marketing, nó sẽ là một chủ đề lớn bao gồm nhiều chủ đề con khác nhau.

Ví dụ một thương hiệu về nấu ăn có thể có các Content Pillar là “Món ăn Việt”, “Món ăn Thái”, “Món ăn Hàn”. Trong “món ăn Việt” sẽ bao gồm các món ăn như cơm tấm, phở, bún chả,…

Thành ra, nếu như bạn xác định Content Pillar cho chiến lược nội dung trước, bạn sẽ dễ dàng nghĩ ra hàng trăm ý tưởng content. Với mỗi một ý tưởng content, bạn lại có thể tạo ra 16 Content Angle khác nhau.

16 Angle làm cho nội dung độc đáo hơn

Nào, hãy cùng tham khảo 16 dạng Content Angle dưới đây để có thêm nhiều cách tiếp cận hơn cho nội dung của bạn nhé.

Content Angle là gì? Ví dụ 16 mẫu Angle Content độc đáo.
Content Angle là gì? Ví dụ 16 mẫu Angle Content độc đáo.

1. Hỏi đáp (Q & A)

Bài đăng hỏi đáp dễ dàng thu hút người dùng bởi nó đánh thẳng vào sự tò mò của khán giả. Đặc biệt, khi có một câu hỏi nào đó phức tạp trong ngành mà bạn nắm được và có thể trả lời thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao.

2. Quảng cáo

Có vẻ như ai cũng thích góc độ tiếp cận này, vì nó là cách mang lại đơn hàng nhanh nhất. Bạn có thể đọc thêm bài này: Cách viết content bán hàng hiệu quả.

3. So sánh

Khi nội dung có yếu tố so sánh và đánh giá sản phẩm, chúng sẽ giúp người mua dễ dàng đưa quyết định có nên mua sản phẩm hay không. Hãy tìm hiểu nhu cầu của người mua để đưa ra các so sánh và hướng dẫn phù hợp.

4. Số liệu, nghiên cứu cụ thể

Khách hàng hay bất cứ ai đều tin tưởng những con số, đặt biệt là những con số liên quan đến vấn đề mà họ quan tâm.

Nếu đã có những nghiên cứu và khảo sát của riêng mình hoặc tổng hợp được, hãy công bố chúng trong bài đăng của mình.

Khách hàng sẽ cảm thấy mình tiếp nhận được một thông tin mới, một bài học hay mà không cần phải tốn công tìm tòi, nghiên cứu.

5. Feedback

Ở đây bạn sẽ lấy những lời đánh giá của khách hàng để làm nội dung. Hay nếu bạn muốn làm loại này một cách chiến lược và tối ưu hơn thì hãy tham khảo về User Generated Content nhé. Angle này mà làm bài bản thì hiệu quả khủng khiếp lắm.

6. Hữu ích

Đây là dạng bài viết mà đa số mọi người ai cũng thích, bởi ai cũng mong muốn học thêm một điều gì đó. Ví dụ như bài “Content Angle là gì” bạn đang đọc cũng là một dạng được rất nhiều người ưa thích đấy.

7. Chuyên gia

Nội dung từ những nhân vật tên tuổi trong ngành, được công nhận bởi nhiều độc giả có thể giúp bạn xây dựng tên tuổi rất hiệu quả.

Những người theo dõi, quan tâm các chuyên gia này sẽ dễ dàng bị thu hút vào bài đăng trên trang của bạn. Và họ sẽ giúp nội dung của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa.

Đây là cách tác động đến ý kiến người đọc, khuyến khích họ sử dụng thử sản phẩm dịch vụ hiệu quả mà không cần đến thông điệp bán hàng.

8. Giải quyết một vấn đề cụ thể

Thật khó chịu nếu như bạn đang gặp một vấn đề nào đó ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc công việc của bạn. Nhưng sẽ thật tuyệt vời nếu khi ấy bạn nhìn thấy một bài đăng đưa ra giải pháp hiệu quả cải thiện vấn đề này.

Góc độ này đưa ra một vấn đề mà khách hàng gặp phải, và sau đó cung cấp các ý tưởng cho giải pháp một cách đơn giản, từng bước cụ thể nhất có thể. Và họ sẽ yêu quý bạn.

9. Trích dẫn

Nội dung trích dẫn thường là phần quan trọng trong một nội dung dài, được tái xuất bản trên web của bạn. Bạn có thể đính kèm nội dung đầy đủ sau phần trích dẫn.

10. Lợi ích & tính năng

Làm sao có thể bỏ qua Angle Content này được bạn nhỉ? Để nổi bật được sản phẩm của bạn nên thì chắc chắn không thể bỏ qua khía cạnh này được, hãy nghiên cứu thật chi tiết và đầu tư bài bản cho nó nhé.

11. USP

Unique Selling Point (USP) là điểm mạnh độc nhất của thương hiệu của bạn. Liệu cái vấn đề bạn đang khai thác có liên quan gì tới USP của bên bạn không? Có thì triển ngay thôi.

12. Giọng điệu

Đổi góc nhìn bằng cách thay đổi giọng điệu có nên không? Thông thường thì bạn không nên vì mỗi thương hiệu sẽ có một mood and tone riêng để nhận diện so với các thương hiệu khác.

Nhưng vẫn có một số trường hợp nếu bạn muốn tạo ra nội dung hài hước, troll độc giả một chút thì có thể áp dụng thử xem thế nào nhé.

13. Tiết kiệm thời gian

Nếu có một thứ mà khách hàng bận rộn của chúng ta muốn có nhất, thì đó là thời gian. Làm thế nào bạn có thể tiết kiệm thời gian cho khách hàng của họ? Dịch vụ của bạn có giúp họ nhàn hơn không?

14. Tiết kiệm tiền bạc

Ai mà không muốn tiết kiệm tiền nhỉ? Từ bé tới giờ mình chưa từng gặp ai không vui khi tiết kiệm được một số tiền cho chính họ cả. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

“Thay vì mất một khoảng chi phí khổng lồ để nuôi nhân sự, chỉ với chưa tới 3tr/ tháng bạn đã có đội ngũ của Kind Content hỗ trợ làm Content Marketing bài bản”.

15. Cải thiện bản thân

Hầu như ai cũng cũng muốn có cơ thể tốt hơn, thông minh hơn, công việc tốt hơn, được học những điều mới, nhiều khách hàng hơn,… Ngay cả những người lười biếng nhất. Nên tiếp cận theo góc độ này sẽ dễ dàng xây dựng được sự quan tâm.

16. Tranh cãi

Đôi khi bạn nên thử khuấy động mọi thứ lên một chút. Hãy thử nghĩ: Làm thế nào để mình có thể tạo ra tranh cãi đây? Mọi người thường đồng tình với điều gì không đúng? Hình ảnh nào, một quan điểm nào hay bị đem ra cãi lộn?

Các tiêu chí của một Content Angle tốt?

Không khó để có một Content Angle hay, bạn chỉ cần đảm bảo chúng có các yếu tố sau đây:

Sự độc đáo

Sự độc đáo ở đây ngoài sự cuốn hút còn là sự độc nhất trong content của bạn. Hầu như các ý tưởng bạn tổng hợp được xung quanh nó đã có mặt ở khắp nơi và không có dấu ấn riêng.

  • Bạn cần tích cực tìm kiếm những ý tưởng mới để lôi cuốn và mang tới nhiều giá trị hơn cho người dùng. Một vài gợi ý cho bạn như sau.
  • Luôn cập nhật thông tin trên nhiều nền tảng và tìm tòi các nguồn kiến thức mới để làm phong phú nội dung mà không sợ bị “đụng hàng”.
  • Chú ý tới Branded Content để xây dựng cá tính cho thương hiệu.
  • Tiếp cận nhiều hơn với nhân viên chăm sóc khách hàng để hiểu được những mong muốn của khách hàng.
  • Nghiên cứu từ khóa tỉ mỉ để nắm được hành vi tìm kiếm của người dùng.

Dễ dàng tìm kiếm (SEO)

Nếu nội dung của bạn dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm như Google thì không chỉ quảng bá được nội dung mà còn nâng cao “độ phủ” của thương hiệu.

Liên quan đến khách hàng

Khách hàng tiềm năng chính là người quyết định content của bạn có hiệu quả hay không. Vì vậy, khi tạo Content Angle, hãy lưu ý cần có sự liên quan và đồng điệu với khách hàng.

Giải quyết vấn đề cho khách hàng

Để giải quyết được các vấn đề của khách hàng bạn cần nắm được pain point (điểm đau), điểm chạm,… Hay tóm gọn là insight khách hàng. Đây là điểm mấu chốt giúp Content Angle giải quyết được những vấn đề mà gặp phải.

Hãy cho khách hàng thấy nội dung của bạn hoàn toàn xứng đáng khi nó đã cung cấp giá trị hữu ích, đề xuất giải pháp thiết thực đến với người dùng.

Mọi người có muốn chia sẻ nó?

Liệu góc nhìn của bạn có được phần đông khán giả chấp nhận và sẵn sàng chia sẻ chúng rộng rãi hơn không? Nếu có, nhất định phải đầu tư vào Content Angle này.

Kết luận,

Với lời giải đáp cho câu hỏi Content Angle là gì và 16 mẫu Content Angle bên trên, mình chắc rằng bạn có thể tự tạo ra nhiều nội dung thu hút, khác biệt để chinh phục khách hàng rồi nhỉ? Còn thắc mắc gì cứ inbox hỏi Kind Content nhé.

Chia sẻ lên:
Picture of Lâm Nguyễn
Lâm Nguyễn
Mình là Lâm, Founder của Kind Content và Moderator của cộng đồng Tâm Sự Con Sen. Mình đã triển khai hơn 200 dự án Content & SEO cho nhiều công ty từ bé đến lớn, điển hình như TNS, Vietnix, FPT,... Đồng thời mình cũng đam mê với việc phát triển bản thân qua những khóa học, sách, phim nổi tiếng trên thế giới.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay