Mỗi lần Google index bài viết, Slug là phần URL mà nó đọc trước tiên. Slug sai, bài hiếm khi lên top.
Trong bài này, mình sẽ giúp bạn hiểu đúng, làm đúng, tối ưu Slug hiệu quả nhất nhé.
Yên tâm, vì mình đã triển khai hàng trăm dự án Content & SEO rồi, đảm bảo tối ưu, bạn chỉ cần Copy lại tư duy mà thôi.
Slug là gì?
Slug là phần cuối của đường dẫn (URL), giúp xác định chính xác nội dung của một trang web. Nó thường ngắn gọn, không dấu, viết thường và nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-).
Ví dụ: Với đường link https://kindcontent.net/content-la-gi thì phần “content-la-gi” chính là slug.
Slug giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung trang mà không cần click vào đọc.
Slug là yếu tố quan trọng trong việc tối ưu URL, cực kỳ cần thiết khi bạn muốn bài viết chuẩn SEO dễ lên top hơn.
Vai trò của slug
Một slug tốt giống như tên gọn gàng của bài viết. Chỉ vài chữ nhưng người đọc hiểu ngay nội dung là gì.
Nó còn giúp Google quét và xếp hạng nhanh hơn vì từ khóa chính có thể nằm trong slug. Nếu bạn đang làm content blog hay SEO web, đây là thứ không thể bỏ qua.
Vị trí trong URL
Slug nằm cuối trong URL – ngay sau tên miền và thư mục (nếu có).
Ví dụ:
URL: https://kindcontent.net/cach-viet-bai-chuan-seo/
→ Slug chính là: cach-viet-bai-chuan-seo
.
Nó cho phép mỗi bài viết có một đường link duy nhất, dễ quản lý và chia sẻ hơn trên các kênh như social hoặc email.
So sánh slug với thành phần URL khác
Để dễ hình dung về sự khác biệt giữa slug và các thành phần còn lại trong URL, mình đã chuẩn bị bảng dưới đây:
Thành phần | Giải thích | Ví dụ trong URL |
---|---|---|
Tên miền (domain) | Địa chỉ chính của website | kindcontent.net |
Slug | Tên cụ thể cho bài viết hoặc trang | /cach-viet-bai-chuan-seo/ |
Query Parameters | Thông tin thêm để lọc, truy vấn | ?ref=homepage |
Cách tối ưu slug
Slug không chỉ là một phần nhỏ trong URL. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả SEO của bạn. Mình sẽ chia sẻ các cách cực kỳ đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây.
Dùng từ khóa chính
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất. Nếu bài viết của bạn nói về slug, thì slug cũng nên chứa từ đó.
Ví dụ: Nếu bạn đang viết bài về “caption Facebook”, slug tốt nên là: caption-facebook
luôn.
Ngắn gọn, đúng chủ đề, dễ hiểu.
Tránh dài dòng
Đừng để slug kiểu “cach-viet-slug-hieu-qua-trong-marketing-online” vì nó quá dài.
Google không thích và người đọc cũng thấy rối.
Giữ nó trong 3-6 từ là ổn.
Viết không dấu, dùng gạch ngang
Bỏ hết dấu tiếng Việt, viết thường, phân tách bằng gạch ngang.
Ví dụ: slug-la-gi
, content-instagram
.
Loại bỏ từ nối thừa
Các từ như “là”, “và”, “với”, “của”,… thường không cần thiết. “content-la-gi” ổn, nhưng “su-dung-content-la-nhu-the-nao” thì quá rườm rà.
Những lỗi cần tránh
Slug tưởng đơn giản mà dễ bị làm sai lắm, đặc biệt là bạn mới vào nghề hoặc dùng WordPress lâu năm nhưng chưa để ý.
Slug dài dòng, trùng lặp, gây hiểu lầm
Mình từng gặp nhiều bài blog có slug kiểu: /tai-sao-nen-tao-noi-dung-chat-luong-cao-dang-bai-tren-facebook-hieu-qua.
Thật sự dài đến mức… không ai nhớ nổi.
Với lại, nếu 2 bài khác nhau có slug gần giống nhau cũng dễ gây lỗi duplicate nội dung. Slug cần rõ ràng, không vòng vo. Ví dụ: /tang-tuong-tac-facebook
là gọn gàng tối ưu hơn rất nhiều.
Chứa ký tự đặc biệt, tiếng Việt có dấu
Dấu %20, dấu chấm hỏi, tiếng Việt có dấu,… đều dễ làm hỏng định dạng URL.
Cứ giữ slug dưới dạng tiếng Việt không dấu, chỉ có dấu gạch ngang thì sẽ ổn.
Ví dụ tốt là: /noi-dung-sang-tao
, ví dụ tệ là: /nội-dung-sáng-tạo
Nhồi nhét từ khóa
Đừng nghĩ nhét từ khoá nhiều trong slug là tốt.
Ví dụ: /noi-dung-digital-marketing-noi-dung-content-noi-dung-social không giúp tăng SEO mà còn phản cảm.
Chỉ cần keyword chính, đoạn ngắn gọn là đủ.
Sử dụng slug mặc định từ hệ thống
Trên WordPress hay có kiểu giữ nguyên slug như /?p=738 hoặc /post-title-2.
Mình khuyên nên sửa lại ngay.
Chẳng ai muốn share một link mà URL như spam vậy đâu.
Cập nhật sau khi xuất bản
Nếu bạn đổi slug sau khi bài đã lên top Google, bạn có thể khiến link cũ lỗi 404.
Ít nhất hãy redirect 301 nếu thực sự cần cập nhật, mình có hướng dẫn ở phần tiếp theo nha!
Cần làm gì khi đổi slug?
Đổi slug không đơn giản chỉ là sửa đường link. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ mất hết SEO, traffic và thứ hạng bài viết.
Redirect 301 từ slug cũ
Redirect 301 là cách hiệu quả nhất để chuyển hướng từ URL cũ sang URL mới mà không mất đi giá trị SEO.
- Nếu bạn dùng WordPress và plugin như Rank Math hoặc Yoast, việc tạo redirect rất đơn giản, có sẵn tính năng.
- Với hệ thống không có sẵn, bạn cần can thiệp vào file .htaccess hoặc cấu hình server.
Ví dụ: Nếu bạn đổi slug từ /content-seo-cu/
sang /content-seo-moi/
, bạn cần redirect 301 từ cái cũ sang cái mới để người dùng vẫn đọc được bài và Google vẫn giữ thứ hạng.
Cập nhật liên kết nội bộ
Sau khi đổi slug, bạn cần rà soát lại toàn bộ các liên kết nội bộ (internal link).
- Dùng chức năng tìm & thay thế (Search & Replace) để sửa các link nội bộ trỏ về slug cũ.
- Tránh để xảy ra lỗi 404 – vì người dùng click vào sẽ không tìm được trang.
- Quan trọng nhất là cập nhật trên những trang SEO mạnh đang trỏ về link cũ.
Có thể bạn chưa biết, Google đánh giá rất cao cấu trúc internal link để xác định ngữ cảnh, nên sửa nhanh nhé.
Cập nhật sitemap
Sau khi đổi slug, bạn cần cập nhật sitemap XML để Google hiểu rằng đường dẫn đã thay đổi.
- Nếu dùng plugin SEO (như Rank Math), sitemap sẽ cập nhật tự động.
- Tuy nhiên, bạn nên vào Google Search Console → Gửi lại sitemap → Đảm bảo Google kiểm tra nhanh hơn.
Nếu không có sitemap mới, Google có thể mất nhiều tuần mới index URL mới, rất bất lợi.
Công cụ hỗ trợ tối ưu slug
Slug dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến SEO. Mình sẽ chia sẻ 5 công cụ mình thường dùng để tối ưu slug cho blog hoặc bài đăng.
Yoast SEO / RankMath
Mình từng dùng cả hai plugin này cho các website WordPress. Chúng sẽ tự động đề xuất slug dựa vào tiêu đề bài viết.
Điểm hay là khi bạn viết tiêu đề quá dài hoặc chứa ký tự đặc biệt, RankMath/Yoast sẽ nhắc bạn rút ngắn, loại bỏ từ thừa.
Screaming Frog SEO Spider
Mình dùng tool này mỗi tháng để Audit Content, nó sẽ tự rà lại toàn bộ slug bị lỗi như:
- Slug trùng nhau (duplicate URL)
- Slug không index
- Slug chứa ký tự lạ gây lỗi crawl
Nó trả kết quả theo bảng rất dễ phân tích, cực tiện cho bạn nào đang quản lý nhiều bài cùng lúc.
Google Search Console
Đây là nơi chắc chắn bạn phải kiểm tra slug xem đã được index chưa. Có lần mình post blog cả tuần nhưng quên submit URL.
Vào GSC, dùng mục “Kiểm tra URL”, bạn biết ngay slug này đang thế nào: index chưa, lỗi gì, có từ khóa nằm trong URL không.
Ngoài ra còn xem được các slug nào đang top, để áp dụng cấu trúc tương tự.
Monica AI để tạo Slug quá đơn giản
Mình hay gõ tiêu đề blog vào Monica AI, rồi nhờ nó suggest 3-5 slug ngắn gọn và thân thiện SEO. Chọn 1 cái ưng nhất là xong.
👉 Dùng Monica miễn phí ở đây – bản Starter 39$/ năm (quá rẻ) mình thấy là quá đủ nếu bạn làm blog, content viết tay.
Auto đăng bài đúng Slug với Make
Từ khi xài Make, không những hệ thống tự tạo slug mà còn tự viết, tự tìm ảnh, tự đăng,… Nó làm mọi thứ cho bạn.
Dùng thử Make miễn phí tại đây. Nếu chưa rành thì ghé Kind Content Academy, mình có hướng dẫn chi tiết cách setup nhen.
Tóm lại,
Slug là yếu tố nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến SEO và trải nghiệm người dùng. Đừng để blog của bạn tụt rank chỉ vì Slug chưa tối ưu.
Nếu bạn muốn đi xa hơn, nắm vững từ nền tảng như Slug đến chiến lược Content SEO nâng cao, viết đúng – viết trúng để ra kết quả thật sự, mình khuyên bạn nên học bài bản từ đầu.
Mình đã chia sẻ tất cả kinh nghiệm hơn 8 năm làm nghề, 200+ dự án thực tế trong khóa học Kind Content Academy. Tất tần tật về Content và AI chỉ trong một khóa, và hiện tại có hơn 30 video học thử hoàn toàn miễn phí.