Readability là gì? Cách cải thiện tối ưu nhất cho SEO 2025

Readability
Mục lục bài viết

Tại sao bài viết rất hay, nhưng ngay khi người dùng vào họ lại thoát ngay lập tức?

Khả năng cao vấn đề không phải do nội dung kém, mà là do readability kém.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao readability ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi và thời gian ở lại trang.

Bạn cũng sẽ học được 5 cách mình thường dùng để làm nội dung viết ra dễ đọc, dễ hiểu và giữ người đọc ở lại lâu hơn nhé!

Readability là gì?

Readability là mức độ dễ hiểu và dễ đọc của một đoạn văn bản. Nó phản ánh việc người đọc có thể tiếp nhận nội dung nhanh và trơn tru hay không.

Ví dụ: Một bài viết dùng từ ngắn, câu rõ ràng, ngắt đoạn hợp lý sẽ có readability cao hơn so với một bài dài lê thê, câu văn rối và không có điểm nghỉ.

Ví dụ và số liệu thực tế

Theo một nghiên cứu do Conversion Rate Experts thực hiện cho Crazy Egg, việc cải thiện độ dễ đọc và cung cấp thông tin chi tiết hơn đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 30%.

Cụ thể, họ đã thiết kế lại trang chủ với nội dung dài hơn, giải thích rõ ràng hơn về sản phẩm, và thêm các yếu tố như video để bài viết dễ đọc hơn.​

Có nghĩa là: Nội dung dài hay ngắn đều không quan trọng. Quan trọng là dễ đọc, trải nghiệm tốt.

Lý do nên cải thiện Readability

Giữ chân người đọc Giúp đọc dễ, lâu thoát trang
🤓
Cải thiện hiểu nội dung Giúp người đọc dễ tiếp thu
🎯
Tối ưu chuyển đổi Giảm rào cản hành động
🔎
SEO thân thiện Google đánh giá cao
📱
Đọc tốt trên mobile Giao diện dễ theo dõi

Viết dễ hiểu, trình bày đẹp, súc tích không chỉ khiến người đọc thích, mà còn khiến Google “ưng”.

Nhiều người chỉ tập trung dùng keyword mà quên mất đọc giả là con người, họ lướt nhanh và thoát vội nếu thấy rối mắt.

🚀
Tóm lại: Readability không phải màu mè, đó là cách “mời người ta đọc tiếp”. Nếu bạn muốn xây blog hấp dẫn hoặc tối ưu content SEO hiệu quả thì nhất định phải làm chủ kỹ năng này.

Cách cải thiện Readability

Readability tốt giống như việc bạn trò chuyện thẳng thắn với người nghe: Rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Để cải thiện điều đó, mình sẽ chia sẻ từng yếu tố ngay bên dưới.

Tối ưu tiêu đề

Mỗi đoạn nên chỉ xoay quanh 1 ý chính. Dài quá sẽ khiến độc giả… lướt luôn.

Tiêu đề con (heading) cần đúng trọng tâm. Dẫn người đọc biết họ sắp đọc gì.

Ví dụ: Thay vì trong bài này mình không sử dụng: “Tối ưu tiêu đề để tăng Readability tốt cho SEO”, mà chỉ ghi “Tối ưu tiêu đề” là đủ rồi.

Tối ưu đoạn văn

Đoạn văn thì nên khoảng 1 – 3 dòng là đủ.

Đừng viết như sách giáo khoa.

Như mình viết một câu như thế này còn được, người dùng càng dễ đọc.

Tối ưu độ dài câu

Một câu dài hơn 20 từ dễ tạo cảm giác mệt khi đọc.

Bạn hoàn toàn có thể ngắt một câu dài thành 2-3 câu ngắn. Cách này vừa giúp đoạn văn nhẹ nhàng hơn, vừa tăng cơ hội giữ chân người dùng đọc tiếp.

Blog mình là một ví dụ hoàn hảo đó.

📌
Ghi chú: Dù là viết bài SEO hay social, việc chia nhỏ câu góp phần quan trọng trong việc giữ chân người đọc từ dòng đầu đến CTA cuối.

Ngôn ngữ sử dụng

Ngôn ngữ càng “đời” thì đọc càng sướng. Đừng cố viết cao siêu với cách dùng từ mang tính hàn lâm.

Nếu bạn làm content thì càng nên dùng tone gần gũi, như cách mình đang viết bài này cho bạn vậy.

Ví dụ: Thay vì “chúng ta cần phát huy khả năng tư duy chiến lược và phân tích thị trường…” → hãy thử “mình nên hiểu rõ khách hàng cần gì rồi lên nội dung hợp lý”.

Cách trình bày

Bài nào cũng vậy, chỉ cần trình bày gọn thôi là đã nhìn đáng đọc hẳn.

  • Sử dụng bullet, heading hợp lý
  • Chia đoạn rõ ràng, giữ khoảng trắng rộng
  • Gạch đầu dòng, icon giúp bắt ý siêu tốt

Một số bạn triển khai content dạng Carousel hay Social Long-form mà trình bày lung tung, thì dễ bị thoát lắm.

Thiết kế & định dạng

Đây là thứ quan trọng chẳng kém nội dung. Một bài “giàu nội dung” mà font chữ xấu, spacing tệ thì cũng dễ mất đọc giả.

Gợi ý nhỏ: Dùng font dễ đọc, đều đều như Inter, Lato, hoặc Roboto. Kích thước chữ tối thiểu 15px trên web blog.

Căn trái, đều lề sẽ làm bài viết cân bằng hơn so với căn giữa lung tung.


Đúng: Font rõ, khoảng trắng đều, cấu trúc dễ nhìn.

Sai: Font lạ mắt, chữ nhỏ xíu người ta phải zoom mới đọc được.

Sử dụng hình ảnh & Video

Không vấn đề gì nếu một bài toàn chữ có một tấm ảnh hay một cái Video minh họa.

Thậm chí còn tuyệt vời hơn nhiều.

Đặc biệt là một tấm infographic.

Khả năng đọc lướt

Không ai đọc hết từng chữ. Hầu hết đều scan trước khi thực sự bắt đầu đọc sâu.

Vậy nên bạn phải khiến họ dễ “đọc lướt”:

  • Đặt tiêu đề phụ (Heading) nổi bật và có ý nghĩa
  • Highlight các cụm từ quan trọng hoặc in đậm câu chốt
  • Chèn nội dung dạng box, list, biểu tượng (✓, 🤔, ⚠️…)

Đừng nhồi chữ vào thẳng một khối lớn. Mắt người lướt nhanh lắm, phải nổi bật chỗ cần đọc.

Tóm lại, readability không chỉ là “cho đẹp” mà là để giữ người đọc ở lại càng lâu càng tốt, khiến họ muốn đọc trước đã, rồi làm gì thì làm.

Viết rõ ràng, dễ hiểu

Đa phần các bài content kém hiệu quả là vì… không ai hiểu bạn đang nói gì.

Hãy viết giống như bạn đang trò chuyện. Đừng cố gắng dùng từ “sang chảnh” nếu một từ đơn giản cũng có thể truyền tải cùng ý nghĩa.

Ví dụ: Thay vì viết “Triển khai chiến lược lan tỏa truyền thông”, bạn có thể viết “Đăng nội dung lên nhiều kênh”.

Từ nào bớt được, hãy bớt

Nếu có hai cách diễn đạt cùng một ý, hãy chọn cách ngắn, rõ, dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

  • Sử dụng ➝ Dùng
  • Tiến hành kiểm tra ➝ Kiểm tra

Dùng công cụ hỗ trợ

Bạn không bắt buộc phải cân từng từ bằng cảm tính.

Có nhiều công cụ giúp bạn đo readability như Yoast SEO, Rankmath SEO có thể giúp bạn biết được câu nào đang chưa dễ đọc.

Như mình thì dùng Rankmath SEO, trước khi đăng bài viết chỉ cần nhìn chỉ số

Rèn luyện kỹ năng

Viết hay không chỉ nhờ vào từ chuyên môn, mà nhờ luyện viết đúng.

Mỗi ngày viết một đoạn blog, caption hay outline đơn giản cũng là luyện.

Càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng tiến bộ.

Muốn nhanh thì nhờ người hướng dẫn, mentor. Hoặc bài bản hơn thì thử học bên mình nhé.

🎓
Điều quan trọng: Muốn làm chủ Content, cải thiện kỹ năng viết thật sự thì hãy vào Kind Content Academy. Không chỉ miễn phí, mà còn cực kỳ đầy đủ, bài bản, mình hệ thống lại hết 8 năm làm nghề để bạn học nhanh hơn, làm được sớm hơn.

Ứng dụng AI tối ưu Readability

Mình khá chắc là giờ bạn không còn lạ gì việc viết Content với AI đúng không?

Nếu vậy hãy bổ sung đoạn dưới đây vào câu Prompt của bạn, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ thấy AI viết dài dòng hay lan man nữa.

Prompt tham khảo:

Lưu ý viết bài chuẩn readability theo checklist sau:
Mỗi đoạn chỉ 1–3 câu, không viết đoạn dài
Mỗi câu dưới 20 từ, ưu tiên câu ngắn, dễ hiểu
Ngôn ngữ tự nhiên, thân thiện, không dùng từ hàn lâm
Trình bày rõ ràng: heading đúng ý, có bullet nếu cần
Có thể đọc lướt: từ khóa nổi bật, ý chính dễ thấy
Nếu có 2 cách diễn đạt, chọn cách ngắn gọn hơn
Một số ví dụ:
Thay vì "Triển khai chiến lược lan tỏa truyền thông đa kênh" hãy viết "Đăng bài lên nhiều nền tảng".
Thay vì "Tối ưu tiêu đề để tăng readability cho SEO", hãy viết "Tối ưu tiêu đề"
Ngoài ra đây là một số bài viết của tôi, hãy bám sát giọng văn và cách trình bày này [ĐIỀN VÀO MỘT SỐ CONTENT MẪU]

🤖
Pro Tip: Bạn nên dùng Monica AI làm trợ lý cá nhân, nó đã tích hợp những AI xịn nhất từ text, ảnh, video, mind map, pdf, tóm tắt,… Nếu bạn dùng ít thì chỉ 39$/ năm, nhiều thì nên lấy gói 199$/ năm như mình.

Tóm lại,

Readability không phải là chuyện trình bày cho đẹp mắt. Đó là chiến lược để giữ người đọc ở lại, hiểu rõ thông điệp và hành động sau bài viết.

Nếu bạn thật sự muốn viết content không chỉ hay mà còn hiệu quả, readability là thứ bạn buộc phải tối ưu ngay từ hôm nay. Không có nó, mọi chiến lược SEO hay bán hàng đều dễ “toang”.

Và nếu bạn muốn đi xa hơn, biến khả năng viết thành công cụ tạo ra số thật, không chỉ Readability mà còn bán được, ra lead, lên top… thì tại Kind Content Academy, mình đã chia sẻ tất cả kinh nghiệm 8 năm làm Content & AI rồi.

Hiện tại có hơn 30+ video miễn phí, bạn nên học ngay để không tốn thêm thời gian thử sai nhé.

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay