Mục lục bài viết

Landing Page là gì? Cách làm đơn giản, chuyển đổi cao

Landing Page là gì

Nhiều bạn vẫn nghĩ chỉ cần chạy quảng cáo, có website là đủ để chốt đơn. Nhưng thực tế, khách ghé qua rồi đi mất là chuyện… quá bình thường.

Bí mật nằm ở việc bạn có biết tạo một landing page hiệu quả cao không?

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích rõ landing page là gì, vì sao nó là thứ không thể thiếu trong chiến lược Content, Performance Marketing hiện đại, cũng như hướng dẫn A – Z cho bạn luôn!

Landing page là gì?

Landing page là một trang web được thiết kế với mục tiêu chính là chuyển đổi người truy cập, có thể là đăng ký, mua hàng, điền form,… không giống các trang website thông thường có nhiều luồng thông tin.

Ví dụ dễ hiểu: khi bạn bấm vào quảng cáo Facebook về một khóa học miễn phí, trang hiện ra kêu bạn điền thông tin để nhận quà – đó chính là Landing page.

Để tránh bạn hiểu lầm giữa website, blog & Landing Page thì mình có kẻ cái bảng sau đây, nhớ là mỗi loại trang đều có mục tiêu riêng nhé:

TrangMục đíchĐặc điểm
Landing PageChuyển đổi cụ thểTập trung 1 hành động duy nhất
HomepageTổng quan về thương hiệuNhiều mục, nhiều link điều hướng
BlogChia sẻ nội dung giá trịTăng nhận diện, traffic SEO

Lợi ích của Landing Page

📈
Tối ưu tỉ lệ bán hàng Dẫn dắt khách mua cực tốt
📩
Thu thập khách hàng tiềm năng Nuôi dưỡng theo phễu
🎯
Tối ưu quảng cáo Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn
🌀
Là cái phễu tuyệt vời Dẫn người xem đi đúng lộ trình
🔗
Traffic đa kênh vào Landing Page Điểm đến từ mọi chiến dịch

Dưới góc độ người làm content kiêm chủ doanh nghiệp, mình thấy Landing Page là công cụ gỡ nút thắt cho rất nhiều chiến dịch.

Đây là 5 lợi ích thực tế mà mình cho rằng bạn không chỉ làm, mà còn phải tập trung làm và làm đầu tiên!

Tối ưu tỉ lệ bán hàng

Landing page đơn giản hóa quyết định mua hàng. Không có thanh menu, không phân tâm, chỉ tập trung 1 mục tiêu: chốt đơn.

Việc chỉn chu nội dung ở đây giúp tăng chuyển đổi rất rõ rệt so với dẫn về trang chủ.

Thu thập khách hàng tiềm năng

Đối với ngành không thể bán ngay như BĐS, bảo hiểm, fitness,… mình thường thiết kế form thu data để nuôi dưỡng qua email, Zalo, chatbot. Và tất nhiên data chất lượng gấp nhiều lần chạy ads đi link page Facebook hay TikTok.

Tối ưu quảng cáo

Landing Page giúp tăng thời gian người dùng ở lại, tăng điểm chất lượng (Quality Score) trong Facebook Ads/Google Ads. Từ đó chi phí rẻ hơn và tỷ lệ mua cao hơn. Một đồng đổi ba luôn!

Là cái phễu tuyệt vời

Nếu bạn biết đến content marketing funnel thì bạn sẽ hiểu tại sao trang này quan trọng. Vì mình có thể linh hoạt dẫn người xem đi từng bước: từ click -> hiểu rõ sản phẩm -> vào phễu.

Ví dụ: Trang Kind Content Academy cũng là một trang Landing Page theo kiểu phễu miễn phí, vừa thu Leads, vừa có thể chuyển đổi đơn hàng giá trị cao.

Traffic đa kênh vào Landing Page

Bạn có làm social, ads, SEO hay email… đều có thể kéo về một đích: landing page. Nó như một điểm hạ cánh cho mọi khách trước khi ra quyết định cuối.


Đúng: Dẫn người xem từ kênh social về landing rồi chăm cho ra khách.

Sai: Chỉ post bài rồi inbox, không có hệ thống chuyển đổi.

Nếu bạn đang loay hoay chưa biết dùng content nào trong Landing Page để tăng tỷ lệ chuyển đổi, thì Kind Content Academy có hướng dẫn cụ thể với video chi tiết rồi đó!

Các loại Landing Page

🧲
Lead generation Thu thập thông tin khách hàng
➡️
Click Through Dẫn người dùng đi tiếp
💰
Sales page Bán hàng trực tiếp
✉️
Squeeze page Ép người dùng để lại email
💡
Splash page Trang giới thiệu nhanh

Mỗi loại landing page có mục đích rất riêng. Nếu bạn hiểu rõ công dụng của từng loại, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng đáng kể đấy!

Lead Generation

Đây là loại phổ biến nhất mình từng dùng khi làm team Marketing in-house. Mục tiêu là thu thập thông tin khách hàng tiềm năng như email, số điện thoại.

Ví dụ: bạn đang phát hành một eBook miễn phí. Landing page sẽ mời người dùng để lại email để nhận được tài liệu. Sau đó, bạn có thể dùng email marketing để nuôi dưỡng và chuyển đổi họ.

Nếu bạn đang làm content social, đừng quên kết hợp với lead magnet content để hiệu quả tăng gấp bội!

Click-through

Loại này không ép họ làm gì cả! Mục tiêu của click through landing page là thuyết phục người dùng nhấn tiếp vào nút CTA để qua trang khác, ví dụ như trang mua hàng.

Mình dùng dạng này khi làm content cho các chiến dịch quảng cáo Facebook chạy về sản phẩm giá cao. Phải có trang trung gian giải thích kỹ rồi mới dẫn qua trang checkout được.

Sales Page

Trang này là “đại bản doanh” để bán hàng một cách trực diện.

Tất cả yếu tố trên landing page này đều phục vụ cho một mục đích duy nhất: chốt đơn. Đây cũng là dạng thường áp dụng công thức AIDA, PAS để đi sâu vào nỗi đau, tạo niềm tin rồi kích thích hành động..

Một trong những Landing Page đầu phễu chốt đơn khủng nhất của mình (hiện đã ngưng để tập trung vào Kind Content Academy):

Trang bán hàng khóa học Content Foundation
Trang bán hàng khóa học Content Foundation
🚀
Bật mí: Nếu bạn muốn nắm vững cách tạo Sales page ra đơn liên tục bằng AI và tư duy Content, thì trong khóa Kind Content Academy mình đã để đầy đủ template và hướng dẫn miễn phí rồi nhé!

Squeeze Page

Squeeze page giống lead gen nhưng gắt hơn chút.

Nó không cho bạn làm gì khác ngoài việc để lại email → nếu không điền email thì cũng chẳng truy cập thông tin được. Loại này có conversion rate tốt nếu offer bạn đủ mạnh: miễn phí tài liệu, khóa học, mã giảm giá…

Ví dụ: Squeeze page dùng khi bạn muốn build list email từ content viral trên Tiktok. Gắn link Bio về squeeze page là ra lead đều đều.

Splash page

Splash page là dạng nhẹ nhàng nhất.

Nó giống như một “trang chào sân” trước khi vào website chính. Thường dùng để giới thiệu khuyến mãi nhanh, hỏi người dùng chọn ngôn ngữ hoặc xác nhận độ tuổi.

Ví dụ: Website phim, thời trang… sẽ dùng Splash page để xác minh người truy cập trên 18 tuổi. Rồi sau đó mới chuyển vào site chính.

📌
Note: Splash page cực hợp nếu bạn đang làm landing page cho web sự kiện, chiến dịch giới thiệu thương hiệu hoặc teaser chiến dịch mới.

Thành phần chính Landing Page

🧲
Tiêu đề nổi bật Thu hút người xem ngay lập tức
📽️
Hình ảnh/video minh họa Trình bày sản phẩm dễ hiểu
📝
Nội dung giới thiệu Giải thích lợi ích, giá trị mang lại
🎯
Lợi ích nổi bật Tập trung vào pain point, solution
🗣️
Chứng thực từ khách hàng Tăng độ tin cậy và niềm tin
📩
Form thu thập thông tin Lấy email, số điện thoại,…
Nút CTA Kêu gọi hành động rõ ràng

Một Landing Page hiệu quả không thể thiếu các thành phần bên dưới. Cùng mình đi nhanh qua từng mục nhé – mình sẽ giải thích cực kỳ đơn giản và có ví dụ thực tế nha.

Tiêu đề nổi bật

Tiêu đề này giống như người gác cổng – nếu không đủ hấp dẫn, khách bỏ sang web khác ngay.

Tiêu đề tốt là tiêu đề đúng insight và gợi ra kết quả mong muốn.

Xem chi tiết hơn ở bài cách viết tiêu đề hay này bạn nhé!

Hình ảnh/video minh họa

Thực tế, khách sẽ chú ý hình ảnh trước khi đọc nội dung. Nếu bạn có video demo sản phẩm thực tế thì càng tốt.

Ví dụ: Một Landing Page bán phần mềm AI để tạo ảnh – tốt hơn hết là cho thấy… đúng ảnh AI tạo ra, kèm video tua nhanh quá trình generate sẽ tăng chuyển đổi rõ rệt.

💡
Bật mí: Hình ảnh nên giống thực tế nhất có thể, không màu mè, lừa người xem.

Nội dung giới thiệu

Giới thiệu ngắn gọn nhưng đủ show 3 thứ: Vấn đề khách gặp – giải pháp bạn có – kết quả khách đạt sau khi chọn bạn.

Ví dụ mình từng dùng cho dịch vụ content: “Bạn chạy ads nhưng không ra đơn? Có thể do Content chưa kết nối đúng insight. Kind Content giúp bạn viết Content ra số thiệt, không cần viral ảo.”

🚀
Bật mí: Nếu bạn đang cần nắm rõ cách hiểu và viết content có insight đúng thì bài Insight này là thứ bạn không thể bỏ qua!

Tính năng và lợi ích

Việc chọn nói “lợi ích” hay “tính năng” còn tùy vào mức độ hiểu biết của khách với sản phẩm:

Khi khách đã quá quen thuộc với sản phẩm (điện thoại, laptop, máy giặt…). Thì bạn bạn nên nói về tính năng. Vì lợi ích đã là điều hiển nhiên.

Không ai nói: “iPhone giúp bạn liên lạc với người thân”, mà nói: “Camera 48MP, chip A17 Pro…”

Còn khi khách chưa biết gì về sản phẩm (sản phẩm mới, công dụng lạ, thị trường chưa phổ biến) thì nên nói về lợi ích. Vì nếu nói tính năng, khách cũng không hiểu và không quan tâm.

Ví dụ: “Repair Ampoule giúp trẻ hóa da, cấp ẩm sâu” nghe hấp dẫn hơn “Serum tế bào gốc 5%”.

💡
Pro Tip: Không phải lúc nào cũng chỉ nói về lợi ích. Không phải lúc nào cũng chỉ nói về tính năng

Chứng thực từ khách hàng

Bạn càng khen mình nhiều, người ta càng nghi ngờ. Nhưng khách hàng cũ khen – lại cực tin.

Ví dụ bạn làm dịch vụ content AI, có thể chèn quote hoặc đoạn chat của khách hàng cũ như:

“Sau khi áp dụng hệ thống content AI của team, bên mình tiết kiệm hơn 30 giờ mỗi tháng mà chất lượng vẫn ổn. Rất recommend 👍”

💡
Tip hay: Nếu bạn chưa biết cách chèn UGC (nội dung tạo bởi người dùng) như nào cho đúng ngữ cảnh, bài User-generated content sẽ cực kỳ hữu ích.

Form thu thập thông tin

Landing Page không chỉ để đọc mà còn để hành động: để lại thông tin. Form thu thập nên rõ ràng, không rườm rà.

Chỉ nên hỏi 2-3 thông tin: Họ tên – Email – Số điện thoại (nếu cần). Đừng tạo trải nghiệm gây mệt mỏi.

Nút CTA

Call-to-action là cú chốt của Landing Page.

Bạn nên để rõ ràng, màu nổi bật, dùng từ hành động cụ thể: “Nhận ưu đãi ngay”, “Đăng ký học 0 đồng”, “Tải về miễn phí – Không cần thẻ”.

Nếu được, nên có hiệu ứng nhấp như rung hoặc màu khi hover.

📌
Gợi ý: Nếu bạn muốn học tất cả các kỹ thuật viết nội dung từ storytelling cho đến CTA chuyển đổi cao, thì Kind Content Academy là lựa chọn không thể bỏ qua. Và nó hoàn toàn miễn phí.

Quy trình thiết kế Landing Page

🧲
Lead generation Thu thập thông tin khách hàng
➡️
Click Through Dẫn người dùng đi tiếp
💰
Sales page Bán hàng trực tiếp
✉️
Squeeze page Ép người dùng để lại email
💡
Splash page Trang giới thiệu nhanh

Làm landing page không cần phức tạp, nhưng phải rõ ràng – gọn – đúng insight. Dưới đây là từng bước mình luôn dùng khi xây trang, đơn giản vậy thôi.

Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên là trả lời: Trang này tạo ra để làm gì?

Ví dụ bạn muốn bán một sản phẩm, vậy conversion chính là nút Mua Ngay. Nếu muốn lấy data, thì phải có form và dòng “Đăng ký nhận ưu đãi”.

Hiểu rõ tứ diện

Trước khi viết hay thiết kế, phải hiểu sâu 4 góc cạnh quan trọng:

  • Khách hàng: Họ là ai? Có nhu cầu gì, nỗi sợ gì, hành vi ra sao?
  • Đối thủ: Trang của đối thủ đang nói gì? Yếu chỗ nào?
  • Sản phẩm: Điều gì khiến sản phẩm bạn đáng mua hơn?
  • Thương hiệu: Tone màu, giọng điệu, giá trị core là gì?

Thiết kế giao diện thu hút

Landing page phải lôi kéo thị giác ngay từ 3 giây đầu. Mình luôn ưu tiên:

  • Tiêu đề nổi bật, dễ đọc
  • Màu sắc đồng nhất, ít hơn 3 tông màu
  • Sử dụng khoảng trắng hợp lý

Nếu bạn không biết design, dùng các tools hỗ trợ kéo thả hoặc tạo từ đầu luôn như LadiPage (rất khuyến khích dùng nền tảng này) hoặc Gamma AI cho nó tạo từ đầu rồi từ từ chỉnh sửa.

Viết nội dung thuyết phục

Landing page không cần dài, nhưng phải đúng trọng tâm. Cấu trúc nên là:

  • Tiêu đề chính chạm pain-point
  • 2–3 gạch đầu dòng về lợi ích nổi bật
  • Testimonial hoặc case ngắn nếu có
  • Call-to-action rõ ràng ở nhiều nơi

Tối ưu Responsive

80% người vào landing từ mobile. Nếu hiển thị mobile bị vỡ, chữ nhỏ xíu, form khó bấm… thì bạn mất cơ hội rồi đó.

CTA nổi bật

CTA phải dễ thấy, dễ hiểu và bật ra khỏi trang.

Một mẹo mình dùng hoài: gắn CTA trước cả phần giới thiệu, và lặp lại ở giữa, dưới cuối nữa. Và đừng viết chung chung kiểu “Gửi form” mà hãy rõ như “Nhận ưu đãi ngay – chỉ hôm nay!”

🌐
Mẹo: Muốn CTA ra đơn thật sự? Mình có chia sẻ chi tiết trong bài Call to action rồi đó!

Tối ưu tốc độ

Nếu trang load trên 5 giây, nhiều người thoát luôn. Hãy:

  • Tối ưu ảnh nhẹ
  • Dọn bớt hiệu ứng rườm rà
  • Xài hosting ổn định

Mình từng test 1 landing chỉ cần giảm 1.7s load time là tăng ngay 2% lead.

A/B testing thường xuyên

Đừng “đoán mò” nội dung nào hiệu quả. Testing là thức đo chính xác.

Ví dụ: cùng 1 sản phẩm, mình test 2 tiêu đề:

  • A: “Tiết kiệm đến 2.500k hôm nay!”
  • B: “Ưu đãi độc quyền từ Kind Content”

Kết quả: phiên bản A nhận nhiều click gấp đôi. Không test thì sao biết?

🚀
Chốt lại: Tạo landing page không khó. Nhưng muốn bán được, bạn phải hiểu tâm lý người dùng, tối ưu trải nghiệm và luôn test liên tục.

Nếu bạn muốn đi xa hơn, làm chủ Content và cả AI để xây landing tự động, thì ghé khóa Kind Content Academy nha. Mình dùng toàn bộ kiến thức thực chiến hơn 8 năm gom trong đây, 100% miễn phí luôn đó!

Tên ảnh: quy-trinh-landing-page
Mô tả ảnh: Các bước tạo landing page từ xác định mục tiêu, hiểu khách hàng đến A/B testing

Checklist tối ưu Landing Page

Sau rất nhiều lần chạy landing để chạy ads, mình rút ra được một điều: có checklist chuẩn thì tỉ lệ chuyển đổi lúc nào cũng cao hơn ít nhất 2-3 lần so với làm tuỳ cảm tính.

Tham khảo nhé:

Thiết kế đơn giản Không rối mắt, tập trung mục tiêu
✂️
Nội dung ngắn gọn Đủ ý, không dài dòng
🔘
CTA rõ ràng Nút kêu gọi nổi bật
Tối ưu tốc độ Load dưới 2s
📱
Chuẩn mobile Hiển thị phù hợp điện thoại
🎬
Hình ảnh/video chất lượng Minh hoạ sắc nét, phù hợp
🧠
Yếu tố tâm lý học Bằng chứng xã hội, thuyết phục
👀
Mở đầu hấp dẫn Thu hút trong 3s đầu
Loại bỏ gây phân tâm Không pop-up, không link thừa
🗣️
Ngôn ngữ dễ hiểu Không dùng thuật ngữ khó
Tạo cảm giác khẩn cấp Số lượng/Thời gian giới hạn
🎯
Nhất quán với quảng cáo Thông điệp liền mạch
🤖
Sử dụng AI để tối ưu Gợi ý headline, CTA, A/B test
🚀
Bật mí: Nếu bạn muốn làm chủ content toàn diện trên nhiều nền tảng (blog, social, ads, landing page), mình chia sẻ tất cả trong Kind Content Academy. Bạn học free được nhé!

Chỉ số đánh giá hiệu quả

📈
Tỷ lệ chuyển đổi Đo hiệu suất mang lại khách
🚪
Tỷ lệ thoát Khi người dùng rời ngay
⏱️
Thời gian trên trang Xem khách ở lại bao lâu
🖱️
Tỷ lệ click CTA Click vào nút kêu gọi
💰
Chi phí mỗi chuyển đổi Chi bao nhiêu để ra đơn

Có rất nhiều chỉ số giúp mình đọc vị hiệu quả của một landing page. Dưới đây là những chỉ số mà mình luôn dùng trong các dự án thực tế.

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Đây là chỉ số quan trọng nhất → Từ 100 người vào landing page, có bao nhiêu người để lại form, đăng ký, hay đặt hàng. Ví dụ: nếu có 10 người điền form trong 100 lượt truy cập thì tỷ lệ là 10%. Đây là thứ mình quan tâm đầu tiên khi làm landing.
  • Tỷ lệ thoát: Số người rời đi mà không làm hành động nào. Nếu tỷ lệ này cao, có thể do landing viết chưa cuốn, hoặc sai đối tượng người đọc.
  • Thời gian trung bình trên trang: Nếu người dùng ở lại ít hơn 30 giây thì gần như không có cơ hội chuyển đổi. Một landing ổn sẽ cần giữ chân người xem đọc được ít nhất 1/2 nội dung.
  • Tỷ lệ click CTA: Nút CTA (gọi hành động) là nơi quyết định landing có chuyển đổi hay không. Ví dụ: “Đăng ký ngay”, “Tải miễn phí”, nếu tỷ lệ click dưới 2% thì nên xem lại nội dung nút và vị trí.
  • Chi phí mỗi chuyển đổi: Đặc biệt quan trọng nếu bạn chạy ads. Nếu bán hàng giá 500k, mà chi phí ra 1 chuyển đổi là 300k thì còn lời ít hoặc lỗ. Phải tối ưu chuyển đổi hoặc giảm chi phí.

Mình dùng Tool gì làm Landing Page?

Khi cần làm landing page nhanh, đẹp, không cần code, hoặc rất iếm khi ần Code. Đây là 5 công cụ mình đã thử và thấy rất đáng dùng nha:

Gamma

Siêu nhanh, siêu trực quan. Làm slide hay landing page đều được. Dùng AI bấm một phát là xong (trước khi bấm được Prompt, chọn style gần nhất với Brand của bạn), tiết kiệm kha khá thời gian.

Ladipage.vn

Nếu bạn chạy ads ở Việt Nam thì khỏi cần nghĩ nhiều. Tối ưu chuyển đổi tốt, kéo-thả dễ, tích hợp mọi thứ từ chatbot đến form.

Cực kỳ khuyến khích dùng nền tảng này.

WordPress + Elementor

Dành cho bạn nào muốn kiểm soát nhiều hơn. Cực kỳ linh hoạt, nhất là nếu bạn biết một chút kỹ thuật hoặc làm lâu dài.

Bên mình chủ yếu là dùng Combo này, chi phí rẻ, thích làm gì thì làm.

Carrd

Đơn giản, gọn, nhanh. Làm portfolio, landing sản phẩm hoặc form thu email đều ổn. Chi phí rẻ, học chưa tới 30 phút.

Webflow

Chuyên nghiệp nhất. Tự do sáng tạo, dựng trang theo pixel, nhưng cần thời gian học. Mình hiếm khi dùng cái này.

Tóm lại,

Landing page là công cụ tối quan trọng nếu bạn muốn tăng chuyển đổi, ra đơn đều và làm content “có số”. Và như mình nói, phải ưu tiên làm đầu tiên!

Nếu bạn đang muốn tối ưu Content, đừng bỏ qua kiến thức này. Mình đã đúc kết mọi thứ trong Kind Content Academy – nơi bạn sẽ học cách viết nội dung hiệu quả, kết hợp cùng AI, tạo ra content chốt đơn, viral và lên top Google.

Hiện tại đã có hơn 30 video hoàn toàn miễn phí. Và đó mới chỉ là một phần nhỏ trong hơn 150+ video hệ thống kiến thức bài bản từ hơn 200 dự án thực chiến mình từng triển khai. Vào học nhé!

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay