Chắc mình với bạn có thể khẳng định quan điểm này trước….
Content Marketing không đứng yên, nó luôn thay đổi theo khách hàng, theo nền tảng, theo AI,… Những gì hiệu quả năm ngoái có thể đã lỗi thời trong năm nay.
Vậy năm 2025, xu hướng Content Marketing sẽ đi theo hướng nào? Doanh nghiệp, người làm Content, Freelancer cần thay đổi ra sao để không bị bỏ lại phía sau?
Bài viết này mình đã tổng hợp những xu hướng quan trọng nhất, dựa trên số liệu thực tế từ các blog uy tín, nên bạn cứ yên tâm tham khảo nhé! 😄
1. AI & Content
88% marketer đang sử dụng AI vào công việc, trong đó 93% là để sáng tạo nội dung (Survey Monkey).
Nhưng vấn đề lớn nhất của AI là:
❌ Nhanh nhưng không hiệu quả: Nếu không có định hướng, chỉnh sửa, AI dễ làm… vớ vẩn.
❌ Sai lệch thông tin,: AI vẫn có thể bịa số liệu, hoặc lấy thông tin từ nguồn không xác thực.
❌ không có trải nghiệm thực tế: Không có cá tính, quan điểm riêng, không cá nhân hóa được.
❌ Không hiểu khách hàng: Hành vi con người thay đổi thường xuyên, khó đoán, khó chạm.
Theo mình để AI làm đúng ý thì phải:
✅ Hiểu sâu về Content Marketing → Bạn sẽ biết AI viết chỗ nào đúng, chỗ nào sai để điều hướng.
✅ Nắm rõ cách viết từng dạng nội dung → Bạn sẽ ra lệnh (prompt) tốt hơn để AI làm đúng.
✅ Biết cách kiểm tra & chỉnh sửa → AI có thể tạo bài viết, nhưng bạn phải feedback lại để hoàn thiện nó.
Tóm lại là: Bạn càng giỏi, thì con AI càng làm hay, bạn ẩu thì AI… tạo rác. Nên tối thiểu hãy vững Content Foundation trước rồi từ từ cải thiện kỹ năng, rồi AI mới ngon.
2. Video ngắn tiếp tục thống trị
82% traffic trên Internet sẽ tới từ Short Video trong 2025 (Firework). Và đoán xem? TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts vẫn là những nền tảng phát triển mạnh nhất.
Vì sao video ngắn vẫn là “vua” trong Content Marketing?
✅ Thời gian chú ý của người dùng ngày càng ngắn, họ chỉ mất giây để quyết định có tiếp tục xem video hay không. Nên nếu nội dung dài, lan man = Lướt qua ngay.
✅ Thuật toán ưu tiên video ngắn, khi mà TikTok, Instagram, YouTube đang đẩy mạnh nội dung ngắn, giúp video dễ viral hơn. Và Facebook, LinkedIn cũng bơm liên tục để không bị bỏ lại.
✅ Video ngắn giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng nhanh hơn. Một video 30s có thể tiếp cận hàng triệu người, trong khi một bài viết blog có thể mất nhiều tháng để lên top Google.
Vậy loại video ngắn nào đang hiệu quả nhất?
Bạn có thể không phải là một “TikToker”, nhưng nếu làm Content, bạn không thể bỏ qua video ngắn nhé.
✅ Tutorial / Hướng dẫn nhanh → “3 cách viết Content hay mà ít ai biết!”
✅ Storytelling cá nhân / Case study → “Mình đã kiếm 50 triệu/tháng nhờ viết Content như thế nào?”
✅ Behind-the-scenes → “Hậu trường 1 ngày làm Content Marketer.”
✅ Review sản phẩm / Dịch vụ → “Đây là lý do vì sao khách hàng thích Kind Content!”
✅ Trend / Challenge / Meme → “Làm thử trend viết Content theo phong cách Gen Z!”
Pro Tip: Bạn không cần thiết phải quay video chuyên nghiệp đâu, mà chân thật được đánh giá cao hơn nhiều.
Tóm lại: Video ngắn vẫn là xu hướng mạnh mẽ trong 2025. Nên nếu chưa bắt đầu, bạn chắc chắn đang chậm hơn đối thủ.
3. Tìm kiếm bằng giọng nói & AI Search
47% lượt tìm kiếm sẽ là voice search vào năm 2025 (SEJ).
Đồng thời, Google đang chuyển sang AI-generated search (SGE) – tức là AI sẽ trả lời trực tiếp thay vì dẫn link đến website như trước. Cụ thể:
- Trước đây: Người dùng tìm kiếm → Google hiển thị link bài viết → Họ click vào trang web để đọc.
- Bây giờ: Người dùng tìm kiếm → AI của Google tự tạo câu trả lời ngay trên trang kết quả → Họ không cần click vào website nữa.
Kết quả:
- Website có thể bị mất traffic nếu không tối ưu để được trích dẫn trong AI-generated search.
- Bài viết dài lan man sẽ không còn hiệu quả – Google ưu tiên nội dung ngắn gọn, đúng trọng tâm.
🚀 SEO ngày càng hướng đến tìm kiếm giọng nói & câu trả lời nhanh.
- Người dùng không gõ “Cách viết Content SEO” nữa – họ hỏi “Làm sao để bài viết lên top Google?”
- Câu hỏi tìm kiếm sẽ dài hơn, mang tính hội thoại hơn.
Cách tối ưu bài viết SEO cho AI Search & Voice Search:
✅ Viết theo dạng hỏi – đáp: Đưa ra câu hỏi và trả lời ngay đầu bài.
✅ Tối ưu Featured Snippet: Google AI ưu tiên hiển thị đoạn nội dung gọn nhất, chính xác nhất.
✅ Viết tự nhiên như hội thoại: Không chỉ nhồi từ khóa, mà phải viết giống như đang trả lời trực tiếp.
✅ Tập trung vào nội dung có giá trị, không lan man: AI Search không thích bài dài lê thê, nó chọn nội dung trả lời nhanh, trực tiếp.
Ví dụ tối ưu SEO mới:
❌ “Làm thế nào để viết Content SEO? Hãy cùng tìm hiểu cách viết bài chuẩn SEO giúp tăng thứ hạng Google…” (Dài dòng, không vào thẳng vấn đề).
✅ “Muốn bài viết lên top Google? Đây là 3 điều quan trọng nhất bạn phải làm!” (Ngắn gọn, dễ lên Featured Snippet).
4. Content cá nhân hóa
84% khách hàng thích được cá nhân hóa chứ không phải con số công nghiệp (Sender). Năm 2025, nếu bạn vẫn làm Content chung chung, không liên quan tới người đọc, họ sẽ bỏ qua bạn ngay lập tức.
Tại sao cá nhân hóa nội dung quan trọng?
📌 Hành vi người dùng đã thay đổi: Họ không muốn đọc những thứ “chung chung”. Họ muốn thấy nội dung phù hợp với nhu cầu của họ, chứ không phải ai cũng đọc được.
📌 Thuật toán cũng thay đổi: Facebook, Instagram, TikTok, Google đều ưu tiên nội dung phù hợp với từng cá nhân..
📌 Email, quảng cáo, social post – tất cả đều cần cá nhân hóa: Email có tiêu đề cá nhân hóa có tỷ lệ mở cao hơn 26% so với email thông thường. (Campaign Monitor)
Nội dung cá nhân hóa = Giữ chân khách hàng tốt hơn + Tăng chuyển đổi mạnh hơn.
Vậy cá nhân hóa nội dung như thế nào cho hiệu quả?
✅ Dùng dữ liệu để hiểu khách hàng rõ hơn:
- Sử dụng Google Analytics, Meta Pixel, CRM để biết khách hàng thích gì, họ tìm kiếm gì.
- Chia khách hàng thành các nhóm cụ thể, thay vì viết chung chung cho tất cả.
✅ Viết theo “ngôn ngữ” của khách hàng:
- Nếu khách hàng của bạn là doanh nhân, hãy dùng ngôn ngữ chuyên nghiệp.
- Nếu khách hàng là Gen Z, hãy viết kiểu gần gũi, trend một chút.
✅ Tận dụng AI để cá nhân hóa nội dung tự động:
- Email Marketing: Gửi nội dung đúng thời điểm, theo hành vi người dùng.
- Chatbot & Dynamic Content: Hiển thị nội dung khác nhau cho từng nhóm khách hàng.
Ví dụ cá nhân hóa nội dung tốt:
❌ “Khóa học Content Marketing dành cho mọi người!” (Quá chung chung)
✅ “Bạn mới bắt đầu viết Content? Đây là lộ trình giúp bạn kiếm 10 triệu/tháng!” (Đánh đúng vào nhóm khách hàng tiềm năng)
Tóm lại: Cá nhân hóa là xu hướng quan trọng nhất năm 2025. Nếu bạn viết Content chung chung, khách hàng sẽ không nhớ bạn.
5. Podcast & Email Marketing
Lượt nghe Podcasting dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 48% từ 2024-2029 (Statista).
88% khách hàng của bạn kiểm tra email mỗi ngày (Constant Contact).
📌 Mạng xã hội ngày càng “đắt đỏ”, thương hiệu cần kênh nuôi dưỡng khách hàng lâu dài
- Quảng cáo Facebook, Google Ads ngày càng tốn kém, nhưng tệp khách hàng thì dễ mất nếu không liên tục tương tác.
- Email & Podcast giúp bạn giữ chân khách hàng mà không phụ thuộc vào nền tảng nào.
📌 Podcast – Kênh tiếp cận người nghe một cách tự nhiên nhất: Podcast có thể giúp xây dựng chuyên môn, tăng độ nhận diện, niềm tin khán giả mà không cần đầu tư vào hình ảnh hay video.
📌 Không chỉ là Email Marketing, mà là kênh xây dựng cộng đồng:
- Người đăng ký Email thường là khách hàng tiềm năng chất lượng cao nhất.
- Với mỗi 1 đồng bạn bỏ ra cho Email, bạn thường thu về 40 đồng (Omnisend)
Nói cách khác: Nếu bạn không muốn phụ thuộc vào mạng xã hội, google, quảng cáo,… hãy đầu tư vào Podcast & Email Marketing. (Đặc biệt chú ý ROI Email Marketing, quá lãi!)
6. User-Generated Content (UGC)
User-Generated Content (nội dung do người dùng tạo ra) là bất kỳ hình thức nội dung nào do người dùng sáng tạo, từ feedback, review, truyền miệng, khen chê,… đều là UGC.
- 82% khách hàng xem đánh giá của khách hàng trước đó là yếu tố quan trọng trước khi mua hàng (Billo).
- 93% Marketers cho rằng UGC hiệu quả hơn nội dung thông thường do thương hiệu làm ra (Billo).
UGC, tại sao ngày càng hiệu quả?
📌 Người tiêu dùng bị “miễn nhiễm” với quảng cáo truyền thống
- Quảng cáo Facebook, Google ngày càng đắt đỏ, nhưng hiệu quả lại giảm dần.
- Người tiêu dùng thích xem trải nghiệm thực tế từ khách hàng khác hơn là quảng cáo có kịch bản.
📌 UGC giúp thương hiệu xây dựng niềm tin tự nhiên hơn: Các bài review, feedback từ khách hàng giúp tạo hiệu ứng truyền miệng tự nhiên mà không cần chi quá nhiều vào ads.
Cách tận dụng UGC cho thương hiệu
✅ Tạo chiến dịch khuyến khích khách hàng tạo nội dung UGC
- Hashtag Challenge: Ví dụ: “Chia sẻ cách bạn dùng sản phẩm của chúng tôi với #MyContentStory – cơ hội nhận quà hấp dẫn!”
- Feedback Video: Tạo mini-game khuyến khích khách hàng gửi review video để nhận ưu đãi.
- Chia sẻ câu chuyện khách hàng: Đăng tải review thật từ khách hàng lên website, social media.
✅ Tích hợp UGC vào chiến lược Content Marketing
- Đưa UGC vào quảng cáo: Quảng cáo dạng testimonial từ khách hàng thật hiệu quả hơn quảng cáo sản phẩm thông thường.
- Dùng UGC để tăng độ tin cậy cho Landing Page, Email Marketing.
🔥 Ví dụ UGC hiệu quả:
❌ “Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng tốt nhất thị trường!” (Nghe như quảng cáo, không ai tin)
✅ “Mình đã thử dùng sản phẩm này trong 1 tháng – và đây là kết quả thực tế!” (Review thật, tạo cảm giác tin tưởng hơn)
🚀 Tóm lại: UGC không chỉ là một chiến lược, mà là cách giúp thương hiệu xây dựng niềm tin, tăng tương tác & doanh số mà không cần chi quá nhiều cho quảng cáo truyền thống.
7. Content “chất lượng” lên ngôi
Google đang thay đổi thuật toán để ưu tiên nội dung CHẤT hơn là nội dung NHIỀU (Google Helpful Content Update).
Trước đây, ai cũng nghĩ cứ viết thật nhiều, đăng thật nhiều là sẽ hiệu quả. Nhưng đến 2025, nếu Content của bạn không có giá trị thực sự – nó sẽ bị bỏ qua.
Càng ngày, người đọc càng “miễn nhiễm” với nội dung nhạt nhẽo. Họ không cần thêm bài viết dài 3000 chữ chỉ để lặp lại thông tin cũ, họ cần giá trị thực tế, thông tin mới mẻ, có chiều sâu.
Vì sao “chất lượng hơn số lượng” trở thành xu hướng?
📌 Google ưu tiên bài viết hữu ích
- Các thuật toán mới của Google (Helpful Content Update) đánh giá cao bài viết có giá trị thực sự.
- Nội dung không mang lại giá trị, chỉ “làm cho có” sẽ bị giảm thứ hạng.
- Người đọc không còn kiên nhẫn với Content “cho có”
📌 Social Media cũng ưu tiên nội dung giữ chân người xem lâu hơn
- Facebook, TikTok, Instagram đo lường thời gian người xem tương tác với bài viết.
- Nội dung càng sâu, càng hấp dẫn thì càng được ưu tiên hiển thị.
Tóm lại: Viết nhiều nhưng nhạt = Không ai quan tâm. Viết ít nhưng chất = Được Google & người đọc đánh giá cao hơn.
Làm sao để tạo Content thật sự CHẤT?
✅ Chia sẻ trải nghiệm thực tế thay vì chỉ liệt kê lý thuyết
- Không chỉ viết “Cách viết Content hay” – hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn khi làm Content.
- Không chỉ review sản phẩm – hãy nói về trải nghiệm thực tế của bạn với sản phẩm đó.
✅ Đào sâu một chủ đề thay vì viết quá rộng
- Thay vì viết bài “Tất tần tật về Content Marketing”, hãy làm loạt bài “Case Study: Cách một Freelancer kiếm 50 triệu/ tháng từ Content”.
- Người đọc thích những bài viết giúp họ giải quyết vấn đề cụ thể hơn là bài viết quá chung chung.
✅ Tận dụng Content dài để tạo nhiều dạng nội dung khác nhau
- Một bài blog dài có thể chia thành nhiều bài social post, video TikTok, email newsletter.
- Tái sử dụng nội dung giúp bạn tạo giá trị liên tục mà không cần viết lại từ đầu.
🔥 Ví dụ Content “chất lượng” vs. Content “cho có”:
❌ “5 cách viết Content hiệu quả” (Bài kiểu này đã có hàng nghìn cái giống nhau)
✅ “Mình đã thử 5 cách viết Content này trong 6 tháng – Đây là kết quả thực tế!” (Có trải nghiệm cá nhân, có giá trị thực tế)
Content dài vẫn có giá trị, nhưng phải làm đúng cách
💡 Người đọc không ngại đọc bài dài – họ chỉ ngại đọc bài dài mà chẳng có giá trị.
✅ Làm bài viết dài nhưng phải có giá trị thực sự, không lan man.
✅ Sử dụng storytelling, ví dụ thực tế, dữ liệu thống kê để làm bài viết hấp dẫn hơn.
✅ Tạo nội dung evergreen (luôn có giá trị lâu dài), không chỉ chạy theo trend ngắn hạn.
Tóm lại: Năm 2025, ai còn chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng sẽ bị bỏ lại phía sau. Google đang phạt nội dung “cho có”, người đọc cũng không còn kiên nhẫn với những bài viết nhạt nhẽo nữa rồi.
Tóm lại, làm gì bây giờ để bắt kịp 2025?
Đừng sợ, Content Marketing luôn thay đổi, nhưng nguyên tắc cốt lõi vẫn giữ nguyên, thành ra nếu bạn còn thấy hơi mơ hồ, mông lung thì đầu tư lại bài bản là được thôi 😀
Năm 2025, AI sẽ mạnh hơn, video ngắn vẫn thống trị, SEO phải thích nghi, và cá nhân hóa là yếu tố quyết định. Nhưng quan trọng nhất, bạn có dám thay đổi để đi trước đối thủ hay không nè?
Hẹn gặp lại bạn trong Content Foundation nhé, sớm đi chứ sắp hết ưu đãi rồi đấy 🤖!