Mục lục bài viết

User Generated Content là gì? Tất tần tật về UGC 2023

User generated content là gì

Theo một khảo sát năm 2013, có tới 76% người tiêu dùng cho rằng quảng cáo “rất phóng đại” hoặc “hơi phóng đại”, họ dần chẳng còn tin vào những câu chuyện mà các thương hiệu vẽ ra nữa.

Thay vào đó, họ có xu hướng tin vào bạn bè hay những người tiêu dùng giống họ. Đó chính là lý do UGC ngày càng được đánh giá cao.

User Generated Content là gì?

UGC (User Generated Content) là nội dung do người dùng tạo ra. Đây không phải những mẩu tin quảng cáo của thương hiệu hay bài PR rầm rộ trên báo chí, mà có thể chỉ là một vài dòng bình luận, một video review ngắn của người dùng.

Có vô số các loại và nguồn UGC. Các loại UGC thông dụng là:

  • Bình luận trên một bài Blog bất kỳ.
  • Bài đăng hoặc bình luận tại các bài đăng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube…
  • Bài viết review một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
  • Video do người dùng tạo ra.
  • Các bài blog được người dùng viết.
  • Những trao đổi, bình luận trên các diễn đàn.

Dùng UGC đúng cách sẽ mang lại hiệu quả gấp “n” lần một chiến dịch marketing tiền tỷ. Ngược lại, nó cũng có thể tiêu tốn hàng tỷ đồng nếu thương hiệu vướng phải UGC tiêu cực. Cùng Kind tìm hiểu kỹ hơn nào…

UGC hiện diện trên mạng xã hội thế nào?

UGC nghe có vẻ là một thuật ngữ chuyên ngành xa lạ, nhưng chúng ta vẫn đang gặp UGC hàng ngày, từ chính những gì chúng ta xem trên internet. UGC thể hiện rõ nhất qua các nền tảng sau:

Tiktok

Trên nền tảng Tiktok, có một lượng lớn UGC được tạo ra từ hashtag challenge. Đây là một dạng content ads có tính tương tác cao. Nó là các thử thách được TikTok hoặc thương hiệu tạo ra.

Các hashtag challenge khuyến khích người dùng tham gia thử thách bằng cách quay video và đính kèm hashtag trong bài đăng lên trang cá nhân.

Người tiêu dùng đang tạo nội dung tích cực về Hadilao
Người tiêu dùng đang tạo nội dung tích cực về Hadilao

Nhờ gắn liền với các xu hướng, những chủ đề được quan tâm nên hashtag challenge của TikTok thu hút được đông đảo người tham gia. Và UGC được tạo ra từ đó.

Instagram

Để khai thác UGC trên Instagram, các doanh nghiệp thường sử dụng các minigame, giveaway… Các chương trình này sẽ kích thích người chơi tương tác, chia sẻ, hay thực hiện yêu cầu nào đó thương hiệu đưa ra để nhận thưởng.

Minigame thu hút lượng lớn UGC
Minigame thu hút lượng lớn UGC

Khi tổ chức các cuộc thi, minigame trên Instagram, thương hiệu có thể kết hợp với hashtag để tạo một trang riêng về cuộc thi. Tại đây sẽ tổng hợp tất tần tật các nội dung về thương hiệu do người dùng chia sẻ.

Facebook

Ngoài những tính năng tương tự Instagram, phải kế tới các nhóm cộng đồng trên Facebook. Group là nơi tập hợp những cá nhân, thương hiệu có cùng mối quan tâm về chủ đề nào đó. Họ sẽ cùng nhau thảo luận, chia sẻ, hỏi đáp. Và UGC cũng tạo ra từ đó.

Ví dụ: Samsung đã kết hợp với nhóm “Nghiện Nhà” tổ chức cuộc thi “Khoe Bếp Xinh – Rinh Tủ Lạnh Samsung”. Cuộc thi đã giúp Samsung quảng cáo sản phẩm hiệu quả với hàng trăm nghìn lượt tương tác trên mỗi bài viết.

UGC - Khoe bếp xinh, nhận quà từ Samsung
UGC – Khoe bếp xinh, nhận quà từ Samsung

Lợi ích của User- generated content là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn đều đang tận dụng sức mạnh của UGC thay vì chỉ đổ tiền vào quảng cáo như trước đây.

Giúp xây dựng lòng tin

Bạn có công nhận rằng, nếu như chúng ta nghe bạn bè hoặc người quen dành lời khen cho một nhà hàng nào đó, chúng ta thường có xu hướng tin ngay và có ý định cũng muốn một lần đến thử “xem như thế nào” không?

Do là loại nội dung được tạo ra từ người dùng, không phải từ người bán, nên UGC giống như một kiểu tiếp thị truyền miệng chân thật, giúp gây dựng lòng tin từ phía người tiếp nhận.

Kích thích mua hàng

Ví dụ khi bạn chọn mua hàng tại Shopee thì người dùng chắc chắn sẽ bám víu vào các đánh giá, hình ảnh mà người mua trước để lại.

Nếu có nhiều đánh giá tốt, việc đặt hàng sẽ là tất nhiên. Ngược lại, nếu thấy những bình luận xấu, người dùng sẽ nghi ngờ và cân nhắc lựa chọn những shop có đánh giá tốt hơn.

Tiết kiệm thời gian, chi phí quảng cáo

Chúng ta đều biết rằng, chi phí cho một chiến dịch quảng cáo là không hề nhỏ. Từ khi khâu lên ý tưởng, duyệt, triển khai… là một quá trình đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức, tiêu tốn của nhãn hàng không ít nguồn lực.

Thế nhưng, dường như điều này lại được UGC giải quyết một cách dễ dàng. Nếu thu hút được người dùng tạo ra nội dung nhất quán và chất lượng, chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng nguồn UGC đó cho các chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả.

SEO hiệu quả hơn bao giờ hết

Google luôn đánh giá rất cao nội dung do người dùng chia sẻ, đây cũng được coi là một trong hơn 200 yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới này.

Nếu như sản phẩm, dịch vụ của bạn thu hút được UGC, thì tất nhiên, điều này sẽ giúp ích cho việc cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên Google, một cách đáng kể.

Marketing 0 đồng với UGC

Thay vì bỏ chi phí chạy quảng cáo, booking báo chí… các marketer chọn phương pháp seeding tự nhiên, đăng bài trên hội nhóm. Nhờ đó, người dùng sẽ tạo ra UGC nhờ các tương tác của họ.

Những người dùng này sẽ tác động trực tiếp vào nhiều đối tượng khách hàng khác như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội của họ. Nhờ đó, thương hiệu nhanh chóng được phủ sóng mà không hề mất chi phí.

Sáng tạo không còn là vấn đề

Hiệu quả marketing có thể tăng đến 15%, ngân sách có thể giảm 30% nhờ nội dung sáng tạo và được cá nhân hoá (theo Harvard Business Review). Nó đã gây nhiều áp lực sáng tạo lên nhiều marketer hiện nay.

Liều thuốc giải quyết những áp lực này chính là UGC. Đơn giản là bởi vì chúng tạo ra các cơ hội mới để tìm kiếm khách hàng mà không mất quá nhiều thời gian và sức sáng tạo.

Hiểu đối tượng truyền thông

UGC giúp các người làm marketing liên tục nhận được các tương tác của khách hàng. Từ đó dễ dàng phân tích nội dung người dùng đề cập đến thương hiệu mình là gì và hiểu rõ khách hàng của mình hơn.

Dựa vào các phản hồi của người dùng, thương hiệu có thể điều chỉnh cách tương tác với khách hàng hoặc có những cải tiến đối với sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp.

Vậy, UGC có thực sự hiệu quả không?

Thông qua những số liệu thực tế đã được kiểm chứng dưới đây, bạn hoàn toàn có thể nhìn nhận là UGC thực sự hiệu quả so với rất nhiều phương pháp marketing khác:

  • Trung bình, tỷ lệ ROAS influencer marketing mang lại là 650%.
  • Các bài đăng có nội dung, ý kiến của người dùng đa phần thúc đẩy nhiều tương tác hơn so với các bài đăng thông thường.
  • 2/3 người tiêu dùng tìm đến các đánh giá trực tuyến một cách chủ động trước khi mua hàng.
  • 88% người dùng tin tưởng các đánh giá trực tuyến như cách họ tin tưởng những người từng quen biết của mình.
  • Cứ bốn người tiêu dùng thì có đến ba người quyết định mua hàng bởi tác động của những nội dung trên MXH.
  • 84% thế hệ millennials cho biết rằng nội dung người dùng tạo trên trang web có tác động đến quyết định mua hàng của họ.
  • Tỷ lệ khách du lịch thế hệ millennials bị tác động bởi nội dung do người dùng tạo ra nhiều hơn hình ảnh quảng cáo chuyên nghiệp là 74%.
  • Số lần nhấp của các quảng cáo TMĐT có nội dung do người dùng tạo gấp 4 lần các quảng cáo thương mại điện tử khác.

Nguồn số liệu: Theo cMetric – A Social Listening Platformn

Cách tìm và xác định nguồn UGC

Tạo thẻ Hashtag #

Hãy chọn một hashtag độc đáo, nhất quán với thương hiệu và dễ nhớ để lan tỏa một sự kiện dẫn dắt người dùng.
Ví dụ: Chương trình #Thank you, Vietnam! được Vinaphone và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tri ân thế hệ trẻ đã đóng góp công sức vào trận chiến với Covid.

User Genrated Content: Thank You VietNam!
User Genrated Content: Thank You VietNam!

Người dùng đã nhanh chóng lan tỏa 100.000 lời cảm ơn và hơn 15.000 lượt #thankyouvietnam trên facebook chỉ sau 2 tuần bằng cách khi tự tạo lời cảm ơn qua hình ảnh/video và chia sẻ lên trang facebook cá nhân kèm 3 hashtag: #ThankyouVietnamn#TrunguongDoan#Vinaphonen

Tìm UGC dựa trên hashtag và gắn thẻ

Rất nhiều khách hàng có thói quen sử dụng hashtag của thương hiệu mình yêu thích vào bài đăng cá nhân. Nhờ vậy các thương hiệu dễ dàng tìm được và chia sẻ nội dung do người dùng tạo. Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể tìm nội dung UGC thông qua các cách sau:

  • Tìm kiếm Facebook, Pinterest, Twitter, TikTok và những nền tảng xã hội khác.
  • Đọc phần đánh giá, bình luận về sản phẩm.
  • Tìm UGC thông qua các đề cập trên YouTube.
  • Kiểm tra hình ảnh của các sự kiện.
  • Xem các vị trí được gắn thẻ nếu thương hiệu của doanh nghiệp bạn có cửa hàng truyền thống.
  • Dùng công cụ Google Analytics.
  • Sử dụng Social Monitoring. Social Monitoring là công cụ thu thập thông tin từ mạng xã hội. Nó giúp cá nhân hoặc thương hiệu quét lượng lớn dữ liệu về những thảo luận có chứa từ khóa đã được cài đặt.

Khuyến khích người dùng chia sẻ

Người dùng bị kích thích tạo nội dung về thương hiệu nhờ cơ hội được nhắc đến, gắn thẻ trên trang web hay các phương tiện truyền thông xã hội khác của công ty.

Nhưng để tăng nội dung UGC về số lượng lẫn chất lượng nếu nội dung được gửi đi và chia sẻ rộng rãi. Đặc biệt là với những chiến dịch dùng thử sản phẩm miễn phí, một cuộc thi, tặng giải thưởng.

Hướng dẫn người dùng tự tạo UGC

Có đến 53% người dùng muốn được hướng dẫn rõ ràng về loại nội dung doanh nghiệp muốn họ tạo và chia sẻ. Hãy cho khán giả biết chính xác loại nội dung mà bạn cần và hướng dẫn rõ ràng về cách tạo loại nội dung đó.

Nếu bạn thực sự cần UGC, hãy gắn lời kêu gọi hành động thêm trên website, mạng xã hội, email mua hàng, bao bì sản phẩm và hoặc ấn phẩm trưng bày tại cửa hàng.

Thu thập và lưu trữ User-generated content

Trước tiên, cần xác định đâu là kênh bạn đang hoạt động tích cực và nhận được nhiều UGC nhất. Sau đó, thu thập và tạo ra một hệ thống quản lý UGC (như google drive…) để sử dụng bất cứ lúc nào cho các chiến dịch truyền thông.

Điều quan trọng nhất khi sử dụng các UGC này cho mục đích kinh doanh, bạn cần ghi rõ nguồn hoặc xin phép người tạo ra nội dung đó, đây không chỉ là nguyên tắc, mà còn là luật!

Tối ưu User-generated content thế nào?

Kết nối với khách hàng

Để tạo kết nối chân thực với khách hàng, bạn hãy tích cực tương tác với họ. Trả lời bình luận dưới các bài đăng, gửi tin nhắn cảm ơn, chia sẻ lại các nội dung người dùng đăng về thương hiệu… là một số cách đơn giản.

Với tất cả các đánh giá của khách hàng, dù tích cực lẫn tiêu cực của khách hàng, thương hiệu đều nên chú ý để phản hồi càng sớm càng tốt, để người dùng thấy rằng họ được quan tâm.

BAEMIN đã tạo kết nối rất tốt với người dùng
BAEMIN đã tạo kết nối rất tốt với người dùng

Xin phép trước khi sử dụng UGC

Dù nội dung là của người nổi tiếng, KOC hay bất cứ người dùng bình thường nào khác, dù là một bài review chi tiết hay một story đơn giản thì thương hiệu đều phải thể hiện sự tôn trọng. Hãy tạo thói quen xin phép người sáng tạo trước khi sử dụng nội dung của họ.

Trong vài trường hợp, có thể bạn cần trả phí cho người tạo ra nội dung về thương hiệu.

Xây dựng sự trung thành của khách hàng

Để khách hàng tạo ra UGC một cách tự nhiên và đầy hứng khởi, trước tiên bạn phải khiến khách hàng yêu thích. Để làm được điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chất lượng, giá cả, cung cách phục vụ…

Hãy cải thiện tất cả những điều đó để chiếm trọn tình cảm của khách hàng. Khi đã có được tình cảm và sự trung thành thành của khách hàng, tin Kind đi, chắc chắn khách hàng sẽ hào phóng lời khen dành cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Tận dụng nội dung viral

Các nội dung viral thường có độ tương tác tự nhiên cao và khả năng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhờ đó độ nhận diện thương hiệu cũng tăng nhanh và người dùng có cảm hứng hơn khi sáng tạo UGC.

Ví dụ, khi trên mạng xã hội bùng nổ drama 5 triệu giữa Jack và Thiên An, thì đây một mẫu nội dung dựa trên Durex, do chính người dùng tạo ra để đón trend:

Content "5 triệu hay 10k" cũng đã bùng nổ trên Internet
Content “5 triệu hay 10k” cũng đã bùng nổ trên Internet

Kêu gọi khách hàng chia sẻ nội dung

Có vô vàn cách để kêu gọi khách hàng chia sẻ nội dung:

  • Thêm lời kêu gọi hành động (CTA) trong email cảm ơn khách hàng đã sử dụng sản phẩm.
  • Tặng gì đó nếu khách hàng check in và để lại bình luận trên fanpage của cửa hàng.
  • Giảm giá sản phẩm nếu khách hàng chụp ảnh tại shop và chia sẻ cảm nhận lên mạng xã hội.

Thế nhưng, hãy để khách hàng làm điều đó một cách vui vẻ và thoải mái. Đừng ép buộc họ!

Thể hiện User-generated content một cách tinh tế

Thực tế chỉ ra rằng, nếu như bạn đưa UGC vào email và gửi đến khách hàng, tỷ lệ nhấp sẽ cao hơn hẳn.

Tương tự như thế, nếu trên website hoặc fanpage, bạn tạo riêng một album về ý kiến, đánh giá của những người đã từng mua hàng thì đương nhiên rồi, những khách hàng mới cảm thấy tin tưởng và quyết định “chốt đơn” nhanh hơn.

Thế nhưng, đừng lúc nào cũng lấy UGC ra như một công cụ quảng cáo “giả trân” khiến cho khách hàng cảm thấy nhàm chán và bắt đầu ngờ vực.

Ngừng “canh gác” sự sáng tạo của người dùng

Hành vi “canh gác” của các thương hiệu đôi khi khiến người dùng cảm thấy gò bó. Bạn nên thúc đẩy sự sáng tạo của người dùng bằng cách chủ động tạo ra sân chơi với phần thưởng hấp dẫn để thu về những UGC chất lượng.

Tận dụng phần bình luận

Trên một bài đăng gây chú ý trên mạng xã hội, thương hiệu có thể nhận được vô số bình luận tích cực hoặc tiêu cực. Bằng những bình luận này, thương hiệu có thể truyền cảm hứng cho người dùng tự sáng tạo UGC.

Tập trung vào các kênh mang lại hiệu quả

Đừng lãng phí thời gian gây dựng UGC ở các kênh không phù hợp, mà hãy tập trung vào các kênh có đông đảo lượng khán giả tương tác tích cực.

Nên hãy cân nhắc xem UGC của bạn ở TikTok sẽ tốt, hay ở phần đánh giá Shopee tốt hơn,… Rồi tập trung vào nó, vừa tối ưu chi phí, vừa tối đa hiệu quả.

Đo lường, đánh giá UGC

Đừng quên đánh giá hiệu suất các hoạt động của mình, đâu là hoạt động khán giả của bạn phản hồi tốt nhất, đâu là điều gì họ không thích? Từ đó thay đổi chiến lược để tối ưu UGC cho thật hiệu quả.

Kết,

Trên đây, Kind đã giải đáp được cho bạn câu hỏi User Generated Content là gì rồi nhỉ, đừng nói là tới bây giờ bạn vẫn chưa hiểu sức mạnh kinh khủng của UGC đấy nhé, đùa chứ khó hiểu gì cứ hỏi Kind Content bạn nhé.

Chia sẻ lên:
Picture of Lâm Nguyễn
Lâm Nguyễn
Mình là Lâm, Founder của Kind Content và Moderator của cộng đồng Tâm Sự Con Sen. Mình đã triển khai hơn 200 dự án Content & SEO cho nhiều công ty từ bé đến lớn, điển hình như TNS, Vietnix, FPT,... Đồng thời mình cũng đam mê với việc phát triển bản thân qua những khóa học, sách, phim nổi tiếng trên thế giới.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay