HomeContent MarketingHướng dẫn tự học viết Content cho người mới bắt đầu từ A-Z
Cách tự học Content Marketing cho người mới băt đầu

Hướng dẫn tự học viết Content cho người mới bắt đầu từ A-Z

Nếu bạn đang muốn học viết content nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn. Mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước tự học content marketing sao cho bài bản, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.

Bài viết này team Kind Content đã nghiên cứu và tối ưu rất kỹ, hơn 4000 từ và nâng cấp liên tục, dài nhưng không có đoạn nào là thừa cả. Nên để việc tự học hiệu quả nhất các bạn nhớ đọc thật kỹ, và nếu bận nhớ lưu lại đọc sau nhé.

Hiểu rõ tại sao bạn lại muốn học viết content?

Tự học là việc rất khó, nếu bạn không hiểu lý do bạn muốn học, những kết quả sau khi học xong thì khả năng “mất hứng”, bỏ học giữa chừng là điều rất dễ xảy ra.

Để xác định được lý do, why, thì mình gợi ý bạn tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:

  • Bạn có giỏi việc này không? Hay bạn có thích việc này không?
  • Làm cái này để thoả mãn đam mê viết, sáng tạo hay là vì mức lương ổn định, cao?
  • Content Marketing có là thứ mình cần ưu tiên để học bây giờ không?
  • Sau khi học xong mình sẽ được những lợi ích gì? Nó có đáng không?

Nhớ rằng, mọi thứ bạn đầu tư vào việc học, thời gian, công sức và tiền bạc sẽ trở nên đáng giá nếu bạn biết mình đang làm gì và vì sao mình làm như vậy.

Lý do mà bạn nên học Content Marketing ngay bây giờ

Nếu bạn đã tự đặt câu hỏi cho mình xong rồi nhưng vẫn đang cảm giác hơi sợ sợ, chưa biết là có nên theo nghề hay không, thì những dòng đưới đây sẽ giúp bạn vững tin hơn:

  • Tầm quan trọng của nội dung trong thời đại số: Mỗi lần bạn lướt web hay mạng xã hội, nội dung lại “nói chuyện” với bạn, nó tác động đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn mỗi ngày. Và nếu bạn biết cách viết nội dung hay, bạn trở thành người dẫn dắt cuộc trò chuyện.
  • Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Content Marketing: Thị trường lao động luôn đánh giá cao những người có khả năng viết tốt. Bởi vì họ chính là những người mang lại giá trị cao nhất cho một doanh nghiệp.
  • Tạo dấu ấn nhờ content: Ai mà không muốn có một blog riêng, một trang cá nhân nổi bật hoặc chỉ đơn giản là tạo ra nội dung được nhiều tương tác trên mạng xã hội?
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp: Việc học viết cũng giúp mình trở thành người giao tiếp tốt hơn. Mình biết cách diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và thuyết phục hơn.
  • Kỹ năng không bao giờ lỗi thời: Cuối cùng, dù thế giới có thay đổi ra sao, khả năng viết tốt, diễn đạt ý tưởng của mình luôn là một kỹ năng vô giá.

Và đó chính là những lý do mà mình tin rằng, bạn và mình, chúng ta đều nên trau dồi kỹ năng này.

Học content Marketing mất bao lâu?

Câu trả lời ở đây là còn tuỳ. Tuỳ vào việc bạn học ở đâu, bạn chăm chú tới mức nào, bạn có nhiệt huyết với nghề Content Marketing không? Tư duy, vốn từ của bạn có chắc không?

Và tuỳ vào mục tiêu của bạn, có bạn chỉ muốn viết 50.000đ/ bài content 1000 chữ thì học trong 7 ngày có khi đã làm được. Có bạn muốn có một nghề, thành chuyên gia thì học cả đời cũng chẳng thừa.

Có một điều bạn cần nhớ…

Việc học viết content không giống như việc học để thi một bài kiểm tra, mà nó giống hơn việc học nấu ăn hay học đánh đàn. Ban đầu, mình có thể thấy mọi thứ rối rắm và khó khăn, nhưng càng thực hành nhiều, mình càng trở nên tự tin và giỏi hơn.

Hãy nghĩ về những bước đầu:

  • Trong 1-2 tháng đầu tiên, bạn sẽ tập trung vào việc hiểu cơ bản về viết nội dung, như cấu trúc bài viết, cách tạo tiêu đề hấp dẫn và ngữ pháp cơ bản.
  • 3-6 tháng tiếp theo, bạn sẽ bắt đầu nắm bắt được phong cách viết riêng của mình và biết cách tạo nội dung phù hợp với đối tượng độc giả mình muốn tiếp cận.
  • Sau 6 tháng – 1 năm, khi bạn đã có kinh nghiệm và sự tự tin cần thiết, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm và tối ưu hóa nội dung của mình, tìm hiểu sâu hơn về SEO, Content Strategy và cách tạo nội dung cho các kênh truyền thông khác nhau.

Nhưng một điều mình muốn bạn nhớ, là việc học không bao giờ có điểm dừng. Mỗi bài viết mới, mỗi chiến dịch content mới, đều là một cơ hội để mình học hỏi và phát triển kỹ năng của mình.

Rất may là bạn đã đọc tới đây, dù cho bạn chẳng biết gì hay đã có kết quả rồi thì Kind hứa những cách học sau đây đều sẽ đưa bạn lên một tầm cao mới. Đọc kỹ chứ đừng có mà đọc lướt nha!

6 bước tự học viết content từ cơ bản đến nâng cao

Cho dù bạn đang tập viết bài đăng trên website, mạng xã hội, bài báo, thậm chí cả viết sách thì các phương pháp tự học dưới đây đều sẽ mang lại hiệu quả cao cho bạn.

Bước 1: Hiểu rõ content có 02 cách học

Để viết được một bài content hay (đạt kết quả gì đó) thì bạn sẽ cần tư duy viếtvốn từ để viết.

Để rèn tư duy và vốn từ thì bạn sẽ phải học theo 2 cách dưới đây…

1. Rèn tư duy viết bằng cách học chủ động:

Tư duy viết là các kỹ thuật viết, câu nào nên xếp trước, câu nào nên xếp sau, khi nào nên viết ngắn, khi nào viết dài, viết làm sao để đạt được mục tiêu Marketing,…

Để học được tư duy thì bạn cần:

  • Tìm tòi học những thuật ngữ Content Marketing hay gặp, các cách viết content, các công thức viết, quy trình viết,…
  • Hiểu được thế nào là thương hiệu (brand), insight khách hàng là gì,…
  • Tự tìm học trên trường lớp, học từ thầy cô, từ những chuyên gia trong ngành.
  • Tự lập được chiến lược, kế hoạch nội dung, hoặc ít nhất là hiểu để làm việc chung với người khác.
  • Chủ động nghiên cứu những người viết giỏi, những bài viết tốt để xem họ làm thế nào.
  • Tự tìm sách, tài liệu chuyên ngành Content Marketing để học hỏi.
  • Học rộng ra để hiểu bản chất của vấn đề (Marketing, SEO, và cả Sale)

2. Rèn vốn từ bằng cách học bị động:

Vốn từ là từng câu, từng chữ của bạn, là lời ăn tiếng nói của bạn. Vốn từ càng nhiều bạn viết càng hay, càng dễ và càng nhanh.

Để có vốn từ dồi dào thì bạn nên học một cách bị động như sau:

  • Đọc thật nhiều nhiều tiểu thuyết, sách các thể loại.
  • Đọc những bài viết từ những cá nhân nổi bật.
  • Rèn kỹ năng giao tiếp, nói chuyện với càng nhiều người càng tốt.
  • Nghe podcast, sách nói, các youtuber, streamer hoạt ngôn.
  • Thường xuyên ghi chú lại mọi thứ bạn thấy hay, đáng nhớ.

Nói chung là đi, học, đọc, sử dụng vốn từ thật nhiều để vốn từ tự ngấm vào người.

Áp dụng linh hoạt 2 cách học chủ động lẫn bị động, chẳng sớm thì muộn bạn cũng giỏi trong ngành này.

Bước 2: Lập kế hoạch học tập rõ ràng.

Để tránh mông lung, không biết đi đâu làm gì ngay từ đầu thì bạn phải lên cho mình được một bản kế hoạch học tập thật khoa học, đầy đủ các yếu tố sau:

  • Xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi.
  • Liệt kê những thứ bạn cần học vào danh sách thật chi tiết.

Nhưng, có một vấn đề… Người mới chưa biết gì thì sao mà làm kế hoạch để học được nhỉ?

Đừng lo, đã có mình ở đây vạch kế hoạch cho bạn, chỉ với 03 bước đơn giản sau đây…

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu tổng quát về ngành content marketing để biết được người viết content thường làm những công việc gì.

Ví dụ, người viết content Website thì sẽ có những công việc là:

  • Tìm từ khoá, nhóm các từ khoá đồng nghĩa.
  • Nghiên cứu đối thủ để lập dàn ý (Outline).
  • Viết và tối ưu content chuẩn SEO.
  • Tối ưu size ảnh, đặt alt, đặt mô tả cho hình ảnh.
  • Một số kỹ thuật SEO (tối ưu bài viết, đi link, guest post,…)

Người viết content Facebook thì thường làm:

  • Nghiên cứu khách hàng, sản phẩm, thương hiệu.
  • Lập kế hoạch Content Marketing, làm Content Direction.
  • Brainstorm – “bão não” để nghĩ ra các ý tưởng content.
  • Viết content bán hàng, viết content tương tác, content nhận diện,…
  • Thiết kế hình ảnh cơ bản, chuyên sâu.

Tiếp theo, sau khi xác định được các công việc cụ thể, bạn sẽ chọn xem mình phù hợp với công việc gì nhất và bỏ chúng nó vào danh sách những thứ cần học.

Cuối cùng, tìm kiếm nguồn tài liệu để học từng thứ một.

Bước 3: Tìm kiếm tài liệu để học

“Garbage in, Garbage out” (GIGO) là một thành ngữ được dùng phổ biến trong khoa học máy tính, nghĩa là: Chất lượng đầu ra được quyết định bởi chất lượng đầu vào.

Có thể dịch hiểu trong tiếng Việt là: “Nguyên liệu là rác thì thành phẩm cũng là rác”.

Tương tự, dù bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian học, làm đủ cách mà học ở sai nguồn thì bạn cũng chẳng bao giờ viết tốt lên được. Nên hãy thật kỹ tính trong việc chọn tài liệu học nhé.

Mình hướng dẫn bạn 4 cách kiếm tài liệu xịn…

Tự tìm tài liệu trên Google

Hãy liệt kê ra danh sách các từ khoá mà bạn nghĩ là nó có thể giúp bạn hiểu sâu về ngành content. Ví dụ như các từ khoá sau:

Vâng, như các bạn thấy nó không chỉ là từ khoá đâu. Mình đã viết hết những bài đó cho bạn rồi.

Bạn hoàn toàn có thể học theo lộ trình mà Kind vạch ra bên trên để có thể thành thục trong việc viết content nhé.

Tìm tài liệu trên các nhóm cộng đồng

Ở các nhóm cộng đồng bạn không chỉ được học từ nhiều chuyên gia ở các mảng khác nhau, mà còn có thể xem được rất nhiều tâm tư buồn, vui, hài hước của những người trong ngành.

Vừa học, vừa giải trí, vừa giao lưu và xa hơn là xây dựng thương hiệu trong nhóm. Một nguồn miễn phí nhưng chất lượng hơn bất cứ nơi nào.

Kind gợi ý cho bạn một số nhóm lớn nhất trên Facebook về Content Marketing là: Tâm Sự Con Sen, Gen Z Tập Viết Content, Cùng Làm Content Tại Nhà, Mỗi Ngày Một Chút Content,…

Group Tâm Sự Con Sen (Content) đầu năm 2023 đã có hơn 450K thành viên.
Group Tâm Sự Con Sen (content) đầu năm 2023 đã có hơn 450K thành viên.

Đầu tư một khoá học Content Marketing chất lượng

Những thông tin được chia sẻ miễn phí ở các nguồn vẫn rất hạn chế, thường là không đầy đủ. Ít người chia sẻ tâm huyết mà miễn phí như Kind Content lắm.

Nên, việc đăng ký (nhiều) khoá học chuyên sâu, bài bản vẫn là cần thiết nếu bạn muốn bứt phá trong nghề. Có nhiều khoá chỉ có vài trăm k, nhưng những kiến thức trong đó thì giá trị hơn nhiều lần.

Kind cũng có review chi tiết các khoá học Content Marketing này rồi. Bạn vào xem cụ thể của các khoá mang lại cho bạn những lợi ích, kết quả gì. Nếu nó đúng thứ bạn cần thì đầu tư ngay nhé, toàn là học từ người giỏi cả đấy.

9 cuốn sách dân Content Marketing nên đọc

Đây là những quyển sách có thể giúp bạn có một tư duy vững, đúng về content và Marketing nói chung. Ai xác định làm nghề nội dung thì nên đọc qua nhiều lần nhé.

Mình đã đọc những quyển sách bên trên và thực hành được rồi, bạn cũng sẽ thế. Xem Kind review chi tiết 9 quyển sách Content Marketing này ở đây.

Ngoài ra thì bạn cũng nên follow fanpage Kind Content, nơi đây chúng mình cập nhật những kiến thức chất lượng về content hàng ngày, hoàn toàn miễn phí.

Bước 4: Tiến hành học và ghi chú

Dù cho bạn muốn học bất cứ thứ gì thì bước ghi chú luôn là những bước bắt buộc. Và với nghề viết, nó không chỉ giúp bạn mỗi ghi nhớ lại những thứ quan trọng đâu.

Lợi ích của ghi chú khi học viết content:

  • Hệ thống hoá kiến thức để chắc chắn bạn sẽ không quên bất cứ cách viết nào hiệu quả.
  • Sau này đăng những thứ bạn đã học lên MXH để gây dựng uy tín, thương hiệu cá nhân trong ngành.
  • Huấn luyện lại cho cấp dưới dễ hơn. (Đừng nói bạn không muốn làm Leader hay kinh doanh riêng trong tương lai nhé)
  • Sau khi thực hành một thời gian, bạn sẽ biết được những lời khuyên nào không hiệu quả và sửa đổi chúng.
  • Giúp bạn viết giỏi hơn, tư duy logic sắp xếp tốt hơn.

Một vài cách để ghi chú hiệu quả:

  • Nên ghi chú theo dạng sơ đồ tư duy.
  • Trình bày thật rõ ràng, sạch đẹp. (Bạn nào không có khiếu thì ghi chú online giống Kind cũng được)
  • Chọn lọc chứ đừng ghi quá nhiều thông tin lên một trang giấy.
  • Nhớ bôi bằng dùng bút dạ, hoặc bút màu khác nhau để gạch chân những tiêu đề lớn hoặc những ý quan trọng.
  • Nên liệt kê ngắn gọn chứ đừng văn chương lai láng dài dòng.
  • Nếu bạn có thể diễn tả bằng hình ảnh thì sẽ tốt hơn nhiều.

Bước 5: Thực hành, thực hành và thực tập

Nghề viết là nghề của thực hành, bạn học lý thuyết mà không “lăn” vào viết, xóa, sửa thì cũng chẳng thể nào phát triển được đâu. Nên đây cũng là bước bắt buộc nhé. Bạn có thể bắt đầu thực hành với những ý tưởng đơn giản dưới đây…

Các chủ đề cho bạn luyện viết

  • Viết cho chính bạn. (Câu chuyện vui/ buồn/ trong quá khứ; 5 bài học quý giá với bạn nhất; Quyển sách/ bộ phim bạn thích nhất; Dự định sắp tới của bạn; Chia sẻ một thứ gì đó hữu ích mà ít người biết,…).
  • Viết cho thương hiệu của bạn hoặc thương hiệu nào đó bạn thích (Viết bài tương tác; Bài bán hàng; Bài thông tin; Bài hữu ích; Câu chuyện thương hiệu; Trend,…).
  • Viết bất cứ thứ gì bạn thích ngay tại thời điểm nào đó (Luôn luôn mang theo quyển ghi chú nha).

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Tham khảo thêm ở đây: 149 chủ đề luyện viết content cho người mới.[/su_note]

Xin vào công ty để thực tập

Khi vào thực tập thì bạn cũng nên nhớ: Bạn vẫn chỉ đang trong quá trình học viết content mà thôi. Nên đừng quá quan tâm tới lương tháng, mà hãy quan tâm đến những thứ mà bạn có thể học.

Yên tâm, làm và học ở môi trường công ty bạn sẽ ngộ ra rất nhiều thứ. Ví dụ như những sai lầm, những thực tế, góc khuất,… Bạn cứ đón nhận tất cả, chúng sẽ giúp giỏi hơn rất nhiều.

Và Kind tặng thêm cho bạn…

Ba bước để bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào bất cứ công ty nào:

  • Đầu tiên: Nên nhận ít nhất 3 job freelancer trước rồi đi thực tập. Bạn có thể vào các nhóm facebook như Chợ Content, Viết Content Tại Nhà, CTV content để tìm job. (Đăng bài “bán thân” hoặc chủ động liên lạc người thuê viết bài).
  • Tiếp theo: Làm một bản CV hoàn chỉnh về cá nhân bạn, nhớ bỏ cả 3 dự án mà bạn đã từng làm vào đó. Mô tả rõ xem bạn có thể giúp gì cho công ty và các mong muốn của bạn khi đi thực tập.
  • Cuối cùng: Tìm (thật nhiều) công ty phù hợp để gửi CV, Portfolio cho họ và đi phỏng vấn. Good luck!

Bước 6: Nhận góp ý từ cộng đồng

Việc nhận phản hồi trong mọi ngành nghề đều quan trọng. Vì khi mới học bạn sẽ chẳng thể nào biết đâu thực sự ổn và đâu là dở.

Việc đăng bài lên cộng đồng và để những người xa lạ “dập”, “cà khịa”, hay cảm ơn và chia sẻ đều sẽ giúp bạn giỏi hơn. Hãy nhớ là bạn làm càng nhiều, càng đăng nhiều thì bạn càng giỏi, càng giỏi thì càng có nhiều tiền. Đừng có ngại!

15 kỹ năng người làm Content Marketing phải có

Nghề viết không đơn giản là đặt bút xuống và gõ là xong, cần nhiều kỹ năng khác nhau nữa bạn mới có thể thành tài. 15 kỹ năng Kind sắp liệt kê tới đây là không thể thiếu:

  1. Kỹ năng “Show, don’t tell”
  2. Sử dụng các công cụ hỗ trợ
  3. Kỹ năng loại bỏ
  4. Kỹ năng đọc nhanh
  5. Kỹ năng nghiên cứu… (Còn nữa, các bạn coi ở bài viết dưới đây)

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem cụ thể ở bài: 15 kỹ năng viết content mà writer cần rèn luyện mỗi ngày.[/su_note]

Kết,

Nếu bạn còn cách tự học viết content nào hay hơn, thì nhớ chia sẻ cho Kind và cộng đồng biết nhé. Và đừng quên ghé thăm blog Kind Content để xem thêm nhiều kiến thức miễn phí!

Share:

Bài viết cùng chủ đề...

Dù cho bạn là người mới hay là một cây viết “lão luyện” thì việc sở hữu một Content Portfolio...
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến SEO tổng thể, phải không? Có thể hiểu đơn giản đây là loại...
Bạn đã bao giờ tự hỏi “Alt Text là gì?” chưa? Alt Text, hay văn bản thay thế, đóng vai...