SEO Branding là gì? Phương pháp SEO xây dựng thương hiệu 

Mục lục bài viết
SEO Branding là gì

Chắc hẳn bạn đang tò mò chưa biết SEO Branding là gì, phải không? Hiểu đơn giản thì đây là hình thức SEO tập trung vào việc phát triển nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, SEO Branding còn nhiều điều thú vị khác, hãy cùng mình tìm hiểu thêm nhé!

SEO Branding là gì?

SEO Branding là hoạt động nghiên cứu, đo lường hành vi người dùng để tạo dựng và phát triển thương hiệu bằng cách tối ưu trải nghiệm cho người truy cập website. 

Phương pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp của bạn được Google đánh giá cao mà còn đưa website lên top đầu trong ngành, tạo thiện cảm với người dùng. 

Nhờ đó, bạn có thể thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện hiệu suất kinh doanh.

Các giá trị mà SEO Branding mang lại bao gồm:

  • Khả năng trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành.
  • SEO bền vững và an toàn.
  • Nội dung chất lượng có giá trị sâu sắc.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận.
  • … 
Tìm hiểu về SEO Branding
Tìm hiểu về SEO Branding

Xem thêm: SEO Social là gì? Các chiến lược cải thiện SEO Social

Trọng tâm của SEO Branding là gì?  

SEO Branding khác biệt với SEO truyền thống, tập trung vào ba khía cạnh chính: doanh nghiệp, người dùng và quá trình chuyển đổi.

Doanh nghiệp

Đây yếu tố quan trọng tác động đến chiến lược SEO. Hoạt động tối ưu thương hiệu chú trọng vào việc phân tích thị trường và sản phẩm. Từ đó xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Người dùng

Bên cạnh việc tập trung vào doanh nghiệp, việc hiểu và phân tích hành vi người dùng cũng rất quan trọng. 

Hiểu đơn giản, tất cả nội dung trên website cần phải được tạo ra dựa trên nhu cầu và hành vi tìm kiếm thông tin của người dùng. Điều này đòi hỏi quá trình nghiên cứu sâu rộng những hoạt động thường xuyên của đối tượng mục tiêu trên không gian internet.

Chuyển đổi

Mục tiêu của SEO Branding không chỉ là đưa website lên top, nó còn hướng đến việc tăng khách hàng tiềm năng. Do đó, phương pháp này tập trung vào tối ưu landing page và theo dõi tỷ lệ chuyển đổi để nâng cao hiệu quả.

Lợi ích của hoạt động SEO Branding là gì?

SEO Branding nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của thương hiệu đối với kết quả SEO. 

Như đã nói ở trên, cốt lõi của phương pháp làm SEO này bao gồm ba khía cạnh chính: doanh nghiệp, người dùng và kết quả cuối cùng. Vì thế nó sẽ đem lại những lợi ích và giá trị đáng kể cho doanh nghiệp:

Cơ hội cạnh tranh các vị trí top đầu  

Làm SEO thương hiệu sẽ giúp website của bạn đạt vị trí cao trong trang kết quả tìm kiếm cho tất cả các từ khóa liên quan đến hành trình mua hàng của khách hàng. 

Điều này tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận đến đối tượng mục tiêu và khách hàng tiềm năng hơn.

Phương pháp SEO an toàn, bền vững 

Về cơ bản SEO Branding cũng là một “nhánh” trong SEO tổng thể website. 

Từ đó có thể hiểu: Bạn sẽ không cần lo ngại vấn đề bị Google phạt trong suốt quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm cho hoạt động phát triển thương hiệu nếu tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc SEO cơ bản từ Google. 

Lưu ý: Nếu chiến dịch tiếp thị của bạn chỉ đi theo xu hướng chung hoặc thiếu những chiến lược cụ thể, rõ ràng, thì doanh số bán hàng có thể không thấy cải thiện và độ nhận diện thương hiệu cùng không đạt được kết quả mong đợi.

Cung cấp nội dung có giá trị 

Tạo ra content chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một phần quan trọng trong chiến lược SEO thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng gây dựng ấn tượng và lòng tin với khách hàng.

Khi liên tục cung cấp nội dung hữu ích, Google sẽ đánh giá website của bạn là Authority Site. Từ đó khả năng leo top được tăng lên và tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác như: Đặt quảng cáo, viết bài PR, đặt backlink,… 

Lưu ý: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn chia sẻ trên trang web phản ánh giá trị thực của sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Tránh sử dụng nội dung chung chung, không chính xác hoặc không có giá trị thực tế. 

Để được như vậy buộc bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành, thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO tối ưu cho website

Cơ hội cải thiện doanh thu/lợi nhuận 

Bằng cách liên tục theo dõi và phân tích hành vi tìm kiếm, sử dụng trang web của khách hàng, kết hợp với việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website, qua đó cải thiện lợi nhuận kinh doanh. 

Tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu

SEO Branding sẽ đảm bảo rằng khi khách hàng tìm kiếm thông tin về công ty của bạn trên Google, họ sẽ tìm thấy “thông tin đúng” chứ không phải đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Khi tìm kiếm Kind Content thì website của bọn mình sẽ xuất hiện đầu tiên chứ không phải một đơn vị khác. 

Ví dụ tìm kiếm từ khóa Kind Content
Ví dụ tìm kiếm từ khóa Kind Content

Quy trình thực hiện SEO Branding là gì? 

Để đảm bảo hiệu quả và tính nhất quán trong mọi dự án SEO, hãy chú trọng vào việc thống nhất quy trình làm việc. 

Nó bao gồm các bước chi tiết và tiêu chuẩn cho từng phần nhiệm vụ, giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, đồng thời xây dựng uy tín và chất lượng dịch vụ. Gồm 4 giai đoạn chính: 

Giai đoạn 1: Thu thập, nghiên cứu và phân tích dự án

Khi bắt đầu dự án phát triển website, bạn cần nhận thức rõ đây là giai đoạn thu thập và phân tích thông tin, tránh mơ hồ dẫn đến tốn thời gian. Công việc này chia thành hai phần chính: Nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu người dùng.

Nghiên cứu tổng quan

Phần nghiên cứu tổng quan sẽ tập trung vào việc thu thập và phân tích các yếu tố sau:

  • Thị trường: Nắm bắt thông tin về quy mô, phân khúc, xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng và mức độ cạnh tranh.
  • Doanh nghiệp: Tìm hiểu về lợi thế cạnh tranh, bản sắc thương hiệu và hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Sản phẩm/Dịch vụ: Đánh giá điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ so với các đối thủ trong cùng ngành. 
  • Website doanh nghiệp: Phân tích tình trạng hiện tại của website để đề ra chiến lược SEO phù hợp.
  • Từ khóa: Nghiên cứu từ khóa dựa trên hành trình mua sắm của khách hàng, nhằm xác định bộ từ khóa chính xác phản ánh Search Intent (ý định tìm kiếm) của người dùng.

Nghiên cứu người dùng

Giai đoạn nghiên cứu người dùng mang đến cái nhìn sâu sắc về tình hình ngành và doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn xây dựng chiến lược SEO phù hợp và quản lý dự án hiệu quả hơn.

Trong phần này, bạn nên chú trọng vào việc thu thập và phân tích thông tin liên quan đến:

  • Hành trình mua hàng: Hãy tập trung khám phá và hiểu rõ hành trình mua sắm của khách hàng mục tiêu, từ giai đoạn nhận biết sản phẩm cho đến khi đưa ra quyết định mua và phản hồi sau mua. 
  • “Nỗi đau” và kỳ vọng của khách hàng: Bằng cách theo dõi hành trình mua hàng, bạn sẽ xác định được những thách thức và vấn đề mà họ gặp phải cũng như những mong đợi và giải pháp họ đang tìm kiếm.

Lưu ý: Bạn cần nghiên cứu mọi thứ thật kỹ lưỡng để thu thập thông tin một cách chính xác nhất. 

Xem thêm: SEO YouTube là gì? 7 bước tối ưu SEO video Youtube hiệu quả

Giai đoạn 2: Tạo kế hoạch/chiến lược cho SEO Branding 

Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch cho dự án SEO Branding. 

Kế hoạch này sẽ bao gồm các chiến lược liên quan đến: Nội dung, SEO offpage, SEO onpage, từ khóa, các chỉ số KPI, tiêu chuẩn dự án, và lịch trình cụ thể. 

Nếu làm việc theo nhóm, bạn nên tổ chức nhiều cuộc họp để mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và đánh giá khách quan về kế hoạch. Điều này đảm bảo chiến lược được xây dựng một cách chính xác và hiệu quả nhất cho website.

Giai đoạn 3: Bắt đầu triển khai theo tiến độ 

Giai đoạn tiếp theo trong quy trình SEO Branding là việc thực hiện dự án. Mục tiêu cốt lõi của loại hình SEO này bao gồm việc nâng cao thứ hạng từ khóa chính, tăng lượng truy cập từ khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

  • Tối ưu hóa website: Bắt đầu tối ưu hóa website của doanh nghiệp để phù hợp với tiêu chí của Google. Đồng thời đảm bảo website hiển thị đầy đủ và chính xác thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
  • Phát triển tuyển content branding: Xây dựng bộ nội dung branding chuyên nghiệp, phản ánh rõ nét ngành nghề và sản phẩm mà bạn cung cấp. Quá trình này thực hiện song với với việc tối ưu content cho trải nghiệm người dùng.
  • Mở rộng thương hiệu: Lan tỏa thương hiệu thông qua các kênh như trang báo, blog, diễn đàn và mạng xã hội. Hoạt động này giúp thương hiệu được Google và người dùng đánh giá cao, tăng khả năng xuất hiện trên Google Search.
  • Theo dõi và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi: Điểm quan trọng là bạn cần theo dõi hành vi người dùng và liên tục cải thiện trải nghiệm của họ. Điều này góp phần cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quy trình SEO Branding
Quy trình SEO Branding

Giai đoạn 4: Theo dõi, kiểm tra và báo cáo

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình SEO Branding là việc báo cáo và tiếp tục theo dõi. Bạn nên thường xuyên nghiên cứu và cung cấp các báo cáo về backlink và theo dõi sự tăng trưởng hàng tuần. 

Hoạt động này không chỉ giúp kiểm soát tiến độ của dự án mà còn giải quyết kịp thời bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quá trình thực hiện.

Xem thêm: SEO TikTok là gì? Cách SEO TikTok lên xu hướng hiệu quả

Các doanh nghiệp nào nên làm SEO Branding?

Phần lớn các công ty đều tìm đến SEO với hy vọng mở rộng tầm ảnh hưởng và cải thiện hiệu suất kinh doanh của họ. 

SEO Branding phù hợp với những công ty muốn tiến hành SEO một cách bền vững và lâu dài. Mục đích là xây dựng một trang web uy tín và chất lượng cao cho người dùng. 

Vì thế, mục tiêu của SEO Branding không chỉ giới hạn ở việc leo top trong trang SERP, nó còn mở rộng hơn và liên quan đến các yếu tố như: Tạo lòng tin, quảng bá thương hiệu, bán hàng, tăng doanh thu,…

Thời gian phù hợp để triển khai SEO Branding là gì?

Nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu về SEO Branding là gì thường thắc mắc: Khi nào bắt đầu là phù hợp nhất? 

Hãy ghi nhớ: SEO là một quá trình cần thời gian dài để phát triển và đạt kết quả. Vì thế, việc bắt đầu quá trình tối ưu sớm/ngay bây giờ là lựa chọn tốt nhất.

Lưu ý: SEO yêu cầu thời gian để Google đánh giá và xếp hạng chất lượng cũng như uy tín của một trang web. Để đạt hiệu quả cao nhất, các công ty nên hướng tới một tầm nhìn dài hạn, với định hướng lâu dài và cam kết thời gian từ 6 đến 12 tháng.

Lời kết

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu thêm về SEO Branding là gì và đồng thời biết cách xây dựng và tối ưu chiến lược phát triển thương hiệu. 

Về lâu dài, điều quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho website vẫn gói gọn trong từ “content”. Do đó, dù có làm gì thì bạn vẫn cần tập trung tạo nội dung hữu ích. Hãy bắt đầu quá trình SEO Branding ngay hôm nay nhé!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay