Bạn có thể đang bỏ rất nhiều công sức làm content: viết blog đều, chăm page, build kênh TikTok. Nhưng nếu không hiệu quả, hoặc khách đọc rồi quên, có thể bạn chưa có một hệ thống content funnel đúng nghĩa.
Funnel không chỉ là lý thuyết marketing. Đó là cách giúp content chuyển hóa người lạ thành người mua. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ bạn cách xây content funnel cực kỳ rõ ràng — từng giai đoạn, từng content, từng cách tối ưu chuyển đổi.
Content Funnel là gì?
Content Funnel là hành trình chuyển đổi của người dùng thông qua các dạng nội dung được xây dựng phù hợp theo từng giai đoạn trong phễu marketing: Nhận biết – Cân nhắc – Chuyển đổi – Trung thành.
Ví dụ: Bài blog hướng dẫn chi tiết giúp khách hàng nhận biết (TOFU), email so sánh giúp họ cân nhắc sản phẩm (MOFU), và checklist/dùng thử miễn phí kích thích mua (BOFU). Mỗi loại content phục vụ một công đoạn riêng trong quá trình chuyển đổi.
Vai trò trong chiến lược Marketing
Mình từng làm blog không có Funnel rõ thì khách vô đọc xong… thoát luôn. Không nuôi dưỡng, không gợi ý bước tiếp theo, thậm chí không biết mình bán gì.
Từ khi áp dụng đúng content funnel, mọi thứ thay đổi. Mình giúp người đọc nhận ra vấn đề (TOFU), gợi ý giải pháp cụ thể (MOFU), và cuối cùng đẩy họ tới hành động như mua, đăng ký (BOFU).
Mỗi tầng Funnel sẽ có những định dạng content phù hợp.
Ví dụ:
- TOFU: Blog SEO, post social, video viral, infographic, checklist
- MOFU: Case study, so sánh sản phẩm, email nurture
- BOFU: CTA mạnh, trial, bảng giá, landing page bán hàng
- AFU: Bản nâng cấp, ưu đãi riêng, lớp học nội bộ
Lưu ý khi xây dựng Funnel
Lúc đầu mình chỉ chăm chăm viết content thật hay. Nhưng nếu không đặt đúng chỗ trong funnel, content đó không mang lại chuyển đổi.
Dưới đây là vài điều mình rút ra được:
- Đặt mục tiêu rõ: TOFU không cần kêu gọi mua hàng quá sớm, MOFU cần giải thích chi tiết & so sánh kỹ
- Lựa chọn format phù hợp: TOFU dễ tiếp cận bằng các dạng Content Social, còn BOFU nên là landing page.
- Điều hướng tốt: Mỗi nội dung cần dẫn khách xuống tầng tiếp theo
- Bám sát hành trình khách hàng: Ghép Funnel với Customer Journey để hiểu người đọc đang nghĩ gì
TOFU – Tăng nhận diện
TOFU là tầng đầu tiên trong content funnel, giống như ánh nhìn đầu tiên trong một mối quan hệ. Bạn chỉ có vài giây để khiến người ta nhớ đến mình.
Mục tiêu TOFU
Mục tiêu lớn nhất ở giai đoạn TOFU là tạo sự nhận diện thương hiệu.
Không cần cố ép ai phải mua. TOFU chỉ nên dừng ở mức “Mình là ai?”, “Sản phẩm này dùng làm gì?”, “Có tồn tại trên đời không?”.
Nếu ví TOFU như buổi đầu tiên gặp gỡ, thì bạn chỉ nên giới thiệu tên tuổi, đừng kể lể kịch bản ra đơn liền.
Đặc điểm người dùng
Đây là nhóm người chưa biết bạn là ai. Có thể họ đang gặp vấn đề nhưng chưa ý thức rõ nhu cầu hoặc chưa biết giải pháp.
- Họ không tìm kiếm tên thương hiệu.
- Họ cần được “dẫn dắt” bằng insight hoặc các câu chuyện
- Họ chưa sẵn sàng mua, nhưng nếu thấy nội dung đúng tâm thì vẫn dừng lại xem
Các loại nội dung
Ở TOFU, bạn cần những dạng nội dung dễ viral, dễ share, dễ tiếp cận đại chúng. Ví dụ:
- Bài viết storytelling hoặc insight-driven
- Meme hoặc nội dung có yếu tố giải trí, gây đồng cảm
- Infographic, video ngắn giải thích 1 sự thật mới lạ
- Content dạng Hook highlight nỗi đau hoặc hành vi thường gặp
Muốn làm content viral giai đoạn này, có thể nhấn mạnh các yếu tố khai thác từ insight hoặc hook rất mạnh.
Kênh triển khai TOFU
Với TOFU, bạn nên ưu tiên các nền tảng có reach tự nhiên cao hoặc volume người dùng rộng:
- Facebook, Instagram (dạng Reel, Story)
- TikTok – định dạng video ngắn dễ gây tò mò
- Google – qua các bài blog SEO trả lời câu hỏi “nên làm gì khi…”
- Youtube – dạng video branding, gợi suy nghĩ mới
Nếu xác định chiến TOFU bài bản, nên dùng blog, video Youtube để giải thích.
Chỉ số đo lường
TOFU không nên đo theo doanh thu. Thay vào đó tập trung vào:
- Impression / Reach: Tổng số người thấy nội dung
- View qua từng kênh: TikTok View, Reel View,…
- CTR (click-through rate) từ nội dung tới web/blog
- Share, Save trên mạng xã hội
- Thời gian xem
Ví dụ minh họa TOFU
Ví dụ: Một brand skincare muốn tăng nhận diện.
TOFU content có thể là:
- Video: “Điều tồi tệ nhất tôi từng làm với da mặt là gì?” – storytelling + insight
- Blog bài viết: “Da dầu có nên dùng kem dưỡng không?” – đánh thẳng vào nỗi sợ + SEO từ khóa phổ biến
- Instagram carousel: “5 hiểu lầm phổ biến khi chăm sóc da ban đêm”
- Meme: “Khi bạn phát hiện chai sữa rửa mặt toàn cồn…”
Sau khi kéo được sự chú ý, mới dần dần đưa vào content MOFU điều hướng đi sâu.
MOFU – Nuôi dưỡng & cân nhắc
Giai đoạn MOFU là lúc chúng ta biến người quan tâm thành người bắt đầu cân nhắc. Đây là phần quan trọng quyết định họ có tiếp tục tiến tới hành động hay không.
Mục tiêu MOFU
Giai đoạn này không phải để bán ngay, mà để giúp khách hàng hiểu sâu hơn. Mục tiêu là tạo sự tin tưởng và khiến họ nghĩ: “À, có vẻ đây là giải pháp phù hợp!”
Ví dụ nếu bạn bán khóa học AI, thay vì kêu gọi mua ngay thì nên tạo video tư vấn: “Khi nào nên dùng GPT hay Claude để viết content?”
Đặc điểm người dùng
Họ đã biết đến bạn nhờ TOFU, nhưng vẫn đang so sánh.
Đây là lúc người dùng hỏi: sản phẩm này có phù hợp không? Có gì hơn chỗ khác? Cần thử trước được không?
Lưu ý: Đây không còn là giai đoạn câu like, mà là thời điểm đưa giá trị thật sự.
Các loại nội dung
Giai đoạn MOFU rất cần nội dung có chiều sâu và hướng tới giải quyết vấn đề cụ thể. Một vài dạng cực kỳ hiệu quả gồm:
- Bảng so sánh sản phẩm
- Checklist tự đánh giá
- Webinar tư vấn
- Email Nuôi dưỡng
- Mini-Case Study
- Lead Magnet: eBook, Template
Kênh triển khai MOFU
Một vài “chân ái” để triển khai nội dung MOFU:
- Email Marketing – chuỗi nuôi dưỡng
- Bài Blog dạng chuyên sâu
- Video tư vấn – chia sẻ kinh nghiệm
- Webinar – Livestream tư vấn
Chỉ số đo lường
Vì MOFU không hướng tới chuyển đổi ngay, nên các chỉ số cũng thiên về mức độ tương tác chất lượng:
- Time on page: thời gian xem nội dung
- CTR: tỷ lệ nhấp nội dung trong email/blog
- Lead collected: số người để lại thông tin
- Engaged users: ai đã tương tác nhiều lần
Khi triển khai bài blog MOFU, mình thường kết nối CTA như checklist PDF → form thu mail → email tự động tư vấn.
Ví dụ minh họa MOFU
Ví dụ bạn bán khóa học content, thay vì “Mua ngay”, hãy thử những nội dung sau:
- Checklist đánh giá bản thân: “Bạn có phù hợp làm Content chuyên nghiệp không?”
- Livestream: “Hành trình một người tay ngang trở thành Content Writer full-time”
- Mini ebook: “5 Framework viết content ra đơn” → lead magnet tặng free sau khi điền form
- Blog: “So sánh 3 con AI viết content hiệu quả nhất 2024”
Nếu bạn muốn hiểu toàn bộ hệ thống content – đặc biệt là Social Content – và học cách viết content từ phễu TOFU > MOFU > BOFU hiệu quả nhất:
BOFU – Thúc đẩy chuyển đổi
BOFU là giai đoạn bạn phải thật quyết liệt. Đây là lúc khách hàng đã “ưng”, vấn đề là họ sẽ mua của bạn hay của đối thủ.
Mục tiêu BOFU
BOFU (Bottom of Funnel) có một mục tiêu duy nhất: biến người quan tâm thành khách hàng thật sự.
Lúc này không còn để truyền cảm hứng, không còn dùng nội dung để tiếp cận, mà là để “ra đơn”.
Đặc điểm người dùng
Người ở BOFU thường đã biết bạn, đã tìm hiểu và có nhu cầu mua.
Họ hiểu vấn đề mình gặp phải, cân nhắc giải pháp, và đang ở phút chót ra quyết định mua hay không.
Ví dụ như khách đã để lại số điện thoại, đã đọc email ưu đãi, hoặc nhắn tin fanpage dò giá.
Các loại nội dung
Ở BOFU, bạn cần nội dung thuyết phục và rõ ràng. Không màu mè nữa, tập trung vào “bằng chứng và giá trị”.
- Bảng giá chi tiết – kèm lợi ích rõ ràng từng gói
- So sánh với đối thủ một cách khéo léo
- Testimonial – đánh giá thực tế, review sản phẩm
- Lifetime deal, ưu đãi ngắn hạn, quà tặng
- Case study thật nếu có – giúp tăng niềm tin
- Sales page tối ưu CTA mạnh
Kênh triển khai BOFU
- Email marketing – kèm ưu đãi, thời hạn ngắn
- Landing page / Sales page – giải thích điểm mạnh, lợi ích
- Chatbot / Inbox – hỗ trợ trực tiếp, tạo thúc đẩy
- Form đăng ký / Booking – chuyển đổi trực tiếp
- Remarketing Ads – quảng cáo nhắm lại người đã xem
Chỉ số đo lường
Chỉ số quan trọng nhất BOFU là Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi).
Ngoài ra có thể quan tâm:
- Click vào CTA
- Số đơn hàng / doanh thu tạo ra
- Tỷ lệ hoàn tất form đăng ký
- Tỷ lệ phản hồi inbox
Muốn tối ưu thì phải test nhiều ảnh, câu chữ khác nhau xem cái nào ra đơn cao nhất.
Ví dụ minh họa BOFU
Ví dụ: Một bạn bán khoá học tự học content, sau khi share nhiều tips ở TOFU – MOFU rồi thì 2 email cuối cùng sẽ như sau:
- Email 1: So sánh học Kind Content Academy FREE vs tự học tốn 3 tháng – rõ ràng CTA học ngay.
- Email 2: Dẫn thẳng về form đăng ký + ưu đãi tặng kèm Chatbot / Template / Chủ đề độc quyền
Hoặc bạn là freelancer thiết kế, có thể chạy ads remarketing về gói thiết kế logo 990k – đưa so sánh, review khách hàng, và nút CTA “Đặt thiết kế ngay”.
Tóm lại, viết content cho BOFU đòi hỏi bạn hiểu sâu khách hàng và biết cách tạo ra nội dung tạo ra hành vi – càng dễ hiểu, càng mạnh mẽ, càng chuyển đổi cao.
Nếu bạn muốn ra đơn đều đặn, tối ưu từng bước từ Funnel tới AI, tự động luôn nếu cần thì mình đã hệ thống cực chuẩn trong Kind Content Academy nha. Học cực dễ, Free hoàn toàn đó!
Chiến lược triển khai hiệu quả
Để triển khai một content funnel hiệu quả, mình thường bắt đầu từ hành trình khách hàng, sau đó chọn đúng kênh, nội dung phù hợp từng giai đoạn, rồi mới tối ưu đa kênh & cá nhân hóa. Cùng đi sâu từng bước.
Mapping hành trình khách hàng
Đầu tiên là xác định hành trình khách hàng từ A đến Z.
Mỗi content nên phục vụ đúng một giai đoạn cụ thể như: nhận biết – cân nhắc – chuyển đổi.
Ví dụ: Nếu khách chưa biết gì về bạn, đăng bài “Bí kíp X” sẽ hiệu quả hơn việc đẩy link bán hàng.
Chọn kênh theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn nên đẩy ở nền tảng khác nhau.
- Giai đoạn nhận biết: social, ads, SEO, reels
- Giai đoạn cân nhắc: email, blog, carousel, review
- Giai đoạn chuyển đổi: sales page, landing page, inbox
Ví dụ: Ở giai đoạn đầu, mình dùng hook để thu hút người mới, còn khi gần ra đơn thì lại cần một CTA mạnh.
Tích hợp đa kênh
Khách hôm nay thấy bạn trên Instagram, mai gặp lại trên email – đây là hiệu ứng lặp giúp tăng nhận diện.
Cách làm: Một nội dung có thể điều chỉnh để post reel – viết blog – thành email – rồi quảng cáo retarget.
Cá nhân hóa nội dung
Đừng gửi cùng một nội dung cho tất cả khách.
Mỗi khách hàng khác nhau – hãy cho họ thấy bạn “hiểu họ”.
Ví dụ: Email cho người vừa tải ebook cần khác với người đã từng thanh toán. Dùng dữ liệu hành vi để phân loại và cá nhân hóa.
Công cụ hỗ trợ Content Funnel
Để xây dựng content funnel hiệu quả, bạn không thể thiếu các công cụ phân tích, tự động hóa và đo lường. Mình chia sẻ nhanh vài “vũ khí” trong kho nha:
- Make: Giúp tự động hóa funnel nội dung – từ email, post, đến CRM, mọi thứ.
- Monica AI: Viết nội dung theo từng phân đoạn hành trình rất mượt, có thể tóm tắt – chia nhỏ – cá nhân hóa tốt (đã tích hợp những AI mạnh nhất như GPT, Claude, Gemini, Grok,…)
- Ladipage: Tạo landing page nhanh, đẹp, không cần design hay biết code tí nào.
- Google Analytics: Theo dõi hành vi khách trong funnel, drop-off tại đâu.
Tóm lại,
Content không chỉ để viết hay, mà còn cần dẫn đường tới hành động. Khi nắm rõ content funnel, bạn sẽ biết khách đang ở đâu, và cần gì để chuyển hóa.
Từ Awareness tới Action đều cần chiến lược nội dung khác nhau. Và nếu bạn chưa từng hệ thống bài bản, thì học thêm là điều nên làm.
Trong Kind Content Academy, mình đã để sẵn mọi thứ về Content & AI. Từ content bán hàng, viral, SEO tới tự động hóa theo từng giai đoạn của funnel, đều có lộ trình rõ ràng. Hơn 150 video nhưng có tới 30+ bài học đầu hoàn toàn miễn phí !