Bạn gặp khó khăn khi phải tạo content đều đặn mỗi tuần? Bạn không có đội ngũ sản xuất nội dung chuyên nghiệp nhưng vẫn muốn duy trì uy tín cá nhân hoặc thương hiệu?
Đa số người làm content đều nghĩ phải tự viết mọi thứ từ đầu. Nhưng thực tế, những người thành công lại biết cách chọn lọc, tổ chức, biên tập những nội dung có sẵn, đó chính là lý do Content Curation ngày càng phổ biến.
Đọc hết bài này, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ cách áp dụng nó đúng và thông minh nhất nhé.
Content Curation là gì?
Content curation là quá trình tìm kiếm, chọn lọc và chia sẻ lại những nội dung giá trị từ nhiều nguồn khác nhau thay vì tự tạo ra nội dung mới hoàn toàn.
Ví dụ: Bạn đang phát triển một Fanpage chia sẻ về Digital Marketing, thay vì mỗi bài đều phải tự viết, bạn có thể tổng hợp bài viết hay nhất từ các blog uy tín như Neil Patel, Moz, HubSpot,… rồi trình bày lại theo cách riêng, ngắn gọn dễ hiểu cho người đọc Việt Nam.
Lợi ích của Content Curation
Làm content không nhất thiết lúc nào cũng phải tự viết 100%, mình nhận ra content curated là một cách cực khôn ngoan để tiết kiệm thời gian mà vẫn chất lượng.
Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà chính mình đã áp dụng khi làm curation:
- Tiết kiệm thời gian nhưng vẫn giữ chất lượng cao, vì bạn không cần tạo nội dung mới từ đầu, chỉ cần tập trung vào khâu chọn lọc và tái trình bày.
- Tạo thói quen cập nhật kiến thức mới mỗi ngày khi liên tục đọc và chọn lọc nguồn đáng tin.
- Khẳng định vai trò “người đi chọn lọc” trong ngách của bạn. Rất nhiều người thích follow tài khoản giúp họ tiết kiệm công sức tìm kiếm thông tin.
- Giữ lịch đăng đều đặn mà không bị bí idea mãi như khi bắt buộc phải nghĩ bài gốc.
- Dễ kéo traffic từ Google nếu bạn cấu trúc tốt, nhất là với dạng tổng hợp theo chủ đề.
Dạng bài viết tiêu biểu
Có rất nhiều kiểu bài bạn có thể làm khi chọn hình thức curation. Sau đây mình sẽ chia rõ từng dạng và ứng dụng cụ thể nhé:
Bài viết top list
Rất phổ biến, dễ viết mà đa phần người đọc rất thích. Ví dụ: “Top 10 công cụ lên kế hoạch content”, “5 template content hiệu quả nhất”.
Bạn có thể lấy từ nhiều nguồn, rồi trình bày lại kèm quan điểm cá nhân, ưu nhược hoặc cứ list ra kèm link dẫn đến bài gốc.
Tổng hợp theo chủ đề
Dạng này cũng đúng bản chất nhất của content curated.
Ví dụ: “Tổng hợp 8 bài viết hay nhất về SEO năm 2025” – bạn gom những bài chất lượng quanh 1 chủ đề, giới thiệu ngắn gọn về từng bài để người đọc dễ bấm vào.
Quote chuyên gia
Bạn chọn lọc những câu nói hay của chuyên gia trong ngành rồi đăng lại, kèm ảnh minh họa hoặc nhận định cá nhân. Cách này cực kỳ mạnh trên Instagram hoặc Carousel Facebook.
Tổng hợp tin tức
Mỗi tuần, bạn có thể làm 1 post tổng hợp những bản tin nhỏ trong ngành. Ví dụ ngành Ads, Content, AI,… người dùng không phải đi khắp nơi mà chỉ cần đọc chỗ bạn là đủ.
Infographic & trực quan
Cùng một nội dung như list hoặc tổng hợp mà bạn trình bày lại bằng hình ảnh – bảng, sơ đồ, slide hoặc Canva. Người đọc sẽ dễ tiếp thu hơn rất nhiều.
Series nhiều phần
Tổng hợp nội dung theo kiểu từng phần.
Ví dụ: 6 bài viết mình nên đọc về Storytelling, chia thành từng post: insight, cách kể, cấu trúc… giúp người đọc follow theo mạch.
Các phương pháp Curation phổ biến
Mỗi chiến lược content curation đều có tính cách riêng, phục vụ những mục tiêu khác nhau. Mình sẽ chia sẻ từng kiểu thật đơn giản kèm ví dụ để bạn dễ áp dụng.
Aggregation (Tổng hợp)
Aggregation là việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn và gom lại một chỗ.
Ví dụ: Bạn viết một bài tổng hợp 10 cách viết caption hấp dẫn từ các chuyên gia khác nhau.
Nó giúp người đọc không phải tìm nhiều nơi. Quan trọng là phải có chọn lọc, đừng copy dàn trải kiểu spam.
Distillation (Chắt lọc)
Distillation nghĩa là rút gọn lại nội dung, giữ phần cốt lõi.
Mình hay dùng cách này khi đọc sách hay tài liệu dài, sau đó viết lại thành các bullet ngắn, dễ hiểu.
Ví dụ: Viết bài “5 ý chính của sách Building A StoryBrand”, bạn không cần tóm toàn bộ, chỉ cần đúc kết thứ người đọc cần nhớ nhất.
Elevation (Nâng cao)
Elevation là khi bạn phát hiện xu hướng hoặc insight từ nhiều nội dung nhỏ lẻ.
Giống như khi bạn đọc 20 bài trong nhóm Content, nhận ra rằng mọi người đang tranh luận nhiều về Authentic Content, rồi bạn viết bài phân tích xu hướng đó.
Điểm mạnh là nó mang lại giá trị cao, nhưng bạn phải thực sự có khả năng phân tích nội dung và nhìn nhận xu hướng.
Mashup (Kết hợp)
Mashup là kiểu bạn lấy từ nhiều nguồn, nhưng không tổng hợp lại đơn thuần – mà kết hợp, tái cấu trúc lại thành nội dung hoàn toàn mới.
Ví dụ: Dùng insight từ cuộc trò chuyện TikTok + dữ liệu Google Trends + một bài báo cũ => bạn viết nội dung dự đoán xu hướng meme sắp nổi.
Cách này rất hay nếu bạn làm social content vì tạo được sự khác biệt.
Chronology (Dòng thời gian)
Chronology là bạn trình bày thông tin theo trình tự thời gian. Rất phù hợp cho case study, quá trình phát triển thương hiệu hoặc tổng hợp diễn biến sự kiện.
Ví dụ: Viết timeline “Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Nguyễn Hữu Trí: từ blogger đến triệu view TikTok”.
Nó giúp người đọc dễ theo dõi hành trình hơn là nói rải rác.
Kind Content Academy là khóa học FREE với tất cả khái niệm về Content & AI, trong đó có cả phần hệ thống hóa 5 phương pháp curation đầy đủ, bài bản. Vào học để triển khai nội dung curation đúng chất nha!
Công cụ hỗ trợ Curation
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ Curation giúp bạn tiết kiệm thời gian, chọn lọc nội dung chất và chia sẻ đều đặn trên các nền tảng.
Feedly
Feedly giống như cái kệ sách tự động cập nhật tin tức. Bạn chọn các blog, website, nguồn tin mình yêu thích, Feedly sẽ tổng hợp lại tất cả bài mới từ những nơi đó vào một dòng chảy duy nhất.
Mình thường dùng Feedly để đọc blog về digital marketing, hoặc theo dõi các nguồn thông tin từ nước ngoài. Nó giúp mình nắm bắt xu hướng rất nhanh mà không cần truy cập từng site.
Pocket giống như cái “tủ lạnh” để mình bỏ tạm những content hay muốn đọc sau. Gặp bài nào hot, đang lướt mà chưa kịp xem kỹ, mình bấm Save vào Pocket.
Thực tế, đây là cách tuyệt vời để bạn từ từ xây dựng kho nội dung curated chất lượng. Sau 1 thời gian, danh sách Pocket của mình thành cả “kho vàng”.
BuzzSumo
BuzzSumo thì chuyên bóc trend. Tool này cho bạn thấy nội dung nào đang viral trên các nền tảng (Facebook, LinkedIn, Twitter,…), thuộc ngành nào, định dạng gì đang hot,…
Không những vậy, BuzzSumo còn chỉ ra bài của đối thủ nào đang top share. Mình rất hay dùng để nghiên cứu trước khi viết bài Viral Content.
Monica (ChatGPT, DeepSeek, Gemini)
Monica là nền tảng rất đặc biệt. Nó tích hợp các AI mạnh nhất như GPT, DeepSeek, Gemini,… giúp tóm tắt, phân tích, rewrite content cực ngon lành luôn.
Mình thường dùng Monica để rút tỉa ý chính, tạo bản tóm tắt hoặc dịch ngược content tiếng Anh. Cực kỳ lợi hại.
Make
Cá nhân mình cho rằng: Tổng hợp content bằng tay đã xưa rồi.
Giờ mình dùng Make để mọi thứ tự động hóa hết, từ chọn lọc bài viết mới, tóm tắt bằng AI, đến xuất content ra Google Sheet, đăng lên social mỗi ngày.
Không hề nói quá, nhờ Make mà hiện tại content fanpage và website của mình đã tự hoạt động 99% không cần động tay vào gì.
Dùng thử Make miễn phí tại đây. Nếu chưa biết dùng thì học trong Kind Content Academy, đã có đầy đủ video hướng dẫn rồi nha.
Lưu ý khi sử dụng
Muốn dùng content curation hiệu quả thì không chỉ chọn bài viết hay là đủ. Nó giống như mình “tuyển chọn” thay vì “copy-paste”.
Dưới đây là những nguyên tắc giúp bạn làm content curated hay mà vẫn đúng chuẩn, an toàn.
- Chọn nguồn uy tín: Hãy đảm bảo bạn đang lấy thông tin từ các nguồn đáng tin như báo uy tín, chuyên trang ngành hoặc tài liệu học thuật. Nếu bạn lấy bài từ blog cá nhân không kiểm chứng, bạn sẽ dễ dính sai lệch quan điểm hoặc bị phản ứng ngược.
- Đảm bảo giá trị thêm: Mình thường chú thích thêm, tổng hợp, hoặc đưa ra quan điểm cá nhân để tạo chiều sâu. Ví dụ: sau khi trích đoạn bài nghiên cứu thì sẽ thêm bình luận từ góc nhìn người làm content Việt Nam.
- Không sao chép nguyên văn: Copy y chang bài viết không chỉ bị Google đánh tụt hạng mà còn vi phạm bản quyền. Bạn cần viết lại bằng từ ngữ của chính mình. Tóm ý, tổng hợp hoặc paraphrase lại là cách tốt nhất.
- Luôn dẫn nguồn rõ ràng: Đừng quên ghi rõ link gốc và tên tác giả hoặc website. Việc này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn tăng độ tin cậy cho bài viết. Người đọc sẽ cảm thấy bạn minh bạch và tôn trọng tác giả gốc.
- Không thay thế nội dung gốc: Đừng biến curated content thành toàn bộ chiến lược nội dung. Nó chỉ nên đóng vai trò phụ, bổ sung thêm màu sắc cho kênh của bạn bên cạnh các bài bạn tự viết.
- Kết hợp hài hòa với content tự tạo: Đừng dùng content curation một mình. Hãy xen kẽ cùng nội dung do bạn sáng tạo. Ví dụ, sau khi chia sẻ một nghiên cứu từ chuyên gia, bạn bổ sung thêm case thực tế mình từng làm để tăng tính liên kết bối cảnh địa phương.
Kết bài,
Vậy là bạn đã hiểu Content Curation không chỉ là “sao chép” nội dung. Nó là cách làm chiến lược giúp bạn giữ chân độc giả, tiết kiệm thời gian, nhưng vẫn giữ được giá trị nội dung cao cấp.
Nếu bạn muốn đi xa hơn, hiểu đúng cách làm content, cả tự sản xuất lẫn tổng hợp thông minh, thì đừng bỏ qua Kind Content Academy. Đây là kho học giúp bạn làm chủ Content và AI một cách thực chiến
Mình đã dành 8 năm để hệ thống để bạn chỉ cần học là làm được ngay nhé!