Always-on Content: Chiến lược xây dựng thương hiệu bền vững

Always-on Content
Mục lục bài viết

Always-on Content là gì? Sếp đang hỏi bạn câu này? Tại sao nó lại được các thương hiệu lớn nhỏ áp dụng? Và có khi chính bạn cũng đang sử dụng nó thường xuyên mà lại không biết đấy.

Yên tâm… Bài viết này mình sẽ giải thích, đưa ra ví dụ, cách triển khai cho bạn hiểu 100% về Always-on Content nhé.

Always-on Content là gì?

Always-on Content là một chiến lược nội dung được xây dựng với tần suất đều đặn, liên tục và không phụ thuộc vào chiến dịch cụ thể nào.

Mục tiêu chính là duy trì sự xuất hiện thường xuyên trên kênh social hoặc nền tảng để tăng độ nhận diện, giữ mối liên kết với người theo dõi và xây dựng thương hiệu bền vững.

Ví dụ: Một fanpage về mỹ phẩm đăng 3 bài/tuần về tips skincare, review ngắn, content meme liên quan đến làm đẹp,… Đây là Always-on Content vì luôn hiện diện, kể cả khi không chạy quảng cáo.

Lợi ích của Always-on Content

Từ góc độ mình đã triển khai cho hàng trăm thương hiệu, có thể tóm gọn Always-on Content mang lại 3 giá trị lớn:

  • Xây nền nhận diện thương hiệu bền vững: Người ta nhớ đến bạn vì thấy bạn liên tục xuất hiện. Dù không bán hàng gắt nhưng họ tin tưởng thương hiệu hơn.
  • Tăng tương tác tự nhiên: Nội dung dạng meme, storytelling, tips,… khi đăng đều giúp giữ lượng tương tác ổn định – điều mà chỉ chạy ads thì không có.
  • Giảm chi phí Marketing dài hạn: Ai từng chạy ads mới hiểu – nếu tắt là mất hết. Luồng content đều và chất lượng sẽ giúp bạn có tệp người thật sự yêu thích, chia sẻ – và điều này hoàn toàn miễn phí.
🌐
Mẹo: Bạn có thể kết hợp Always-on Content với Content Plan để xây dựng hệ thống nội dung đều đặn, tối ưu theo từng giai đoạn hành trình khách hàng.

Yếu tố phải có trong Always-on Content là gì?

Có 2 yếu tố bạn phải đạt được khi làm Always-on Content. Đó là:

  • Tần suất: Duy trì tần suất làm nội dung ổn định để bám vào ý niệm của khách hàng về thương hiệu của mình.
  • Tính nhất quán: Khi xây dựng nội dung phải được thống nhất về mặt phong cách, tính cách dựa trên định vị thương hiệu ban đầu.
🚀
Pro Tip: Ở các dự án mình thường sẽ kết hợp cả Always-on Content đóng vai trò nuôi dưỡng. Còn Performance Content thường là bài bán hàng, Flash Sale để có chuyển đổi.

Các dạng Always-on Content?

Mình sẽ thị phạm một dự án về chăm sóc fanpage Gym & Fitness mà bên Kind Content đã làm nhé.

Ví dụ 7 chủ đề Always On Content có thể đăng cho thương hiệu này thường xuyên nè:

Mẫu Plan Always-on Content
Mẫu Plan Always-on Content

Vậy những nội dung gì có thể đăng thường xuyên?

  • Những nội dung hữu ích với khán giả của bạn.
  • Nội dung giải trí, truyền cảm hứng,…
  • Nội dung xoay quanh thương hiệu, sản phẩm.
  • Đặc biệt, nếu sản phẩm của bạn có tính mới, có tính hấp dẫn như hoa tươi, nail đẹp, tóc đẹp, mẫu nhà đẹp, người đẹp,… thì cũng có thể dùng để đăng thường xuyên, mỗi ngày.
🚀
Note: Thực ra còn rất nhiều các dạng Content khác, bạn có thể vào link xanh này để xem cho hiểu từ A-Z luôn nhé.

Cách xây dựng chiến lược Always-on Content

📌
Chiến lược nội dung Định vị & mục tiêu rõ ràng
🔍
Tứ diện nghiên cứu Thương hiệu, khách, đối thủ, thị trường
🧭
Hành trình khách hàng Chạm đúng điểm đau
📅
Lập kế hoạch nội dung Dài hơi, linh hoạt
🎨
Sáng tạo nội dung Đúng insight, format đa dạng
♻️
Repurpose đa kênh Tái sử dụng nội dung
🤖
AI Automation Tự động hóa quy trình
📈
Đo lường & điều chỉnh Rút kinh nghiệm – cải thiện

Để làm Always-on Content hiệu quả, không chỉ cần “chăm chỉ”, mà còn phải có lộ trình và hệ thống cụ thể. Dưới đây là từng bước mình áp dụng khi triển khai thực tế cho doanh nghiệp và cả cá nhân nè.

1. Chiến lược nội dung

Bước đầu tiên luôn là xác định mục tiêu. Mình thường hỏi: mục tiêu là nhận diện, chuyển đổi hay nuôi dưỡng khách hàng?

Nếu bạn chưa hình dung đầy đủ, có thể đọc lại bài Content Strategy để thấy sự khác biệt giữa chiến lược và kế hoạch.

2. Tứ diện nghiên cứu

Đây là 4 điều bạn phải nằm lòng trước khi làm bất cứ tuyến nội dung nào:

  • Thương hiệu: Giá trị, voice, visual guideline đang có.
  • Khách hàng: Vấn đề, thói quen, hành vi.
  • Thị trường: Xu hướng, ngành hàng, insight.
  • Đối thủ: Nội dung nào hiệu quả, điểm yếu gì?

Ví dụ: một brand skincare mình làm, sau khi phân tích thấy Gen Z chuộng nội dung “vui – nhanh – chân thực”, nên team chuyển phần lớn nội dung sang User-generated Content.

3. Hành trình khách hàng

Nội dung Always-on hiệu quả nhất khi bám sát hành trình khách hàng.

Giả sử như hành trình AIDA (Awareness – Interest – Desire – Action).

Ví dụ:

  • Giai đoạn Nhận diện: Series Meme.
  • Giai đoạn Quan tâm: How-to video, Review sản phẩm.
  • Giai đoạn Quyết định: Testimonial, USP brand.
  • Sau mua: Email chăm sóc, video hướng dẫn.

Bạn cũng có thể kết hợp thêm storytelling để tăng hiệu ứng cảm xúc. Mình đã chia sẻ kỹ trong bài Sorytelling rồi nhen.

4. Lập kế hoạch nội dung

Sau phần khung chiến lược, mình chia content thành 2 nhóm:

  • Content cố định (Evergreen): Định kỳ hàng tuần 1- 2 bài.
  • Content linh hoạt: Cập nhật theo từng Content Pillar (giải trí/ branding/ truyền động lực,…)

5. Sáng tạo nội dung

Đây là khâu thú vị nhưng cũng tốn chất xám nhất.

Tuy nhiên, bây giờ đã là 2025 rồi, việc triển khai Content dễ hơn bao giờ hết (miễn là bạn dạy được AI như bên mình đã dạy)

Mình có chia sẻ miễn phí cách dạy dỗ AI, để nó sáng tạo thay mình, với chất lượng cực kỳ cao ở Kind Content Academy rồi. Vào ngó 1 video đầu tiên thôi là bạn hiểu liền!

6. Repurpose Content đa kênh

Đừng rơi vào bẫy “làm mới liên tục”. Đăng lại đa kênh là cách tiết kiệm và thông minh nhất.

Bạn tham khảo thêm bài riêng về Repurpose Content để tránh tốn công nhưng hiệu quả kém nhé.

7. Tự động hóa với AI Automation

Muốn Always-on thì phải tiết kiệm công sức. Giải pháp của mình là dùng:

  • Monica AI: Con này tích hợp A – Z các AI hot nhất như ChatGPT, Gemini, Grok,… Bạn vào sử dụng từ khâu strategy, ý tưởng, viết, biên tập, làm ảnh,… cho thật ổn
  • Sau khi đã có Prompt chuẩn cỡ 95%, hãy đưa lên Make để tự động tạo – đăng – đo content luôn.
🤖
Gợi ý: Không chỉ viết content, bạn còn có thể tự động hóa toàn bộ quy trình 99% bằng Make. Nếu chưa biết cách, vào Kind Content Academy học miễn phí nhé!

Mình đã dùng automation cho cả brand lớn lẫn cá nhân – tiết kiệm ~80% thời gian vận hành.

8. Đo lường & điều chỉnh

Cuối cùng, đừng quên tracking hiệu suất content qua:

  • Lượt reach, chia sẻ, lưu về.
  • Tỉ lệ click, tỉ lệ chuyển đổi.
  • Audience phản hồi tích cực/tiêu cực.

Chi tiết bạn xem ở bài cách đo lường hiệu quả content Social nha.

Lưu ý khi triển khai

Always-on Content không phải cứ post đều là xong. Cần có chiến lược rõ ràng và sự phối hợp giữa các đội ngũ để tạo nên giá trị dài hạn.

Đừng nhầm với đăng mỗi ngày Không phải cứ ra bài là đủ
⚠️
Không quên Performance Các nội dung mang tính đo lường
🎯
Gắn với mục tiêu thương hiệu Mỗi post đều hỗ trợ OKR
📅
Đặt lịch nội dung phù hợp Ưu tiên tần suất ổn định
♻️
Tái sử dụng nội dung cũ Sửa lại và phân phối tiếp
📁
Hệ thống lưu trữ nội dung Quản lý để dễ repurpose
🤝
Phối hợp với sale Tạo nội dung đóng đơn

Tóm lại,

Always-on Content giúp thương hiệu hiện diện bền vững, không bị phụ thuộc vào từng chiến dịch. Đó là nền tảng để bạn vừa xây dựng thương hiệu dài hạn, vừa tối ưu hiệu suất marketing.

Muốn học sâu hơn? Trong Kind Content Academy, mình đã chia sẻ toàn bộ mindset sản xuất nội dung chiến lược, triển khai Content thật sự hiệu quả, bằng cả content tay và AI.

Khóa học này tổng hợp 8 năm kinh nghiệm và hơn 200 dự án thực chiến. Hiện tại đang mở miễn phí 30+ video, học xong triển khai được content cho cả năm luôn!

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay