15 kỹ năng viết content bạn nên rèn luyện mỗi ngày

Kỹ năng viết content

Thành thục 15 kỹ năng viết content Kind liệt kê dưới đây sẽ giúp công việc viết của bạn dễ dàng và thành công hơn nhiều. Nhớ lưu lại và rèn luyện dần nhé.

1. Kỹ năng “Show, don’t tell”

“Tả chứ đừng kể” đòi hỏi người viết phải mô tả được hành động, cử chỉ, cảm xúc, hay một hình ảnh rõ ràng nào đó để độc giả hình dung ra được câu chuyện ngay trong đầu.

Ví dụ, khi giới thiệu nhân vật ác. Nếu kể là: “hắn ta rất ác” thì người đọc sẽ không hiểu hắn ác thế nào. Mà cần mô tả là: “Khuôn mặt hắn dị hợm, ăn nói lỗ mãng, mắt đảo lia lịa, hắn vừa phạm tội,…”.

Hay để mô tả sản phẩm, việc nói “cái thau đó chất lượng” thì độc giả sẽ không thấy thuyết phục. Nên mô tả là: “Cái thau của tôi để bên ngoài suốt 6 tháng, trải qua bao nhiêu nắng mưa vậy mà nó vẫn mới tinh”.

Mô tả (show) nghe thuyết phục hơn nhiều nhỉ?

2. Ứng dụng công nghệ

Nói cho “sang” vậy chứ, thực ra là kỹ năng dùng các công cụ hỗ trợ cho việc làm content nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số công cụ không thể thiếu:

  • Buzzsumo: Công cụ giúp bạn tìm kiếm, phân tích những content đang “hot” nhất trên các trang mạng xã hội.
  • Canva: Giúp bạn thiết kế gần như mọi tấm ảnh chỉ với việc kéo và thả. Người mới làm mà vẫn đẹp như chuyên gia lâu năm.
  • Tool kiểm tra đạo văn: copyscape.com, spineditor.com
  • Website lấy ảnh đẹp: freepik.com, unsplash.com, smartmockups.com,…
  • Xoá nền trong 5s: remove.bgn…

Ngoài ra còn rất nhiều các công cụ với nhiều tính năng khác như: Đăng bài tự động, tìm kiếm ý tưởng làm content, quản lý công việc,…

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Bạn xem thêm trong bài “20 công cụ hỗ trợ viết content tốt nhất 2022” nhé.[/su_note]

3. Kỹ năng loại bỏ

Để trở nên ngắn gọn, súc tích bạn cần loại bỏ…

  • Loại bỏ những thông tin không giúp khách hàng, không liên quan tới thương hiệu.
  • Loại bỏ các thông tin không quan trọng (Nếu phải có thì ngắn gọn hết cỡ)
  • Loại bỏ các từ thừa, các từ đồng nghĩa khi viết câu.
  • Loại bỏ các ý trùng nhau trong bài viết.
  • Loại bỏ bớt các thông điệp trong câu, trong bài viết.

4. Kỹ năng đọc nhanh

Làm nghề này thì đọc ngày đêm là rất bình thường. Nó không chỉ giúp bạn có ý tưởng, vốn từ để hoàn thiện công việc mà còn giúp bạn thành công hơn trong nhiều mặt khác nhau.

Còn nếu đọc qua loa, thì để kiếm tư liệu viết một bài còn khó, chứ đừng nói là phát triển.

Vài mẹo đọc nhanh mình biết:

  • Nhìn cả cụm từ để đọc chứ không nhìn từng chữ.
  • Đừng đọc nhẩm, thầm hay đọc thành tiếng.
  • Đánh dấu vào những chỗ quan trọng để lần sau đọc lại thì nó sẽ nhanh hơn.
  • Chỉ đọc những gì cần thiết: Bạn đọc trước mục lục và nhìn qua cái chương đó, xem nó đang nói về vấn đề gì. Nếu có đoạn nào đã biết, hoặc không quan trọng thì hãy lướt qua thật nhanh.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 9 cuốn sách hay về Content Marketing mà bạn nhất định phải đọc[/su_note]

5. Kỹ năng nghiên cứu

Viết content trong Marketing khác với viết lách thông thường ở chỗ:

  • Viết content (marketing) là đáp ứng nhu cầu thông tin hoặc cảm xúc cho người đọc, và khéo léo giới thiệu sản phẩm. Mục tiêu là thu về một giá trị nào đó, như nhận diện, tương tác, đơn hàng,…
  • Còn viết lách thông thường sẽ chú trọng vào người viết, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người viết.

Vì sự khác biệt mà Kind nói trên, bạn cần có kỹ năng nghiên cứu để tạo ra được những content đúng đắn, chuẩn Marketing. Cụ thể, trước khi bắt đầu viết, bạn phải:

  • Nghiên cứu sản phẩm: Tính năng, lợi ích, mức độ uy tín,… của sản phẩm. Để trong bài viết không bị sai (thông số, kích thước, màu sắc,…) và nổi bật được sản phẩm.
  • Nghiên cứu thương hiệu: Giá trị cốt lõi, điểm mạnh của thương hiệu,… để làm cho khách hàng tin yêu, mua hàng.
  • Nghiên cứu khách hàng: Bạn cần biết họ là ai, suy nghĩ của họ thế nào, họ cần gì từ đó đáp ứng nhu cầu của họ.
  • Nghiên cứu đối thủ: Học hỏi những điểm mạnh và rút kinh nghiệm những điểm họ chưa tốt

6. Kỹ năng tìm kiếm và phân tích

Bài viết có chiều sâu hay không là nhờ thông tin nó mang lại. Nhưng không phải thông tin gì cũng lấy bỏ vào bài viết, bạn cần phân tích xem thông tin nào phù hợp và thông tin nào không.

Một vài cách để tìm kiếm và phân tích:

  • Tìm kiếm thêm những từ khoá liên quan, từ khoá tiếng Anh, tìm trên các nhóm cộng đồng.
  • Đọc ít nhất 20 bài viết trên top google liên quan tới chủ đề bạn đang viết.
  • Đọc nhanh để nắm bắt toàn bộ thông tin, lọc ra những thông tin phù hợp.
  • Hiểu rõ thương hiệu, sản phẩm, khách hàng thì mới biết thông tin nào phù hợp, thông tin nào không.
  • Rèn tư duy logic để nhạy bén với thông tin.

7. Kỹ năng lập kế hoạch

Bạn không nhất thiết phải biết lập kế hoạch, nhưng phải hiểu để có thể làm chung hoặc giao việc cho người khác.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Mình đã có một bài chi tiết về kỹ năng này: 10 bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể[/su_note]

8. Biến những điều phức tạp trở nên đơn giản

Để luyện tập được kỹ năng này, trước tiên bạn cần hiểu những gì bạn viết. Từ đó truyền đạt lại cho người khác bằng cách hiểu của mình.

Một số kỹ thuật đơn giản hoá:

  • Không dùng những từ chuyên ngành, từ tiếng Anh, từ lóng, từ địa phương,…
  • Chỉ nói điểm quan trọng, không lòng vòng.
  • Hình dung bạn đang cố giải thích cho một người bạn.
  • Luyện nói ngoài đời cho thật rõ ràng, dễ hiểu.
  • Đừng lý thuyết quá nhiều. Hãy đưa ví dụ, chèn vào tấm ảnh, video cho dễ hiểu.

9. Luyện viết mỗi ngày

Bạn không thể yêu cầu mình giỏi một kỹ năng viết content ngay từ đầu. Để giỏi, bạn cần luyện tập hằng ngày.

Hãy chọn một chủ đề bạn yêu thích để luyện viết. Tự đặt ra deadline cho mình và ép bản thân phải hoàn thành.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Tham khảo thêm: 149+ chủ đề luyện viết content mỗi ngày.[/su_note]

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Mẹo kỷ luật: Hứa với một người bạn nào đó là: “Trong tuần, nếu mình không đăng ít nhất một bài viết lên Website, mình sẽ gửi bạn 5.000.000đ”. Sợ là làm liền[/su_note]

10. Kỹ năng tập trung

Viết content là công việc đòi hỏi sự tập trung sáng tạo cao độ. Xao nhãng một chút là mất ý tưởng ngay.

Một số cách để bạn tập trung hơn:

  • Loại bỏ các tác nhân gây xao nhãng: Facebook, Zalo, thông báo điện thoại, email,…
  • Tìm không gian lý tưởng để tập trung. Hoặc ít nhất là thông báo cho mọi người đừng làm phiền trong khoảng thời gian này.
  • Áp dụng phương pháp làm 25 phút, nghỉ 5 phút.
  • Đừng chỉnh sửa khi đang viết vì bất cứ lý do gì. Cứ viết xong rồi quay lại sửa sau.
  • Đọc vài quyển sách về quản lý thời gian. Gợi ý: Tuần làm việc 4 giờ, 1 ngày bằng 48h.

11. Thể hiện cá tính vào bài viết

Giữa hàng triệu nội dung mà khách hàng tiếp xúc mỗi ngày, bài viết của bạn có gì đặc biệt để khách hàng nhớ đến? Câu trả lời là: Đưa cá tính của bạn vào bài viết.

Nhưng đừng dùng những từ “đao to búa lớn”, hay cố gắng hề hước nhé. Hãy cứ là chính bạn. Bạn (hoặc thương hiệu) như thế nào, thì hãy thể hiện ra những câu chữ đúng như vậy.

12. Rèn luyện sự chỉn chu

Nếu bạn ẩu trong ngành Content thì chắc chắn bạn không phù hợp với nghề này đâu.

Chỉn chu bằng cách dành ra 1 phút kiểm tra trước khi đăng.

  • Các lỗi cơ bản: Chính tả, ngữ pháp, kích thước hình ảnh, nội dung có đáng tin, thừa hay thiếu ý nào không, trình bày có dễ nhìn không?
  • Kiểm tra nhận diện thương hiệu: Đúng font chữ; Đúng màu sắc; Đúng style; Chèn Logo chưa?,…
  • Đáp ứng nhu cầu của người đọc: Họ có hiểu không? Đọc xong họ nhớ được gì? Có giúp ích gì cho họ không? Có liên quan tới họ không?
  • Giọng văn: Bạn xưng hô thế nào, gọi độc giả là gì? Phong cách cởi mở hay chuyên nghiệp? Có ngắn gọn, súc tích chưa?
  • Kiểm tra trùng lặp: Đọc có giống bài nào không? Ý tưởng này từ đâu ra? Có phải ghi nguồn không? Bạn dùng công cụ Check Unique Content nào?

Chỉn chu không tốn thời gian đâu, à có tốn chút, nhưng phần thưởng bạn nhận lại cũng lớn hơn nhiều.

13. Kỹ năng lưu giữ và tái chế

Khi bạn thực hiện thao tác nghiên cứu, tìm kiếm và phân tích, sẽ có những thông tin không thể sử dụng ngay lập tức. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên loại bỏ nó, biết đâu sau này dùng lại thông tin đó thì sao?

Lưu trữ những mẩu thông tin này lại cũng là một cách để không bao giờ cạn kiệt ý tưởng viết content đấy.

14. Tư duy sáng tạo

Dù bạn có đang viết bài báo, bài thông tin, những bài cần nghiêm túc thì có tư duy sáng tạo nó vẫn giúp bạn viết nhanh hơn, độc đáo hơn nhiều vì chẳng bao giờ lo bị bí câu từ.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Đọc thêm: 29+ phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo mỗi ngày.[/su_note]

15. Trau dồi học hỏi mỗi ngày

Đã bao lâu rồi bạn chưa mở một quyển sách ra để đọc? Lần cuối bạn học một khoá học về Content Marketing là bao giờ?

Đừng bao giờ chủ quan! Kind sẵn sàng cam kết với bạn, việc có thêm kiến thức sẽ giúp bạn giỏi (giàu) hơn rất nhiều.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm bài viết: Tự học content marketing từ A-Z để học cho đúng cách nhé. Đây là điều quan trọng nhất và cũng là điều cuối cùng Kind muốn nhắn nhủ tới bạn.[/su_note]

Kết,

Vậy là Kind đã đề xuất 15 kỹ năng viết content mà bạn nên rèn luyện mỗi ngày rồi đấy. Nếu còn kỹ năng nào mà bạn nghĩ là quan trọng nữa thì cho Kind biết nhé. Chúc bạn sớm thành tài.

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay