Thuật toán Google Pirate là gì? Tác động gì đến SEO website

Mục lục bài viết
Google Pirate là gì

Google Pirate là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến việc SEO website hay không? Hiểu đơn giản thì đây là một thuật toán của Google giúp “chống trộm” nội dung giữa các website. Cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn về Pirate trong nội dung này nhé.

Google Pirate là gì?

Google Pirate là thuật toán được thiết kế để chống lại việc vi phạm bản quyền trực tuyến. Pirate đời vào năm 2012 với mục tiêu giảm thiểu sự xuất hiện của các trang web chứa nội dung sao chép bất hợp pháp từ nguồn khác.  

Dễ hiểu hơn, nếu một website liên tục được báo cáo/phát hiện việc trùng lặp, ăn cắp content, thuật toán Pirate sẽ “trừng phạt” trang đó bằng cách đánh rớt hạng, bóp traffic, hạn chế đề xuất trên trang SERP Google, giảm uy tín,… 

Trên thực tế, không phải mọi web cóp nhặt nội dung đều bị Pirate xử lý. Nó chỉ tập trung vào các trang có số bài viết trùng lặp cao, chuyên đi sao chép rồi tối ưu kỹ thuật làm SEO. Phần lớn website về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng, trừ khi có nhiều người báo cáo.

Ảnh hưởng SEO của Google Pirate là gì? 

Tác động đến xếp hạng 

Nếu một trang web nằm trong tầm ngắm của Google Pirate, thứ hạng của nó trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP) sẽ bắt đầu suy giảm. Trang web này chỉ có cơ hội phục hồi khi Google cập nhật lại thuật toán của mình trong lần chạy tiếp theo.

Rất dễ để nhận biết bạn có nằm trong “tầm mắt” của Pirate hay không, đặc biệt đối với bài trùng lặp đang giữ top trong SERP. 

Khi Google Pirate quét, thứ hạng và traffic tự nhiên của các nội dung này lập tức giảm mạnh. Dần dần, trang này sẽ trở nên vô hình, không còn ai quan tâm.

Tự động xóa bỏ bài viết 

Khi nhận được cảnh báo từ Google, hãy xóa nội dung vi phạm khỏi website của bạn theo như hệ thống đề xuất. Nếu bạn không tuân thủ mà tiếp tục vi phạm, Google sẽ không có lựa chọn khác ngoài việc áp dụng biện pháp mạnh hơn. 

Trong tình huống xấu nhất, Google có thể loại bỏ hoàn toàn trang web của bạn khỏi kết quả tìm kiếm (No-index).

Xem thêm: Google RankBrain là gì? Cách hoạt động và tối ưu RankBrain

Đối tượng trong “tầm ngắm” của Google Pirate là gì?

Google Pirate là công cụ mà Google sử dụng để đảm bảo rằng các trang web không lạm dụng hoặc sử dụng trái phép nội dung của người khác. 

Thuật toán này không chỉ quét nội dung chữ, mà còn cả các loại media khác như: Ảnh, video, gif, và thậm chí là thiết kế của web.

Chú ý rằng, mặc dù hình ảnh, video cũng có thể bị vi phạm, thế nhưng nội dung văn bản thường là mục tiêu chính. Thuật toán Google này sẽ dò tìm và đánh dấu các trang có nội dung như vậy để ngăn chặn việc đánh cắp bản quyền.

Cách bảo vệ bản quyền nội dung

Sử dụng DMCA

DMCA (Digital Millennium Copyright Act) là luật pháp của Hoa Kỳ ra đời năm 1998, nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số. Luật này cho phép các chủ sở hữu bản quyền có quyền yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trên nền tảng trực tuyến. 

Đây là “công cụ” quan trọng giúp thuật toán Google Pirate kiểm soát và làm giảm thứ hạng của các website chuyên sao chép content.

Khi có yêu cầu DMCA được gửi đến Google, thông tin về trang web vi phạm sẽ được lưu trữ và Pirate sẽ dùng thông tin này để điều chỉnh thứ hạng. Mục tiêu là giảm thiểu sự phổ biến của các nội dung kém chất lượng, trùng lặp. 

Từ đó bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu bản quyền và cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người dùng. DMCA có hai phiên bản để bạn lựa chọn:

  • Phiên bản miễn phí (DMCA Free): Đây là lựa chọn không tốn kém và cho phép bạn bảo vệ bản quyền của một trang web. Tuy nhiên, nó không có nhiều tính năng bổ sung hay ưu đãi.
  • Phiên bản trả phí (DMCA Pro): Phiên bản này cho phép bạn trải nghiệm các tính năng cao cấp, quản lý trực tiếp các vụ “ăn cắp” nội dung, không giới hạn số lần kiểm tra các bài viết bạn nghi ngờ bị sao chép,…

Chèn mã lệnh chống copy

Hiện nay, việc tái sử dụng nội dung online một cách không phép đã trở nên rất dễ dàng, nhờ các công cụ copy-paste hoặc đơn giản chỉ cần nhấp chuột. Để đối phó với tình trạng này, có một số cách bạn có thể bảo vệ nội dung trên trang web của mình.

Một phương pháp hiệu quả là sử dụng các đoạn mã chống copy và chống nhấp chuột. 

Những đoạn mã này hạn chế việc mọi người sao chép nội dung trực tiếp từ website. Không chỉ vậy, còn có mã giúp bạn theo dõi và xác định xem nội dung đã bị sao chép và đưa đến đâu. 

Ví dụ: Nếu ai đó sao chép một từ khóa trên trang, mã sẽ tự động chèn vào một liên kết dẫn trở lại trang gốc của bạn. Nhiều trang web hiện đại đã áp dụng các đoạn mã như vậy để tăng cường bảo vệ quyền tác giả.

Chèn Watermark

Một phương pháp khác thường được áp dụng là thêm một lớp ảnh mờ lên trên nội dung gốc, đặc biệt hữu ích đối với hình ảnh và video. Các thuật toán như Google Pirate có khả năng phát hiện nhanh chóng Watermark. Đây được xem là bằng chứng rõ ràng về bản quyền.

Một mẹo khác là đặt logo website/biểu tượng đặc trưng lên nội dung. Tuy những ký hiệu này có thể dễ dàng nhìn thấy, nhưng chúng cũng có thể bị loại bỏ nếu người sao chép sử dụng công cụ hỗ trợ. 

Suy cho cùng thì các cách này ít nhất cũng tạo ra rào cản cho việc đánh cắp nội dung. 

Xem thêm: Thuật toán Google Fred là gì? Ảnh hưởng của Fred đến SEO

Cách báo cáo đạo văn cho Google Pirate là gì? 

Gửi yêu cầu Report cho Google

Cung cấp thông tin theo mẫu
Cung cấp thông tin theo mẫu
  • Bước 3: Hãy làm theo hướng dẫn để tố cáo nội dung bạn nghi ngờ/xác định bị sao chép. 
Khai báo thông tin của bên sao chép
Khai báo thông tin của bên sao chép
  • Bước 4: Cuối cùng, gửi báo cáo tới Google và chờ đợi phản hồi sau khi họ xác minh thông tin.

Gửi báo cáo vi phạm cho DMCA.com

  • Bước 1: Mở trình duyệt và đi đến trang web chính thức DMCA.
  • Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản DMCA (nếu chưa có hãy tạo tài khoản mới).
  • Bước 3: Hoàn thiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu, sau đó tố cáo những nội dung trên website mà bạn nghi ngờ nó đang bị sao chép rồi gửi yêu cầu xem xét.
Báo cáo sao chép bằng DMCA
Báo cáo sao chép bằng DMCA

Xem thêm: Google Medic là gì? 13 cách khắc phục án phạt Google Medic

Các bước kháng cáo DMCA 

Nếu một ngày bạn mở email quản trị website và thấy có thông báo vi phạm bản quyền, không cần quá lo. Vì đó chỉ là yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm từ trang web. Trường hợp thực sự có nhiều nội dung vi phạm, bạn cần phải loại bỏ chúng.

Còn nếu bạn bị tố cáo mà không có lỗi, có thể đây là dạng “report không chính xác”. Để đối phó, bạn cần thực hiện các bước sau:

Điền thông tin của bạn vào báo cáo phản đối
Điền thông tin của bạn vào báo cáo phản đối

Lưu ý: Trong form, nêu rõ về quyền tác giả của bài viết là bạn, thời điểm bài viết được xuất bản, và mốc thời gian đối phương đăng nội dung. Mục tiêu là chứng minh bài viết của bạn đã được công bố trước.

Sau khi gửi, bạn sẽ cần chờ từ 7 đến 10 ngày để Google xác nhận thông tin. Nếu thực sự bạn có copy nội dung, hãy chỉnh sửa lại trước khi tiếp tục kháng cáo hoặc xóa bài viết đó và tự viết mới lại. 

Lời kết

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu rộng hơn về Google Pirate là gì – thuật toán quan trọng trong việc bảo vệ bản quyền nội dung. Đừng ngần ngại áp dụng các giải pháp chống lấy trộm content mình vừa chia sẻ ở trên trong suốt quá trình phát triển website. 

Bên cạnh đó, hãy theo dõi Kind Content thường xuyên để biết thêm hàng loạt kiến thức hữu ích khác.

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay