Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics chi tiết

Mục lục bài viết
Google Analytics là gì

Bạn muốn theo dõi và phân tích dữ liệu website nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy tìm hiểu xem Google Analytics là gì? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả? Tất cả sẽ có trong bài viết này, cùng mình xem tiếp nhé… 

Google Analytics là gì?

Google Analytics (GA) là công cụ phân tích dữ liệu website miễn phí được phát triển bởi Google. Nó cung cấp thông tin về người dùng, nguồn gốc truy cập, thời gian truy cập, hành vi sử dụng web,… Từ đó giúp bạn hiểu rõ về khách hàng và phát triển chiến lược SEO.

Lợi ích của Google Analytics là gì?

1. Cung cấp thông tin độc quyền

Google Analytics dùng AI (trí thông minh nhân tạo) và Learning Machine (học máy) để đưa ra những thông tin chỉ Google mới có. Các dữ liệu này giúp bạn “đọc suy nghĩ” của người dùng, nắm bắt xu hướng mua hàng, cơ hội kinh doanh,… 

Ví dụ, Google Analytics có thể phân loại nhóm người dùng có tính cách và hành vi giống nhau. Sau đó báo cáo cho bạn biết họ thích làm gì, quan tâm đến điều gì.

2. Đồng bộ dữ liệu Google và thực tế

Công cụ GA sẽ đồng bộ hóa thông tin từ nền tảng gốc với kết quả thực tế trên website/ứng dụng di động. Mục đích giúp bạn kiểm tra xem các kế hoạch phát triển website có hiệu quả hay không, đảm bảo rằng bạn có cái nhìn đúng đắn nhất.

3. Khai thác tối đa dữ liệu 

Google Analytics không chỉ cung cấp dữ liệu mà còn giúp bạn biết cách sử dụng nó. Bạn có thể dùng các công cụ có sẵn trong Google Analytics để: Hiểu rõ hành vi người dùng, theo dõi chiến lược nội dung quảng cáo, đo lường hiệu suất,…

Tất cả xoay quanh mục tiêu giúp bạn hiểu rõ khách hàng, tìm ra cơ hội tăng trưởng và cuối cùng là nâng cao doanh số.

4. Hỗ trợ đưa ra quyết định chính xác

GA mang lại những số liệu chính xác để giúp bạn cải thiện và tinh chỉnh chiến lược SEO website một cách hiệu quả. Bạn có thể xem: Tỷ lệ chuyển đổi, các kênh tiếp thị hiệu quả, thậm chí nhận ra điều gì dẫn đến thành công của bạn,… 

5. Cải thiện chiến dịch Marketing

Với Google Analytics, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết về cách các chiến lược Content Marketing của hoạt động. Nó cung cấp dữ liệu về: Hiệu suất của quảng cáo, các Landing Page, và nhiều hơn nữa. Từ đó bạn sẽ biết điểm mạnh để phát triển, điểm yếu để cải thiện và đạt hiệu quả cao hơn. 

6. Tối ưu dịch vụ khách hàng

Phiên bản GA4 mang đến hàng loạt cải tiến so với các phiên bản trước. Nó rất hữu ích trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và thấu hiểu cách thức mà người dùng tương tác với website/sản phẩm. Nhờ đó, bạn có khả năng thiết lập các chiến dịch quảng cáo tốt hơn.

7. Thiết kế quy trình hoạt động hiệu quả 

Google Analytics có thể đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của bạn. Từ việc nghiên cứu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và dữ liệu người dùng, bạn có thể điều chỉnh và cải tiến quy trình làm việc, tăng hiệu suất, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Hệ thống quản trị của Google Analytics 

1. Tài khoản (Account)

Tài khoản là cấp độ cao nhất trong hệ thống phân cấp của Google Analytics. Mỗi tài khoản GA đại diện cho một tổ chức hoặc một cá nhân và có thể quản lý nhiều “Thuộc tính” (hay còn gọi là các website, ứng dụng). 

Đối với các công ty lớn có nhiều ngành nghề hoặc các thương hiệu con, việc tạo nhiều tài khoản sẽ giúp quản lý dễ dàng hơn. Bạn có thể thiết lập quyền truy cập ở cấp độ tài khoản này, giúp cho việc quản lý trở nên tập trung và dễ dàng hơn.

2. Thuộc tính (Property)

Thuộc tính là một đơn vị cụ thể mà bạn muốn theo dõi, có thể là một website, một ứng dụng di động hay thậm chí là một thiết bị IoT (Internet of Things). 

Mỗi thuộc tính sẽ có một mã theo dõi riêng biệt, giúp GA thu thập dữ liệu. Điều này cung cấp khả năng phân tích chi tiết từng đơn vị kinh doanh. 

Mỗi tài khoản có thể thêm nhiều thuộc tính. Từng thuộc tính sẽ có các “Chế độ xem” (View) khác nhau để bạn phân tích dữ liệu theo theo nhiều cách.

3. Chế độ xem (View)

View là cấp độ thấp nhất trong hệ thống phân cấp của Google Analytics, nhưng nó cũng có vai trò rất quan trọng. Chế độ xem cho phép bạn tùy chỉnh cách dữ liệu được hiển thị và phân tích. 

Bạn có thể thiết lập các bộ lọc, chỉ số và báo cáo,… ở phần view để có cái nhìn chính xác về người dùng. 

Thông qua việc tạo nhiều chế độ xem khác nhau, bạn có thể phân tích dữ liệu từ nhiều góc độ và đối tượng người dùng. Từ đó giúp cho quyết định kinh doanh của bạn được chính xác hơn.

Google Analytic hoạt động như thế nào?

Giai đoạn 1: Thu nhập dữ liệu (Data Collection)

Đầu tiên, Google Analytics dùng các đoạn mã theo dõi (tracking code) để thu thập dữ liệu từ website. Mỗi khi một người dùng truy cập và tương tác với website, các đoạn mã này sẽ “gửi” dữ liệu đó về cho Google Analytics. 

Thông thường, dữ liệu được gửi về GA sẽ là địa chỉ IP, thông tin về trình duyệt, thời gian truy cập, các trang đã xem và một vài yếu tố khác. Tracking code cũng có thể được cài đặt để theo dõi các sự kiện cụ thể như thao tác nhấp vào nút hoặc tải tài liệu.

Giai đoạn 2: Chuyển dữ liệu về GA (Configuration)

Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được chuyển đến các máy chủ của Google để xử lý. Ở đây, bạn có thể thiết lập các bộ lọc để loại trừ hoặc nhận thông tin cụ thể, ví dụ như lọc các truy cập từ IP nội bộ của công ty để không làm sai lệch số liệu. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập các “Goals” (mục tiêu) để theo dõi các hành động quan trọng trên website, như việc hoàn tất mua sắm hay đăng ký thông tin.

Giai đoạn 3: Lựa chọn chỉ số theo dõi (Processing)

Ở giai đoạn này, dữ liệu đã được GA phân tích sẽ trở thành các chỉ số và báo cáo mà bạn muốn theo dõi. Bạn có thể chọn lựa từ nhiều loại chỉ số khác nhau như:

  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
  • Thời gian trên trang (Time on Page)
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
  • … 

Google Analytics cung cấp tính năng Custom Report để bạn tự tạo các báo cáo theo nhu cầu.

Giai đoạn 4: Nhận báo cáo (Reporting)

Cuối cùng, chỉ số và dữ liệu đã được xử lý sẽ được hiển thị dưới dạng các báo cáo. Các báo cáo này có thể được xem trực tiếp trong giao diện của Google Analytics hoặc được xuất ra dưới dạng PDF, Excel. 

Bạn có thể sắp xếp các báo cáo theo thời gian, địa điểm, nguồn truy cập, và nhiều tiêu chí khác để có cái nhìn đa chiều về hiệu suất website.

Ví dụ xem báo cáo: Trong giai đoạn Reporting, bạn có thể thấy rằng tỷ lệ thoát của trang sản phẩm cao hơn các trang khác. Điều này có thể là dấu hiệu cho biết bạn cần cải thiện nội dung hoặc thiết kế website thu hút hơn để giữ chân người dùng.

Tính năng nổi bật của Google Analytic

1. Thống kê theo thời gian thực

Chức năng thống kê theo thời gian thực đặc biệt hữu ích trong quá trình tối ưu SEO website. Với tính năng này, bạn có thể xác định được lúc nào là “thời kỳ vàng” – có lượng truy cập cao nhất đổ vào website. 

Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lưu lượng truy cập. Nhờ đó, bạn sẽ lựa chọn được thời điểm tốt nhất để triển khai các kế hoạch quảng cáo, cập nhật nội dung.

2. Theo dõi thói quen của người dùng 

Có thể bạn chưa biết, Google Analytics còn theo dõi thói quen của người dùng website. Bạn sẽ biết được người xem thường xuyên tương tác với loại nội dung nào, bài viết nào hot nhất, thời gian trung bình họ dành cho mỗi trang, tỷ lệ thoát,… 

Việc này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của lưu lượng truy cập web. Từ đó đề ra phương án tối ưu trải nghiệm người dùng và cải thiện hiệu suất trang của bạn.

3. Thu thập thông tin người dùng chi tiết

Google Analytic không giới hạn ở dữ liệu về traffic, nó còn đem lại thông tin người dùng: ngôn ngữ họ sử dụng, kênh truy cập, loại thiết bị, hệ điều hành,… 

Với những thông tin này, bạn có thể tùy chỉnh nội dung và phương pháp tiếp cận sao cho phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng (từ desktop đến mobile, từ người nói tiếng Anh, tiếng Việt, đến người sử dụng ngôn ngữ khác).

4. Nhiều loại báo cáo

Google Analytics mang đến một loạt các loại báo cáo giúp bạn đánh giá sự phát triển của website. 

Các báo cáo có thể là: Báo cáo thời gian thực, hoạt động của người dùng, mục tiêu, chuyển đổi, quảng cáo,… Từ đó giúp bạn nắm bắt chi tiết tình trạng kinh doanh và trang web của mình.

5. Phân tích khách hàng truy cập

Google Analytics còn đi sâu vào phân tích nhân khẩu học của người dùng như: Giới tính, sở thích, vị trí địa lý chủ định vị, cookies,… Dựa vào thông tin đó, bạn sẽ dễ dàng vẽ ra chân dung khách hàng rõ nét nhất, tăng khả năng tiếp cận, thúc đẩy doanh số.

6. Kết hợp với công cụ khác

GA có khả năng tích hợp với nhiều dịch vụ khác như Google Ads hay Google Tag Manager. 

Khả năng này cho phép bạn dễ dàng theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, quản lý các mã theo dõi, sự kiện trên website. Nhờ vậy, việc tối ưu website sẽ trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.

Các chỉ số cần quan tâm trên Google Analytics

1. User (Người dùng)

User là chỉ số cho biết tổng số người đã truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi người dùng được Google Analytics nhận biết thông qua một định danh độc lập. 

Đồng nghĩa chỉ số này cho biết có bao nhiêu người “thực sự” đang tương tác với website của mình.

Giả sử bạn có một blog nấu ăn, và trong tháng này có 2,000 người truy cập. Mỗi người truy cập này được Google Analytics đánh dấu là một “User”. Nếu cùng một người truy cập blog của bạn nhiều lần trong tháng từ cùng một thiết bị, họ cũng chỉ được tính là một “User”.

2. Số lần xem trang (Pageview)

Chỉ số này đo lường tổng số trang đã được xem trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi lần tải lại trang hoặc di chuyển đến trang khác trên cùng một website cũng sẽ được tính là một lần xem trang mới.

Ví dụ: Nếu người dùng A vào blog của bạn và đọc 3 bài viết, người dùng B đọc 2 bài. Bạn sẽ có tổng cộng 5 Pageview.

3. Số trang mỗi phiên (Avg. pageviews per sessions)

Chỉ số này đo lường số trang trung bình mà người dùng xem trong một phiên truy cập. Điều này cho biết liệu người dùng có thực sự hứng thú và muốn khám phá nhiều nội dung trên website của bạn hay không.

Ví dụ: Nếu trong 4 phiên truy cập, người dùng đọc tổng cộng 20 trang, thì số trang trung bình mỗi phiên là 20/4 = 5 trang.

4. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát là phần trăm số lần người dùng vào và rời khỏi trang mà không tương tác với bất kỳ yếu tố nào. Các yếu tố đó có thể là: Nhấp vào Internal link, External link, các nút, sao chép,… 

Ví dụ: Nếu trong 100 lượt truy cập, có 40 lượt người dùng chỉ vào một trang rồi rời đi, tỷ lệ thoát của bạn là 40%.

5. Session (Phiên truy cập)

Một phiên truy cập là khoảng thời gian mà người dùng hoạt động trên website của bạn. Phiên truy cập này bao gồm tất cả các hoạt động từ khi họ truy cập trang đến khi họ rời đi.

Ví dụ: Một người dùng vào blog của Kind Content, đọc một bài viết, sau đó xem thêm 2 bài viết khác, rồi mới rời đi. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “Session”.

Cách tính Session

Một Session trong Google Analytics được bắt đầu khi một người dùng truy cập vào website của bạn (điểm khởi đầu của Session). 

Lưu ý, một phiên không chỉ kết thúc khi người dùng rời bỏ trang web. Có một số trường hợp khác như:

  • Không tương tác: Nếu người dùng không có tương tác nào với website trong 30 phút, phiên sẽ tự động kết thúc. Nếu đến phút 29, họ tiếp tục thao tác trên website (ví dụ: chuyển từ trang này sang trang khác, phóng to ảnh, copy văn bản,…), phiên sẽ tiếp tục.
  • Đóng trình duyệt: Nếu người dùng đóng trình duyệt, phiên cũng sẽ kết thúc ngay lập tức, ngay cả khi thời gian chưa đạt đến 30 phút.
  • Chuyển trang web: Người dùng chuyển sang website khác và không trở lại trang của bạn trong vòng 30 phút, phiên sẽ kết thúc.

Ví dụ: Giả sử người dùng A vào website của bạn và xem 3 trang trong vòng 10 phút. Sau đó họ chuyển sang website khác và không trở lại trong 30 phút. Đồng nghĩa, người dùng A chỉ có 1 phiên truy cập trên trang của bạn (kéo dài 10 phút).

6. Thời gian trung bình phiên (Avg. time per sessions)

Chỉ số này đo lường thời gian trung bình mà một người dùng dành trên website của bạn trong một phiên truy cập. Thời gian này được tính từ khi người dùng bắt đầu phiên cho đến khi phiên kết thúc.

Ví dụ: Nếu người dùng A dành 5 phút, người dùng B dành 7 phút và người dùng C dành 3 phút trên blog của bạn, thời gian trung bình của phiên là (5+7+3)/3 = 5 phút.

7. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm số phiên truy cập mà trong đó người dùng đã thực hiện một hành động cụ thể liên quan đến mục đích của bạn. Chẳng hạn như đăng ký nhận tin tức, để lại email, mua sản phẩm,… 

Giả sử bạn có một cửa hàng trực tuyến và đã thiết lập “mua hàng” là mục tiêu chuyển đổi. Trong 100 phiên truy cập, có 10 người mua hàng, thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 10/100 = 10%.

Cách sử dụng Google Analytics

Bước 1. Cài đặt tài khoản và đặc tính

Để sử dụng Google Analytics, bạn cần phải có một tài khoản Google. Bạn có thể vào trang chính thức của Google Analytics tại địa chỉ http://www.google.com.vn/analytics. Ở góc trên bên phải, bạn sẽ thấy nút đăng nhập, bấm vào đó và chọn “Analytics”.

Đăng nhập vào GA
Đăng nhập vào GA

Nếu đã đăng nhập vào tài khoản Gmail, hệ thống sẽ tự động chuyển bạn tới màn hình chính của Google Analytics. Nếu chưa, một cửa sổ nhắc nhở sẽ xuất hiện để yêu cầu bạn đăng nhập vào Gmail.

Giao diện khi vào GA
Giao diện khi vào GA

Sau khi vào được màn hình chính, bạn sẽ thấy hướng dẫn chi tiết từng bước để cài đặt Google Analytics. Đầu tiên, bạn cần bấm vào nút “Set up” (Thiết lập) để tiến hành cài đặt. Tiếp theo, nhấp vào “bắt đầu đo lường” để tiếp tục quá trình này.

Chọn ô Bắt đầu đo lường
Chọn ô Bắt đầu đo lường

Bây giờ, bạn sẽ cần nhập các thông tin liên quan đến doanh nghiệp của mình. Hoàn tất việc nhập thông tin, nhấp vào “Create” (Tạo). Đọc và đồng ý với các điều khoản của Google bằng cách bấm “I Agree” (Tôi đồng ý) là xong. 

Điền thông tin tài khoản
Điền thông tin tài khoản

Lưu ý: Google Analytics cho phép bạn quản lý nhiều tài khoản và dự án khác nhau từ cùng một tài khoản duy nhất. 

Ví dụ, với “tài khoản Google ABC”, bạn có thể quản lý 100 tài khoản Google Analytics khác nhau. Mỗi tài khoản GA có thể chứa tới 50 Property Website (thuộc tính website) và mỗi thuộc tính cho phép 25 tài khoản/người khác vào quản lý Google Analytic.

Các trường hợp khi dùng Google Analytics

  • Trường hợp 1: Bạn chỉ có 1 website, quá trình thiết lập sẽ khá đơn giản. Bạn chỉ cần một tài khoản Google Analytics và tạo một thuộc tính website cho trang web như thông thường.
  • Trường hợp 2: Bạn có 2 website, hãy tạo hai tài khoản Google Analytics riêng biệt, một web dành cho web kinh doanh (ví dụ: Kinh doanh), và một cái khác quản lý web cá nhân (ví dụ: Cá nhân). Mỗi tài khoản sẽ quản lý một thuộc tính website tương ứng.
  • Trường hợp 3: Bạn có nhiều website độc lập cho từng doanh nghiệp/cá nhân (tổng số ít hơn 50). Sau đó tạo tài khoản Google Analytics tên “Kinh doanh” để chứa thuộc tính website cho từng doanh nghiệp/ cá nhân.
  • Trường hợp 4: Bạn có hơn 50 website tương ứng với từng doanh nghiệp. Bạn có thể tạo tài khoản Google Analytics riêng lẻ cho từng doanh nghiệp (ví dụ: Kinh doanh 1, Kinh doanh 2, Kinh doanh 3,…)

Việc lựa chọn cách quản lý tài khoản Google Analytics sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và cách tổ chức các trang web của bạn. Bạn có quyền đổi tên tài khoản và điều chỉnh thuộc tính website để phản ánh đúng mục tiêu sử dụng.

Lưu ý khi quản lý Google Analytics

Google không cho phép bạn chuyển website (được quản lý) từ một tài khoản GA cụ thể sang tài khoản khác. Nếu muốn, bạn cần tạo thuộc tính mới trong tài khoản GA khác, sau đó thu thập dữ liệu như lúc ban đầu.

Nếu giả định rằng bạn đã có một website và bạn chỉ muốn cài đặt chế độ xem (ví dụ: chế độ xem mặc định/xem toàn bộ dữ liệu), bạn sẽ phải tiến hành thiết lập:

Tích vào 4 ô vuông
Tích vào 4 ô vuông

Sau đó, bạn cũng sẽ cần cài đặt các thông tin như múi giờ, khu vực địa lý và đơn vị tiền tệ để thuộc tính hoạt động chính xác.

Bước 2. Thêm mã theo dõi GA vào website

Xong bước 1, hãy bấm vào “Get Tracking ID”. Một cửa sổ popup sẽ xuất hiện, nêu rõ các điều khoản và điều kiện từ Google Analytics. Bạn cần đồng ý để nhận mã theo dõi Google Analytics của website.

Tiếp theo, việc bạn cần làm là đặt mã này vào mỗi trang trên website. Cách làm này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền tảng website mà bạn đang sử dụng.

Nếu website của bạn chạy trên WordPress và có tên miền riêng, hãy dùng Yoast plugin để thiết lập mã Google Analytics. Và khi đó, không quan trọng bạn đang sử dụng theme hay Framework gì.

Đối với các website được xây dựng từ HTML, mã theo dõi sẽ được thêm vào phần trước thẻ </head> trên mỗi trang. 

Bạn cần mở các file HTML thông qua công cụ soạn thảo như TextEdit cho Macbook hoặc Notepad cho Windows để thực hiện. Sau khi xong, hãy tải các file này lên server từ các ứng dụng FTP (ví dụ: FileZilla).

Lưu ý: 

Nếu bạn quản lý cửa hàng online Shopify, hãy đảm bảo mã GA được thêm vào đúng chỗ. Bạn cần truy cập vào phần “Cài đặt” của “Online Store” và dán mã vào vị trí yêu cầu.

Trường hợp viết blog trên Tumblr, bạn cần đăng nhập vào tài khoản Tumblr, tìm đến “Edit Theme” (ở góc trên, bên phải). Cuối cùng là thêm Google Analytics ID vào mục cài đặt là xong.

Bước 3. Thiết lập mục tiêu

Cài đặt mã theo dõi xong, bước tiếp theo là thiết lập mục tiêu trong profile Google Analytics của website. Đây là bước không thể bỏ qua để đo lường hiệu suất của website.

Để tiến hành:

  • Bạn cần đến phần “Admin” trên giao diện. 
Vào phần Admin
Vào phần Admin
  • Tại đây, nhấn vào tab “Goals” (Mục tiêu) trong cột “View” (Chế độ xem). 
Tìm đến mục Goals
Tìm đến mục Goals

Phần “Goals” này sẽ thông báo cho Google Analytics khi có thay đổi quan trọng nào đó xảy ra trên website.

Ví dụ 1: Bạn đang sử dụng biểu mẫu liên hệ để thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn cần tìm/tạo trang “Cảm ơn” để khách truy cập chuyển hướng đến ngay sau khi họ điền thông tin vào biểu mẫu.

Ví dụ 2: Trường hợp bạn có trang thương mại điện tử, mục tiêu có thể là tạo một trang “Cảm ơn” hoặc trang “Xác nhận đơn hàng”. Trang này sẽ xuất hiện sau khi khách hàng hoàn thành việc mua sắm.

Lưu ý các yếu tố nhỏ

Mỗi mục tiêu bạn thiết lập thường sẽ liên kết đến một URL cụ thể. Ví dụ, URL của trang “Cảm ơn” có thể là:

  • http://kinddoanhabc.com/cam-on-ban
  • http://kinddoanhabc.com/cam-on-ban/
  • http://kinddoanhabc.com/cam-on-ban.html

Để bắt đầu:

  1. Bạn cần click vào “New Goal” (Mục tiêu mới) trong GA. 
  2. Một cửa sổ mới xuất hiện, hãy chọn “Custom” (Tùy chỉnh). Nếu website đã có sẵn các mục tiêu, bạn có thể bỏ qua bước này. 
  3. Bấm vào “Next Step” (Bước tiếp theo).
  4. Ở bước tiếp theo, bạn đặt tên cho mục tiêu bằng cách nhấn vào “Destination” (Đích đến), rồi chọn “Continue”.
Chọn vào ô Continue
Chọn vào ô Continue
  1. Bạn sẽ cần điền vào URL của trang “Cảm ơn” hoặc trang “Xác nhận đơn hàng” mà bạn muốn theo dõi. Điều này thực hiện trong phần “Destination”. Ở danh sách thả xuống ở bên trái, bạn bấm vào “Begins with” (Bắt đầu bằng).
Chọn Begins with
Chọn Begins with
  1. Cuối cùng, tắt trường “value” bằng cách nhấn “OFF” và nhập giá trị cụ thể cho mục tiêu (nếu có). Sau khi hoàn tất, nhấn vào “Save” để lưu lại cài đặt.
Tắt trường Value 
Tắt trường Value 

Lưu ý: Google Analytics cho phép bạn thiết lập tối đa 20 mục tiêu cho một website. Nếu bạn muốn theo dõi thêm mục tiêu hoặc chuyển đổi khác, bạn cứ thực hiện lại các bước như trên.

Lưu ý quan trọng khác

Để có kết quả phân tích tốt nhất từ Google Analytics, bạn cần đảm bảo rằng các mục tiêu phải liên quan trực tiếp đến việc kinh doanh. Đó có thể là:

  • Hoàn thành đơn hàng
  • Đăng ký newsletter
  • Khách hàng tiềm năng điền biểu mẫu liên hệ

Mỗi doanh nghiệp có các mục tiêu riêng, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng.

Lưu ý: Đây là hướng dẫn cơ bản, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về các tính năng nâng cao về Google Analytics hãy nghiên cứu chi tiết trong phần “Help Center”. 

Bước 4. Thiết lập tìm kiếm trang

Google Analytics cung cấp là khả năng theo dõi hoạt động tìm kiếm trên website của bạn. Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những website có chứa lượng lớn thông tin/sản phẩm. Bằng cách này, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.

Để bắt đầu, truy cập “Menu Admin” trong tài khoản Google Analytics. Tại đó, trong cột “View”, chọn “View Settings” (Cài đặt xem).

Kéo xuống phần “Site Search Settings” (Cài đặt tìm kiếm trang). Bạn sẽ thấy một tùy chọn để chuyển nó sang trạng thái “On” (Bật).

Bật Site Search Settings
Bật Site Search Settings

Quay lại và kiểm tra URL mà bạn đã thấy khi thực hiện tìm kiếm trên website. Tham số truy vấn trong URL này thường là một ký tự hoặc một từ ngắn như “s” hoặc “q”. Nhập tham số truy vấn này vào khung được cung cấp rồi chọn “Save” (Lưu).

Ví dụ: Khi thực hiện tìm kiếm trên website công cụ Moz và URL hiển thị là https://moz.com/search?q=SEO, thì “q” chính là tham số truy vấn mà bạn cần nhập.

Việc thiết lập này cho phép GA có khả năng theo dõi mọi tìm kiếm diễn ra trên trang web. Từ đó, bạn biết được những từ khóa hay thông tin mà người dùng quan tâm. Mục đích là điều chỉnh nội dung, đưa ra chiến lược phù hợp.

Bước 5. Thêm tài khoản và thuộc tính khác

Để thêm tài khoản mới, bạn quay lại phần quản trị (Admin) của Google Analytics. Tại đây, bạn Nhấp vào liên kết có tên “Create New Account” (Tạo tài khoản mới) và làm theo các hướng dẫn tạo tài khoản.

Thêm tài khoản mới
Thêm tài khoản mới

Tương tự, để thêm website mới vào tài khoản GA hiện tại, bạn đến phần quản trị (Admin), chọn “Create Property” (Tạo thuộc tính). Đây chính là nơi thêm thông tin về website mới mà bạn muốn phân tích và theo dõi.

Sau cùng, bạn có thể tiếp tục áp dụng các bước thiết lập Google Analytics mà đã nêu ở các phần trước. 

Để đảm bảo dữ liệu được thu thập đầy đủ và chính xác, bạn nên chờ khoảng 24 giờ. Vì Google Analytics cần thời gian để nhận và xử lý dữ liệu. Sau đó, bạn truy cập tài khoản để xem và phân tích báo cáo được cung cấp.

Bước 6. Khám phá dữ liệu từ GA

Giờ đây, bạn có thể bắt đầu khám phá những thông tin “quý báu” mà Google Analytics mang lại. Để làm điều này, bạn cần đăng nhập vào tài khoản GA và chọn báo cáo “Audience”, chọn “Overview” (Tổng quan về đối tượng).

Đến tab Overview
Đến tab Overview

Nếu bạn quản lý nhiều website, việc chọn lọc thông tin càng trở nên quan trọng. Trong danh sách các website được hiển thị, bạn chỉ cần chọn website mà bạn muốn xem báo cáo. Sau khi chọn xong, hãy nhấp vào “Audience”, đến “Overview” để xem thông tin chi tiết.

Lưu ý: Đây chỉ là một trong hơn 50 báo cáo có sẵn trên Google Analytics. Để xem thêm, bạn click vào mục “Reporting” (khu vực đầu trang). Tại đây, bạn có thể xem các báo cáo về:

  • Traffic Sources (Nguồn lưu lượng truy cập), 
  • Behavior (Hành vi của người dùng).
  • Conversions (Chuyển đổi).

Bước 7. Xem các báo cáo tiêu chuẩn

Ở góc trên bên trái có mũi tên thả xuống bên cạnh tên website. Khi nhấp vào đó, bạn có thể chuyển đổi giữa các web khác trong tài khoản GA.

Ngoài ra, bạn click vào phần “Home” ở trên cùng màn hình sẽ về trang chính. Góc trên bên phải của báo cáo cho phép bạn điều chỉnh phạm vi ngày cần xem dữ liệu. Đặc biệt, mục “Compare” giúp so sánh dữ liệu theo các phạm vi ngày khác nhau. 

Khi rê chuột qua các khu vực trên báo cáo, bạn sẽ thấy thông tin thêm. Ví dụ  ở “Audience Overview”, khi rê chuột lên dòng trên biểu đồ sẽ hiển thị số phiên truy cập theo ngày. Rê chuột xuống phần dưới cùng để hiểu ý nghĩa của các chỉ số.

Một phần quan trọng khác, đó là các báo cáo về top 10 ngôn ngữ, quốc gia, thành phố, trình duyệt,… nằm dưới các chỉ số chính. Bạn có thể click mục “Report” trong từng phần để đi sâu vào các báo cáo.

Ví dụ, bạn chọn “United States” trong phần “Countries”, báo cáo về vị trí sẽ tập trung vào traffic đến từ Mỹ. 

Chọn United States
Chọn United States
  • Khi rê chuột qua từng tiểu bang, bạn biết số lượng traffic từ tiểu bang đó. 
  • Hoặc cuộn xuống bảng dữ liệu và rê chuột qua tiêu đề cột để biết rõ từng số liệu. 
  • Hoặc nhấp vào tên của mỗi tiểu bang để xem chi tiết hơn.
Quan sát các chỉ số
Quan sát các chỉ số

Nếu bạn thấy dấu “?” hoặc liên kết có thể nhấp vào trong báo cáo, đừng ngần ngại rê chuột qua hoặc nhấp vào để tìm hiểu thêm. Càng khai thác sâu vào các tính năng này, bạn càng có nhiều thông tin hữu ích để đưa ra quyết định tốt hơn cho website.

Bước 8. Các loại báo cáo quan trọng

1. Báo cáo Audience (đối tượng)

Báo cáo Audience giúp bạn hiểu rõ về người dùng truy cập website. Nó cung cấp các thông tin như: Độ tuổi, giới tính, sở thích, ngôn ngữ, địa lý, tổng số phiên truy cập, số người dùng mới, thời gian truy cập trung bình, tỷ lệ thoát trang,…

Đặc biệt, bạn cũng có thể xem thông tin về thiết bị mà khách hàng sử dụng để truy cập website. Điều này giúp bạn tối ưu trải nghiệm người dùng. Nếu bạn đang chạy các chiến dịch quảng cáo, việc phân tích đối tượng cụ thể là vô cùng quan trọng.

2. Báo cáo thời gian thực

Báo cáo thời gian thực cho phép bạn theo dõi lưu lượng truy cập và tương tác của người dùng trên website trong thời gian thực. Đặc biệt có ích khi bạn vừa triển khai một chiến dịch quảng cáo mới hoặc Audit Content và muốn xem phản hồi từ người dùng.

Trong báo cáo này sẽ có 6 phần: 

  • Báo cáo tổng quan: Hiển thị số người dùng trực tiếp, trang đang xem, hành động đang thực hiện.
  • Báo cáo địa điểm: Cung cấp thông tin về vị trí địa lý của người truy cập, hữu ích cho chiến dịch địa phương.
  • Báo cáo nguồn truy cập: Cho biết lưu lượng đến từ đâu: công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, trang web khác.
  • Báo cáo sự kiện: Theo dõi các sự kiện như click, tải xuống, xem video để hiểu tương tác người dùng.
  • Báo cáo nội dung: Cho biết các trang và nội dung đang được xem, giúp hiểu được trang nào đang phổ biến.
  • Báo cáo chuyển đổi: Theo dõi mục tiêu đã đặt, như việc hoàn thành mẫu liên hệ hay mua hàng, để đánh giá hiệu suất chiến dịch.

3. Báo cáo Acquisition (chuyển đổi)

Báo cáo này cho bạn biết nguồn gốc của lưu lượng truy cập vào website. Có phải họ đến từ các công cụ tìm kiếm, trang mạng xã hội, hay các website khác thông qua backlink,… 

Bạn cũng có thể xem hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo của mình qua các thông số như:

  • Click-Through Rate (CTR).
  • Cost Per Click (CPC).
  • Return on Ad Spend (ROAS). 
  • … 

Điều này giúp bạn đánh giá và điều chỉnh quảng cáo để đạt được doanh thu cao nhất.

4. Báo cáo Behavior (hành vi)

Báo cáo này theo dõi hành vi của người dùng khi họ truy cập vào website. Nó bao gồm thông tin như: 

  • Các trang người xem đã truy cập
  • Thời gian họ dành trên từng trang
  • Các nút họ đã nhấn
  • Và bất kỳ hình thức tương tác nào. 

Báo cáo Behavior giúp bạn hiểu được người dùng đang tìm kiếm thứ gì trên website của bạn và định hình nội dung phù hợp. Nếu bạn có cửa hàng trực tuyến, báo cáo này còn nói về tỷ lệ chuyển đổi và đường dẫn mua hàng. Mục đích giúp bạn tối ưu quy trình kinh doanh.

Bước 9. Cài đặt chuyển đổi

Nếu bạn đã thiết lập mục tiêu (Goals) trong Google Analytics, bạn có thể xem số lượng chuyển đổi qua phần “Goals > Overview” và các URL cụ thể trong “Goals > Goal URLs”. 

Đồng thời, bạn cũng có thể sẽ xem được người dùng click vào URL nào để hoàn thành quá trình chuyển đổi trong “Goals > Reverse Goal Path”.

Các báo cáo GA thường liên kết dữ liệu với phần chuyển đổi. Ví dụ:

  • “Audience > Geo > Location”: Xem số chuyển đổi từ người dùng ở California.
  • “Acquisition > All Traffic > Source/Medium”: Xem chuyển đổi người dùng truy cập từ Facebook.
  • “Behavior > Site Content > Landing Pages”: Xem số chuyển đổi từ các trang cụ thể mà người dùng đến đầu tiên.
Vào phần Landing Page
Vào phần Landing Page

Lưu ý: Nếu bạn có nhiều mục tiêu, hãy nhấp vào danh sách thả xuống ở phía trên cùng để chọn xem thông tin cụ thể ở Goals nào đó.

Bước 10. Shortcuts và Emails

Nếu không muốn tìm hiểu tất cả các báo cáo từ GA, việc sử dụng liên kết Shortcut sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Các liên kết này nằm ở phía trên cùng của từng báo cáo. Khi thêm liên kết vào phần Shortcut (ở menu bên trái), bạn có thể nhanh chóng vào các phần quan trọng.

Cũng có tùy chọn sử dụng nút Email, cho phép Google Analytics tự động gửi báo cáo qua email cho bạn hoặc các thành viên trong nhóm. Nếu bạn chọn gửi email cho ai đó không phải là thành viên, hãy thông báo và nói họ kiểm tra email thường xuyên.

Để xem danh sách những người đang nhận email báo cáo từ Google Analytics, bạn có thể truy cập “menu Admin”, sau đó bấm tại mục “Scheduled Emails” trong cột “View” và xem ai có quyền xem dữ liệu của bạn.

Cách cài đặt Google Analytics

Bước 1: Tạo tài khoản Google Tag Manager

Để có tài khoản Google Tag Manager (GTM), bạn cần:

  1. Mở Gmail và nhấp vào “Create Account” (Tạo tài khoản). Tiếp theo, hãy điền đầy đủ thông tin như hỏi, và nhấn “Create” (Tạo). 
Bấm Tạo tài khoản
Bấm Tạo tài khoản
  1. Khi bạn nhấn xong, một cửa sổ điều khoản của Google Tag Manager sẽ hiện lên. Để tiếp tục, nhấn vào “ô vuông đồng ý với điều khoản” để đồng ý với các điều khoản, rồi chọn “Yes/Có”.
Tích chọn đồng ý vào ô điều khoản
Tích chọn đồng ý vào ô điều khoản

Bước 2: Lấy mã Tracking ID

Google Analytics đã được tích hợp sẵn vào Google Tag Manager nên bạn không cần phải chèn mã code theo dõi vào website. Thay vào đó, chỉ cần dán tracking ID vào GTM. Để lấy mã này, bạn vào phần “admin” của Google Analytics, tìm đến “Tracking info” và copy mã đó.

Đoạn mã Tracking ID
Đoạn mã Tracking ID

Bước 3: Truy cập vào trình quản lý thẻ GTM

Mở Google Tag Manager lên, sau đó tìm đến phần “Variables” và bấm vào “New” để tạo biến mới.

Tìm đến phần Variables
Tìm đến phần Variables

Bước 4: Tạo biến mới trong Google Tag Manager

Sau khi bạn hoàn tất bước 3, một giao diện mới sẽ xuất hiện. Ở đây, chọn “Google Analytics Settings”. Tiếp theo, dán mã tracking ID mà bạn đã copy từ bước 2 vào ô tracking ID trong Google Tag Manager. Cuối cùng, đặt tên cho biến và lưu lại.

Bước 5: Đến Tags trong Google Tag Manager

Tại đây, bạn vào mục Tags rồi nhấn vào “New” để tạo một thẻ mới cho biến mà bạn vừa tạo ở bước 4.

Bấm vào Mới
Bấm vào Mới

Bước 6: Đến Google Analytics : Universal Analytics

Một hộp thoại sẽ mở ra, bạn click vào phần “Tag Configuration” và chọn “Google Analytics: Universal Analytics”. Tiếp theo, ở mục “Track Type”, chọn “Page View”. Và ở phần “Google Analytics Settings”, chọn biến bạn đã tạo ở bước 4.

Chọn mục Google Analytics: Universal Analytics
Chọn mục Google Analytics: Universal Analytics

Ở phần dưới cùng, tại mục “Triggering”, click chọn “All Pages”. Đặt tên cho thẻ này và nhấn “Save” để chuyển đến màn hình mới, nhấn “Submit”. Một hộp thoại khác xuất hiện, bạn cần nhấp “Publish”, rồi chọn mục “Continue”.

Với những bước này, bạn đã cài đặt Google Analytics qua Google Tag Manager thành công. Giờ chỉ cần đợi GA cập nhật dữ liệu, điều này sẽ chỉ mất một thời gian ngắn.

So sánh Google Analytics 3 và Google Analytics 4

1. Measurement Model (Mô hình đo lường)

  • Trong GA3, các dữ liệu như: Pageviews, events, transactions được đo lường thông qua section. 
  • Tuy nhiên, với phiên bản GA4, hệ thống đã chuyển sang sử dụng event để đo lường các loại dữ liệu này. 
  • Điểm mạnh của GA4 là giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi người dùng và việc làm báo cáo cũng trở nên dễ dàng hơn so với GA3.

2. Reporting (Báo cáo)

Để thành công trong việc bán hàng, quá trình mua sắm của khách hàng cần tối giản các bước. Từ lúc họ biết đến thương hiệu của bạn đến khi họ quyết định mua sản phẩm, càng ít giai đoạn/thao tác sẽ càng tốt.

Dựa trên các nghiên cứu:

  • Khách hàng thường có nhiều “điểm tiếp xúc” trước khi quyết định mua hàng.
  • Một người thường dùng từ 2 – 3 thiết bị để truy cập web/app. Đồng nghĩa, họ có thể xem thông tin trên thiết bị A, rồi mua hàng trên thiết bị B.
  • Khách hàng mua sắm qua nhiều kênh có giá trị nhiều hơn 3 lần so với người tiêu dùng thông thường.

So với phiên bản GA3 – nơi mà bạn không thể xác định được người dùng sử dụng nhiều thiết bị và di chuyển từ web sang app, GA4 đã có những tiến bộ đáng kể. 

GA4 có khả năng xác định người dùng truy cập qua:

  • Web và Android 
  • Web và iOS
  • Hoặc cả web, Android và iOS. 

Để làm được điều này, GA4 đã sử dụng Google Signal để hợp nhất dữ liệu từ cả web và app. Đồng thời áp dụng các thuật toán mới để phân tích tập người dùng một cách chính xác hơn.

3. Custom Dimension and Custom Metric

Số lượng:

  • Custom Dimension: GA3 có tối đa 20, trong khi GA4 có tới 50.
  • Custom Metric: GA3 cũng có tối đa 20, và GA4 có 50.

Scope (Phạm vi áp dụng):

  • Custom Dimension: GA3 có các loại là Hit, User, Session, Product. GA4 chỉ có Event và User.
  • Custom Metric: GA3 có các loại là Hit, Product. GA4 chỉ có Event.

Cấu hình:

  • Trong GA3, khi tạo Custom Dimension và Custom Metric, bạn sẽ được cung cấp mã index (mã định dạng). Mã này sẽ được sử dụng trong cấu hình của Google Tag Manager (GTM) để đẩy dữ liệu về GA3.
  • Tuy nhiên, với GA4, bạn sẽ phải nhập các parameter của event khi cấu hình. Những parameter này cũng sẽ được cấu hình trong Google Tag Manager để đẩy dữ liệu về GA4.

4. Conversion (Goal – Mục tiêu)

Cách tạo conversion (goal) trên GA3:

  • Bước 1: Thiết lập event bằng analytics.js/ Google Tag Manager/ gtag.js và đảm bảo có dữ liệu trong báo cáo.
  • Bước 2: Truy cập “Admin”, vào “View”, chọn “Goals”, sau đó click vào “Create New Goal.”
  • Bước 3: Tiến hành cài đặt Goal theo các bước hướng dẫn (xuất hiện liên tục trên màn hình).

Cách tạo conversion (goal) trên GA4:

  • Bước 1: Thiết lập event bằng analytics.js/ Google Tag Manager/ gtag.js và đảm bảo có dữ liệu trong báo cáo.
  • Bước 2: Click vào tùy chọn “Mark as conversion” để đánh dấu nó là một event chuyển đổi.

5. Data Retention (Thời gian lưu dữ liệu người dùng)

Để cài đặt thời gian lưu trữ dữ liệu user, bạn cần sử dụng tính năng “User and event data retention”. 

  • Trong GA3, bạn có thể chọn một trong 5 mức thời gian: 14 tháng, 26 tháng, 38 tháng, 50 tháng, và không giới hạn. 
  • Còn trong GA4, chỉ còn lại 2 mức thời gian là 2 tháng và 14 tháng.

6. Interface (Giao diện)

Giao diện của GA4 hoàn toàn khác so với GA3. Nếu như GA3 có rất nhiều loại báo cáo như: Landing Page, Frequency & Recent, Site Speed, etc., Sale Performance,… thì GA4 lại ít báo cáo hơn và tập trung vào các tính năng và dữ liệu quan trọng nhất.

7. Tracking Code

  • Trong phiên bản GA3, mã Tracking ID có định dạng là UA- (ví dụ: UA-2104034674-9). 
  • Trong phiên bản GA4, mã này được gọi là Measurement ID và chuỗi ký tự bắt đầu bằng G- (ví dụ: G-KDHWICJAH2).

8. View (Chế độ xem)

  • Trong GA3, bạn có thể tạo nhiều View khác nhau cho cùng một web hoặc app. 
  • Trong GA4 chỉ có khái niệm về Account và Property, không có khái niệm về View như trong GA3. 
  • Điều này do GA4 kết hợp dữ liệu từ nhiều web và app vào cùng một Property thông qua việc tạo Data Stream.

9. Analysis Reports (báo cáo phân tích)

Tính năng báo cáo Analysis trong GA3 chỉ cho phép các khách hàng của Analytics 360 có quyền truy cập và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, trong GA4 thì tính năng này đã được nâng cấp, giúp bạn có thể phân tích hành trình của khách hàng trên cả app và web với các công cụ SEO phân tích nâng cao.

10. BigQuery

Trong phiên bản GA4, tính năng BigQuery không còn giới hạn chỉ cho khách hàng 360 nữa mà đã được tích hợp sẵn. Với 10GB miễn phí mỗi tháng, bạn có thể sử dụng SQL để truy vấn và phân tích dữ liệu một cách linh hoạt. Điều này giúp bạn có cái nhìn chi tiết và hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

1/ Cách chia sẻ dữ liệu Google Analytics cho người khác là gì?

Để chia sẻ dữ liệu GA, bạn cần vào phần “Admin”, chọn “User Management” ở cột Account, Property hoặc View. Thêm email của người cần chia sẻ và thiết đặt quyền hạn cho họ. Cuối cùng, bấm “Save”. Thế là xong, người đó sẽ nhận được email và có quyền truy cập dữ liệu tùy theo cách bạn đã cấp.

2/ Thông báo từ Google Analytics: Có hơn 90% từ khóa tìm kiếm tự nhiên là không cung cấp (not provided). Vậy làm thế nào để xem các từ khóa đó?

Khi bạn thấy dữ liệu “(not provided)” trong Google Analytics, đó là do Google bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Điều này có nghĩa là các từ khóa người dùng đã sử dụng để tìm đến trang web của bạn đã bị ẩn đi. 

Để có thêm thông tin về những từ khóa này, bạn có thể sử dụng một số công cụ/dịch vụ khác. Ví dụ như Google Search Console là một lựa chọn không mất phí, trong khi các dịch vụ như Hittail hay Authority Lab cần bỏ tiền để nhận thông tin.

Lưu ý: Các từ khóa bị ẩn sẽ không ảnh hướng đến số liệu chuyển đổi và dữ liệu phân tích. Tuy nhiên, chúng có thể mang lại góc nhìn chi tiết hơn về cách người dùng tìm đến bài viết trên website của bạn.

3/ Nếu sở hữu nhiều website nhưng không muốn kiểm tra từng trang mỗi ngày thì phải làm gì?

Có hai cách:

  • Vào trang chính của GA, bạn sẽ thấy danh sách website của mình cùng với tổng quan các chỉ số quan trọng như: Phiên truy cập, thời lượng phiên, tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi,… Từ đó bạn sẽ nắm bắt nhanh chóng hiệu suất của tất cả web có  trong một tài khoản.
  • Dùng công cụ bảng điều khiển như Cyfe, với giá khoảng 19 USD/tháng. Cyfe cho phép bạn tạo các bảng điều khiển không giới hạn và tích hợp dữ liệu từ GA, các trang mạng xã hội, thứ hạng từ khóa và nhiều nguồn dữ liệu khác.

4/ Theo dõi các quảng cáo Google AdSense thông qua Google Analytics được không? 

Đáp án là có, Google Analytics sẽ đo lường và báo cáo hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo Google AdSense. Nó cho phép bạn biết được trang nào trong website của bạn đang đạt được doanh thu tốt từ các chiến dịch này.

5/ Có cách nào để cải thiện doanh số ở trang thương mại điện tử nhờ Google Analytics không? 

Bạn còn có thể tận dụng phần “Goal Funnel” trong GA để đánh giá toàn cảnh các hoạt động trên website. Tính năng này không chỉ giúp bạn theo dõi các giao dịch lớn, mà còn rất hiệu quả khi áp dụng cho các “thương vụ” nhỏ tại giỏ hàng cá nhân. 

Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn xác định được ở giai đoạn nào trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng thường hủy bỏ đơn.

Lời kết

Chắc hẳn, bạn đã nắm rõ Google Analytics là gì rồi nhỉ? Đây là công cụ quan trọng giúp bạn hiểu rõ người dùng và tối ưu website một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy thường xuyên theo dõi Kind Content để biết thêm nhiều kiến thức miễn phí nhé!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay