Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào Content Strategy là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Và 8 bước với những ví dụ cụ thể để bạn có thể tự xây dựng được chiến lược nội dung cho riêng mình.
Content Strategy là gì?
Content Strategy là chiến lược phát triển nội dung cho mục tiêu tiếp thị, thông qua việc đưa ra các yếu tố về định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức và chiến thuật thực hiện.
Ví dụ đơn giản, nếu chúng ta xây dựng chiến lược nội dung cho nhãn hàng mỹ phẩm, thì Content Strategy sẽ cần những thông tin như sau (theo công thức 5W2H):
- What? Tạo hình ảnh thương hiệu trẻ trung với nhóm đối tượng nữ teen 18 – 24 tuổi.
- When? Bắt đầu từ quý sau.
- Why? Để nắm bắt tệp khách hàng trẻ, năng động, và đón xu hướng “Gen Z”.
- Who? Nội dung làm bởi nhóm Copywriter & Designer có tư duy tốt, hiểu sâu về mỹ phẩm và cũng là Gen Z.
- Where? Trên Website của thương hiệu và các kênh mạng xã hội chính (Facebook, Instagram, TikTok, Youtube)
- How? Triển khai những nội dung Inbound Marketing, cung cấp nội dung hữu ích, giải trí cho giới trẻ xoay quanh mỹ phẩm. Thuê báo viết bài PR. Tổ chức event, sự kiện, mini game liên quan,…
- How much? Dự kiến tất tần tật chi phí khoảng 400 – 600 triệu.
Đương nhiên để trả lời được 5W2H bạn sẽ phải nghiên cứu rất kỹ về thị trường, nhân lực, thời điểm, tầm nhìn của công ty,… “N” thứ khác, chứ không đơn giản là ngồi im và nghĩ. Cứ đọc tiếp mình sẽ có các lưu ý & từng bước cụ thể tới bạn.
Tại sao cần làm chiến lược nội dung?
Sở dĩ, chiến lược tiếp thị nội dung được tạo ra để bạn có thể nhìn ra được bức tranh tổng quan về mọi hoạt động tiếp thị nội dung của thương hiệu. Cụ thể là các yếu tố sau:
1. Rõ ràng mục tiêu, đích đến
- Khái quát được mục tiêu để theo sát nó.
- Dễ dàng thấy được sai lầm đang gặp phải để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức nhân lực.
- Thấy được các ưu tiên mà thương hiệu đang nhắm tới để lập một bản kế hoạch tốt nhất.
2. Dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện
- Xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của thương hiệu.
- Đo lượng được hiệu quả một cách chính xác nhất.
- Phác thảo được các số liệu để theo dõi và phân tích các kết quả thu được.
3. Xác định được các cơ hội mới
- Tìm được nội dung, chủ đề mới để dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn.
- Phác thảo được các hướng đi cần thiết để tiếp cận được nội dung và tìm thêm ý tưởng mới.
- Phản ánh được thông điệp truyền tải của thương hiệu trên ấn phẩm hoặc sản phẩm.
4. Kiểm soát chi phí
- Hạn chế được tình trạng chi tiêu “quá tay” cho một dự án.
- Xác định được nguồn tài chính hợp lý cho mỗi dự án để có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
- Cắt giảm các chi phí không cần thiết.
5. Quản lý đội nhóm dễ dàng hơn
- Xác định được số lượng nội dung cần sản xuất.
- Nắm được ai là người chịu trách nhiệm cho từng phần.
- Có chỉ số đo lường hiệu suất.
- Lịch trình, quy trình làm việc rõ ràng.
6. Tỉ lệ chuyển đổi từ nội dung cao hơn
- Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và loại nội dung cần sử dụng.
- Đưa ra được văn phong, định dạng phù hợp với thương hiệu và khách hàng.
- Nội dung đi đúng với chiến lược sẽ dễ giúp đạt được mục tiêu hơn.
- Đăng tải nội dung đúng kênh, phù hợp với từng tệp đối tượng.
Đương nhiên, còn “n” cái lợi ích khác mà mình chưa thể nhắc hết ở đây. Nhưng xin tóm gọn là: Muốn truyền thông thành công, phải có chiến lược.
8 bước xây dựng Content Strategy hiệu quả
Mình sẽ tiếp tục vận dụng công thức 5W2H để hướng dẫn các bạn xây dựng Content Strategy. Một công thức có thể giải quyết mọi vấn đề liên quan tới kinh doanh.
1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu của bạn khi phát triển chiến lược nội dung là gì? Thương hiệu cần đạt được điều gì trong tháng tới, năm tới? Bạn muốn hướng tới con số cụ thể nào không? Mục tiêu càng chi tiết thì bạn càng dễ triển khai.
Thường thì bạn sẽ nhận mục tiêu và KPI chi tiết từ bộ phận kinh doanh và marketing, vậy thì mới đủ dữ kiện để lên chiến lược. Nên khuyến khích bạn, bàn với các cấp chỗ này thật rõ ràng.
2. Hiểu độc giả của bạn
Khán giả của bạn muốn đọc những loại nội dung nào? Họ thích gì và không thích gì? Họ đã có nhu cầu mua hàng chưa? Hay là họ chưa biết gì về sản phẩm? Xác định đúng, đi đúng hướng.
3. Phân bổ công việc cho ai?
Trong quá trình thực hiện chiến lược, bạn cần tìm một người phụ trách có đầy đủ kỹ năng chuyên môn để thực hiện công việc được yêu cầu. Vậy ai là người có thể chịu trách nhiệm cho dự án này?
4. Đưa ra những tiêu chuẩn cho nội dung
Đây là cách để bạn đảm bảo nội dung truyền tải đáp ứng được các yêu cầu cho chiến lược. Các thông tin bạn nên đề cập như bố cục, độ dài, mood and tone của thương hiệu, hình ảnh,…
5. Lựa chọn kênh truyền tải
Đối tượng bạn nhắm tới ở đâu, thì bạn nên xuất hiện ở đấy. Ví dụ ngày xưa mình có dịp làm nội dung bán ghế Massage, và đó cũng là lần đầu tiên mình biết tới nội dung Zalo.
6. Lập kế hoạch Content Marketing cụ thể
Ở bước này, bạn sẽ cần xác định rõ các chủ đề chính, chủ đề phụ, deadline, lịch trình đăng bài theo Mọi thứ mình đã chia sẻ chi tiết ở đây: 10 bước lập kế hoạch Content Marketing kèm mẫu plan cụ thể.
7. Quản lý bằng Content Calendar và xuất bản
Content Calendar là gì? Bạn hiểu đơn giản là lịch đăng nội dung, nơi bạn sẽ bố trí các bài viết của mình theo từng ngày, tuần, tháng,… Nhờ nó mà bạn sẽ quản lý nội dung dễ dàng hơn. Về việc viết nội dung sao cho hiệu quả thì mình đã có một nguồn dưới đây rồi:
- Tự học Content Marketing từ A – Z.
- Top 9 khóa học Content Marketing chất lượng.
- Cách viết content quảng cáo, bán hàng trên facebook.
- Cách viết content chuẩn SEO.
- Cách viết bài PR.
8. Đo lường và tối ưu
Đương nhiên, chúng ta không thể biết được chiến lược nào là hiệu quả. Chỉ có thể làm, theo dõi kết quả thường xuyên và tối ưu cho nó trở nên tốt hơn mà thôi.
Một số lưu ý khi làm Content Strategy
Cân nhắc kế hoạch nội dung cũ
Chưa chắc chiến lược mới đã hiệu quả hơn chiến lược cũ, nên tốt nhất bạn cứ thay đổi từ từ, cân nhắc trước những rủi ro có thể xảy ra để kịp thời khắc phục.
Sự thống nhất giữa các bộ phận
Nội dung không đơn giản là câu chữ, hình ảnh hay vài cái video. Nó còn có thể là cách ăn nói, cách ăn mặc, tinh thần của mỗi cá nhân trong công ty. Nên khi thực hiện một chiến lược mới, hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều đồng thuận.
Lời kết,
Vậy là mình đã giải thích Content Strategy là gì và đưa ra cách xây dựng chiến lược nội dung rồi đấy. Nếu còn bất cứ câu hỏi này, cứ liên hệ tới Kind Content nhé.