Content Direction là gì? Khi nào cần dùng Content Direction? Trong bài viết này, mình sẽ giải đáp tất tần tật những gì bạn nên biết về khái niệm này, cùng mình tìm hiểu nhé!
Content Direction là gì?
Content Direction là bản định hướng phát triển nội dung của thương hiệu. Bao gồm các yêu cầu, nhắc nhở, nguyên tắc hay ghi chú nhằm mục đích giúp những người sáng tạo làm nội dung đúng theo định hướng của thương hiệu, hay đơn giản hơn là đúng theo ý cấp trên, khách hàng. Ví dụ: Nếu muốn đi từ điểm A đến điểm B, bạn cần xác định được:
- Địa chỉ của B (mục tiêu)
- Thời gian tới nơi (đạt mục tiêu trong bao lâu)
- Đi bằng phương tiện gì (nguồn nhân lực, chi phí)
- Đi đường nào (quy trình từng bước tiến đến mục tiêu)
- …
Tương tự như vậy, Content Direction giúp bạn biết mình cần làm gì để đạt mục tiêu. Loại “bản đồ” này được thiết kế dựa trên ngân sách, mục tiêu, hoàn cảnh, và cả Content Strategy (chiến lược nội dung) của thương hiệu.
Ví dụ về Content Direction
Không phải lý thuyết suông, mình sẽ lấy ví dụ một bản Content Direction hoàn chỉnh mà Kind Content đã thực thi trước đó tới bạn.
Lợi ích của Content Direction là gì?
Có thể sẽ mất kha khá thời gian để làm Content Direction mẫu rồi phân chia và quản lý công việc. Nhưng lợi ích mà hoạt động này mang lại cũng rất xứng đáng:
- Đảm bảo nội dung luôn bám sát vào mục tiêu ban đầu.
- Nắm rõ những gì đang diễn ra và tiến độ.
- Phân việc và quản lý các thành viên trong dự án dễ dàng, đánh giá kịp thời.
- Phát hiện lỗ hỏng sớm (nếu có) và khắc phục ngay.
- Xây dựng, xuất bản nội dung nhất quán.
- Thu hút đúng đối tượng và tăng khả năng chuyển đổi.
- …
12 yếu tố cần có khi xây dựng Content Direction
Mục tiêu rõ ràng
Trước hết, hãy xác định mục tiêu cụ thể của việc làm nội dung là gì. Chỉ khi có mục tiêu rõ ràng, bạn mới đi đúng hướng, lựa chọn được con đường phù hợp nhất.
Xác định khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu xem khách hàng của bạn đang mắc phải vấn đề gì để đưa ra giải pháp, từ đó xác định Customer Insight.
Điểm độc nhất của sản phẩm
Đào sâu vào sản phẩm để tìm thấy USP của nó (Unique Selling Point – điểm độc nhất của sản phẩm). Hiểu đơn giản thì đây là lý do khiến khách hàng chọn bạn thay vì các thương hiệu khác.
Chú ý đến Mood and Tone
Mood and tone được hiểu là tinh thần và văn phong của một thương hiệu, bạn sẽ cần nhất quán chúng trong tất cả các bài viết, hình ảnh, video,… Trên các kênh truyền thông.
Key Message
Key Message là thông điệp cô đọng mà thương hiệu muốn truyền tải đến người xem, làm cho khách hàng ấn tượng, ghi nhớ. Ví dụ: Có một thời gian Kangaroo ghim sâu vào tâm trí khách hàng bằng thông điệp “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”.
Content Pillar và Content Angle
Content Pillar là cái sườn chủ đề chính để phát triển ra các chủ đề nhỏ. Ví dụ: Content Pillar là “các loại hoa” thì các chủ đề nhỏ là “hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lan,…”.
Content Angle là cách mà bạn tiếp cận với vấn đề trong một nội dung. Ví dụ một chủ đề duy nhất nhưng bạn có thể viết theo 16 cách khác nhau, khi thì bạn đứng ở góc nhìn của người chuyên gia đề kể, khi là người dùng sản phẩm, khi thì dùng số liệu chứng minh,…
Nếu là Content Leader thì bạn cần định hướng được Pillar & Content Angle cho các bạn Writer, Creator, Designer bắt đầu sáng tạo. Tuy nhiên, khâu này đòi hỏi khá nhiều bước, nó sẽ thiên về lập kế hoạch Content Marketing hơn là Content Direction.
Art Direction
Định hướng hình ảnh cho thương hiệu được gọi là Art Direction. Ví dụ như định hướng về ý tưởng, màu sắc, ảnh minh họa, phông chữ,…
Phân bổ tỷ lệ cho từng nhóm nội dung
Bạn có thể phân bổ nội dung theo nhóm chủ đề, định dạng, thời gian, cấp độ khách hàng, hoặc khách hàng đang ở khâu nhận biết/ cân nhắc/ hay giai đoạn muốn mua hàng,…
Calendar Content
Calendar Content là lịch xuất bản nội dung (theo ngày, tuần, tháng). Bên cạnh việc hiểu về Content Direction là gì thì Calendar Content cũng rất quan trọng. Nó giúp bạn quản lý tần suất đăng nội dung, tạo thói quen cho người xem của bạn.
5 thời điểm nên triển khai Content Direction
Ra mắt một thương hiệu mới
Đối với một thương hiệu vừa mới “ra lò”, nhiệm vụ đầu tiên là xác định được mục tiêu nội dung mà thương hiệu muốn xây dựng là gì.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu thì triển khai các nội dung liên quan đến thông tin về thương hiệu, nội dung kích thích tương tác để tạo ra sự chú ý,…
Ở thời điểm này, Content Direction sẽ được chuẩn bị cho 3 – 6 – 12 tháng.
Khi làm content trong ngắn hạn
Đối với chiến dịch content ngắn hạn cũng cần có Content Direction dựa trên các mục tiêu như: Kích thích mua hàng, bán hàng, quảng bá thương hiệu,…
Đặc biệt hơn, nếu bán hàng trên sàn thương mại điện tử bạn cần tạo Content Direction thật chặt chẽ trong các đợt giảm giá mạnh như Black Friday, 9/9, 12/12,… Vì áp lực hiệu quả so với ngân sách chạy quảng cáo vào các dịp này là rất lớn.
Thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu
Khi xuất hiện những thay đổi liên quan trực tiếp đến thương hiệu thì việc thiết lập lại bảng Content Direction là tất yếu. Ví dụ, Viettel đổi màu sắc thương hiệu từ xanh sang đỏ, chiến dịch re-branding này tạo ra làn sóng mới.
Bộ phận triển khai nội dung sẽ điều chỉnh Content Direction phụ thuộc vào ngân sách, sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
Tạo Content Direction cho kênh truyền thông
Khi phát triển nội dung cho các kênh TikTok, Fanpage, Youtube,… thì Content Direction vẫn là thứ không thể thiếu. Bạn phải xác định được mình cần sản xuất nội dung gì, cần khai thác chủ đề nào, khách hàng là ai,… và lên kế hoạch theo tuần, quý, năm.
Khi thuê Agency hoặc nhân viên mới
Không ít trường hợp Agency hay nhân viên mới không hiểu rõ về sản phẩm và thương hiệu dẫn đến sai sót. Content Direction giúp bạn mô tả nhiệm vụ, hạn chế xảy ra các vấn đề phát sinh, ăn ý khi làm việc nhóm, tạo ra kết quả tốt nhất,…
Thông thường, leader hoặc người quản lý sẽ giữa nhiệm vụ thay đổi Content Direction. Sau đó mới chuyển xuống team bên dưới để bắt đầu triển khai.
Hoặc, khi thuê Agency, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước Content Direction và bàn giao cho bên dịch vụ để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.
Lời kết,
Hy vọng mình đã giúp bạn hiểu rõ về Content Direction là gì và cách xây dựng định hướng nội dung khi làm Content Marketing. Hãy bắt đầu sử dụng loại “bản đồ” này để đội nhóm của bạn làm content hiệu quả hơn nhé!