Spin content là gì? Trường hợp nào có thể áp dụng cách thức này? Mình sẽ giúp bạn hiểu đúng về spin content và chỉ ra những lý do không nên lạm dụng nó trong bài viết dưới đây.
Spin Content là gì?
Spin Content là trộn hoặc viết lại nội dung thủ công hoặc bằng công cụ, từ một nội dung gốc bạn sẽ được một nội dung mới nhưng với ý nghĩa tương tự, thông qua việc sử dụng từ đồng nghĩa, đảo vị trí từ trong câu, thay đổi cấu trúc câu,…
Sau khi tải câu văn/đoạn văn lên phần mềm spin content, nó sẽ bắt đầu quét toàn bộ thông tin rồi làm mới nội dung bằng những từ đồng nghĩa hoặc thay đổi cấu trúc câu. Một số tool sẽ hiển thị từ mới theo kiểu in đậm và màu sắc khác để bạn dễ nhận biết hơn.
Câu trả lời là còn tùy trường hợp. Theo kinh nghiệm của mình, thì như này là tốt nhất:
- Website chính: Không nên sử dụng. Bạn nên đầu tư thời gian nghiên cứu từ khóa, outline, viết bài chuẩn SEO chất lượng để nuôi dưỡng website thật tốt. Đầu tư một lần và dùng mãi mãi, tại sao không làm chuẩn nhỉ?
- Website vệ tinh: Có thể sử dụng. Nhưng khi spin xong, bạn vẫn phải đọc lại để sửa và tối ưu chúng cho lại cho tốt nhé.
- Các bài viết có lượng volume tìm kiếm cao, pillar content, thì bạn không nên sử dụng. Còn các bài ít thì có thể sử dụng.
Ngoài ra, bạn chỉ nên spin content khi nắm được những nguyên tắc sau:
- Spin nội dung nghiêm túc, khi bỏ vào tool xong phải tự kiểm tra lại và tối ưu trước khi dùng content.
- Chọn những tool có tích hợp AI thông minh, những tool có vốn từ linh hoạt và đa dạng để nó có thể hiểu được ngữ nghĩa và đưa ra những câu từ chuẩn nhất.
- Chỉ nên sử dụng các bài viết đã spin content cho website vệ tinh, diễn đàn, facebook. Đừng nên sử dụng cho website chính. (Nhắc lại)
- Spin content đảm bảo độ Unique đạt 100%. Bạn có thể dùng những tool check unique content uy tín để kiểm tra độ trùng lặp của bài viết.
Tự viết tiêu đề
Bạn nên tự đầu tư viết tiêu đề thật hay, vì chính bạn mới là người hiểu khách hàng của mình là ai, cần gì để tạo ra những tiêu đề độc đáo. Còn tiêu đề bị trộn bởi công cụ thường khá khô khan, cứng nhắc.
Chia nhỏ bài viết
Thay vì trộn nguyên một bài viết 2000, 3000 từ trong một lần. Bạn nên chia nhỏ ra để trộn từng đoạn một cho tool đỡ nhầm lẫn, và bạn cũng sẽ dễ nắm bắt hơn đoạn nào thay đổi chưa được tốt.
Thay đổi định dạng
Thay vì viết lại nội dung bằng chữ, bạn có thể chuyển thế chúng theo nhiều cách khác nhau như chuyển sang dạng hình ảnh, quay video hướng dẫn, tạo định dạng infographic…
Tổng hợp thông tin trước, Spin sau
Đầu tiên, bạn nên tổng hợp hết các thông tin quan trọng nhất ở các nguồn Top 10, sắp xếp các ý theo một thứ tự Logic. Sau đó mới sử dụng tool để Spin Content. Như vậy sẽ tránh được việc giống y đúc bài viết của đối thủ.
Luôn chỉnh sửa lại sau khi Spin
Sau khi sử dụng công cụ để trộn nội dung, hãy kiểm tra ngữ pháp, ý nghĩa của câu đã dễ hiểu hay chưa, các yếu tố SEO, Unique… Rồi chỉnh sửa lại thủ công nhằm truyền tải thông điệp đúng mục đích ban đầu.
Thao thác tổng hợp thông tin từ các nguồn và chỉnh sửa lại hậu kỳ còn được gọi là Content Curation, một trong những bí kíp xây dựng nội dung chất lượng.
1. SpinEditor
SpinEditor là công cụ viết lại nội dung có hỗ trợ tiếng Việt nên rất dễ dùng. Ngoài ra, SpinEditor còn đa dạng tính năng như: Kiểm tra đạo văn, nghiên cứu từ khóa, kiểm tra tên miền,… Chi phí công cụ này cũng khá ổn, chỉ phí khoảng 1.000đ/ngày hoặc 300.000đ/năm.
Chính Kind Content cũng đang sử dụng công cụ này.
2. The Best Spinner
The Best Spinner cũng là một công cụ trộn nội dung giúp bạn “chữa cháy” khi cần gấp bài viết unique cao. Phần mềm hiện có hơn 92.000 người dùng và 130.000 bài viết nền tảng giúp tạo ra nội dung mới chất lượng. Bạn cần bỏ ra khoảng 1.600.000đ để trải nghiệm toàn bộ tính năng của The Best Spinner.
Lưu ý: 2 tools trên đã hỗ trợ tiếng Việt nên bạn chỉ cần spin content rồi trau chuốt lại bài viết là được. Sau đây mình sẽ giới thiệu đến bạn vài tool tiếng Anh, để sử dụng thì bạn chỉ cần làm thêm các bước đơn giản:
- Bước 1: Copy nội dung tiếng Việt, dùng Google dịch chuyển sang tiếng Anh.
- Bước 2: Dán bản tiếng Anh vào tool để spin ra nội dung mới.
- Bước 3: Copy nội dung mới vừa spin, dùng Google dịch chuyển về tiếng Việt.
- Bước 4: Đọc lại và chỉnh sửa cho hợp lý.
3. WordAI
WordAI là công cụ được tích hợp AI (trí thông minh nhân tạo) nên tạo ra nội dung rất tự nhiên, dễ đọc, dễ hiểu và hỗ trợ tối ưu SEO cơ bản. WordAI sẽ tặng miễn phí 3 ngày sử dụng, sau đó bạn cần chi trả khoảng 1.350.000đ/tháng hoặc 650.000đ/tháng (nếu đăng ký theo năm).
4. Spinner Chief
Spinner Chief được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng trộn nội dung chân thật nhờ công nghệ AI, phân tích Part-Of-Speech và hỗ trợ khoảng 20 ngôn ngữ. Bạn được spin content miễn phí 20 lần, sau đó cần chi trả 900.000đ/tháng hoặc 5.000.000đ/vĩnh viễn.
5. Quillbot
Quillbot có thể biến một nội dung cũ thành bài viết mới 100% nhờ công nghệ diễn giải mới của AI và khả năng xử lý ngôn từ tự nhiên. Bên cạnh đó, công cụ này còn hỗ trợ 4 tính năng “đáng tiền”:
- Fluency: Kiểm tra độ lưu loát, phát hiện lỗi ngữ pháp.
- Suggestive: Tự động thay đổi từ, đảm bảo không trùng lặp.
- Standard: Trình bày nội dung độc đáo hơn.
- Concision: Phương pháp hiệu quả giúp rút ngắn câu văn.
Để sử dụng đủ các tính năng của Quillbot, bạn cần chi trả khoảng 250.000đ/tháng hoặc 100.000đ/tháng (nếu đăng ký theo năm).
6. Chimp Rewriter
Chimp Rewriter đã viết lại nội dung thành nhiều ngôn ngữ cho hơn 31.000 người dùng. Với tính năng API, Chim Rewriter có thể hoạt động với nhiều công cụ khác như: GSA Search Engine Ranker, SEO Content Machine, Ultimate Demon,… Bạn cần chi trả khoảng 350.000đ/tháng hoặc 2.300.000đ/năm để sử dụng công cụ này.
7. Spin Rewriter
Trong phiên bản Spin Rewriter 11 (mới nhất) đã hỗ trợ viết mới nội dung cùng nhiều tính năng khác như: API, kết hợp bộ lưu trữ đám mây, chuyển bài viết từ Spin Rewriter sang WordPress,… Bạn sẽ được dùng thử 5 ngày miễn phí, sau đó chi trả khoảng 1.100.000đ/tháng hoặc 12.000.000đ/vĩnh viễn.
8. Wordhero
Wordhero hỗ trợ người dùng viết lại nội dung blog, mạng xã hội, email,… bằng 108 ngôn ngữ. Ngoài ra, phần mềm này còn có hơn 70 công cụ khác giúp việc làm content của bạn dễ dàng hơn. Bạn cần bỏ ra khoảng 1.500.000đ/tháng hoặc 8.300.000đ/năm để sở hữu Wordhero.
Kết luận
Tóm lại thì bạn chỉ nên dùng tool khi đã hiểu rõ spin content là gì, biết khi nào nên và khi nào không nên dùng. Và khi spin xong, nhớ bỏ thêm công sức để sửa lại nhé, công cụ nó không giỏi như bạn nghĩ đâu.