HomeContent MarketingContent Curation là gì? 5 bước chọn lọc và biên tập nội dung
Content curation là gì

Content Curation là gì? 5 bước chọn lọc và biên tập nội dung

Content Curation là bước đầu giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng, có giá trị và thu hút người xem. Vậy Content Curation là gì và cách triển khai như thế nào?

Content Curation là gì?

Content Curation là quá trình tìm kiếm và tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến một chủ đề qua nhiều nguồn khác nhau rồi biên soạn lại theo phong cách của bạn.

Khi sử dụng Content Curation đúng cách, chất lượng nội dung của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt là content chuẩn SEO. Tuy vậy, các bài viết sẽ chẳng mang đến lợi ích gì nếu bạn quản lý không tốt quá trình này.

Lợi ích của Content Curation là gì?

Một vài lợi ích khi ứng dụng Content Curation vào quảng cáo thương hiệu, sản phẩm:

  • Đưa thông tin đúng với mong muốn và nhu cầu của người xem.

  • Content Curation là yếu tố giúp tạo ra 10x Content.

  • Tăng khả năng sáng tạo nội dung chất lượng, hiệu quả hơn.

  • Trau dồi kiến thức chuyên môn của người biên soạn lại nội dung.

  • Dễ dàng chia sẻ và lan tỏa suy nghĩ của bạn theo nhiều cách.

  • Tăng lượng truy cập vào blog hay trang web của bạn.

  • Tăng tỷ lệ hiển thị, nhấp hay chia sẻ (bài viết, clip,…).

  • Hỗ trợ xây dựng cộng đồng, tạo dựng và phát triển thương hiệu.

  • Tạo niềm tin và vị trí của website giữa hàng nghìn trang khác.

  • Hạn chế tối thiểu chi phí, thời gian và công sức.

  • Tương tác với bạn đọc/khách hàng dễ dàng hơn.

Sự khác biệt giữa Content Duplicate và Content Curation là gì?

Kind sẽ đưa ra phần so sánh để giúp bạn hiểu cặn kẽ và phân biệt rõ ràng về Curation và Duplicate như sau:

Đối với Duplicate:

  • Sao chép nội dung từ website hoặc nhiều nguồn hay các kênh khác nhau.

  • Có thể thu hút được lượt truy cập từ nội dung nguồn.

  • Không tôn trọng tính sáng tạo của người sản xuất nội dung gốc.

  • Do vi phạm bản quyền nên có thể bị kiện.

  • Không tập trung vào giá trị đưa đến bạn đọc.

  • Dễ bị Google phạt do chiếm đoạt lượt truy cập và vi phạm bản quyền.

Đối với Curation:

  • Sử dụng liên kết để trích dẫn nguồn nội dung.

  • Dẫn người xem đến bài viết/video gốc.

  • Người sản xuất nội dung gốc luôn được hưởng lợi.

  • Đề cao tính pháp lý.

  • Chất lượng nội dung được chú trọng, mang giá trị sâu sắc đến độc giả.

  • Luôn nhận đánh giá cao từ Google.

5 bước thực hiện Content Curation – Step by step

Bước 1: Xác định nội dung hướng tới ai

Đầu tiên, bạn cần xác định được đối tượng cụ thể mà thông tin muốn hướng đến là ai. Sau đó hãy chọn đề tài phù hợp để đạt được hiệu quả cao.

Bước 2: Tham khảo, tổng hợp, chắt lọc thông tin

Ở bước này, bạn tham khảo top 10 đối thủ trên Google để tổng hợp đủ thông tin (nên tham khảo website nước ngoài nữa nhé). Hãy chọn lọc nguồn dữ liệu đáng tin cậy và chính xác nhất. Khi đó, nội dung của bạn sẽ luôn đầy đủ và giá trị.

Bước 3: Sắp xếp lại nội dung

Sau khi có thông tin phù hợp, bạn nên phân loại và gom thành từng nhóm dựa trên phương hướng đang triển khai, sau đó lập Outline Content. Điều này giúp cả bạn và người xem dễ quan sát và nắm bắt được nội dung.

Bước 4: Biên soạn lại – thêm giá trị vào bài viết

Bên cạnh các nội dung đã chọn lọc, bạn cần chia sẻ thêm về trải nghiệm người dùng hay quan điểm của cá nhân (nếu có) để nội dung gần với thực tế. Lúc này, bạn đọc sẽ dễ đồng cảm và thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ.

Ngoài ra, khi biên soạn bạn nên làm thêm 2 hạng mục này:

Trước khi biên soạn: Sau khi tổng hợp và sắp xếp các nội dung của đối thủ, bạn nên tiếp tục đưa vào công cụ spin content để xào lại bài để đỡ phải sửa nhiều, cũng như đỡ trùng lặp hơn.

Sau khi biên soạn: Bạn nên dùng các công cụ kiểm tra trùng lặp để chắc chắn nội dung của bạn không bị trùng.

Bước 5: Chia sẻ nội dung

Cuối cùng, hãy đăng bài viết lên blog hay website của bạn. Cân nhắc chọn các kênh thông tin có liên quan rồi chia sẻ bài viết (các kênh phổ biến như: Facebook, Instagram, phương tiện truyền thông khác,…).

8 công cụ hỗ trợ triển khai Content Curation dễ hơn

Các công cụ sau đây cho phép bạn rút ngắn thời gian tổng hợp thông tin và đương nhiên là tăng cả hiệu quả cho chiến dịch Content Marketing.

Hootsuite

Với Hootsuite, bạn sẽ đưa ra từ khóa của chủ đề nào đó. Tiếp theo, công cụ tổng hợp một danh sách các nội dung liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, bạn chắt lọc lại rồi chia sẻ lên các nền tảng thông tin của mình.

Công cụ Hootsuite
Công cụ Hootsuite

BuzzSumo

BuzzSumo sẽ hỗ trợ bạn tìm thấy các bài viết xoay quanh từ khóa trong ngành đang làm với mức độ phổ biến từ cao đến thấp. Ngoài ra, nó còn cung cấp thông số về tỷ lệ tương tác để chắc chắn rằng, nội dung của bạn sẽ có giá trị dài lâu.

Hơn thế nữa, công cụ này còn chọn lọc ra những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn. Khi đó, bạn có thể theo dõi và nắm bắt các kiến thức mới nhất từ những chuyên gia hàng đầu.

Công cụ BuzzSumo
Công cụ BuzzSumo

Pocket

Pocket cũng là công cụ phục vụ quá trình Content Curation, nó giúp bạn lưu các nội dung hữu ích trong lúc lướt web. Nội dung đó có thể là: Hình ảnh, bài báo, đoạn video,… Bạn có thể tìm lại và chia sẻ chúng đến độc giả bằng vài cú click chuột.

Công cụ Pocket
Công cụ Pocket

Instapaper

Sở hữu tính năng tương tự như Pocket nhưng Instapaper lại có ưu điểm là cho phép bạn nhận xét hay đánh dấu nội dung sau khi lưu. Và hiển nhiên, tác vụ này sẽ giúp bạn biết được vì sao mình lưu nội dung đó và nó thú vị ở điểm nào.

Công cụ Instapaper
Công cụ Instapaper

Google Alerts

Cách hoạt động có đôi chút khác biệt với những công cụ vừa rồi, Google Alerts sẽ tổng hợp thông tin bằng từ khóa bạn đã cung cấp. Sau đó, nó sẽ gửi bài viết hoặc video có tính tương quan với từ khóa về email của bạn.

Công cụ Google Alerts
Công cụ Google Alerts

TalkWalker

TalkWalker được đánh giá cao trong quá trình tiến hành Content Curation, công cụ này vẫn sẽ tìm nội dung dựa vào từ khóa. Tuy nhiên, nó được tích hợp thêm tính năng khác là cung cấp cả thông tin từ mạng xã hội thay vì chỉ có kết quả của nền tảng website.

Công cụ TalkWalker
Công cụ TalkWalker

UpContent

UpContent có thể tự thu thập và đánh giá nội dung hấp dẫn trên internet rồi gửi danh sách đến bạn. Ngoài ra, việc ghi chú hay chia sẻ kiến thức vừa tổng hợp đến độc giả của bạn cũng rất đơn giản.

Công cụ UpContent
Công cụ UpContent

Trendspottr

Trong Content Curation thì nội dung thịnh hành luôn là yếu tố cần phải lưu ý. Thông qua Trendspottr, bạn sẽ tìm thấy chủ đề và bài viết đang được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, nó còn dự đoán xu hướng giúp bạn tạo ra thông tin mới kịp thời.

Công cụ Trendspottr
Công cụ Trendspottr

Lời kết

Vậy là mình đã giới thiệu Content Curation là gì, cũng như các bước thực hiện và các công cụ cần thiết rồi đấy. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết khác của Kind Content nhé.

Share:

Bài viết cùng chủ đề...

Danh sách này mình tổng hợp dựa theo điểm số trên IMDb, toàn bộ đều trên 7 điểm, rất đáng...
Dù cho bạn là người mới hay là một cây viết “lão luyện” thì việc sở hữu một Content Portfolio...
Bạn đã bao giờ tự hỏi “Alt Text là gì?” chưa? Alt Text, hay văn bản thay thế, đóng vai...