Cách viết review kiếm tiền online từ A-Z mới nhất 2022

Viết review kiếm tiền

Bạn có biết rằng bạn có thể được trả tiền khi viết đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet không? Nó có thật đấy. Bài viết này mình sẽ chia sẻ mọi thứ về viết review kiếm tiền online tới bạn.

Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu ngọn ngành nhé…

Hiểu rõ về viết review kiếm tiền online?

1. Viết review kiếm tiền online là làm gì?

Đây là khi bạn đưa đưa ra những lời đánh giá, nhận xét thực tế về một sản phẩm/ dịch vụ nào đó thông qua các hình thức như bài viết, bình luận, kịch bản, gửi phản hồi kèm hình ảnh,… Sau đó nhận thù lao hoặc hoa hồng từ đơn vị thuê.

2. Viết review kiếm tiền có thật không?

Chắc chắn câu trả lời là có bạn nhé. Bởi vì… Hầu hết mọi người đều đọc đánh giá trước khi mua một sản phẩm hay dịch vụ gì đó online. Một nghiên cứu của Qualtrics cũng cho thấy 93% người dùng đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua một sản phẩm.

Ví dụ trên Shopee, lượt bán cao ngất ngưởng luôn tỉ lệ thuận với lượt đánh giá.
Lượt bán cao luôn tỉ lệ thuận với số lược đánh giá

Những lời đánh giá sản phẩm góp một phần quan trọng trong quyết định mua hàng của mọi người nên không ít nhà bán hàng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để thuê người review sản phẩm của họ. Vậy là bạn có thể kiếm tiền từ nó rồi đấy!

3. Thu nhập từ viết đánh giá kiếm tiền online

Không có một con số nào cố định cả. Nó phụ thuộc vào rất nhiều thứ, ví dụ như: Khả năng làm nội dung của bạn, độ uy tín của cá nhân bạn, hình thức viết đánh giá, nơi đăng đánh giá, người thuê bạn,…

4. Viết bình luận kiếm tiền có lừa đảo không?

Có, nhưng không nhiều đâu. Với cả nghề nào cũng tiềm tàng nhiều rủi ro mà chúng ta không thể lường trước được mà thôi. Nhưng cũng đừng quá lo, miễn là bạn luôn cảnh giác thì cũng không dễ mà sập bẫy được.

Trước khi bạn ứng tuyển, thì hãy chú ý một số việc sau đây:

  • Nên gặp mặt trực tiếp hoặc ít nhất là gọi điện nói chuyện.Tham gia các kênh kiếm tiền viết review online uy tín. (Các trang trung gian lớn, mình cập nhật ở phần dưới)
  • Trước khi nhận job cần tìm hiểu về người tuyển dụng đang làm cho công ty hay cá nhân nào?
  • Tuyệt đối không nhận công việc yêu cầu bạn phải ứng tiền trước.
  • Tránh làm cho bên có chính sách, hoa hồng không rõ ràng.
  • Đừng cả nể, hãy rõ ràng mức thù lao, thời gian và các yêu cầu thanh toán trước khi làm việc. (Nhưng thân thiện thôi chứ đừng hỏi cung nhé).
  • Chia nhỏ số lượng. Ví dụ bạn viết được 5 bài là yêu cầu thanh toán luôn, lỡ bị lừa thì cũng chỉ mất một ít công. Liệu bạn có dám liều một chút để có cơ hội có một công việc tốt? Chấp nhận được thì triển thôi.

5. Ai có thể viết review sản phẩm kiếm tiền?

Theo mình thì kể cả học sinh lớp 5 cũng có thể làm được công việc này, chỉ cần bạn có khả năng ham học và sự kiên trì theo đuổi mà thôi. Mọi thứ đều sẽ có cách nếu bạn muốn.

6. Học gì để bắt đầu viết review?

Nếu bạn muốn thực sự phát triển lâu dài với nghề này thì mình nghĩ cách tốt nhất là bạn nên nghiêm túc đầu tư cho kỹ năng viết, ngoài ra thì nếu có kiến thức về xây dựng Blog, SEO, Marketing thì càng tốt.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Các kiến thức bạn cần mình có tổng hợp lại đây rồi: 1001 tài liệu hay về Content Marketing (miễn phí & trả phí)[/su_note]

7. Viết review kiếm tiền trên Amazon, Vatgia có còn nhận tiền được không?

Ngày xưa: Bạn viết đánh giá hay, Vatgia.com sẽ thưởng cho bạn 15k, 10k, hoặc Amazon thì sẽ tặng bạn 1$ – 3$ để mua hàng trực tiếp trên website này. Nhưng hình thức này hiện tại không còn nữa.

Bây giờ: Nếu muốn review sản phẩm cho các sàn thì bạn cần đăng ký làm Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) và chủ động đi viết bài giới thiệu sản phẩm. Đợi khi có người dùng mua hàng nhờ bài review, bạn sẽ được hoa hồng. (Cứ đọc tiếp, mình sẽ chia sẻ cụ thể ngay đây).

5 hình thức viết review kiếm tiền thường thấy

1. Viết review phim kiếm tiền

Hình thức này có lẽ chỉ phù hợp với dân thích xem phim mà thôi. Vì muốn review được phim thì bạn chí ít cũng cần nghe hết bộ phim thì mới có thể đánh giá một cách chân thực được.

Để làm hình thức này thì bạn có 3 cách chính. Một là bạn viết review rồi bán cho khách hàng, hai là tự xây dựng một kênh review phim cho mình rồi sau đó nhận quảng cáo, hoặc ba là làm cho công ty review phim.

Mức thu nhập tham khảo:

  • Nếu review và bán review dạo thì một bài bạn nên nhận mức tối thiểu là 500.000đ, nếu cần số lượng nhiều thì bạn có thể linh động giảm giá, tuỳ theo nhu cầu khách hàng.
  • Còn nếu làm trong công ty thì mình thấy mức lương cũng tương đối ổn hơn so với các nghề viết khác. Từ 10tr – 15tr là mức phổ biến nhất cho một tay viết cứng.

2. Tìm khách hàng cần viết review

Bạn có thể làm việc trực tiếp với bên nhà cung cấp/ người bán và viết nhận xét theo yêu cầu của họ rồi nhận tiền. Đương nhiên trong lúc tìm việc viết review bạn có thể sẽ được khách nhờ viết nhiều dạng bài khác nữa, cơ hội việc làm rất nhiều.

Khi bạn tự quảng bá, tự tìm kiếm khách hàng thì lúc này bạn chính là Content Freelancer đấy. Mình đã có chia sẻ về lộ trình phát triển của một Content Freelancer trong đó rồi, bạn vào tham khảo nhé.

Mức thu nhập tuỳ vào yêu cầu:

  • Nếu có người thuê bạn viết bình luận Youtube kiếm tiền, hoặc vài dòng đánh giá trên sàn TMDT để seeding, thì mỗi cái bình luận thường sẽ có giá từ 5k – 20k.
  • Hay nếu bạn viết một bài review sách, mỹ phẩm, tour du lịch,… Lên Fanpage hoặc website thì sẽ được từ 100k – 500k/ bài với độ khó trung bình, dễ.
  • Hoặc độ khó cao hơn, khi bài review được đăng vào các nhóm có 200k thành viên trở lên, hoặc đăng ở báo chí thì giá có thể lên tới 1-3 triệu/ bài. Nếu đạt hiệu quả bạn có khả năng sẽ được thêm 3- 7% hoa hồng nữa.

3. Viết review dưới hình thức Affiliate Marketing

Không chỉ viết review kiếm tiền, cho dù bạn chọn bất cứ hình thức viết lách kiếm tiền nào thì cũng nên hiểu rõ và triển khai tiếp thị liên kết. Mình sẽ cho bạn xem vài ví dụ để bạn dễ hình dung nhé…

Dưới đây là một bài viết đăng trên facebook, bạn này đang viết review mỹ phẩm kiếm tiền. Nếu bạn click vào link Affiliate bên dưới và mua hàng, thì bạn trong ảnh sẽ nhận được tiền hoa hồng.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02b2fA4S1d91vkrJW7sBaFyirCC8fziW1NEBusthMtWQQqfZEFpVRRfVSNqmyc8vdWl&id=100044592212208
Ví dụ bài đăng Facebook làm affiliate

Một số Fanpage cũng thường xuyên đăng link affiliate sản phẩm. Các page này không viết review quá nhiều, hầu như họ chỉ đưa vào link sản phẩm liên quan tới nội dung. Ví dụ:

https://www.facebook.com/VangThiSinhFC/posts/pfbid0gZX5eKxjxieKBg7bMRJzkzg3ySyzMopYU31GCFZ6F9iAfSyRTYJvMVwZ6CWVu2K4l
Fanpage Facebook review sản phẩm thông qua Affiliate Marketing

Hay như trên Kind Content, bọn mình cũng đang review các khoá học Content Marketing và đôi khi là review sách kiếm tiền nữa. Vừa giúp các bạn làm content, vừa kiếm hoa hồng.

Kind Content cũng đang làm Affiliate Marketing với kt.city

Khi làm Affiliate, bạn sẽ viết review trên trang cá nhân, các hội nhóm, website, bất cứ nơi đâu,… Kèm với link Affiliate sản phẩm hoặc dịch vụ mà các bạn thích. Khi có người click vào link và mua, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Một vài bài viết thì rất khó để chia sẻ hết về Affiliate Marketing, nên khuyến khích bạn đăng ký học từ anh Cris – Founder & CEO của nền tảng kt.city để bắt đầu hiểu và có thể kiếm tiền từ Affiliate nhé.[/su_note]

4. Tự xây kênh review sản phẩm

Nếu thiên về viết thì nhất định bạn phải xây dựng một Blog hoặc Fanpage về review riêng cho mình. Vừa chia sẻ những kiến thức bạn biết, đồng thời kiếm tiền từ các sản phẩm mà bạn đã Review.

Xây dựng Blog không khó như bạn tưởng đâu, không cần biết code hay kể cả vốn, chỉ cần biết cách. Mình đã có bài chia sẻ ở đây rồi: Hướng dẫn viết blog kiếm tiền chi tiết năm 2022.

5. Viết review sản phẩm trên các trang trung gian

Để làm hình thức này thì bạn cần có tiếng Anh, chứ bên tiếng Việt thì mình chưa thấy trang nào còn “sống” cả. Các trang trung gian này phần dưới mình sẽ liệt kê ngay sau đây nhé…

Top 10 Website viết review kiếm tiền online chất lượng

Bạn có thể kiếm các job viết nhận xét kiếm tiền online an toàn qua các kênh sau đây (một số kênh chưa an toàn cho lắm):

1. Acesstrade.vn

Accesstrade là nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) đời đầu tại Việt Nam. Nền tảng này gần như có đầy đủ mọi lĩnh vực cho bạn làm, từ các sản phẩm vật lý, lượt đăng ký app, các khoá học online, vé máy bay,… Mọi thứ mà bạn có thể nghĩ ra.

Affliate Marketing với Acesstrade.
Affliate Marketing với Acesstrade.

Mức hoa hồng cũng đa dạng, tuỳ theo lĩnh vực mà bạn đăng ký. Bạn có thể bấm vào đây để đăng ký Acesstrade, và sau đó bấm vào mục “chiến dịch” để xem cụ thể hơn nhé.

2. Kt.city

KT.city là nền tảng cung cấp các khóa học về MMO, kinh doanh, digital marketing chất lượng, và đồng thời Kt.city cũng cho bạn tiếp thị liên kết các khoá học mà bạn đã học.

Bạn cũng có thể đăng ký tiếp thị liên kết với kt.city, nhưng chỉ khi bạn đã có kinh nghiệm Affiliate, hoặc đã có một nguồn traffic ổn định từ blog hay fanpage thì mới được kt.city duyệt.

Affiliate Marketing các khoá học hàng đầu tại kt.city.
Affiliate Marketing các khoá học hàng đầu tại kt.city.

Điểm mạnh kinh khủng ở kt.city chính là sự chất lượng trên từng sản phẩm, chỉ cần bạn ghé qua cũng đủ hiểu đây là những khoá học hàng đầu, thường sẽ do KOLs đã có tiếng trong ngành giảng dạy.

3. Shopee Affiliate

Tương tự Accesstrade, Shopee Affiliate cũng là một hình thức tiếp thị liên kết. Nhưng lần này bạn sẽ là đối hàng trực tiếp của Shopee và sản phẩm mà bạn quảng bá sẽ chính là các sản phẩm bán tại sàn TMĐT này.

Kiếm tiền Affiliate Marketing với Shopee.
Kiếm tiền Affiliate Marketing với Shopee.

4. Acop.com

Acop.com là một cộng đồng hiện đã có hơn 6 triệu thành viên trên toàn thế giới. Họ trở thành viên hoàn toàn miễn phí và được trả tiền khi tham gia vào các cuộc khảo sát sản phẩm hay thử nghiệm dự án nghiên cứu mới.

Viết đánh giá kiếm tiền với ACOP.com
Viết đánh giá kiếm tiền với ACOP.com

Tại đây, bạn sẽ nhận được điểm thưởng từ 100 đến 5.000 khi viết đánh giá về các tính năng, thiết kế của một sản phẩm mới hay các chiến dịch quảng cáo mới. Mỗi điểm thưởng tương ứng một xu.

5. G2.com

G2.com là một trang web đánh giá về các giải pháp phần mềm và dịch vụ kinh doanh. Đánh giá được xác minh có thể giúp bạn kiếm tiền từ $ 5- $ 15 từ G2.com.

Viết review kiếm tiền với G2.
Viết review kiếm tiền với G2.

Để xác minh danh tính của mình, bạn có thể dùng LinkedIn. Nếu viết lách tốt và thuyết phục, bạn có thể kết hợp G2 Crowd, Gartner và Capterra để kiếm số tiền khủng lên đến 500 đô la/ năm.

6. Vlance.vn

Vlance.vn là kênh thuê và tìm việc freelancer khá nổi ở Việt Nam. Bạn dễ dàng tìm thấy các tin đăng tuyển viết bài review kèm theo thù lao tại danh mục: Tìm việc làm > Lĩnh vực > Viết lách và dịch thuật > Viết bài review đánh giá sản phẩm.

Trang thuê và tìm việc Freelancer.
Trang thuê và tìm việc Freelancer.

7. TopCV.vn

Là một trang tuyển dụng uy tín của nhiều đơn vị, thương hiệu lớn nhỏ, TopCV.vn sẽ là nơi giúp bạn tìm được một bài tuyển dụng viết review nhận tiền như ý.

Nhưng để có việc chính thức, hãy tạo một CV bài bản để cạnh tranh với nhiều ứng viên khác và tạo ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng nhé!n

8. Upwork.com

Cũng như Vlance.vn, Upwork kết nối những người làm việc làm tự do với người thuê, nhưng quy mô của Upwork là toàn cầu chứ không riêng ở Việt Nam.

Thay vì viết tiếng Việt được 100k, 200k, thì một bài tiếng Anh có thể kiếm cho bạn cả 100 – 200 đô la, tuỳ vào kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn có ngoại ngữ thì đây chính là nơi dành cho bạn.

Một số trang tương tự khác: Fiverr.com, Guru.com, TrueFreelancer.com,…

9. Các nhóm trên facebook

Chợ Content, Cùng Làm Content Tại Nhà, Freelance Content Writer… là các nhóm tuyển dụng mà bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm viết review phù hợp.

Thế nhưng, bạn đừng chủ quan vì có rất nhiều bài lừa đảo tuyển dụng trá hình tại đây. Nếu không muốn bị mất tiền oan, hãy cảnh giác với các bài đăng có các yếu tố như:

  • Tài khoản đăng tuyển là ảo.
  • Bài đăng tuyển viết review nhưng khi trao đổi lại là công việc khác.
  • Kêu đóng tiền (không có công việc viết content nào cần đóng tiền đâu nhé!)
  • Yêu cầu siêu dễ nhưng mức lương siêu cao
  • Có người tố cáo lừa đảo (ở phần bình luận của bài đăng)

10. Website của bạn

Chà, đến tận nước này mà bạn còn chưa tính tự xây dựng một blog riêng cho mình sao? Đùa chứ, bạn không cần quá vội đâu. Mình chỉ muốn nhắc bạn một chút thế thôi.

Và hãy nhớ là mình đã có chia sẻ rất chi tiết cách để bạn có thể bắt đầu viết blog kiếm tiền đây rồi, chi phí 0đ và bạn sẽ có “mảnh đất online” cho riêng mình.

Cách viết review sản phẩm/ dịch vụ chi tiết

Viết một bài review sản phẩm chưa bao giờ là dễ. Lời khuyên của mình là: Nắm vững các kiến thức cơ bản mà mình sắp chia sẻ dưới đây, cùng với việc đi tham khảo và học từ các trang lớn như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Vincom,…

Bước 1: Chuẩn bị

1.1. Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/ dịch vụ

Xem tất cả các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ bạn sẽ viết đánh giá. Bao gồm cả những đánh giá của những khách hàng đã từng sử dụng trước đó bằng cách:

  • Đọc bình luận của khách trên các kênh truyền thông của người bán
  • Tìm kiếm thông tin sản phẩm/dịch vụ trên các hội nhóm, kênh review
  • Trải nghiệm thử để hiểu thật rõ từng khía cạnh của sản phẩm.
  • Nghiên cứu chi tiết về các lợi ích, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

1.2. Nghiên cứu đối tượng khách hàng

Những thông tin mà khách hàng muốn nghe chính là nội dung cho bài viết của bạn đấy, hẳn là bạn muốn viết bài review chạm tới được cảm xúc của họ chứ nhỉ?

Dưới đây là một số thứ cơ bản nhất mà bạn cần nghiên cứu:

  • Nhân khẩu học: Họ là nam/ hay nữ? Độ tuổi bao nhiêu? Thu nhập thế nào?
  • Insight: Tại sao họ lại muốn mua hàng? Những nỗi đau nào khiến họ phải mua hàng?

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Chi tiết hơn thì bạn có thể coi ở đây: Customer Insight là gì? Từ A-Z cách phân tích Insight khách hàng.[/su_note]

1.3. Nghiên cứu đối thủ

Những tài nguyên từ đối thủ sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Trên thực tế thì họ có khi đã bán cả triệu đơn với nội dung của mình rồi, nên nếu không tham khảo thì thực sự rất uổng. Một vài lưu ý khi và những điều bạn cần khi thăm dò đối thủ:

  • Tham khảo để làm sao viết hay hơn đối thủ. Hay ở đây là đầy đủ hơn, ngắn gọn hơn, hài hước hơn, nhiều cảm xúc hơn,…
  • Tham khảo các ý hay của đối thủ, né những ý chưa được của họ.
  • Đừng chỉ tham khảo của một đối thủ.

1.4. Tìm hiểu ý định người dùng nhờ nghiên cứu từ khóa

Nếu bạn đang xây dựng kênh review trên website, blog thì nghiên cứu từ khoá chắc chắn là thứ bạn cần nghiêm túc làm. Nếu không thì bạn vẫn nên tìm qua để hiểu rõ hơn về người dùng, bài viết của bạn sẽ càng hiệu quả hơn.

1.5. Xác định mục tiêu của bài review

Bạn đang muốn review sản phẩm gì? Bạn muốn truyền đạt thông điệp nào tới đối tượng mục tiêu? Khách hàng đang nghĩ gì và bạn muốn họ nghĩ gì về sản phẩm của mình?

Bạn càng xác định mục tiêu của mình chi tiết thì khi viết càng dễ và các sát với lại mong muốn của người dùng. Nhớ xác định thật rõ bạn nhé.

1.6. Chọn dạng viết review phù hợp

Thay đổi linh hoạt cách viết review sẽ giúp bài viết của bạn được để ý nhiều hơn. Có 3 dạng chính bạn có thể tham khảo:

  • Viết bài cảm nhận trực tiếp về sản phẩm.
  • Bài mang tính chất so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác.
  • Gợi ý địa điểm cung cấp sản phẩm/dịch vụ uy tín.
  • Viết bài phân tích, cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm lên Website.

Bước 2. Trong khi viết

Dưới đây mình gợi ý dàn ý chung của một bài đánh giá trên cả Fanpage và Website. Tuy nhiên thì khi đăng lên website thì bạn cũng phải nắm được quy tắc của viết bài chuẩn SEO nữa nhé.

2.1. Mở đầu thật hấp dẫn

Không chỉ với bài viết review, bất cứ loại nội dung nào cũng cần một cái tiêu đề hấp dẫn. Thời đại thông tin thế này người dùng có nhiều lựa chọn lắm, và đương nhiên họ chỉ chọn thứ họ thấy “bánh cuốn” mà thôi.

2.2. Thông tin chung

Đây giống như là phần mở đầu khi bạn viết bài vậy. Viết càng ấn tượng, đánh đúng tâm lý của khách hàng thì họ càng chú ý vào phần review của bạn và tiếp tục đọc.

2.3. Mô tả chi tiết

Tên, nơi xuất xứ, cấu tạo, kết cấu, hình dạng, thành phần, thông số kỹ thuật, giá, các danh mục dịch vụ được cung cấp… Nói chung là những thông tin liên quan tới sản phẩm.

2.4. Đánh giá, phân tích ưu nhược điểm

Đây là phần nêu lên cảm nhận thực tế của bạn sau khi sử dụng sản phẩm. Bạn nên trình bày cả ưu nhược điểm của sản phẩm/dịch vụ để khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn, xem sản phẩm đó có phù hợp với họ hay không.

2.5. Khai thác thế mạnh sản phẩm so với các đối thủ

Trình bày các điểm khác biệt hoặc nổi bật hơn hẳn mà những sản phẩm khác không có. Nếu bạn đã sử dụng qua nhiều sản phẩm có chức năng tương tự nhau thì hãy thêm phần này vào. Nó sẽ là một điểm cộng lớn cho bài review đấy.

2.6. Liệt kê đối tượng nên sử dụng sản phẩm

Đưa ra lời khuyên những ai nên và không nên sử dụng sản phẩm. Càng cụ thể càng tốt.

Ví dụ: Nếu những ai có làn da khô, nhạy cảm và dễ bị mụn ẩn như mình thì chắc chắn sẽ rất thích sản phẩm này. Còn các bạn da dầu thì nên cân nhắc vì nó có thể khiến bạn cảm thấy hơi bí và nặng mặt khi bôi lên da.

2.7. Kết bài hãy kêu gọi hành động (CTA)

Tổng kết lại một lần nữa những ý mà bạn trình bày. Chèn thêm một câu kêu gọi hành động để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.

Ví dụ:

  • Tậu ngay em này đi! Bạn sẽ hối hận vì không mua nó sớm hơn đấy.
  • Sản phẩm mình mua ở đây nhé. Mọi người có thể đọc thêm các review khác trên link này!

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết này: CTA là gì? 39+ mẫu câu kêu gọi hành động hấp dẫn.[/su_note]

Bước 3. Sau khi viết review

Hãy chia sẻ, lan tỏa bài review của bạn đến các kênh khác nhau (trên hội nhóm, forum diễn đàn…) để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn nhé!

4 quy tắc để viết review kiếm tiền online hiệu quả

Một vài quy tắc dưới đây có thể làm bài review của bạn hiệu quả hơn. Tham khảo một chút nhỉ…

1. Phân biệt review và quảng cáo

Quảng cáo là để giới thiệu những cái hay nhất của sản phẩm tới người tiêu dùng, nên nhiều khi nói quá một chút vẫn có thể chấp nhận được. Còn tính chất của review là sự chân thực, xuất phát từ chính trải nghiệm của người dùng.

Nên nếu bạn khen quá lố, khen một cách “không hề giả trân” thì người dùng sẽ chẳng tị nạnh bạn đâu. Họ thường sẽ mặc định là “Xời, lại nhận tiền quảng cáo để viết để PR chứ gì”.

2. Tập trung vào lợi ích, trải nghiệm của bạn

Đừng quá tập trung toàn bộ vào việc viết chi tiết các thông tin về sản phẩm, bởi vì khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu chúng trên các kênh truyền thông của thương hiệu.

Họ quan tâm về cảm nhận của bạn, về những thứ bạn đạt được khi dùng sản phẩm hơn nhiều.

3. Xây dựng video, hình ảnh chân thực, bắt mắt

Review mà không có hình ảnh hay video thì không chỉ chán mà còn khó tin tưởng lắm. Nên khi giới thiệu một thứ gì đó, hãy chắc chắn là bạn đã đầu tư cho hình ảnh và video hết mức có thể nhé.

Nhiều khi người đọc không có ý định đọc bài review của bạn đâu, nhưng lướt qua thấy hình ảnh bắt mắt quá, da đẹp quá không cưỡng lại được nên mới dừng lại xem đấy!

4. Có cá tính riêng

Những bài review thu hút được nhiều người xem cũng như tương tác tốt thường có một cá tính nhất định. Giọng văn của các bạn ấy luôn rất tự nhiên và gần gũi.

Riêng mình thì thấy cá tính thì không thể “làm giả” được, nên để làm nghề một cách lâu bền và nổi bật nhất, hãy cứ là chính bạn. Hãy thử trải nghiệm “nát” cái sản phẩm rồi đánh giá đúng theo những gì bạn suy nghĩ.

Kết,

Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ chọn ra được một hình thức riêng cho mình để bắt đầu viết review kiếm tiền online nhé. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay