Storytelling là gì? 8 bước xây dựng Storytelling lôi cuốn

Storytelling là gì

Bạn có biết Storytelling là gì chưa? Làm cách nào để tạo ra câu chuyện thú vị? Bạn có muốn viết Storytelling chạm đến cảm xúc của người nghe chứ? Bài viết này mình sẽ giúp bạn hiểu rõ và ứng dụng Storytelling một cách dễ dàng.

Menu

Storytelling là gì?

Storytelling là “nghệ thuật” dùng câu chuyện để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng bằng câu từ, hình ảnh, video,… Khi tạo ra câu chuyện lôi cuốn, chân thực và có giá trị, khách hàng sẽ ghi nhớ lâu hơn, đồng cảm với thông điệp của bạn, có lòng tin vào thương hiệu,…

Lợi ích của Content Storytelling là gì?

  • Làm cho sản phẩm trở nên thực tế và gần gũi hơn với khách hàng.
  • Mang thương hiệu đến gần với khách hàng mục tiêu.
  • Tạo ra sự độc nhất bằng câu chuyện của thương hiệu.
  • Truyền tải thông điệp tinh tế hơn.
  • Đơn giản hóa content để khách hàng dễ tiếp thu hơn.
  • Giúp thay đổi hành vi người dùng.
  • Storytelling sẽ gắn kết mọi người lại với nhau.
  • Truyền cảm hứng và tạo động lực cho khách hàng mục tiêu.
  • Câu chuyện hay sẽ dễ tạo thành Viral Content.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Content là gì? Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết 2023[/su_note]

Storytelling khác gì so với Content Marketing?

Mặc dù Storytelling là một phần trong Content Marketing, nhưng truyền tải thông điệp bằng câu chuyện có chút khác biệt so với làm content thông thường:

  • Storytelling: Nội dung có thể liên quan hoặc hoàn toàn không liên quan gì đến sản phẩm. Mục đích của Storytelling là tạo sự thấu hiểu, đồng cảm và tin tưởng cho khách hàng.
  • Content marketing: Nội dung tập trung chia sẻ thông tin xoay quanh thương hiệu và sản phẩm để hướng đến mục tiêu cuối cùng là bán hàng.

Một số kiểu Storytelling phổ biến

Brand storytelling là gì?

Brand storytelling là câu chuyện kể về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Từ đó giúp khách hàng đồng cảm và nhận thấy giá trị mà của sản phẩm.

Ví dụ: Các nhà sáng lập Microsoft đã kể lại rằng sản phẩm đầu tiên của họ là chiếc máy tính thô sơ được tạo ra trong gara để xe cũ. Để có được các sản phẩm thành công như ngày này, họ đã nỗ lực rất nhiều.

Digital storytelling là gì?

Digital storytelling là kết hợp công nghệ kỹ thuật số và nhiều dạng nội dung khác nhau để truyền tải câu chuyện. Ví dụ: Hồi ký điện tử, phim tài liệu kỹ thuật số, kể chuyện tương tác,…

Data storytelling là gì?

Data storytelling chính là dùng số liệu (thường là chỉ số liên quan đến thành tựu của thương hiệu) để kể chuyện nhằm tạo lòng tin với khách hàng. Một vài con số thường được dẫn chứng trong câu chuyện gồm:

  • Số liệu chứng minh chất lượng sản phẩm (Ví dụ: 97% người dùng cảm thấy hiệu quả).
  • Thành tựu của thương hiệu (Ví dụ: Đã bán hơn 2000 sản phẩm).

Visual Storytelling là gì?

Visual Storytelling là kể chuyện bằng hình ảnh. Khi đó, câu chuyện sẽ trở nên sinh động, dễ nhớ và gần gũi hơn. Các giác quan của người xem cũng được đánh thức và cảm nhận câu chuyện tốt hơn.

Những dạng cốt truyện Content Storytelling căn bản

Cốt truyện “before – after”

Đây là cốt truyện đi từ điều tồi tệ trong quá khứ đến thành công ở hiện tại. Xây dựng Storytelling theo cốt truyện này sẽ đưa khách hàng qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Khó khăn, tồi tệ, bất lực trước vấn đề.
  • Giai đoạn 2: Gặp được ai đó, ngộ ra chân lý hoặc tìm thấy một sản phẩm giúp họ cải thiện vấn đề.

Cốt truyện vượt ải

Đánh vào tâm lý sợ hãi của mọi người, những điều khiến họ ám ảnh và không dám bước khỏi vùng an toàn trong thời gian dài. Nhân vật trong câu chuyện sẽ cổ vũ và là động lực để họ đứng lên, đấu tranh và nhận được kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai.

Cốt truyện hành trình của người hùng

Dạng cốt truyện là sự kết hợp giữa “vượt ải” và “before – after”, truyền cảm hứng rất lớn cho người xem bước ra khỏi nghịch cảnh. Nhân vật chính sẽ trải qua 3 phân cảnh gồm:

  • Mở đầu bình thường.
  • Gặp khó khăn và vấp ngã.
  • Vượt qua tất cả và đến với thành công.

Cốt truyện chinh phục

Ở dạng Storytelling này, nhân vật chính sẽ đặt mục tiêu, lên kế hoạch và nỗ lực hết mình để chinh phục ước mơ. Cốt truyện chinh phục tạo ra động lực cho những đối tượng có hoài bão.

Cốt truyện hoài niệm – chân lý

Đây là cốt truyện kể tự sự, kể về những trải nghiệm cá nhân. Bạn có thể kể về trải nghiệm trong tình yêu, công việc, gia đình,… Ví dụ:

  • Nhờ đọc quyển sách ABCXYZ mà tôi kiếm được 20 triệu mỗi tháng.
  • Qua vài mối tình tôi đã học được cách yêu…
  • Khi có con, tôi đã hiểu nỗi lòng của bố mẹ…

Điều gì tạo nên một câu chuyện hay?

6 yếu tố cơ bản để xây dựng Storytelling hay:

  • Lôi cuốn: Tình tiết gây tò mò về những gì sắp diễn ra, cốt truyện logic, kịch tính.
  • Đáng tin: Câu chuyện thực tế sẽ thuyết phục và làm cho khách hàng tin tưởng bạn hơn.
  • Giáo dục: Các câu chuyện phải có thông điệp ý nghĩa và bổ sung kiến thức cho người xem.
  • Liên quan: Câu chuyện có nội dung kể về địa điểm, con người, món đồ,… quen thuộc với khách hàng sẽ làm họ hứng thú hơn.
  • Có tổ chức: Các câu chuyện nên được cô động và có tổ chức để người xem dễ tiếp thu thông điệp cốt lõi tốt.
  • Đáng nhớ: Dù là truyện hài, nhân văn hay tâm trạng thì cuối cùng phải có chi tiết đọng lại trong tâm trí người xem.

Nguyên tắc cơ bản trong storytelling

G.R.E.A.T là viết tắt của 5 nguyên tắc giúp bạn làm Storytelling chạm đến cảm xúc của khách hàng:

Glue (keo dán)

Thông điệp bạn đưa ra phải như “keo dán” gắn chặt với những gì mà khách hàng cho là đúng, không được trái với quan điểm của họ. Để được như vậy, bạn phải hiểu rõ suy nghĩ và niềm tin của khách hàng.

Reward (phần thưởng)

Bạn phải cho khách hàng thấy điểm tương đồng giữa họ và nhân vật trong câu chuyện (gặp chung vấn đề). Sau đó kể lại sản phẩm đã giúp ích cho cuộc sống của nhân vật như thế nào. Lúc này, khách hàng cũng nhận được thành quả giống nhân vật, từ đó tạo động lực mua hàng.

Emotion (cảm xúc)

Câu chuyện sẽ ấn tượng hơn khi đánh đúng vào mạch cảm xúc sâu lắng của khách hàng. Khi đó, khách hàng sẽ thấy được thương hiệu đang đồng cảm và thật lòng muốn giúp họ.

Authentic (chân thật)

Storytelling sẽ trở nên thuyết phục khi nội dung dựa trên câu chuyện có thật và đừng nói quá về công dụng của sản phẩm. Thật ra, cái kết đẹp là rất tốt, nhưng nếu cố làm nó đẹp hoàn hảo thì lại thành quá ảo và khách hàng sẽ không tin những gì bạn đang nói.

Target (mục tiêu)

Mỗi câu chuyện sẽ chỉ hấp dẫn với một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể thôi. Bạn cần tìm hiểu xem ai là khán giả của mình, họ thích chủ đề gì. Ví dụ: Hầu hết các bạn nữ thì thích ngôn tình, còn nam thì thích siêu anh hùng, hành động.

Quy trình tạo ra Storytelling lôi cuốn

1. Tìm xem ai là khán giả của bạn

Trước khi viết bất cứ câu chuyện nào thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nhóm khán giả của mình. Hãy cố gắng tìm hiểu khách hàng mục tiêu, bạn có thể làm quen với những người sẽ, xem, theo dõi và tương tác với câu chuyện của bạn. Từ đó, đưa ra định hướng chính xác cho Storytelling bạn chuẩn bị kể.

2. Xác định thông điệp

Cho dù câu chuyện của bạn dài bao nhiêu đi nữa thì nhất định phải có một thông điệp cốt lõi. Để tìm ra thông điệp, bạn phải biết mục đích của Storytelling là gì, hiểu rõ rõ sản phẩm và điều bạn muốn nhắn nhủ với khách hàng. Sau đó tóm tắt mọi thứ trong khoảng 6 đến 10 từ.

3. Xác định dạng cốt truyện

Tùy từng nhu cầu và trường hợp, Storytelling sẽ được xây dựng theo các dạng cốt truyện khác nhau. Sau đây, mình sẽ nhắc lại 5 loại cốt truyện phổ biến gồm:

  • Cốt truyện “before – after”
  • Cốt truyện vượt ải
  • Cốt truyện hành trình của người hùng
  • Cốt truyện chinh phục
  • Cốt truyện hoài niệm – chân lý

Bạn căn cứ vào sản phẩm, nhóm người xem và phần “Những dạng cốt truyện Content Storytelling căn bản” để đưa ra lựa chọn phù hợp nhé.

Ví dụ: Sản phẩm là nước tăng lực, bạn có thể sử dụng cốt truyện vượt ải với nội dung một chàng trai đang gặp thử thách khi leo núi sau khi dùng nước tăng lực đã vượt mọi khó khăn để về đích.

4. Thêm lời kêu gọi

Điều bạn muốn khách hàng thực hiện sau khi xem Storytelling là gì? Một số lời kêu gọi hành động (CTA) phổ biến:

  • Đăng ký nhận mã giảm giá giới hạn
  • Tham gia ngay
  • Mua ngay
  • Bấm nút chia sẻ nhé!

5. Chọn cách kể chuyện

Mỗi câu chuyện có thể được kể bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau. Sau đây là 4 cách truyền tải Storytelling bạn nên sử dụng:

  • Viết: Các câu chuyện viết dưới dạng bài báo, bài đăng trên blog hoặc sách.
  • Nói: Bạn sẽ trực tiếp kể trong một bài thuyết trình hoặc diễn thuyết. Ví dụ như chương trình của TED.
  • Âm thanh: Các câu chuyện sẽ chạm đến khán giả qua bằng âm thanh, nổi bật nhất là Podcast.
  • Kỹ thuật số: Câu chuyện sẽ được thể hiện qua nhiều phương tiện như video, hoạt hình, câu chuyện tương tác, trò chơi,…

6. Lập cấu trúc câu chuyện

Sau khi đã có đầy đủ thông tin từ ý tưởng, cách viết, nhân vật, lời kêu gọi và cốt truyện thì bạn nên tổng hợp lại thành bảng kế hoạch. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về câu chuyện và đảm bảo không sót chi tiết nào. Một cấu trúc Storytelling cơ bản phải có 5 yếu tố:

  • Nhân vật chính phụ
  • Họ sẽ làm gì, đóng vai trò như thế nào?
  • Cách các nhân vật tương tác với nhau
  • Lối kể chuyện
  • Cách chuyển cảnh, chuyển ý

7. Viết thôi

Bắt đầu viết câu chuyện của bạn theo cấu trúc và thông tin đã thu thập được từ các bước trên.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Lưu ý: Nếu Storytelling ở dạng bài viết thì đừng quên tối ưu content chuẩn SEO để tiếp cận được nhiều độc giả hơn nhé![/su_note]

8. Đăng tải câu chuyện

Nếu như câu chuyện chỉ đăng lên một nền tảng thì lượng người xem sẽ bị giới hạn. Do đó, bạn hãy chia sẻ câu chuyện trên nhiều phương tiện khác như mạng xã hội, Youtube, Podcast, email hoặc tin nhắn để có nhiều khán giả hơn.

Một số kỹ thuật giúp Storytelling lôi cuốn hơn

Dùng từ phù hợp với đối tượng mục tiêu

Hãy sử dụng từ ngữ chân thực, gần gũi để khách hàng đắm chìm và đồng cảm với những gì bạn kể. Bạn nên tạm thời quên các từ ngữ chuyên ngành, khó hiểu đi nhé. Khách hàng xem truyện mà không hiểu sẽ mau chán và bỏ qua nội dung của bạn.

Tạo sự tương đồng giữa khách hàng và nhân vật

Bạn có thể dùng câu “Hãy tưởng tượng bạn là…” điều này sẽ giúp khách hàng hóa thân thành nhân vật và cảm nhận rõ nhất mạch cảm xúc của câu chuyện.

Tạo ra vật kỷ niệm

Hiện vật sẽ giúp khán giả ấn tượng và ghi nhớ câu chuyện đó lâu hơn. Do đó, bạn hãy tạo ra một vật kỷ niệm (nếu đó là sản phẩm của bạn thì quá tốt) và lồng ghép vào câu chuyện. Lúc này, cứ mỗi lần nhìn thấy vật đấy, khán giả của bạn sẽ lại nhớ đến câu chuyện.

Tóm tắt truyện

Phần tóm tắt sẽ giúp khán giả hệ thống lại những gì vừa xem và có thể ghi nhớ thêm một vài thông tin quan trọng khác như thông tin thương hiệu, nơi mua sản phẩm hoặc cách liên hệ tư vấn,…

Tìm góc nhìn phù hợp

Bất kỳ câu chuyện nào cũng cần có nhân vật chính, nên trước khi bắt đầu viết bạn phải trả lời 3 câu hỏi:

  • Nhân vật chính bạn muốn xây dựng là ai?
  • Người đó có tính cách như thế nào?
  • Những tình huống nào xảy ra quanh nhân vật đó?

Để hình thành nên nhân vật chính, bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và tự hỏi bản thân: “nếu mình là họ, mình sẽ suy nghĩ gì? mình muốn nghe thông điệp nào? hay mình mong cầu điều gì?’’.

Phác thảo nên cốt truyện

Mục đích của phác thảo cốt truyện là giúp bạn nhìn tổng thể về nội dung Storytelling, xem đã hợp lý hay chưa và cần phải điều chỉnh gì không. Khi phác thảo, bạn nên xác định một số yếu tố như:

  • Câu chuyện ở định dạng nào?
  • Đăng tải lên những kênh nào là tốt nhất?
  • Cốt truyện đi theo hướng nào?
  • Nhân vật ABC sẽ đóng vai trò gì?
  • Những điểm đặc biệt được bổ sung ở đâu?
  • Cách diễn đạt hợp lý nhất là gì?

Đưa ra dẫn chứng thuyết phục

Không ai thích lời nói suông nên khi làm Storytelling, bạn phải đưa ra được nhiều dẫn chứng sinh động và chân thật (có thể là số liệu, bình luận, thành tựu,…). Từ đó, khách hàng dễ liên tưởng và tin vào những điều mà bạn đang kể.

Mấu chốt giải quyết vấn đề

Dựng một nhân vật phụ nhưng lại đóng vai trò mấu chốt giúp nhân vật chính tìm ra giải pháp để xử lý vấn đề và đạt được cái kết như ý. Nhân vật phụ này cũng có thể là sản phẩm của bạn.

Khai thác “tảng băng chìm”

Mọi người mãi chú tâm vào phần nổi của tảng băng chìm. Nếu muốn gây sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh cho khán giả, bạn phải khai thác triệt để “phần chìm” trong tâm trí họ, nắm rõ những khó khăn thầm kín họ đang trải qua.

Đa dạng cách kể

Thay vì chăm chăm sử dụng một hình thức kể chuyện, bạn hãy biến hóa ý tưởng thành nhiều định dạng khác nhau như hình ảnh, ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa…để khán giả không bị nhàm chán và tăng khả năng tương tác với thương hiệu.

Đơn giản hóa câu chuyện

Bên cạnh thông điệp thì yếu tố quan trọng thứ hai khi làm Storytelling là gì? Đó là tính ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Vì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để ngồi đọc những nội dung vừa dài, vừa chán.

Tăng yếu tố cảm xúc

Trong mỗi người, lý trí và cảm xúc đều tồn tại song song với nhau. Thế nên những thông điệp Storytelling ngoài việc dẫn chứng số liệu đơn thuần thì phải có yếu tố cảm xúc nhằm tạo sự đồng cảm giữa khán giả và thương hiệu.

Cẩn thận khi đặt tiêu đề

Hãy chọn cách viết tiêu đề hay để kích thích trí tò mò và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Không nên mở đầu với những tiêu đề “bắt trend” sáo rỗng nhảm nhí, vì có thể hạ thấp giá trị bài viết và cả thương hiệu của bạn.

Nhân vật chính

Bạn phải có nhân vật chính để mang người xem vào câu chuyện của bạn. Nhân vật này sẽ có suy nghĩ, tâm tư tình cảm và nguyện vọng gần giống nhất với khách hàng tiềm năng của bạn.

Văn phong đồng nhất và cá nhân hóa cách kể chuyện

Văn phong của bạn phải nhất quán để người xem không bị bối rối và khó cảm nhận thông điệp cốt lõi trong câu chuyện. Ngôi kể thường được sử dụng nhiều nhất là ngôi thứ ba, bạn đang kể chuyện chứ không phải một thương hiệu nào đó đang cố gắng nhồi nhét thông điệp cho khách hàng.

Tạo điểm nhấn

Nếu mọi việc đều yên bình trải qua hết câu chuyện sẽ dễ khiến người xem nhàm chán và không động lại chút gì trong tâm trí của họ. Một chút sóng gió, khó khăn, bi kịch sẽ là điểm nhấn lôi cuốn khán giả.

Kiểm soát nhịp điệu

Nếu diễn biến quá nhanh có thể khiến người xem không theo kịp được mạch câu chuyện. Còn quá chậm lại khiến họ chán, mất kiên nhẫn và bỏ ngang. Bạn phải kiểm soát nhịp điệu vừa phải, phân bố tình tiết logic từ trầm lắng đến cao trào.

Thêm ảnh, video

Với những định dạng Storytelling bằng chữ thì hình ảnh, video, infographic sẽ giúp bạn thể hiện nội dung sinh động, thú vị và thu hút hơn đấy.

Đừng cố răn dạy khách hàng

Bạn đừng tập trung kết thúc bằng cách đưa ra bài học của Storytelling là gì. Bạn chỉ nên gợi ý để người xem tự suy ngẫm và nhận ra bài học riêng cho bản thân.

Lời kết

Mình đã giúp bạn hiểu Storytelling là gì và quy trình xây dựng câu chuyện lôi cuốn rồi đúng không? Hãy áp dụng Storytelling và xem thêm kiến thức tại blog Kind Content ngay để đa dạng cách làm Content Marketing của bạn nhé!

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay