HomeSEOSlug là gì? Cách cài đặt và tối ưu Slug chuẩn SEO
Slug là gì?

Slug là gì? Cách cài đặt và tối ưu Slug chuẩn SEO

Slug là gì và tại sao nó lại quan trọng trong SEO? Nếu bạn đang thắc mắc về từ khóa này, đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu sâu hơn về slug và vai trò của nó trong việc tối ưu website của bạn.

Slug là gì?

Slug là phần đuôi của một URL (Uniform Resource Locator) – địa chỉ của một trang web. Nói cách khác, đây là chuỗi các ký tự xuất hiện ngay sau tên miền, giúp định danh và mô tả một trang web cụ thể.

Slug thường được tạo ra từ tiêu đề của trang web hoặc bài viết và sẽ xuất hiện ngay sau dấu gạch chéo (“/”) trong URL.

Đặc điểm của slug là nó thường rất “clean” – tức là dễ đọc, dễ hiểu. Nó được tối ưu hóa với các từ khóa mục tiêu và không chứa các ký tự đặc biệt hay khoảng trắng. Thay vào đó, các từ trong slug thường được phân cách bằng dấu gạch ngang (-).

Slug là gì?
Slug là gì?

Cụ thể, một URL hoàn chỉnh có thể là https://example.com/slug-la-gi, trong đó slug-la-gi chính là slug. Đây là phần của URL mà bạn có thể (và nên) tối ưu để giúp cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung của trang.

Để đơn giản hóa, slug có thể coi như là “tên riêng” của từng trang trên website của bạn. 

Nó giúp bạn, người quản trị website, có khả năng quản lý các trang một cách hiệu quả hơn, đồng thời cũng giúp người đọc và các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định và hiểu nội dung của trang đó.

Vai trò của Slug trong SEO là gì?

Không chỉ đẹp mắt và dễ nhớ, slug còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO (Search Engine Optimization), đó là việc tối ưu hóa website để trở nên “đẹp trai, đẹp gái” trong mắt của Google.

Tăng khả năng nhận diện của máy tìm kiếm

Máy tìm kiếm như Google cũng giống như người dùng, thích những thứ dễ đọc, dễ hiểu. Khi slug của bạn rõ ràng và có chứa từ khóa quan trọng, Google dễ dàng hiểu được nội dung của trang web của bạn, từ đó nó sẽ đánh giá cao trang của bạn hơn.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Khách hàng khi vào website và thấy slug dễ đọc, dễ hiểu sẽ có xu hướng tin tưởng và dễ dàng quay lại trang web của bạn hơn. 

Tưởng tượng, bạn sẽ nhớ lâu hơn cái nào: “ban-co-biet-slug-la-gi” hay “post123456”?

Slug cải thiện trải nghiệm người dùng
Slug cải thiện trải nghiệm người dùng

Đương nhiên là cái đầu tiên rồi!

Tối ưu hóa từ khóa

Slug là cơ hội tuyệt vời để bạn “nhét” vào đó từ khóa quan trọng. Tuy nhiên, nhớ là không nhét quá nhiều từ khóa vào nhé, Google sẽ nghĩ bạn đang cố tình “spam” đó.

Phân biệt URL và URL Slug

Khi nói đến việc quản lý website và tối ưu hóa SEO, hai thuật ngữ “URL” và “URL Slug” thường xuyên xuất hiện và nhiều người hay nhầm lẫn chúng. Để không gặp phải tình trạng “toang” khi làm SEO, bạn cần phải phân biệt rõ ràng giữa chúng.

URL – Uniform Resource Locator

Để dễ hiểu, URL (Uniform Resource Locator) là toàn bộ địa chỉ web mà bạn thường thấy trên thanh địa chỉ của trình duyệt. 

Nó là định danh tổng quát cho một nguồn thông tin trên internet. URL không chỉ bao gồm tên miền, mà còn có thêm các thông tin khác như protocol (http, https), subdomain (www), đường dẫn đến file và cả các tham số.

Ví dụ: https://www.websitecuaban.com/bai-viet/10-cach-hoc-seo

Trong đó:

  • https: là protocol
  • www là subdomain
  • websitecuaban.com là tên miền
  • /bai-viet/10-cach-hoc-seo là đường dẫn đến file
Phân biệt Slug và URL
Phân biệt Slug và URL

URL Slug – Phần “biệt danh” của URL

Như mình đã đề cập ở phần trước, Slug là phần của URL giúp nó trở nên “thân thiện” và “đẹp trai, đẹp gái” hơn. Nó là một chuỗi ký tự ngắn gọn, thường xuất hiện sau tên miền, và được tối ưu hóa để dễ đọc và hiểu.

Trong ví dụ trên (https://www.websitecuaban.com/bai-viet/10-cach-hoc-seo), phần “10-cach-hoc-seo” chính là Slug. Nó kể ngắn gọn về nội dung của bài content trên trang web, giúp người dùng và Google dễ dàng nhận diện.

Tóm lại:

  • URL: Là địa chỉ tổng quát, bao gồm nhiều thông tin từ protocol đến đường dẫn đến file.
  • URL Slug: Là phần của URL, chỉ gồm chuỗi ký tự đẹp mắt và dễ đọc, thường xuất hiện sau tên miền và phần đường dẫn.

Hướng dẫn cài đặt Slug trong WordPress

Cách đặt Slug cho bài viết trong WordPress

  • Truy cập vào Bảng điều khiển WordPress: Đăng nhập vào website của bạn, và vào phần “Bài viết” (Posts).
  • Chọn hoặc tạo bài viết mới: Bạn có thể chọn một bài viết đã có sẵn hoặc tạo một bài viết mới.
  • Chỉnh sửa hoặc thêm Slug: Trong phần “Document” ở bên phải màn hình, bạn sẽ thấy mục “Permalink”. Tại đó, bạn có thể thấy và chỉnh sửa slug của bài viết.
  • Xác nhận và lưu: Sau khi chỉnh sửa, nhớ nhấn “Cập nhật” hoặc “Xuất bản” để lưu lại slug mới.
Đặt Slug cho bài viết
Đặt Slug cho bài viết

Cách đặt Slug cho Page trong WordPress

  • Vào “Trang” (Pages): Tương tự như cách đặt Post Slug, bạn cũng đi vào bảng điều khiển và chọn “Trang”.
  • Chọn hoặc tạo trang mới: Rồi đơn giản là chỉnh sửa hoặc thêm slug mới trong mục “Permalink”.
  • Lưu lại: Đừng quên cập nhật để lưu lại slug bạn vừa đặt.
Điều chỉnh Page Slug
Điều chỉnh Page Slug

Cách thay đổi Slug cho Category hoặc Tag

  • Mở trình quản lý WordPress của bạn, và điều hướng tới mục “Bài viết” (Post).
  • Có hai lựa chọn: “Thể loại” (Categories) và “Nhãn” (Tags). Chọn cái mà bạn muốn chỉnh sửa, có thể là Category hoặc Tag.
  • Khi đã tìm thấy Category hoặc Tag muốn sửa, di chuyển con trỏ qua nó, tìm và bấm vào “Sửa” (Edit) trong dãy các tùy chọn được xuất hiện. 
  • Một trang mới sẽ mở ra, và ở đó có một ô dành cho Slug. Đây chính là nơi bạn có thể nhập Slug mới mà bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng trước đó. 
  • Sau khi đã quyết định, hãy nhấn “Cập nhật” (Update) ở phần cuối trang để lưu lại các thay đổi của bạn.
Điều chỉnh Slug cho Category
Điều chỉnh Slug cho Category

Cách thay đổi Author Slug

Để thay đổi Author Slug, bạn có thể cần sử dụng plugin như Edit Author Slug vì WordPress mặc định không cung cấp tính năng này.

  • Cài Đặt Plugin: Tìm và cài đặt plugin Edit Author Slug.
  • Thay đổi Slug: Theo dẫn dắt của plugin, thay đổi slug của tác giả.
  • Lưu lại: Cũng giống như các bước trước, đừng quên cập nhật.

Cách tối ưu Slug WordPress tốt nhất

Tránh nhồi nhét từ khóa

Đầu tiên, tại sao bạn cần tránh nhồi nhét từ khóa? 

Vì Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ không thích điều đó. Việc này làm mất đi tính tự nhiên và khả năng đọc của URL. 

Nói cách khác, hãy giữ cho slug SEO của bạn tự nhiên và mang tính thông tin. Điều này không chỉ giúp về mặt SEO onpage mà còn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về nội dung bạn muốn chia sẻ.

Gồm các từ khóa có liên quan và quan trọng

Khi nói đến việc chọn từ khóa, đừng chỉ chọn những từ khóa phổ biến. Đặt các từ khóa quan trọng và có liên quan ngay trong slug của bạn. Việc này giúp công cụ tìm kiếm và người đọc dễ dàng nhận biết được nội dung của trang web. 

Ví dụ, thay vì sử dụng yourdomain.com/123-tips, hãy làm nó rõ ràng hơn, như là yourdomain.com/tips-for-freelance-writers.

Giữ cho Slug ngắn gọn

Đừng quên, hãy giữ cho slug của bạn ngắn gọn. 

Các công cụ tìm kiếm như Google thích những URL ngắn gọn và cụ thể. Một URL dài có thể bị cắt ngang trong kết quả tìm kiếm, do đó hãy cố gắng giữ slug của bạn dưới 60-70 ký tự. 

Như vậy, không chỉ công cụ tìm kiếm mà cả người đọc cũng sẽ có cảm giác thoải mái và dễ đọc hơn.

Loại bỏ Stop Word

Stop words là những từ thông thường như “và”, “hoặc”, “nhưng”, “là”, “của”, “được”… chúng thường không mang lại nhiều giá trị trong việc tìm kiếm và thậm chí có thể làm phức tạp slug của bạn. 

Do đó, hãy loại bỏ chúng giúp slug trở nên gọn gàng và dễ đọc hơn. 

Ví dụ: yourdomain.com/cac-meo-hay-va-bi-quyet-lam-vuon có thể được tối ưu hóa thành yourdomain.com/meo-hay-bi-quyet-lam-vuon

Bạn thấy đấy, chỉ cần loại bỏ vài từ, slug của bạn đã trở nên sáng sủa và dễ nhớ hơn. 

Sử dụng Redirect – chuyển hướng liên kết

Khi bạn đã quyết định thay đổi slug, đừng quên về việc sử dụng chức năng chuyển hướng liên kết, còn gọi là redirect. Việc này đảm bảo rằng người dùng và công cụ tìm kiếm sẽ được dẫn đến đúng trang mới mỗi khi họ truy cập URL cũ. 

WordPress có nhiều plugin hỗ trợ làm điều này một cách dễ dàng. Việc không sử dụng chuyển hướng có thể dẫn đến việc mất đi traffic và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, vì thế đừng bỏ qua bước này.

Slug là duy nhất

Đây có lẽ là điều cơ bản nhưng rất quan trọng: mỗi slug phải là duy nhất. 

Nghĩa là, không có hai trang hoặc bài viết nào có cùng một slug. Nếu không, bạn sẽ gặp phải vấn đề về nội dung trùng lặp, một tình huống mà Google và các công cụ tìm kiếm khác không thích chút nào. 

Hãy đảm bảo rằng mỗi slug của bạn không chỉ phản ánh nội dung, mà còn phải là duy nhất và không trùng lặp.

Cách xử lý khi bị trùng Slug

Trùng Slug là gì?

Trùng Slug là tình trạng mà hai hoặc nhiều trang hoặc bài viết trên website có cùng một đoạn văn bản trong phần Slug của URL. 

Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, như việc trùng tên bài viết hoặc trang, hoặc sử dụng các từ giống nhau trong phần Slug.

Ví dụ, nếu bạn có hai bài viết, một với tiêu đề “10 Cách Làm Bánh Mì” và một với “10 Cách Làm Bánh Mì Ngon,” thì cả hai có thể tự động được tạo thành slug là yourdomain.com/10-cach-lam-banh-mi. 

Tình trạng này không chỉ gây nhầm lẫn cho người dùng mà cũng không tốt cho SEO, vì công cụ tìm kiếm có thể không rõ ràng xác định nội dung nào quan trọng hơn.

Làm gì để tránh tình trạng trùng Slug?

Để tránh trùng slug, hãy thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra trước khi đăng: Trước khi bạn xuất bản một bài viết hay trang mới, hãy tìm kiếm trên trang web của mình để đảm bảo rằng không có slug nào tương tự đã tồn tại.
  • Sử dụng tiện ích mở rộng: Có nhiều plugin WordPress như Yoast SEO có chức năng tự động phát hiện và cảnh báo bạn nếu có slug trùng lặp.
  • Đặt Slug độc đáo: Nếu bạn phát hiện ra một trùng lặp, thử sửa slug bằng cách thêm các từ đặc trưng hoặc số (như năm xuất bản) để phân biệt nó.

Cách khắc phục trùng Slug là gì?

  • Đổi Slug mới: Đơn giản nhất, bạn có thể chỉnh sửa và thay đổi slug của bài viết cũ hoặc mới để tránh trùng lặp.
  • Sử dụng Redirect 301: Nếu thay đổi slug một bài viết đã được xuất bản và có lượt truy cập, hãy thiết lập chuyển hướng 301 từ URL cũ tới URL mới để không mất lượng truy cập và giữ được “điểm uy tín” từ công cụ tìm kiếm.
  • Xóa bài cũ: Trong trường hợp nội dung của bạn lặp lại, có thể xem xét việc xóa bài viết cũ và tập trung vào việc cập nhật và tối ưu hóa bài viết mới.

Làm thế nào để bỏ các Slug từ Subfolder trên WordPress?

Slug của Subfolder là gì?

Trước hết, để hiểu về cách bỏ slug từ subfolder (thư mục con), bạn cần phải biết subfolder và slug của nó là gì. 

Trong cấu trúc website, một “subfolder” là một thư mục con nằm bên trong một thư mục cha. 

Ví dụ, trong URL http://yourdomain.com/blog/summer-trip, “blog” là subfolder và “summer-trip” là slug của bài viết. 

Slug của Subfolder là gì?
Slug của Subfolder là gì?

Subfolder thường được sử dụng để phân loại nội dung hoặc để tạo cấu trúc sắp xếp cho website.

Slug của subfolder không phải lúc nào cũng cần thiết. Trong một số trường hợp, nó có thể làm rối cấu trúc URL và không thêm nhiều giá trị cho SEO. Đó là lý do mà nhiều người muốn bỏ nó đi.

Cách bỏ Slug của SubFolder trên WordPress

Để bỏ slug của subfolder trên WordPress, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Chỉnh sửa trong cài đặt đường dẫn tĩnh (Permalinks): Cách đơn giản nhất là điều chỉnh trong phần cài đặt đường dẫn tĩnh. Bạn có thể tùy chỉnh cấu trúc URL theo mong muốn và loại bỏ phần subfolder.
  • Sử dụng Plugin: Có nhiều plugin giúp bạn tùy chỉnh URL dễ dàng, ví dụ như “Remove Category URL” hoặc “Permalink Manager”. Chỉ cần cài đặt và làm theo hướng dẫn.
  • Tùy chỉnh trong file .htaccess: Nếu bạn có kỹ năng về phát triển web, bạn có thể sửa file .htaccess để bỏ đi subfolder. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì việc này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ website của bạn.
  • Chuyển hướng 301: Sau khi bạn bỏ slug của subfolder, nhớ thiết lập chuyển hướng 301 để đảm bảo rằng các liên kết cũ sẽ được chuyển đến địa chỉ mới. 

Định dạng Slug của URL trên các CMS khác nhau

Định dạng Slug Shopify

Khi bạn sử dụng Shopify, bạn sẽ nhận thấy rằng định dạng URL được tự động hóa một cách rất thông minh. Shopify có xu hướng tạo ra các slug theo tên sản phẩm hoặc danh mục, tự động loại bỏ các ký tự đặc biệt và khoảng trắng. 

Ví dụ: Nếu bạn có sản phẩm tên là “Green Summer Dress,” slug có thể tự động được chuyển thành green-summer-dress. Điều này giúp rất nhiều trong việc SEO cũng như tính đọc được của URL.

Định Dạng URL Bigcommerce

Bigcommerce cũng có cách tiếp cận tương tự như Shopify, nhưng có thêm một số tính năng tùy chỉnh mạnh mẽ hơn. Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa slug ngay từ bảng điều khiển quản trị. 

Hơn nữa, Bigcommerce còn hỗ trợ việc thêm các từ khóa có liên quan vào slug để tối ưu hóa SEO, đồng thời có tính năng để loại bỏ các từ dừng (stop words).

Định dạng slug WordPress

WordPress là một trong những CMS phổ biến nhất và nó cũng rất linh hoạt khi đến việc quản lý URL. Trong WordPress, bạn có thể tùy chỉnh slug cho cả bài viết, trang, danh mục và thẻ từ bảng điều khiển quản trị. 

Bạn có thể sử dụng các từ khóa, số và dấu gạch ngang để tạo slug. WordPress cũng tự động loại bỏ các ký tự đặc biệt và chuyển tất cả chữ cái thành chữ thường.

Định dạng slug URL không tối ưu

Tất cả các CMS trên đều có xu hướng tự động tạo slug, nhưng đôi khi, việc này không được thực hiện một cách tối ưu. 

Ví dụ, một số hệ thống tự động tạo ra slug dựa trên ID của bài viết như post-123 hoặc sử dụng một chuỗi các số và ký tự đặc biệt. Những định dạng này không chỉ khó đọc cho con người mà còn khó được công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

Lời kết

Việc tạo và quản lý slug đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích không ngờ tới, từ việc cải thiện xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm đến việc tăng cường trải nghiệm người dùng. 

Hãy chắc chắn bạn đã tối ưu hóa slug phản ánh đúng nội dung và giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của trang. Để thực hiện tốt điều này, bạn cần phải hiểu rõ mục tiêu của slug, cũng như cách nó hoạt động trong bối cảnh SEO và UX. 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để làm chủ lĩnh vực này. Chúc bạn thành công!

Share:

Bài viết cùng chủ đề...

Quetext sẽ đem lại cho bạn khả năng kiểm tra đạo văn chính xác nhờ sử dụng công nghệ độc...
  • SEO
  • 02/12/2023
Thuật toán Google ở hiện tại không chỉ tập trung mỗi content, nó còn đánh mạnh vào yếu tố SEO...
  • SEO
  • 01/12/2023
Mọi người vẫn nói rằng SEO sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng, tối ưu chi phí, tăng...
  • SEO
  • 30/11/2023