Bạn có thể viết content siêu cuốn hút, chạy ads kéo về cả ngàn traffic, nhưng nếu không có một sales page tốt, khách chỉ đọc rồi… thoát.
Mình từng mắc sai lầm đó trong năm đầu làm Content Marketing. Nhưng sau khi học cách tối ưu sales page như một “cỗ máy bán hàng”, tỷ lệ chuyển đổi của mình tăng gấp 10 lần chỉ trong tháng đầu tiên.
Nếu bạn đang muốn tận dụng content để tạo ra doanh số, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu: Sales page là gì và làm sao để viết ra một cái có thể bán hàng thật sự.
Sales Page là gì?
Sales Page là một trang web được thiết kế chuyên biệt để bán hàng, mục tiêu duy nhất là khiến người truy cập trở thành người mua
Không giống homepage hay landing thông thường, Sales Page tập trung tạo niềm tin, xử lý phản đối, giới thiệu lợi ích vượt trội và lời kêu gọi mua hàng rõ ràng.
Ví dụ: Khi bạn quảng cáo khoá học, bạn có thể dẫn link về 1 trang Sales Page riêng, nơi chỉ nói về đúng khoá học đó: học gì? phù hợp ai? cam kết gì? học phí thế nào? ưu đãi sắp hết chưa?… giúp khách “ra đơn” ngay tại trang này.
Sales Page không phải chiêu trò gì quá cao siêu. Nhưng nhờ nó mà nhiều khách mình đã “tự bán được” cả khoá học, sản phẩm,… ngay cả khi họ chẳng biết gì về kỹ thuật.
Lợi ích của Sales Page
- Tăng chuyển đổi: Nhờ tập trung 100% vào mục tiêu bán hàng. Không bị phân tán bởi menu, banner lung tung.
- Giảm chi phí quảng cáo: Vì chuyển đổi tốt hơn, chi phí trên mỗi đơn hàng sẽ thấp hơn.
- Tăng độ uy tín: Một trang bán hàng bài bản giúp sản phẩm và thương hiệu nhìn chuyên nghiệp.
- Dễ quản lý hiệu quả: Rõ ràng từng chiến dịch bán gì, target ai, hiệu quả ra sao.
- Rút ngắn hành trình mua: Người dùng không phải lòng vòng nhiều trang để tìm thông tin hay form đăng ký.
Khi nào cần dùng Sales Page
Nó sẽ cực kỳ hữu ích trong các chiến dịch phải ra đơn nhanh trong thời gian ngắn. Nhất là khi bạn cần test nhanh nhiều phiên bản thông điệp, giá,…
Các loại Sales Page phổ biến
Sales Page không phải chỉ có một kiểu. Tùy theo mục tiêu, bạn sẽ cần những dạng sales page khác nhau để tối ưu chuyển đổi.
Giới thiệu sản phẩm đơn
Đây là mẫu phổ biến và dễ hiểu nhất. Bán duy nhất một sản phẩm, có thể là son môi, chiếc túi hoặc khóa học online…
Structure thường gồm giới thiệu, nêu vấn đề, lợi ích, FAQ, giá, và nút mua.
💡 Một ví dụ đơn giản: Bạn đang bán 1 loại tinh dầu tự nhiên handmade. Dùng sales page để kể chuyện vì sao sản phẩm ra đời, thành phần thiên nhiên, khách hàng cũ nói sao, bảo hành ra sao,… là bán được ngay.
Giới thiệu dịch vụ
Khó hơn một chút vì dịch vụ thường trừu tượng và khó đo lường ngay.
Ví dụ: Bạn làm dịch vụ chụp ảnh sản phẩm, hay chạy quảng cáo Facebook… sales page cần làm rõ được giá trị mang lại, lợi thế cạnh tranh, khách cũ feedback như thế nào,…
Thứ quan trọng nhất là: Khách phải hiểu ngay “vì sao nên chọn bạn thay vì người khác”.
Giới thiệu sự kiện
Thường dùng cho hội thảo, workshop, class ngắn ngày… Mục tiêu là kéo đăng ký nhanh trước deadline.
Cấu trúc mình thường dùng là: Mở đầu nói đúng nỗi đau (ví dụ: Mất định hướng nghề nghiệp), rồi dẫn ngay vào giải pháp là sự kiện sắp tới – giúp họ học gì, ai đào tạo, kết quả ra sao.
Bắt buộc phải có đồng hồ đếm ngược hoặc số lượng người tham gia còn lại để kích thích hành động.
Khuyến mãi giảm giá
Ngắn gọn, dễ hiểu. Dạng này thường dùng khi chạy ads.
Mình từng setup sales page chỉ 1 khung banner: “Mua 1 tặng 1 – Trong 48 giờ”, nút đặt hàng, hết.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm giá cao hơn thì vẫn nên dẫn giải một chút về giá trị và tại sao lại tặng. Tránh khiến khách nghi ngờ hay nghĩ là hàng tồn.
Bạn cũng có thể kết hợp tối ưu Call to Action để tăng thêm tỷ lệ ra đơn nữa nha.
Săn hàng giới hạn
Tạo sự khan hiếm là nghệ thuật bán hàng.
Dạng sales page này thường dùng để tạo hype.
Ví dụ: sản phẩm chỉ ra mắt 100 chiếc, hoặc chỉ mở bán đúng 3 ngày…
Cấu trúc nên ngắn gọn nhưng đậm chất khẩn cấp: “Còn 27 chiếc”, “Chỉ 44 người được mời”, “Cửa hàng sẽ đóng vào 23h59 tối nay”…
Và đừng quên thêm tính năng đếm ngược và list những người vừa mua để tăng FOMO nhé!
Hướng dẫn làm Sales Page A – Z
Chúng ta sẽ cùng xây dựng một Sales Page chuẩn chỉnh từ A đến Z — từ khâu xác định mục tiêu cho đến phần FAQ cuối trang.
Mình viết dựa trên kinh nghiệm làm cho hàng trăm khách hàng nha, yên trí mà xem…
Xác định mục tiêu
Trước khi bắt tay vào làm trang bán hàng, mình luôn hỏi: “Mục đích cụ thể là gì?” Bán sản phẩm, dịch vụ hay giới thiệu khóa học?
Rõ mục tiêu sẽ giúp chúng ta quyết định nội dung, bố cục và CTA phù hợp.
Tứ diện nghiên cứu
Muốn viết page hút khách thì không thể làm liều. Có 4 thứ cần đào sâu:
- Thương hiệu: Ngôn ngữ, hình ảnh và giá trị cốt lõi cần đồng bộ với brand tổng thể.
- Sản phẩm: Hiểu rõ tính năng, điểm vượt trội, lời phản biện thường gặp là gì?
- Khách hàng: Họ là ai, đau đâu, kỳ vọng gì, ngôn ngữ nào khiến họ “dừng lại đọc tiếp”?
- Đối thủ: Xem họ nói gì, mình nói khác gì — tránh lan man, phô trương vô ích.
Chọn nền tảng thiết kế
Dưới đây là 3 nền tảng mình dùng nhiều nhất:
- Gamma AI: Viết – thiết kế tự động khá hay, phù hợp cho MVP hoặc test idea nhanh.
- WordPress + Elementor: Tuỳ biến cao, đẹp, gắn plugin tracking dễ, phù hợp chuyên nghiệp lâu dài.
- Ladipage: Kéo thả siêu nhanh, nhiều template đẹp. Mình dùng để triển khai đa nền nhanh cho khách hàng.
Thiết kế header ấn tượng
Header là phần quyết định người xem có cuộn xuống không.
Cách mình hay dùng là: tiêu đề thật gợi mở, ảnh hoặc visual sinh động, gắn thêm nút gọi hành động.
Header càng rõ: sản phẩm là gì, ai nên dùng, lợi ích gì thì càng giữ chân được người đọc.
Đưa vào Testimonials
Phản hồi thực tế từ người dùng chính là “bằng chứng xã hội”.
Nếu bạn chưa có nhiều review, làm thử UGC (user-generated content). Một tấm ảnh chụp inbox khách hài lòng cũng tốt!
Đánh vào Insights
Muốn người đọc gật gù, bạn buộc phải hiểu đúng cảm xúc họ.
Ví dụ: nếu bạn bán bài viết SEO, đừng nói “Viết chuẩn Google”, hãy nói “Không cần viết nhiều vẫn lên top”.
Nói đúng insight là khiến người ta thấy “bị nói trúng” và dễ tin, dễ mua hàng hơn nhiều.
Tính năng & lợi ích sản phẩm
Đừng liệt kê chức năng. Bạn cần nói rõ người dùng sẽ được gì.
Ví dụ: “Giao diện kéo thả” nghe nhạt. Thay vào đó, hãy bảo “Bạn không cần dân lập trình, vẫn tự dựng page dễ dàng 10 phút”.
USP của thương hiệu
Điểm mạnh độc quyền — không ai có — phải được đưa lên rõ ràng.
Đó có thể là: đội ngũ, quy trình, tốc độ giao hàng, hay bảo hành trọn đời,…
USP chính là lý do khách chọn bạn thay vì đối thủ.
Ưu đãi, combo tặng kèm
Một combo quà tặng xịn + story hợp lý sẽ tăng chuyển đổi liền.
Combo càng cụ thể, càng “có lý” giải thích tại sao nên tặng thì càng dễ thuyết phục.
CTA thuyết phục
CTA không đơn thuần là nút bấm. Nó cần 2 yếu tố:
- Gắn đúng insight, càng sát nỗi đau/cảm xúc càng tốt.
- Diễn đạt sinh động, rõ ràng hành động tiếp theo.
Tham khảo bài viết chi tiết về Call to Action để chốt đơn ngon nghẻ hơn nhé!
Tạo cảm giác khẩn cấp
Người ta trì hoãn không phải vì không muốn, mà vì chưa GẤP.
Gợi ý: dùng deadline, countdown, số lượng có hạn, hoặc “giá này chỉ áp dụng hôm nay thôi”.
FAQs
Tưởng không quan trọng nhưng lại cực giúp tăng chuyển đổi. FAQs nên giải quyết các câu hỏi cản trở khách hàng ra quyết định.
Ví dụ: Bảo hành thế nào? Giao hàng bao lâu? Có được học lại không?
Footer
Đừng bỏ qua Footer. Đây là phần giúp tăng độ tin cậy.
Thường mình đặt: logo + link mạng xã hội + email liên hệ + chính sách bảo mật, hoặc thông tin pháp lý (nếu có).
Ví dụ sales page thành công
Để dễ hình dung hơn về vai trò và cách triển khai, mình chia sẻ một vài mẫu sales page mình thấy hiệu quả trực tiếp từ thực tế nha.
Khóa học Content Foundation
Đây là một trong những sales page bán tốt nhất của bên mình. Bạn có thể vào link này để xem nha: Khóa học Content Foundation.

Chú ý: Hiện khóa này mình đã ngừng bán, mọi kiến thức mình đã gộp hết vào Kind Content Academy.
Sản phẩm giảm cân
Hầu hết các sales page thành công mảng này mình thấy đều tận dụng ảnh trước/ sau + lời kể thật từ khách hàng, thậm chí là mini case-study như “Uống 7 ngày – giảm 2kg thế nào”.
Một Landing Page rất đáng tham khảo: Viên TUTHEN giảm cân

Kho Landing Page mẫu tại Ladipage
Thực ra có rất nhiều mẫu Landing đã có trong Ladipage, bạn có thể vào đây tạo tài khoản, xem và sử dụng thử vài mẫu, thậm chí tái chế thành của bạn luôn nhé.

Mình có mã ưu đãi cho bạn ở đây nè: Dùng thử Ladipage miễn phí ngay!
Tóm lại,
Sales page là một “trạm cuối” trong hành trình khách hàng. Viết đúng, bạn sẽ có doanh thu; viết sai, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.
Nếu bạn muốn viết content không chỉ hay mà còn bán được hàng, hãy bắt đầu học từ nền tảng. Mình đã hệ thống toàn bộ trong khóa học Kind Content Academy: nơi bạn học về Content, ứng dụng AI và hiểu sâu về chuyển đổi.
Khóa học có hơn 150+ video, trong đó 30+ video hoàn toàn miễn phí. Từ cách viết content bán hàng như sales page, xây dựng kịch bản, đến tối ưu hiệu suất với AI – tất cả đều có trong đây.