Ở bài viết trước mình đã giải thích rõ viết bài PR là gì, và đưa ra hơn 101 mẫu content PR hay cho mọi ngành nghề rồi đấy. Còn bài viết này, mình sẽ tiếp tục gửi tới bạn 10 bước và 22 mẹo cải thiện bài PR của bạn.
Đọc xong bài này bạn sẽ chẳng bao giờ phải sợ viết bài PR nữa đâu! Nhớ lưu lại nhé.
10 bước đơn giản để viết bài PR
Làm sao để vượt qua thách thức viết bài PR hay, thu hút được khách hàng tiềm năng? Bạn hãy thực hiện theo 10 bước đơn giản dưới đây.
1. Đặt mục tiêu rõ ràng
Các mục tiêu có thể là tăng nhận diện, tăng chuyển đổi, giới thiệu sản phẩm mới,… Thường thì bạn sẽ nhận mục tiêu từ phòng kinh doanh hoặc từ bộ phận Marketing của công ty.
Nếu trường hợp công ty chưa có mục tiêu/ kế hoạch cụ thể thì bạn nên thử đề xuất xem thế nào.
2. Tìm hiểu về thương hiệu
Dù bạn làm bất cứ cái gì trong bài PR, thì mục tiêu cuối cùng của nó cũng là phục vụ cho thương hiệu. Bạn sẽ phải “nói tốt” về thương hiệu ở một điểm nào đó. Nếu không hiểu rõ thì bạn viết kiểu gì?
3. Xác định đối tượng mục tiêu
Ai là người đọc bài PR của bạn? Họ có thói quen, nhận thức, hành vi thế nào, thích những nội dung gì? Từ đây, bạn có thể hiểu và đưa ra những thông tin mà họ quan tâm, viết đúng những gì họ muốn nghe.
4. Xác định kênh đăng bài PR
Bạn sẽ công bố bài PR trong buổi offline, buổi họp báo, hội nghị khách hàng, sự kiện kỷ niệm,… Hay công bố bài PR trên các kênh như blog, mạng xã hội, báo điện tử, diễn đàn,…?
Mỗi kênh thông tin sẽ đối tượng mục tiêu riêng biệt và có những yêu cầu viết đặc trưng khác nhau. Do vậy, bạn cần xác định kênh đăng tải và đưa ra thông điệp phù hợp nhất với kênh đó.
5. Thông điệp truyền thông
Bạn muốn họ suy nghĩ gì sau khi đọc bài viết?
Bạn hãy trả lời câu hỏi này bằng một câu thật ngắn gọn, đó chính là thông điệp truyền thông của bạn.
Nếu quá khó để nghĩ ra một câu hoàn chỉnh, thì bạn có thể thay bằng cách nghĩ ra một vài keyword chính và tập trung vào nó. Đây cũng là cách rất hiệu quả.
6. Nghiên cứu các đối thủ
Không chỉ tham khảo, mà còn để vượt qua họ.nnVới Kind Content, một bài viết tốt là bài viết ăn đứt top 10 đối thủ, và lúc nào chúng mình cũng hướng tới điều này.
Mà bạn cũng đừng quá lo, nó chỉ cần sự tỉ mỉ chứ không quá khó như bạn nghĩ đâu.
Cụ thể… một bài viết chất lượng cần được viết một cách dễ hiểu hơn, ngắn gọn hơn, đầy đủ hơn 10 đối thủ mạnh nhất.
Nghe dễ hơn hẳn nhỉ?
7. Tổng hợp thông tin
Lúc này, bạn hãy xem xét lại tất cả những thông tin mà bạn thu thập được trong các bước trên, hãy chuẩn bị tất cả các nguồn tài liệu này trước khi viết nhé.
8. Lập dàn ý và tiến hành viết
Dựa theo kinh nghiệm cá nhân và những tài liệu bạn đã dày công nghiên cứu, hãy lập ra một dàn ý trước tiên. Sau đó, tập trung viết từng ý một cho tới khi hoàn thành.
9. Kiểm tra lại một lần nữa
Viết xong đừng vội đăng, hãy kiểm tra xem bài viết đã đạt mục tiêu chưa? Đọc xong có đọng lại cái thông điệp của bạn không? Có lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp nào không? Nếu mọi thứ đã ổn, đăng nào!
10. Đăng tải, đo lường và tối ưu
Sau khi đăng, bạn sẽ có một đống các thông số để kiểm tra hiệu quả của bài PR. Chẳng hạn như: Lượt xem, phản ứng từ công chúng, tỉ lệ truy cập website, CTR,… Nhờ đó bạn sẽ biết đâu là chỗ cần tối ưu lại.
22 cách cải thiện kỹ năng viết bài PR của bạn
Áp dụng các mẹo dưới đây sẽ giúp bài PR (hay bất cứ dạng content nào khác) của bạn rõ ràng hơn, ngắn gọn hơn và hấp dẫn hơn trong mắt độc giả. Cụ thể là:
1. Đặt nguyên tắc sáng tạo
Những hình ảnh trực quan sinh động, những số liệu ấn tượng, thông tin mới mẻ sẽ tạo điểm nhấn mạnh mẽ, mang đến trải nghiệm tốt cho người đọc.
Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo trình bày nội dung thông tin được trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Bạn cần xây dựng phong cách viết riêng biệt để thu hút đọc giả. Thêm chút meme, gif giải trí nhiều khả năng cũng rất tốt đấy.
2. Số liệu, thống kê
Bạn hãy cung cấp thêm những nguồn tin có giá trị và có tính xác thực cao từ bên thứ 3 để tạo uy tín cho bài PR. Như: Kết quả nghiên cứu khoa học, kết quả từ cuộc khảo sát, đánh giá từ khách hàng,…
3. Ngắn gọn
Xu hướng đọc hiện nay là đọc nhanh. Nếu thông tin của bạn không đủ nổi bật, người đọc sẽ nhanh chóng từ bỏ bài viết. Thế nên hãy ưu tiên sử dụng những câu văn, đoạn văn ngắn, tập trung diễn đạt nội dung mạch lạc, rõ ràng để giữ chân đọc giả.
4. Giữ cho nó đơn giản
Với các bài PR chúng ta nên diễn đạt có trọng tâm bằng giọng văn gần gũi, dễ hiểu. Hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành. Trong trường hợp cần phải dùng những từ khó, bạn hãy giải thích bổ sung ngắn gọn để bất kỳ ai cũng có thể hiểu.
5. Đôi mắt thứ hai
Bạn hãy nhờ những người đáng tin cậy giúp bạn đọc qua bài PR của bạn. Giúp bạn đưa ra cảm nhận khách quan, chia sẻ cảm nhận khi họ đọc bài viết và nhắc nhở bạn các lỗi cần sửa.
6. Viết bài thu hút
Dạng nào thì cũng càn điều này, ngoài những mẹo hay và kiến thức gói gọn trong bài viết này. Mình khuyến khích bạn nên đọc thêm: 29 cách đơn giản để viết bài thu hút.
7. Bảo mật thương hiệu
Mỗi thương hiệu đều có những bí mật nội bộ. Đây có thể là thông tin về công thức sản phẩm, chiêu thức kinh doanh,… Nên trước khi phát hành bài viết bạn phải đảm bảo tất cả nội dung xuất bản đều hợp lệ.
8. Thể hiện cảm xúc
Các từ cảm thán, những câu viết thể hiện cảm xúc cá nhân. Một câu chuyện chân thực sẽ nhanh chóng chạm đến trái tim người đọc. Điều này cũng giúp hình ảnh thương hiệu của bạn dần dễ nhớ và quen thuộc hơn với cộng đồng.
9. Nhanh chóng đi vào vấn đề
Cho dù bạn đang viết bất cứ loại nội dung gì, hãy đảm bảo thông điệp của bạn phải rõ ràng ngay từ đầu, đưa vào bài càng sớm càng tốt. Nếu không bạn sẽ dễ bị khán giả bỏ đi, mà lại chưa đạt được điều gì.
10. Đọc to
Đây là mẹo mà mình đánh giá rất cao. Mỗi khi tới phần chỉnh sửa, mình sẽ đọc to lại những gì mới viết. Khi đọc mà thấy câu gì kỳ kỳ, hoặc không rõ nghĩa là mình sẽ biết rồi sửa lại ngay.
11. SEO
Ngay khi bạn kết thúc truyền thông, khả năng bài PR của bạn sẽ trôi vào dĩ vãng. Nhưng một bài viết chuẩn SEO thì không, nó sẽ liên tục được người dùng tìm thấy trên Google và ngày càng có nhiều lượt xem hơn.
Đấy chính là lý do bạn nên đầu tư cho bài viết PR của mình chuẩn SEO. Cụ thể thế nào thì mình đã có chia sẻ tại đây rồi: Content chuẩn SEO là gì? Cách viết bài chuẩn SEO 2022.
12. Khoảng nghỉ
Nhiều khi bạn cứ đừng cố gắng sửa, suy nghĩ nhiều quá làm gì. Hãy thử ngủ một giấc rồi quay lại vào buổi sáng hôm sau thử xem. Nhiều khả năng bạn sẽ cải thiện được ngay bài viết của mình đấy.
13. Nổi bật thương hiệu
Nó có thể hiện bạn và chuyên môn của công ty bạn để bạn hài lòng không (NB Điều này không nên nói trắng trợn hoặc quá nổi bật)
14. Đầu tư một khóa học Content Marketing bài bản
Muốn tiết kiệm 3, 4 năm làm nghề, muốn tạo ra nội dung hiệu quả và sống tốt với nghề, thì chỉ có đi học thôi. Mình đã review 8 khóa học Content Marketing tốt nhất ở đây rồi. Bạn vào tham khảo nhé.
15. Nội dung câu chuyện
Đừng quá tập trung vào các kỹ thuật viết, mà hãy kiếm một câu chuyện thật hay, mới mẻ, tình tiết độc lạ,… Đây mới là mẹo lớn nhất để thu hút độc giả.
16. Đồng cảm
Đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu hơn về nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của họ. Sau đó viết những gì họ tin tưởng, viết những gì họ cần, hãy đồng điệu với khách hàng.
17. Bối cảnh cụ thể
Nội dung bài PR được viết trong một bối cảnh cụ thể sẽ giúp cho đọc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa thông điệp của bạn. Từ đó làm bài PR của bạn trở nên thuyết phục và dễ dàng đạt được mục đích hơn.
18. Giọng điệu và phong cách
Mỗi một tờ báo, hay một cộng đồng đều sẽ có những quy tắc khác nhau, bạn cần thuận theo họ nhưng vẫn phải gữ được nguyên cái “chất” của riêng mình.
19. Bố cục bài PR
Trình tự các ý bạn diễn đạt quyết định xem người dùng có đọc tiếp hay không, cũng như thông điệp cốt lõi của bạn có hiển thị đúng theo ý bạn muốn không?
Mẹo: Đoạn đầu của bài PR nên để thông tin hay nhất, quan trọng nhất lên đầu tiên. Và nên áp dụng thêm các công thức viết content để giảm tình trạng đọc nửa vời.
20. Thông tin chính xác
Một bài viết hay mà sai, thì vẫn là bài viết bỏ đi mà thôi. Hơn nữa, bài PR thường được đăng tải trên các kênh truyền thông thứ 3 (báo chí, truyền hình) nên nó mang tính khách quan cao. Lỡ công bố thông tin sai là thương hiệu mang tiếng ngay.
21. Chỉn chu
Viết bài PR đặc biệt cần chỉn chu trong cả nội dung lẫn hình thức trình bày. Những lỗi ngữ pháp, chính tả là không thể chấp nhận được. Nên trước khi đăng tải, hãy tự mình và nhờ thêm bạn bè, đồng nghiệp kiểm tra lại nhiều lần nhé.
22. Không sao chép nội dung
Việc sao chép nội dung không chỉ là hành động ăn cắp chất xám, đáng bị lên án. Dù bạn chép chỉ một đoạn nhỏ thì cũng không nên, hoặc phải ghi nguồn đầy đủ nhé.
12 công thức viết bài PR hiệu quả
Công thức AIDA
Đây là ông trùm của các công thức, truyền đời từ bao đời nay. Hầu hết các công thức khác đều biến thể từ công thức này.
- Attention (Chú ý): Đầu tiên, bạn cần gây chú ý để thu hút độc giả vào đọc bài viết.
- Interest (Thích thú): Sau đó bạn cần đưa ra những thông tin hấp dẫn, cho độc giả cảm thấy vấn đề này cũng thú vị đấy.
- Desire (Khao khát): Tạo ra sự khao khát, khiến cho người dùng phải thốt lên “Tôi phải có nó”.
- Action (Hành động): Một câu kêu gọi mạnh mẽ để khiến khán giả hành động ngay và luôn.
Công thức PAS
Đây là công thức PAS là công thức viết bài PR theo lối dẫn dắt, trực tiếp tác động vào cảm xúc của khách hàng. Người viết sẽ áp dụng theo trình tự:
- Problem (vấn đề): Nêu lên vấn đề khách hàng đang vướng mắc, đang cần giải quyết.
- Agitate (Triển khai): Dùng các dữ liệu, thông tin đáng tin cậy để khuấy động tâm trí khách hàng. Diễn giải hoặc đồng cảm với những khó khăn, bất tiện mà họ gặp phải.
- Solve (Giải pháp): Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chính là giải pháp hiệu quả nhất dành cho khách hàng.
Công thức này được phát triển theo trình tự logic khoa học nên dễ chiếm được lòng tin của khách hàng. Hơn nữa, công thức viết bài PR này còn giúp khơi gợi nhu cầu ở những đối tượng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
Công thức 3S
Theo công thức này, bài PR sẽ gồm 3 yếu tố:
- Star (Ngôi sao): Trọng tâm của bài PR là nhân vật nổi tiếng, người anh hùng hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là nền tảng để bạn viết nên những câu chuyện chia sẻ những giá trị tốt nhất đến khách hàng.
- Story (Câu chuyện) : Nội dung của bài PR lúc này là câu chuyện kể về trải nghiệm của nhân vật. Từ đó truyền tải những thông điệp hữu ích tới người đọc.
- Solution (Giải pháp): Nhấn mạnh giải pháp đã giúp nhân vật vượt qua khó khăn để thành công.
Khi viết bài PR theo công thức này bạn phải đảm bảo được tính logic của diễn biến và sự sáng tạo dung câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
Để tìm hiểu kỹ hơn, mình khuyến khích bạn đọc thêm bài này: 12 công thức viết content hiệu quả kèm mẫu cụ thể.
Kết luận,
Vậy là bạn đã nắm được toàn bộ kíp viết bài PR rồi của Kind Content rồi đấy. Nhìn chung thì content PR thực ra cũng không khác quá nhiều so với các loại nội dung khác bạn nhỉ? Cho mình xin ý kiến của bạn nhé!