40+ mẹo sử dụng ChatGPT dễ dàng hơn cho người mới

Mục lục bài viết
Mẹo sử dụng chatGPT

Được xem là AI thông minh nhất thế giới, ChatGPT đã trở nên cực kỳ phổ biến chỉ trong thời gian ngắn. Làm thế nào để khai thác hết tính năng của công cụ này? Cùng mình tìm hiểu 40 mẹo sử dụng ChatGPT hiệu quả nhé!

Các mẹo sử dụng ChatGPT

1. Xem ChatGPT như con người

Bạn cứ xem ChatGPT như con người và giao tiếp với nó theo cách tự nhiên. Bạn không cần phải mày mò quá lâu đâu, chỉ cần đưa yêu cầu đơn giản, rõ ràng là ChatGPT tự hiểu, nó thông minh lắm.

2. Hưỡng dẫn cho ChatGPT

Vì ChatGPT chỉ giới hạn thông tin từ 2021 về trước, nên đôi khi nó trả lời sai. Và lúc này bạn cần hướng dẫn để nó không mắc lại lỗi cũ.

3. Viết bằng tiếng Anh

Thay vì kêu ChatGPT đưa ra kết quả bằng tiếng Việt, bạn hãy yêu cầu nó trả lời bằng tiếng Anh để ra nội dung hay hơn. Sau đó bạn chỉ việc bảo nó dịch lại thành tiếng Việt. (Mẹo này đặc biệt hữu ích với các bạn làm việc trong lĩnh vực viết content)

4. Có kiến thức

Người dùng phải có kiến thức, cập nhật thông tin thường xuyên mới biết cách giao việc cho ChatGPT. Về cơ bản thì nó giúp bạn tiết kiệm thời gian chữ chưa thay thế hoàn toàn được.

5. Khai thác tận gốc

Chỉ nên hỏi từng câu nhỏ rồi gửi thêm một trong các cụm từ: Tiếp tục đi, còn gì nữa không, <Chủ đề> còn gì nữa không,… để ChatGPT đào sâu và cung cấp nhiều thông tin hơn.

6. Yêu cầu rõ ràng

Ví dụ, bạn giao việc cho nhân viên nhưng chỉ nói sơ sài “làm cho anh bài quảng cáo”. Điều chắc chắn là nhân viên sẽ không hiểu. Thay vào đó hãy nói rõ: Làm cho anh bài quảng cáo về sản phẩm ABCXYZ để đăng lên Facebook, mục tiêu là bán hàng cho nhóm đối tượng từ 18 đến 23 tuổi.

Và ChatGPT cũng cần những thông tin chi tiết như vậy để làm việc. Hãy sử dụng từ ngữ và mô tả yêu cầu một cách cụ thể để công cụ AI hỗ trợ hiệu quả nhé.

7. Sửa lỗi ngưng giữa chừng

ChatGPT khi viết tiếng Việt chỉ giới hạn khoảng 200 chữ là tự động ngưng (lỗi này hiện chưa thể khắc phục). Nếu bạn chỉ đơn thuần kêu nó “viết tiếp đi”, đôi khi nó lại xuất kết quả không liên quan hoặc lặp lại phần trên.

Cách xử lý vấn đề này là áp dụng công thức: Viết tiếp đoạn này: <Dòng/câu cuối cùng của kết quả phía trên>.

8. Nhận kết quả mới

Đôi khi bạn gửi một câu hỏi nhưng ChatGPT trả lời chưa tốt, bạn không hài lòng. Hãy gửi lại câu hỏi đó một lần nữa để nó tự trả lời theo một cách khác mà vẫn bao quát đủ ý chính.

9. Nghiên cứu trước khi sử dụng

Việc nghiên cứu giúp bạn biết được mình nên hỏi gì để thu thập thông tin nhanh hơn. Bên cạnh đó, khi đã nghiên cứu, bạn sẽ biết được câu trả lời của ChatGPT có chính xác 100% không, đã đủ ý chưa, cần sửa đổi gì không,…

10. Viết content theo công thức

Thay vì chỉ kêu ChatGPT viết bài như thông thường, hãy yêu cầu nó viết theo công thức làm content sẽ hay hơn nhiều đấy. (Mẹo này áp dụng khi viết bài quảng cáo sẽ rất hiệu quả)

11. Cho ví dụ

Đưa ra ví dụ giúp ChatGPT hiểu rõ ý định của bạn, và nó có thể dựa vào đó để cho ra kết quả tương tự hoặc tốt hơn. Ví dụ như hình sau:

12. Kêu ChatGPT suy nghĩ từng bước

Đôi khi, ChatGPT cho ra kết quả quá “nông”, chưa cụ thể và không thực sự thuyết phục. Bạn có thể yêu cầu nó suy nghĩ từng bước một trước khi đưa ra câu trả lời về một chủ đề nào đó. Lúc này ChatGPT sẽ phân tích và trả lời hợp lý, logic hơn.

13. Nghiên cứu từ khóa

Ngoài việc viết content thì ChatGPT còn là trợ thủ đắc lực hỗ trợ SEO website. Bạn có thể sử dụng công cụ này để nghiên cứu sơ lược về từ khóa trong chưa đầy 1 phút.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Lưu ý: Bạn nên hiểu ChatGPT là công cụ hỗ trợ thế nên vẫn cần kiểm tra và khai thác thêm để có bộ từ khóa chuẩn chỉnh nhé![/su_note]

14. Viết email quảng cáo hiệu quả

Bạn có thể sử dụng mẫu sau đây để nhờ AI viết email hiệu quả:

Viết một email sử dụng công thức PPPP (Picture-Promise-Prove-Push) để thu hút sự chú ý và tạo mong muốn có được sản phẩm cho [mô tả về tập khách hàng mục tiêu]. Mô tả lời hứa liên quan đến sản phẩm, đưa ra chứng minh về khả năng sản phẩm có thể thực hiện lời hứa, và thêm một chút thúc đẩy để mời độc giả hành động.

Kết quả là:

Chỉ cần chỉnh lại, bổ sung thêm thông tin là có thể sử dụng email này được rồi đấy!

15. Đưa ra nhiều quan điểm

Để tiếp nhận các thông tin đa dạng hơn một cách nhanh chóng, thay vì tốn hàng giờ tìm kiếm trên Google thì bạn có thể tận dụng ChatGPT đấy. Ví dụ: Hãy đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về chủ đề Content AI.

16. Đưa ra yêu cầu chi tiết

Nếu bạn càng đưa ra những yêu cầu rõ ràng thì nội dung được ChatGPT chắt lọc sẽ càng chính xác. Ví dụ: Giải thích Content là gì trong 50 chữ, sử dụng câu từ đơn giản ai cũng hiểu được.

17. Tìm góc nhìn mới

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT cung cấp cho bạn những góc nhìn mới mẻ hơn về một vấn đề nào đó, giúp bạn tìm thêm ý tưởng độc đáo và khác biệt. Ví dụ: Hãy nói về content AI theo một góc nhìn mới lạ.

18. Viết theo phong cách của bạn

ChatGPT có khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu, vậy nên việc “sao chép” cách hành văn của bạn không phải là vấn đề khó. Bạn có thể nhờ công cụ này tạo ra văn bản mới dựa theo phong cách ấy.

19. Yêu cầu ChatGPT vào vai nhân vật cụ thể

Ví dụ, Trong vai trò của một chuyên gia có hơn 8 năm kinh nghiệm làm Content Marketing, hãy viết cho tôi 10 bước lập kế hoạch Content Marketing chi tiết nhất.

20. Định dạng câu trả lời

Không chỉ phản hồi cho người dùng dưới dạng văn bản thông thường, ChatGPT còn có thể cung cấp câu trả lời theo hình thức khác như liệt kê (phổ biến nhất)

Ví dụ: Liệt kê dạng bullet 7 tiêu chí đánh giá 10x content.

21. Tạo mục tiêu cụ thể

Nội dung có định hướng rõ ràng sẽ mang lại nhiều giá trị cho người đọc. Hãy yêu cầu ChatGPT tạo bài viết với mục tiêu cụ thể.

Ví dụ: Viết một bài 1000 từ về công thức AIDA. Mục tiêu: Giúp mọi người hiểu định nghĩa, cách sử dụng.

22. Tập trung nghiên cứu

ChatGPT chỉ là công cụ hỗ trợ người dùng, vậy nên không phải lúc nào nó cũng đúng hoàn toàn. Cần nghiên cứu trước khi đặt câu hỏi và cân nhắc kỹ các câu trả lời trước khi tiêu thụ thông tin nhé!

23. Đưa ra yêu cầu dễ hiểu

Đưa ra các hướng dẫn chi tiết là một điều tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng những câu từ đơn giản, vào thẳng vấn đề, để ChatGPT có thể hiểu và phân tích chính xác các yêu cầu của bạn.

24. Đổi ngôn ngữ

ChatGPT còn có chức năng dịch thuật văn bản. Bạn có thể nhờ công cụ viết lại nội dung bằng ngôn ngữ khác.

Ví dụ: Viết lại “Hello, my name is Lam” thành tiếng Việt Nam.

25. Hỏi khái niệm

Một mẹo sử dụng ChatGPT cực kỳ hữu ích bạn nên áp dụng ngay, đó là hỏi định nghĩa của bất kỳ đối tượng nào mà bạn chưa biết.

Ví dụ: ChatGPT là gì? AI là gì?

26. Lặp lại câu hỏi

Nếu chưa hài lòng với kết quả mà ChatGPT đưa ra, bạn có thể giữ nguyên câu hỏi và đưa ra yêu cầu một lần nữa để nhận phản hồi mới với cấu trúc khác.

27. Tìm theo từ khóa

Để tìm kiếm thông tin theo từ khóa cực kỳ đơn giản. Ví dụ: Tìm 10 bài viết chứa từ khóa “cách viết content”.

28. Xin lời khuyên

Nếu bạn đang đắn đo giữa nhiều lựa chọn khác nhau, hoặc chẳng có lựa chọn nào cả, hãy thử xin lời khuyên từ ChatGPT. Ví dụ: Tôi nên làm loại nội dung nào trong năm 2023.

29. Tạo nội dung hàng loạt

ChatGPT sẽ giúp tạo hàng loạt các caption, title, slogan,… phục vụ cho nhu cầu viết content của bạn.

Ví dụ: Viết 10 title cho chủ đề áo sơ mi nam. Mình đã áp dụng cách này để tìm ý tưởng cho bài viết trên blog Kind Content dấy.

30. Bổ sung thông tin cho câu hỏi

Nội dung câu hỏi đầy đủ thì phần trả lời sẽ càng chi tiết và chính xác hơn. Nếu bạn vẫn chưa nhận được phản hồi phù hợp, hãy cung cấp thêm bối cảnh cho câu hỏi của bạn nhé!

31. Viết kịch bản video

Đăng tải những video chất lượng cho hai nền tảng lớn như YouTube và Tiktok là vấn đề không đơn giản. Hãy sử dụng ChatGPT để viết một nội dung thú vị, cuối cùng là tạo ra chiếc video thu hút người xem về kênh của bạn.

32. Làm mới nội dung

Nếu bạn cảm thấy bài viết vẫn chưa đủ cuốn hút, hãy thử nhờ ChatGPT viết lại để nội dung giàu cảm xúc, hay hơn.

Ví dụ: Viết lại “ABCXYZ” thật hấp dẫn và kịch tính.

33. Tóm tắt nội dung

Tóm tắt văn bản là một trong những tính năng hữu ích của ChatGPT. Nếu bạn cần hỗ trợ các công việc như review sách, đọc tài liệu, khóa luận,… hãy thử sử dụng công cụ này.

Ví dụ: Tóm tắt nội dung sách Dạy con làm giàu tập 1.

34. Chỉ định ngôn ngữ

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo ra nội dung bằng loại ngôn ngữ mà bạn muốn.

Ví dụ: Viết 1 đoạn giải thích Podcast là gì bằng tiếng Việt Nam.

35. Trả lời đơn giản

Các công cụ tìm kiếm thường cung cấp cho bạn lượng kiến thức rộng lớn cùng những từ ngữ chuyên môn phức tạp. Vì thế, bạn có thể yêu cầu ChatGPT trả lời câu hỏi bằng câu từ đơn giản, giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh hơn.

36. Đừng quên sử dụng dấu câu

Máy móc không linh hoạt như con người, không đủ khả năng để phân tích những câu văn thiếu rõ ràng. Vậy nên, bạn hãy đưa ra các yêu cầu dễ hiểu và thêm dấu câu ở vị trí phù hợp để ChatGPT đọc được nhé!

37. Thêm yếu tố mô tả

Nếu bạn muốn nhận kết quả cụ thể về đối tượng hoặc sự kiện nào đó, hãy thêm các yếu tố mô tả cần thiết vào câu hỏi như tên gọi, thời gian, địa điểm,… để ChatGPT trả lời chính xác hơn.

38. Trả lời ngắn gọn

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT trả lời ngắn gọn bằng cách giới hạn số từ hoặc ký tự.

Ví dụ: Hãy nói về Canva, tối đa 180 ký tự.

39. Hỏi nhiều hơn

Muốn phân tích rõ vấn đề thì không thể nào chỉ qua một câu hỏi. Vì vậy, trong một yêu cầu bất kỳ, bạn có thể tiếp tục khai thác ChatGPT thêm nhiều câu hỏi liên quan khác.

40. Câu hỏi mở

Nếu bạn cần một lượng kiến thức tổng quát về vấn đề hay đối tượng nào đó, hãy đặt câu hỏi mở cho ChatGPT.

Ví dụ: Hãy nói mọi thứ về tiền mã hóa.

41. Thay đổi câu hỏi

Nếu bạn liên tục lặp lại câu hỏi mà vẫn chưa nhận được câu trả lời hợp lý, hãy thử thay đổi cấu trúc câu để hỏi, từ khóa. Bạn nên dùng các từ khóa liên quan đến chủ đề để tăng mức độ phản hồi chính xác.

42. Trả lời bình luận

Nếu bạn đang hoạt động trên mạng xã hội thì có thể ứng dụng ChatGPT để tìm cách trả lời bình luận thú vị hơn.

Ví dụ: Trả lời “bình luận” một cách vui vẻ.

Lời kết

Mình đã chia sẻ những mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích nhất mà bạn nên sử dụng ngay hôm nay. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công các mẹo này để tăng hiệu suất và chất lượng công việc nhé!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay