20 sai lầm khi viết Content SEO mà bạn phải tránh

Lưu ý khi viết bài SEO

Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao và nổi bật hơn hẳn các đối thủ. Chắc bạn sẽ muốn viết sao cho thật đúng cách nhỉ? Vậy 20 lưu ý khi viết bài SEO dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Ghi chú: Đây là một bài viết con trong bài Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất. Nếu bạn chưa đọc thì tốt nhất nên xem qua nó trước rồi đọc các lưu ý dưới đây sau nhé.[/su_note]

1. Không nghiên cứu từ khoá trước khi viết

Bạn có thể tạo ra được rất nhiều nội dung tuyệt vời, nhưng nếu những nội dung đó không phải là những thứ mà người dùng tìm kiếm, thì nó không giúp gì cho bạn.

Vì vậy, hãy luôn đầu tư thời gian để nghiên cứu xem người dùng đang quan tâm đến thông tin gì? Họ đang tìm kiếm những từ khoá gì? Xa hơn là nên ưu tiên viết chủ đề gì trước?

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Để biết cách nghiên cứu từ khoá đúng đắn, có chiến lược thì mình khuyến khích bạn nên học khoá học SEO cơ bản của Mr. Đình Tỉnh nhé.[/su_note]

2. Không nhóm từ khóa

Đây là lỗi rất phổ biến mà cả cá nhân lẫn các công ty lớn làm sai: Cứ một từ khóa là một bài viết, mặc cho từ khoá đó gần giống nhau tới 90%.

Hậu quả: Các bài viết có chủ đề gần giống nhau đọc kiểu gì nội dung cũng bị trùng lặp tương tự nhau. Tốn thêm thời gian mà lại không tối ưu.

Giải pháp: Các từ khoá giống nhau về Search Intent (ý định tìm kiếm) thì bạn nhóm nó lại thành 1 bài duy nhất, sau đó viết theo nguyên tắc sau:

  • Key nào có lượt tìm kiếm cao nhất là key chính, lặp lại 5-7 lần.
  • Các key còn lại là key phụ, key đồng nghĩa, nên lặp lại 1-2 lần.

Ví dụ: Cách nhóm key và Outline mẫu cho bài viết:

Mẫu nhóm từ khoá và Outline cho bài viết
Mẫu nhóm từ khoá và Outline cho bài viết

Như bạn thấy, các key này gần giống nhau cho nên mình sẽ nhóm hết vào một bài. Khi người dùng tìm kiếm các từ khoá này đều sẽ thấy bài viết của mình.

3. Bài viết sai ý định tìm kiếm (Search Intent)

Độc giả đang muốn đọc thông tin A, nhưng bạn lại cung cấp thông tin B. Đó chính là sai Search Intent của người dùng.

Hậu quả: Họ sẽ thoát trang của bạn ngay lập tức, vì bạn không đáp ứng được thông tin họ cần. Để viết đúng Search Intent, bạn phải biết cách lên outline bài viết chuẩn SEO thật chuẩn.

4. Ngộ nhận Unique

Unique ở đây là độc nhất từ câu văn, quan điểm, tới ý nghĩa,… mọi thứ phải độc nhất.

Thường là chuyên gia, nhà khoa học hay phải thám hiểm mới đúc kết ra được một cái mới hoàn toàn.

Còn đa số các Writer ngồi nhà tham khảo xong viết lại, móc đâu Unique Content? Thêm nữa là nhiều ngành người ta đăng hết rồi, kiểu gì cũng trùng lặp.

Thành ra: Đừng mong Unique Content, vì nó gần như không thể. Mà hãy tập trung vào Content Curation.

Content Curation hiểu là xào nấu bài viết. Nhưng thay vì xào nấu bằng các công cụ chuyên Spin Content, bạn sẽ cần tổng hợp và chỉnh sửa thông tin một cách đầy đủ hơn, ngắn gọn hơn, sắp xếp hợp lý hơn, thu hút hơn.

5. Set KPI số từ trước khi nghiên cứu

Ai mà không nghiên cứu gì mà đã xét KPI cho Writer: “Bài này phải 1000 từ, phải 2000 từ” thì là người không rành. Vì để biết được (gần) chính xác số từ thì nó phụ thuộc 100% vào người dùng. Họ muốn đọc gì, thì mình bỏ cái đó vào bài viết.

Có bài 600 từ đã đủ, vì độc giả chỉ muốn đọc có thế. Cũng có bài 2000 từ vẫn thiếu, đơn giản vì mình chưa cấp đủ thông tin họ cần. Việc bạn cần làm là nghiên cứu xem người đọc cần gì chứ không phải thích gì viết đó.

6. Thiếu nghiên cứu về sản phẩm/thương hiệu/khách hàng

Bước này nhiều người chủ quan bỏ qua vì “có vẻ” tốn thời gian. Nhưng thực ra chính việc không nghiên cứu sẽ làm bạn mất thời gian hơn nhiều, và sẽ hay gặp các lỗi sau:

  • Sai tính năng sản phẩm, bảo hành 1 thì viết thành 3.
  • Sản phẩm chỉ dành người lớn thì viết bé con dùng tốt.
  • Người trung niên đọc mà viết cho giới trẻ.
  • Tệ nhất là không phát huy hết những thế mạnh của thương hiệu/sản phẩm, vì không rành.

Thực ra nếu nói lỗi ở người viết thì cũng không đúng lắm, vì thông tin này nên được phía khách hàng (chủ thương hiệu) cung cấp từ trước. Nhưng nói chung, cả hai bên nên chủ động làm một cái bảng phân tích thật chi tiết.

Ví dụ: Bảng nghiên cứu về sản phẩm (Tên/Ảnh/Tính năng/Công dụng/Bảo quản,…). Tương tự với các bảng còn lại nhé. Bước này cực kỳ quan trọng, đừng bao giờ bỏ qua.

7. Dùng tool free để kiểm tra đạo văn

Đạo văn là điều Google cấm kỵ, trường hợp nhẹ thì bài viết không lên được Top, nặng thì có thể bị Google chặn cả Website. Nên việc kiểm tra xem lời văn của mình có trùng lặp với các website khác không là việc rất quan trọng.

Nhưng không phải tool nào kiểm tra cũng tốt, đặc biệt là các tool free. Vì theo mình kiểm tra thì một số tool free không hề chính xác.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Giải pháp: Bạn nên dùng 1 trong 10 công cụ Check Unique Content mình gợi ý ở đây.[/su_note]

8. Không đặt Alt, hoặc đặt qua loa

Nếu chưa hiểu về SEO thì chắc rất nhiều người bỏ qua việc đặt Alt hoặc làm qua loa, bởi nó “nhìn có vẻ” không ảnh hưởng lắm tới bài viết.

Nhưng thực ra, bạn có thể đang đánh mất hàng triệu traffic đấy, vì nếu không đặt Alt thì Google sẽ chẳng thế hiểu nổi hiểu tấm ảnh của bạn, tức là tấm ảnh đó sẽ chẳng bao giờ lên được Top.

Giải pháp:

  • Hiểu cách đặt alt đúng: Đặt nó tự nhiên nhất, mô tả đúng ý nghĩa của tấm ảnh, không dấu, nối liền bởi ký tự “-”.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của Alt và cách đặt Alt đúng cho người viết & người đăng bài.
  • Cài công cụ kiểm tra đã đặt Alt hay chưa. (Công cụ chấm điểm SEO như YoastSEO, Rankmath)

Cách tối ưu ảnh chuẩn SEO Đặt Alt là việc đơn giản, nhưng lại kéo traffic cực kỳ hiệu quả. Đừng quên nhé.

9. Không viết chú thích ảnh

KissMetrics (2012) viết: “Trung bình người dùng đọc caption dưới hình ảnh nhiều hơn nội dung chính 300%. Tương tự như thẻ Alt, mình thực sự thấy khó hiểu những người bỏ qua một “vũ khí” mạnh thế này.

Cách đặt chú thích ảnh: Mô tả ý nghĩa của tấm ảnh theo một cách tự nhiên nhất, và hãy ráng chèn vào các từ khoá bạn đang muốn làm SEO.

10. Không có sự nhất quán

Lỗi này đa phần là không nhất quán về cách trình bày, màu sắc hình ảnh và cách xưng hô. Làm cho độc giả luôn thấy lạ lẫm, khó mà nhớ được thương hiệu.

Nếu một mình bạn làm thì không nói. Nhưng nếu nhiều người làm, mà lại không rõ ràng từ đầu thì lỗi này gặp khá thường xuyên.

Giải pháp: Tạo một bản tóm tắt yêu cầu cho người sáng tạo nội dung (Còn gọi là Creative Brief). Ví dụ:

  • Xưng hô: Xưng tên thương hiệu, gọi độc giả là bạn.
  • Hình ảnh: Chỉ được lấy ảnh HD, chiều dài lớn hơn chiều rộng, chèn logo vào góc phải.
  • Font chữ: Cambria, cỡ chữ thường 14px, màu đen, không in đậm.
Ví dụ về một bản Creative Brief: Kind Content x Đức Thiện Sports
Ví dụ về một bản Creative Brief: Kind Content x Đức Thiện Sports

11. Nội dung quá hoa mỹ, phức tạp

“Việc diễn đạt các ý tưởng thân thuộc bằng ngôn ngữ cầu kỳ là biểu hiện của sự kém thông minh và thông tin đó không đáng tin cậy” – Sách Tư duy nhanh và chậm.

Giải pháp:

  • Không dùng thuật ngữ ngành nghề.
  • Chọn câu ngắn dễ hiểu thay vì câu dài mà hay.
  • Nếu ý đó quá khó hiểu thì dùng ví dụ thực tế để minh họa.
  • Đọc 100 lần câu trích dẫn bên trên để tự ý thức.

12. Để phần quan trọng nhất xuống dưới cùng

Đây chính là một trong những nguyên nhân làm website của bạn có tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate) cao ngất ngưởng.

Hãy tưởng tượng khách hàng tiềm năng bấm vào bài viết của bạn, kéo quá nửa nội dung chưa thấy gì đặc sắc, họ sẽ làm gì? Họ thoát luôn trang của bạn và vào trang của đối thủ để xem là điều dễ hiểu. Họ có thể rảnh, nhưng sẽ không đủ kiên nhẫn để xem tới cuối đâu.

Giải pháp: Đặt phần thông tin quan trọng nhất lên đầu trang để giữ chân độc giả. (Nên đổi vị trí nội dung liên tục để test ra phiên bản tối ưu nhất)

13. Không đầu tư cho tiêu đề

Có một tiêu đề kém hoặc không liên quan sẽ dẫn bạn thẳng tới thất bại. Khi viết Content SEO, lỗi này chủ yếu do chưa nắm bắt được tâm lý của người đọc, và do chưa hiểu các kỹ thuật cụ thể để tạo ra được một tiêu đề hấp dẫn.

14. Trình bày bài viết không đẹp

Bài viết đọc một cục, chữ to chữ nhỏ, bố trí câu từ không hợp lý sẽ không thể giữ được chân độc giả. Và nhớ là không đẹp chứ không phải là xấu nữa rồi, bởi vì đây là việc mà ai cũng có thể làm mà?

Giải pháp: Bạn có tham khảo những 16 tiêu chí giúp trình bày nội dung khoa học, đẹp mắt.

15. Quá tập trung vào Googlebot

Chắc bạn cũng biết để bài viết chuẩn SEO thì mình phải làm hài lòng Googlebot. Nhưng việc tối ưu quá mức để hài lòng Bot mà quên đi người dùng, không sớm thì muộn bạn sẽ thất bại. Điển hình có lẽ là tình trạng nhồi nhét từ khóa, lặp lại gây mất tự nhiên.

Giải pháp: Đôi khi bạn nên bỏ bớt vài yếu tố giúp bài chuẩn SEO, đừng quá quan trọng phải đủ tiêu chí này, đủ tiêu chí kia. Hãy nhớ là Googlebot ngày càng thông minh và yêu cầu của nó rất đơn giản: Hãy phục vụ độc giả.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Người hướng tới độc giả, sau cùng là người thắng.[/su_note]

16. Không làm mới bài viết

Một bài viết đăng lên chưa phải là xong, bạn phải theo dõi và làm mới thường xuyên. Google cũng khuyến khích điều này.

Giả sử bạn có bài “Cách viết bài SEO năm 2021”, thì năm tới ít nhất cũng phải sửa lại thành “SEO năm 2022” thì mới thu hút người ta click được.

Hãy liên tục cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhất ở lĩnh vực của bạn vào bài viết nhé.

17. Hợp tác với một đơn vị “vô tâm”

Nếu bạn đã từng thuê viết, chắc sẽ gặp nhiều những vấn đề như: Kế hoạch không có. Bài viết bị copy, đọc gần giống nhau. Làm công nghiệp, đủ số từ là được chứ không cần thu hút, bán hàng. Không có tâm, giục mãi mới làm,… Vân… vân…

Giải pháp: Nếu bạn thấy một số biểu hiện của sự không rõ ràng, không cam kết, hay đơn giản là không làm bạn yên tâm thì bỏ ngay.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Dịch vụ viết bài cam kết chất lượng của Kind Content là một giải pháp tuyệt vời cho bạn.[/su_note]

18. Không làm bài viết chất lượng

Trong bài 22+ yếu tố cần có trong một content chất lượng. Mình có đề cập một số các ý như:

  1. Làm Outline (mục lục) bài viết.
  2. Thông tin Tổng Thể.
  3. Unique Concept (Cách viết khác biệt)
  4. Internal link và Call To Action

Và rõ ràng, nếu bạn không có (hoặc không biết) một trong 22 yếu tố trên thì đây chính xác là một lỗi không hề nhỏ. Nhất định phải đọc và làm đúng 22 yếu tố trên nhé!

19. Mong đợi kết quả ngay lập tức

Ai cũng mong muốn có kết quả, nhưng để có kết quả ngay lập tức là không thể. Nên nếu bạn đã né hết các sai lầm mà vẫn chưa thấy kết quả, thì cứ bình tĩnh làm tiếp, mục tiêu cứ hướng đến trải nghiệm người đọc là được.

20. Một số lỗi nhỏ thường gặp

  • Không trình bày liệt kê mà đánh số tùy tiện.
  • Đoạn cuối kể về thương hiệu quá dài. (Chỉ nên nêu một số lợi thế cạnh tranh và các ưu đãi một cách gọn nhất. Vì chẳng ai thích xem quảng cáo cả)
  • Trước heading để các ký tự thừa thải “-“, “+”.
  • Để 2 heading liền nhau nhìn xấu (nhiều người cho rằng không tốt cho SEO)
  • Dùng các từ “nhất”, “số một” để mô tả sản phẩm/ dịch vụ. Hành vi này là sai luật quảng bá. Doanh nghiệp hay các trang tổng hợp thông tin mà bị kiểm tra là có thể bị phạt đấy.

Kết,

Mình hy vọng rằng với 20+ lưu ý khi viết bài SEO này sẽ giúp bạn cải thiện được bài viết của mình tốt hơn. Nếu thấy hay, nhớ lưu lại và chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay