Google RankBrain là gì? Nó tác động như thế nào đến quá trình SEO website? Hiểu đơn giản thì đây là thuật toán được Google sử dụng để sắp xếp các kết quả trên trang SERP sao cho phù hợp nhất với truy vấn của người dùng.
Để hiểu rõ hơn và tìm lời giải cho các câu hỏi xoay quanh RankBrain, hãy cùng tìm đọc tiếp nội dung này nhé!
Google RankBrain là gì?
Google RankBrain là thuật toán được xây dựng dựa trên trí tuệ nhân tạo, với nhiệm vụ lọc và sắp xếp trang SERP để kết quả phản ánh chính xác nhu cầu của người dùng.
Trước đây, thuật toán tìm kiếm của Google hoàn toàn được viết bằng mã thủ công.
Ngày nay, các kỹ sư Google vẫn tiếp tục công việc, nhưng lại có sự hỗ trợ từ RankBrain để quá trình duyệt web trở nên nhanh và đúng hơn. Điều này là nhờ nó sử dụng các thông số: Vị trí địa lý, cá nhân hóa và từ khóa trong truy vấn,… để “tạo ra” SERP phù hợp.
Hiểu đơn giản, cách mà RankBrain sử dụng để đơn giản hóa quá trình duyệt web là: Nó chủ động điều chỉnh mức độ quan trọng của các yếu tố xếp hạng như backlinks, nội dung, độ dài,… tùy thuộc theo từ khóa truy vấn của người dùng là gì.
Sau đó, nó quan sát cách mọi người tương tác với các kết quả này. Nếu người dùng có phản ứng tích cực, RankBrain sẽ giữ lại cấu hình thuật toán đó. Ngược lại, nó sẽ tự điều chỉnh, đưa thuật toán trở về phiên bản trước.
Với sự tiến bộ không ngừng, RankBrain ngày càng trở nên thông minh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc SEOer cần phải hiểu rõ và tối ưu hóa thuật toán này để có thể xuất hiện ở vị trí cao trên SERP.
Có thể bạn chưa biết, RankBrain sẽ tập trung vào hai yếu tố chính là:
- Dwell time: Thời gian người dùng ở lại trên trên trang web.
- CTR (tỷ lệ nhấp): Tỷ lệ phần trăm người dùng bấm vào bài viết.
Liên hệ giữa Dwell Time và Google RankBrain là gì?
Dwell Time là thời gian người truy cập “dừng chân” trên web – một yếu tố mà RankBrain đặc biệt quan tâm.
Thực tế, một thành viên cấp cao từ Google Brain tại Canada đã xác nhận việc Google sử dụng Dwell Time như một tín hiệu để xếp hạng trang web.
Cụ thể hơn, RankBrain đo lường thời gian mà người dùng nhấp vào trang web và tiếp tục ở lại trang đó trước khi quay lại kết quả tìm kiếm.
Một nghiên cứu gần đây của SearchMetrics đã thêm bằng chứng cho việc này, khi họ phát hiện ra rằng thời gian Dwell Time trung bình cho 10 kết quả hàng đầu của Google là 3 phút 10 giây.
Điều này không chỉ là trùng hợp! Vậy chúng ta có thể hiểu, các trang có chỉ số này cao thường nằm ở vị trí tốt. Và RankBrain có xu hướng đẩy chúng lên cao hơn nữa trong SERP.
Vì sao Dwell Time lại quan trọng?
Hãy thử nghĩ, nếu người dùng dành thời gian lâu trên một trang, có khả năng họ đánh giá cao nội dung đó. Và nếu nhiều người dùng cảm nhận như vậy, Google sẽ nâng xếp hạng của trang đó để tất cả mọi người đều có trải nghiệm tốt nhất.
Liên hệ giữa CTR và Google RankBrain là gì?
Khi Paul Haahr – một kỹ sư của Google công bố slide này tại một hội nghị, khiến cả ngành SEO đều phải chú ý:

Các thông tin trên Slide của ông thể hiện:
“RankBrain đôi khi đẩy các trang lên vị trí cao hơn so với thứ hạng mà chúng đáng lẽ nên có. Nếu trang đó có tỷ lệ click-through (CTR) cao hơn mức trung bình, chúng tôi sẽ coi đó là một dấu hiệu để đánh giá nó có thể được tăng thứ hạng trong tương lai.”
Điều này hoàn toàn có lý:
- Vì nếu không ai nhấp vào trang web bạn, thì không có lý do gì để Google giữ nó ở trên trang đầu.
- Ngược lại, nếu trang web của bạn liên tục được người dùng nhấp vào, thì Google không thể để nó ở vị trí thấp, ví dụ như ô thứ 7, 8, 9,… Mà họ phải đưa bài viết đó lên cao cho nhiều người khác nhìn thấy.
Cách hoạt động của RankBrain là gì?
RankBrain hiểu từ khóa người dùng tìm kiếm
Trước đây, Google phải đối mặt với thách thức: Khoảng 15% từ khóa mà người dùng nhập vào chưa từng xuất hiện trước đó. Có vẻ không cao, nhưng thực tế, con số này tương đương với khoảng 450 triệu từ khóa/ngày (Giờ thì khá cao rồi đấy).
Với sự ra đời của RankBrain, cách mà Google xử lý và trả về kết quả cho các từ khóa đã thay đổi đáng kể.
Cụ thể, thuật toán này không chỉ hiểu được từ khóa truy vấn, mà còn quét các từ trong trang để hiểu người dùng muốn tìm cái gì, từ đó cung cấp kết quả chính xác gần như là 100%.
Chi tiết về cách hoạt động của Google RankBrain là gì?
Google sẽ cố gắng so khớp các từ khóa trong truy vấn với các từng chữ có trong các trang trên hệ thống (bao gồm cả bối cảnh). Điều này giúp họ hiểu rõ Search Intent của người dùng và đưa ra kết quả hợp lý hơn.
Ví dụ: Khi bạn tìm “viết bài chuẩn SEO“. Google sẽ không chỉ xét các từ khóa:
- Viết bài chuẩn SEO
- Viết bài SEO
- Bài chuẩn SEO
Thay vào đó, RankBrain sẽ hiểu được rằng bạn có khả năng đang muốn tìm thông tin về bộ phim “các bước viết bài chuẩn SEO”.
Ví dụ khác: Trong bối cảnh World Cup, khi ai đó tìm từ khóa “bóng đá”, Google sẽ hiển thị các trận World Cup sắp diễn ra. Thay vì chỉ để xuất các trận gần đây như bình thường.
Tóm lại, RankBrain không vừa cấp kết quả phù hợp với từ khóa, vừa đặt nó trong một ngữ cảnh cụ thể để đạt được kết quả tìm kiếm tốt nhất.
RankBrain có thể đo sự hài lòng của người dùng
Như đã đề cập ở trên, RankBrain hiểu rõ từ khóa và biết cách điều chỉnh để cung cấp kết quả tốt nhất. Điều này đặt ra câu hỏi: Làm sao RankBrain đo lường được liệu các kết quả hiển thị có đúng ý người dùng hay không?
Câu trả lời là: RankBrain sử dụng các dấu hiệu từ hành động của người dùng, bao gồm tỷ lệ nhấp (CTR), thời gian lưu trú trên trang (time on site), và tỷ lệ thoát trang (bounce rate).
- Nếu nhiều người dùng click vào một trang cụ thể từ kết quả tìm kiếm và ở lại xem nội dung, Google sẽ nâng cao thứ hạng của trang đó.
- Ngược lại, nếu người dùng rời bỏ trang để chuyển đến một trang khác, Google sẽ giảm thứ hạng trang đó. Đồng thời trang bên dưới sẽ được đẩy lên cao.
Về cơ bản, RankBrain tối ưu kết quả tìm kiếm dựa trên trải nghiệm người dùng. Mục đích là đảm bảo rằng kết quả sẽ phản ánh đúng ý định thật sự đằng sau truy vấn.
Ví dụ: Giả sử bạn bị viêm khớp gối và tìm “làm sao để bớt viêm khớp gối” trên Google.
- Bạn thử kết quả đầu tiên nhưng không hài lòng với thông tin được cung cấp.
- Sau đó, bạn quay lại và nhấp vào kết quả thứ hai, nhưng vẫn chưa thấy hài lòng.
- Cuối cùng, khi nhấp vào kết quả thứ ba và tìm thấy thông tin cần thiết, bạn sẽ dành thời gian đọc 10 phút.
Nếu nhiều bạn có hành động tương tự, Google sẽ đẩy kết quả thứ ba lên đầu trang để người dùng tiếp theo có thể tìm thấy nó dễ dàng hơn.
Các công nghệ bên trong RankBrain
Để hiểu sâu hơn về thuật toán Google RankBrain, điều quan trọng là phải nắm bắt rõ Machine Learning (máy học) và AI (trí tuệ nhân tạo). RankBrain vận hành dựa trên cả hai công nghệ này. Vì hai khái niệm đó có mối quan hệ chặt chẽ, nên thường bị hiểu sai.
AI là một khái niệm rất rộng bao gồm khả năng của máy móc trong việc thực hiện tự động các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người (nhận diện hình ảnh, xử lý giọng nói, đưa ra quyết định, dịch ngôn ngữ,…).
Machine Learning (một lĩnh vực trong AI) là công nghệ cho phép máy móc tự học từ kinh nghiệm, mà không cần được lập trình cụ thể. Đây là cách RankBrain hoạt động – nó tự học hỏi, không ngừng cải thiện thông qua dữ liệu và kinh nghiệm tích lũy theo thời gian.
Các tận dụng Google RankBrain là gì?
Dùng ngôn ngữ tự nhiên
Hãy viết các nội dung SEO của bạn sao cho tự nhiên như trong cuộc giao tiếp hàng ngày. Việc sử dụng câu từ quá rườm rà và phức tạp có thể gây rối cho RankBrain, làm giảm khả năng tăng xếp hạng trang web của bạn.
Để đảm bảo ngôn ngữ của bạn đủ tự nhiên, hãy đọc các bài viết và thậm chí là hỏi ý kiến của người khác. Nếu các đánh giá cho rằng nó nghe như lời nói trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tin rằng mình đã tối ưu hóa tốt cho RankBrain.
Xác định mục đích tìm kiếm
Việc thứ hai bạn cần làm là hiểu rõ mục tiêu tìm kiếm của người dùng. Hãy nhớ lại, nhiệm vụ chính của RankBrain là cung cấp các kết quả phù hợp nhất.
Vì vậy, bạn cần xác định rõ nguyên nhân và nhu cầu thực sự mà người dùng sử dụng các từ khóa truy vấn. Cách làm đơn giản là nhập từ khóa vào công cụ tìm kiếm và xem xét các kết quả đầu tiên.
Ví dụ: Khi tìm kiếm từ khóa “PageRank là gì”, các kết quả chủ yếu sẽ là “…cách tối ưu…”. Đồng nghĩa, những người truy vấn từ khóa này đang muốn biết phương pháp tối ưu chỉ số PageRank.

Xây dựng sự liên quan
Nếu có phần nội dung trên website không đáp ứng đúng Search Intent của người dùng, việc bạn cần làm là tăng cường mức độ liên quan và bao quát của các trang đó.
Google RankBrain hiện nay không chỉ chú ý đến từ khóa mà còn rất quan tâm đến chủ đề của trang. Do đó, việc bạn cần làm là tối ưu để nội dung trở nên đa dạng hơn, bằng cách thêm vào các thuật ngữ có liên quan, LSI keyword.
Bên cạnh đó, vì RankBrain có khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên, thế nên bạn cần tránh cách viết không tự nhiên, đặc biệt trong các tiêu đề và Meta Description.
Một cách bạn có thể cải thiện nội dung trong trường hợp này là sử dụng công cụ Competition TF-IDF Explorer trong Rank Tracker. Nó sẽ thu thập các thuật ngữ có liên quan mà các đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng.
Để thực hiện: Hãy mở dự án của bạn trong Rank Tracker, chọn phần Keyword Research và sau đó chọn Competition TF-IDF Explorer. Nhập từ khóa bạn quan tâm, công cụ sẽ phân tích 10 đối thủ hàng đầu để thu thập dữ liệu và báo cáo..
Kiểm tra các trích đoạn
CTR (Click Through Rate) là một yếu tố quan trọng mà Google RankBrain sử dụng để đánh giá mức độ liên quan của một trang web đối với truy vấn tìm kiếm. Do đó, bạn cần chắc chắn rằng các đoạn trích (snippets) được tối ưu hóa tốt nhất để có thể tăng CTR.
Mẹo: Bạn có thể sử dụng Google Search Central để biết các trang web có CTR thấp là bao nhiêu. Sau đó xem xét các đoạn trích và tìm hiểu cách cải thiện chúng một cách hiệu quả nhất.
Liên tục SEO cải thiện thứ hạng
Mặc dù cá nhân hóa trong tìm kiếm ngày càng trở nên quan trọng, thứ hạng trên Google vẫn đóng một vai trò không nhỏ. Ở hiện tại, khi website xuất hiện trong những kết quả tìm kiếm hàng đầu, đồng nghĩa nó sẽ trở thành “thực thể” được ưa chuộng nhất.
Điều này có nghĩa là trang của bạn sẽ có cơ hội được xếp hạng cao trong truy vấn tương tự từ đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, càng có thứ hạng cao, càng có khả năng duy trì vị trí đó đối với các tìm kiếm tương tự.
Theo dõi thị trường ngách
Thuật toán Google RankBrain có khả năng thay đổi các kết quả tìm kiếm (SERP) nếu phát hiện Search Intent của từ khóa đã có sự thay đổi.
Ví dụ: Có một website tên ABC và giả sử Netflix phát hành một series phim mới cùng có tên ABC. Các bài đánh giá về series phim đó có thể sẽ được xếp hạng cao hơn website ABC.
Để tránh tình huống này, hãy theo dõi SERP liên tục, đặc biệt là các từ khóa mà bạn quan tâm.
Mẹo: Sử dụng SERP History trong Rank Tracker giúp bạn nhanh chóng phát hiện các thay đổi trong SERP đối với những từ khóa đang được tối ưu.
Tối ưu hóa CTR
Mục tiêu chính của bạn là tăng số lượt nhấp chuột vào trang. Thế nên việc tối ưu hóa tiêu đề để chứa nhiều yếu tố cảm xúc nhất có thể là rất quan trọng, vì nó thường thu hút được nhiều lượt click hơn.
Tất nhiên, không phải trong mọi trường hợp bạn cũng có thể thêm yếu tố cảm xúc vào tiêu đề, nhưng khi có cơ hội, hãy tận dụng nó.
Kế tiếp, một kỹ thuật hiệu quả khác là thêm dấu ngoặc đơn vào cuối tiêu đề. Điều này đã được nghiên cứu và khuyến nghị bởi HubSpot và Outbrain.
Họ phân tích 3,3 triệu tiêu đề và phát hiện rằng tiêu đề với dấu ngoặc đơn có hiệu suất tốt hơn tới 33% so với những tiêu đề không có dấu ngoặc. Ví dụ cho việc này bao gồm:
- (2024)
- (Đầy đủ nhất)
- (Mới nhất)
- (Case Study)
- …
Một kỹ thuật tối ưu khác là thêm số vào tiêu đề của bạn, ngay cả khi nội dung không phải là một bài viết danh sách.
Về thẻ mô tả, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ nhấp chuột. Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật tương tự như trên để tối ưu nó.
Ngoài ra, bạn cần phải giải thích rõ ràng lý do người dùng nên nhấp vào kết quả của bạn, đừng quên thêm từ khóa chính và Call To Action.
Tối ưu nội dung để tăng Time on site và Bounce Rate
Hãy cho Google biết nội dung của bạn cung cấp đáp ứng được nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho người dùng. Điều này sẽ giúp thứ hạng của bạn trở nên bền vững theo thời gian.
Trong các bài viết trước đây, mình đã nhắc đến rằng “Bounce Rate” (tỷ lệ thoát) và “Time on Site” (thời gian trên trang) là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng của bạn.
Cụ thể, một tỷ lệ thoát cao – thời gian người dùng trên trang thấp là dấu hiệu cho thấy nội dung không đáng quan tâm, kém hữu ích. Điều này chứng tỏ nó không phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng.
Có thể bạn đã biết nhiệm vụ cần làm để tối ưu Google RankBrain là gì rồi phải không? Đó là tập trung tạo nội dung “đánh vào” nhu cầu tiêu thụ nội dung của người xem, bằng cách:
Đưa content quan trọng lên đầu bài
Để tránh việc người dùng phải cuộn xuống để đọc, hãy đặt nội dung quan trọng ngay ở màn hình đầu tiên. Mục tiêu là thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu.
Sử dụng đoạn Sapo ngắn gọn
Điều quan trọng là giữ người dùng trên trang của bạn càng lâu càng tốt. Thay vì viết đoạn Sapo dài và phức tạp, hãy đi thẳng vào vấn đề.
Cách này không chỉ tiết kiệm thời gian cho người đọc mà cũng giúp họ nhanh chóng hiểu được thông điệp bạn muốn truyền đạt. Dành phần phân tích sâu rộng cho các phần sau của bài viết.
Xuất bản nội dung dài
Nội dung dài và chi tiết giúp trả lời đầy đủ các câu hỏi của người tìm kiếm, qua đó kéo dài thời gian họ lưu lại trên trang.
Ví dụ: Một hướng dẫn 2000 từ sẽ mất thời gian đọc nhiều hơn so với một bài blog chỉ 100 từ. Tóm lại, nội dung càng dài, “Time on Site” càng tốt (nhưng phải truyền đạt hấp dẫn và hữu ích nhé).
Chia nhỏ bài viết
Để tránh làm người đọc cảm thấy mệt mỏi, hãy phân nội dung thành các đoạn văn hoặc tiêu đề phụ. Việc này sẽ giúp tăng khả năng đọc và thu hút của nội dung. Đó là lý do mà các đoạn văn trong bài viết của Kind Content thường được chia nhỏ thành nhiều tiêu đề.
Sự khác biệt của BERT và Google RankBrain là gì?
Mục tiêu chính của các nỗ lực tối ưu ngày nay hướng đến đó là làm hài lòng người dùng, thay vì tập trung vào kỹ thuật làm SEO.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của người dùng, Google phải liên tục cập nhật và điều chỉnh thuật toán.
Họ thường xuyên giới thiệu các đợt cập nhật thuật toán cốt lõi bằng cách thêm vào các phần tử mới, dẫn đến việc tạo ra một loạt các Googlebot khác.
Trong số này, hai cái tên tiêu biểu và đáng chú ý chính là Google RankBrain và BERT.
Thuật toán Google RankBrain
Được ra mắt vào tháng 10 năm 2015, RankBrain là một thuật toán dựa trên Công nghệ máy học và Trí tuệ nhân tạo (AI), chủ yếu để xác định kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho người dùng.
Thuật toán này sử dụng AI để phân tích các truy vấn tìm kiếm, bằng cách đánh giá chúng cùng với các trang web trong chỉ mục của Google. Từ đó có cái nhìn sắc bén về ý nghĩa của từng cụm từ.
RankBrain không chỉ đánh giá truy vấn dựa trên thông tin hiện tại mà còn tham khảo thông tin có từ trước và hiệu suất của các truy vấn đó.
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm “nóc nhà Đông Dương” Google có thể dự đoán rằng bạn đang muốn biết thông tin về Fansipan (mặc dù truy vấn không có từ này).
Thuật toán BERT
BERT (viết tắt của Bidirectional Encoder Representations from Transformers) là thuật toán được sử dụng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Nó được phát triển vào tháng 10 năm 2019 và ảnh hưởng đến khoảng 10% tổng số truy vấn tìm kiếm.
BERT giúp Google có cái nhìn rõ ràng về ngữ cảnh và sắc thái của các từ trong truy vấn. Nó không chỉ đánh giá từ khóa đó mà còn xem xét các từ liên quan xung quanh.
Điều này giúp thuật toán nắm bắt được mục tiêu đằng sau các truy vấn tìm kiếm. Đặc biệt là những truy vấn phức tạp và dài. BERT đã mang lại một sự thay đổi trong mô hình tìm kiếm, đánh dấu một bước tiến quan trọng kể từ khi Google phát hành RankBrain.
Sự kết hợp của BERT và RankBrain
BERT không phải là sự thay thế cho RankBrain. Thay vào đó, nó hoạt động như một sự bổ sung, giúp tăng cường hiệu suất của thuật toán tìm kiếm.
Google áp dụng nhiều phương pháp để phân tích và hiểu các truy vấn tìm kiếm. Đồng nghĩa là trong một số trường hợp, BERT có thể hoạt động độc lập với RankBrain hoặc kết hợp nó và các thuật toán khác, tùy thuộc vào đặc điểm của cụm từ truy vấn.
Điều này đã làm tăng sức mạnh tìm kiếm dựa trên ngữ nghĩa, bởi vì Google giờ đây có thể hiểu rõ hơn về ý định người dùng, ngữ cảnh của truy vấn và cả mối liên kết giữa các từ khi ai đó tìm kiếm.
Trong quá khứ, phương pháp tối ưu SEO chủ yếu tập trung vào việc xếp hạng dựa trên từ khóa. Tuy nhiên, ngày nay do sự kết hợp hiệu quả giữa BERT và RankBrain, việc này đã phụ thuộc thêm vào công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Đối mới cách nghiên cứu từ khóa với RankBrain
Google hiện nay có khả năng hiểu được nhu cầu người dùng đằng sau từng từ khóa cụ thể. Vậy nên, liệu phương pháp nghiên cứu từ khóa truyền thống đã trở nên lỗi thời chưa?
Câu trả lời là không. Thay vào đó, nó chỉ ra rằng bạn cần phải điều chỉnh quy trình này để phù hợp với RankBrain hơn, cụ thể:
Bỏ qua những từ khóa dài (Long tail Keywords)
Đầu tiên, hãy bỏ qua việc chú trọng vào các từ khóa dài, hay còn gọi là “Long tail Keywords”. Vì chúng không còn hiệu quả nữa.
Hãy nhớ lại ngày xưa, khi mọi người làm SEO đều tạo ra rất nhiều trang đích khác nhau, mỗi trang tối ưu cho một từ khóa duy nhất.
Chẳng hạn, bạn có thể đã tạo:
- Trang A tối ưu cho từ khóa “Cách viết bài chuẩn SEO bằng ChatGPT”.
- Trang B lại sử dụng từ khóa “Sử dụng ChatGPT viết bài chuẩn SEO”.
Theo phương pháp tìm kiếm truyền thống của Google, mỗi trang này sẽ được xếp hạng dựa trên từ khóa dài tương ứng của nó.
Tuy nhiên, RankBrain hiện đã nhận ra rằng cả hai từ khóa này thực chất là giống nhau và gần như trả về cùng một loại kết quả tìm kiếm. Vì vậy, việc tập trung vào từ khóa dài như trước đây không còn phải là lựa chọn tối ưu.
Chọn từ khóa có độ dài trung bình (Medium Tail Keywords)
Thay vì tập trung vào từ khóa dài, mình đề xuất nên chú trọng tối ưu nội dung cho các từ khóa có độ dài trung bình (Medium Tail Keywords). Những từ khóa này có mức độ tìm kiếm ở “vừa phải” – cao hơn từ khóa dài, không quá cạnh tranh như từ khóa ngắn.
Khi tập trung tối ưu trang dựa trên từ khóa có độ dài trung bình và đồng thời đảm bảo nó có giá trị cho người dùng, RankBrain sẽ tự động xếp hạng cao hơn cho bạn. Thêm nữa, điều này cũng giúp tăng xếp hạng cho nhiều từ khóa tương tự trên cùng website.
Lời kết
Qua phần chia sẻ của mình, có lẽ bạn đã nắm rõ về Google RankBrain là gì rồi. Đừng chần chờ nữa, hãy áp dụng ngay những kiến thức trên để tối ưu SEO và tăng thứ hạng cho website của bạn nhé!