External Link là gì? 16 mẹo sử dụng External Link hiệu quả 

Mục lục bài viết
External link là gì

External link sẽ mang lại hiệu quả SEO nếu bạn biết cách sử dụng. Người lại, nếu chưa hiểu rõ về loại link này, website của bạn có thể gặp nguy hiểm. Vì thế hãy cùng tìm hiểu External link là gì trong bài viết này nhé!

External link là gì?

External link (liên kết bên ngoài) là một dạng liên kết dùng để điều hướng từ website này sang website khác (không cùng tên miền). 

External link có thể cung cấp các thông tin để bổ sung cho bài viết gốc. Khi đóng vai trò là backlink, nó giúp trang web của bạn tăng độ uy tín và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.  

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Tìm hiểu thêm: Internal Link là gì? Bật mí 19 mẹo tối ưu Internal Link cho website[/su_note]

Chiến lược External link là gì?

Chiến lược External link là quá trình lên kế hoạch và triển khai những hoạt động liên quan đến các liên kết ngoài. Điều này đem đến những cải thiện về các chỉ số trang web của bạn như thẩm quyền tên miền, khả năng tiếp cận và thứ hạng trang web…

Google, Cốc Cốc,… thường đánh giá trang web dựa trên cả liên kết đến và liên kết đi. Vì thế, bạn cần có một chiến lược External link hiệu quả, giúp trang web của bạn được đánh giá cao và thăng hạng trên các công cụ tìm kiếm. 

Phân loại External link

External link được phân thành hai loại chính, đó là:

  • Inbound link (liên kết đến): Là những đường link từ trang web khác dẫn đến trang web của bạn, giúp tăng độ uy tín và thứ hạng tìm kiếm.  
  • Outbound Link (liên kết đi): Là những đường link từ trang web của bạn dẫn đến các trang web khác, giúp người đọc hiểu hơn về nội dung. 

Lợi ích của External link là gì?

  • Tăng độ uy tín cho bài viết và website của bạn.
  • Thể hiện bài đăng có sự chỉn chu ở khâu nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu viết bài.
  • Cải thiện hiệu suất SEO, tăng hạng cho website.
  • Đưa thêm thông tin hữu ích, giúp người đọc hiểu rõ nội dung của bài viết gốc. 
  • Tạo ra sự kết nối, mối quan hệ tốt giữa các trang web với nhau.
  • … 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất[/su_note]

Rủi ro khi dùng External link là gì?

  • Giảm độ uy tín của trang web: Việc dẫn link đến một trang web có độ uy tín thấp, nội dung kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trang web của bạn. 
  • Thứ hạng của trang web bị ảnh hưởng: Xảy ra khi bạn dẫn các External link đến website đang bị Google phạt, hay website có nội dung không liên quan với bài viết gốc.
  • Tăng tỉ lệ thoát trang: Việc chèn liên kết dẫn đến trang web khác có thể khiến người đọc thoát trang, và có thể người xem sẽ không qua lại website của bạn.

Yếu tố đánh giá một External link tốt

  • Mức độ liên quan về nội dung giữa các trang web liên kết.
  • Chỉ liên kết đến các trang uy tín.
  • Sự uy tín và thứ hạng của trang web liên kết.
  • Anchor Text tự nhiên, chứa nhiều từ khóa đa dạng.
  • Số lượng liên kết trên trang web chính. 
  • Số lượng tên miền gốc của trang web chính.  

Cách tạo External link trên website 

Để đặt External link, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bôi đen phần văn bản muốn đặt liên kết ngoài. 
Bôi đen vị trí cần chèn External link
Bôi đen vị trí cần chèn External link
  • Bước 2: Nhấn Ctrl + K.
Nhấn Ctrl K
Nhấn Ctrl K
  • Bước 3: Tại ô tìm kiếm, dán địa chỉ URL của trang web muốn liên kết và ấn Áp dụng
Dán External link
Dán External link

Dưới đây là cách xóa External link đã đặt:

  • Bước 1: Xác định External link cần xóa.
  • Bước 2: Nhấn vào văn bản chứa External link, chọn biểu tượng hình mắt khóa gạch chéo để xóa liên kết.  
Cách xóa External link
Cách xóa External link

Với những bạn biết code, có thể xóa các liên kết ngoài trực tiếp trong “source code”. 

Lưu ý khi sử dụng External link

  • Kiểm tra chất lượng bài viết và trang web liên kết. 
  • Chú trọng vào chất lượng hơn số lượng External link.
  • Sử dụng đa dạng những liên kết ngoài đến các trang uy tín.
  • Hạn chế đặt nhiều liên kết ngoài đến cùng một trang.
  • Đảm bảo liên kết hợp lý để tạo ra content chất lượng.
  • Sử dụng các Anchor Text tự nhiên, đúng nghĩa và phù hợp ngữ cảnh. 
  • Đặt các liên kết ở vị trí thuận tiện để người đọc có thể truy cập dễ dàng. 
  • … 

16 mẹo sử dụng External link hiệu quả 

1. Mức độ liên quan

Trước khi chèn liên kết vào trang web, bạn cần đảm bảo liên kết đó hữu ích và cung cấp thêm thông tin cho nội dung của bạn. Ngoài ra, bạn chỉ chèn External link đến các website có cùng chủ đề nội dung.

2. Sử dụng Backlink

Nếu External link đóng vai trò là Backlink, thì các liên kết từ web uy tín sẽ tác động tích cực đến trang của bạn. Nó giúp cho bài website của bạn được đánh giá là đáng tin cậy, từ đó giúp tăng thứ hạng tìm kiếm. 

3. Tránh liên kết với trang web xấu

Liên kết với trang web đang bị Google “đánh gậy”, nội dung đồi trụy, cờ bạc,… là điều không nên. Việc này làm giảm độ uy tín, quá trình SEO trở nên khó khăn hơn, tụt hạng trên Google. Trường hợp nặng hơn là trang của bạn cũng có thể bị phạt lây. 

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: 20 lưu ý khi viết bài SEO mà bạn cần biết[/su_note]

4. Chú ý “Search Volume” của trang web

Giữa hai trang web đều thỏa mãn những tiêu chí quan trọng như: Chất lượng, độ uy tín, tính liên quan mà chỉ khác search volume. Bạn nên chọn website có search volume (mật độ tìm kiếm) lớn hơn. Các công cụ tìm kiếm thường sẽ xếp hạng những trang web đó cao hơn.  

5. Ứng dụng các công cụ bên ngoài

Bạn nên dùng phần mềm để tổng hợp một kho External link nhanh chóng hơn. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ quản lý Listing Management Tool để kiểm tra các External link trên website của bạn.

6. Chú trọng nội dung để có được Backlink

Backlink (liên kết ngược) là những liên kết từ trang web khác dẫn đến trang của bạn. Nó giúp tăng độ uy tín và cải thiện thứ hạng trang web. Vì vậy, hãy cố gắng tạo ra 10x content (nội dung chất lượng nhất) để có được backlink từ những “đồng nghiệp” trong lĩnh vực của bạn.

7. Tránh dùng Backlink hai chiều

Backlink hai chiều là một dạng liên kết hai chiều, từ trang web của bạn sang trang web khác. Và đồng thời từ trang web đó cũng liên kết về trang của bạn. 

Ở bản cập nhật mới, Google đã cải thiện khả năng nhận diện và làm giảm giá trị của các liên kết hai chiều. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng External link giống như liên kết ngược giữa hai trang web hoặc dẫn đến các trang blog riêng tư. 

8. Đừng lạm dụng External link

Việc chèn nhiều các External link là điều tốt nhưng bạn cần kiểm soát số lượng liên kết đến những trang web khác. Tránh liên kết quá nhiều hoặc liên kết không liên quan làm ảnh hưởng đến người đọc và mất đi tính chuyên nghiệp của trang web. 

9. Liên kết đến các nguồn uy tín

Trước khi chèn liên kết ngoài vào bài viết, bạn cần đảm bảo đó là nguồn đáng tin cậy. Các liên kết đến và đi từ địa chỉ uy tín sẽ được Google đánh giá cao. 

10. Sử dụng Anchor Text đúng cách

Sử dụng Anchor Text dưới dạng biến thể của từ khóa là một cách hiệu quả. Điều này giúp các liên kết ngoài trở nên tự nhiên, đồng thời tăng hiệu quả SEO web, thân thiện với độc giả. 

11. Thêm các liên kết thực sự hữu ích

Để tránh trường hợp bị cho là spam do chèn quá nhiều liên kết thì bạn chỉ nên thêm các liên kết thực sự hữu ích. Nội dung trong các liên kết đó ít nhất cần giải đáp được một vấn đề nhất định, liên quan đến bài viết ở website gốc. 

12. Mở liên kết ngoài trong một tab khác

Các External link cần được mở trong một tab khác chứ không nên thay thế trang web gốc ban đầu. Điều này đặc biệt quan trọng, nó mang lại trải nghiệm tốt, cho phép người đọc kiểm soát việc tìm kiếm thông tin trên trang web. 

13. Không liên kết đến website đối thủ

Liên kết ngoài dẫn đến các trang web đối thủ là một điều tai hại. Nó sẽ gây ra bất lợi do nội dung của trang web này có thể “cướp” mất độc giả. Vì thế, bạn nên lựa chọn các trang web ít cạnh tranh nhưng vẫn bổ sung được thông tin cho bài viết. 

14. Theo dõi các liên kết ngoài

Sau khi sử dụng External link, bạn cần dành thời gian hàng tháng để kiểm tra các liên kết này. Đảm bảo chúng vẫn còn tồn tại, đủ uy tín, an toàn và tạo được hiệu ứng tốt. 

15. Sử dụng các liên kết minh bạch

Bạn cần tránh xa các đơn vị thao túng thứ hạng tìm kiếm như mua bán các liên kết, tạo liên kết tự động, liên kết chất lượng thấp,… Đây là những hành vi bị Google phạt do nghi ngờ lợi dụng để kiếm lợi ích.  

16. Những nơi không nên chèn External link

Hãy nhớ rằng, External link sẽ dẫn người xem đến website khác. Thế nên đừng chèn loại link này vào đầu bài viết, vì độc giả có thể rời website của bạn, và không trở lại. 

Ngoài ra, trong các bài viết bán hàng cũng đừng nên chèn External link. Vì có thể khách hàng sẽ vô tình đến trang web khác và bỏ quên những lời thuyết phục của bạn. 

Cần tránh liên kết tới loại website nào?

Để bảo vệ trang web của bạn, hãy tránh xa những website sau: 

  • Website chứa virus, phần mềm độc hại: Trang web sẽ bị liệt vào danh sách đen nếu dẫn đến các trang bất hợp pháp như cá độ, đồi trụy,…
  • Liên kết trang tiểu sử cá nhân: Bởi các trang tiểu sử cá nhân thường có thông tin chưa được xác thực kỹ càng (bạn cần kiểm tra cẩn thận được khi điều hướng đến các trang này nhé).
  • Các website tính phí: Hầu hết mọi người thường bỏ qua những website yêu cầu đăng ký hoặc trả phí để sử dụng, vì nó khá bất tiện.
  • Các trang web ngôn ngữ khác: Để tiếp cận tốt tới độc giả, bài viết hướng đến đối tượng ở đâu thì nên sử dụng ngôn ngữ ở đó. 
  • Các trang web điều hướng: Bạn sẽ bị đánh giá là spam nếu chèn External link dẫn đến trang đã được điều hướng sang một địa chỉ URL khác.
  • Các trang web video: Bởi các trang web video này rất dễ bị dính bản quyền. 

Cách kiểm tra External link

Để kiểm tra chất lượng của External link, hãy sử dụng công cụ Ahrefs để quét toàn bộ các link liên kết với trang web của bạn. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào công cụ Ahrefs
  • Bước 2: Điền địa chỉ website cần kiểm tra vào ô tìm kiếm. 
  • Bước 3: Lướt xuống bên dưới thanh menu bên trái, chọn “Linked domain”. 
  • Bước 4: Công cụ sẽ xử lý và cho ra kết quả ở bên cạnh, cho phép bạn kiểm tra các thông tin về External link bao gồm: DR – độ uy tín, Links from target – các liên kết cụ thể có liên quan, Dofollow –  số lượng liên kết.
  • Bước 5: Kiểm tra External link ở mục Links from target, nhấp vào dấu mũi tên tương ứng mỗi đường link liên kết để biết rõ hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ Screaming Frog theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào Screaming Frog. Tại giao diện chính, nhập website hoặc liên kết mà bạn muốn kiểm tra. 
  • Bước 2: Nhấn Start và chờ đợi kết quả. 
  • Bước 3: Khi kết quả hiện ra, nhấn vào External để kiểm tra tất cả External link trên toàn website. 
  • Bước 4: Chọn Export để tải thông tin chi tiết về máy.

Các nguồn External link uy tín

  • Các website chính phủ: Các địa chỉ này có độ uy tín không cần bàn cãi. Một số trang web kể đến là chinhphu.vn, thanhtra.gov.vn, baochinhphu.vn,…
  • Các website tổ chức phi lợi nhuận: Có rất nhiều các tổ chức phi lợi nhuận quy mô lớn bạn có thể tham khảo. Ví dụ như www.who.int(Tổ chức Y tế Thế giới WHO), www.oech.org (Tổ chức Môi trường và Phát triển),… 
  • Các website giáo dục: Các trang web giáo dục sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức hữu ích và thông tin chính xác. Ví dụ như moet.gov (Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam), giaoduc.net,… 
  • Website của người có uy tín: Việc có những liên kết ngoài đến các trang cá nhân nổi bật, các chuyên gia đầu ngành ví dụ gordon ramsay.com (Vua đầu bếp Mỹ Gordon), lethanhhoa.com( nhà thiết kế nổi tiếng Lê Thanh Hòa),…
  • Website đầu ngành: Các website đầu ngành có độ uy tín và luôn được đánh giá cao trên thanh công cụ tìm kiếm ví dụ như vinmec.com( Y tế và Sức khỏe), vjs.ac.vn (Tạp chí Khoa học và Công nghệ),… 

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ External link là gì, những mẹo tối ưu liên kết ngoài, cách “bảo vệ” website khi dùng External link. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích trong nghề làm content, hãy xem thêm nội dung của Kind Content nhé!

Chia sẻ lên:
Đăng ký nhận tin hữu ích

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay