Copywriter là gì? Làm thế nào để trở thành Copywriter?

Copywriter là gì

Nếu bạn chưa hiểu rõ Copywriter là gì, công việc Copywriting cần làm là gì? Hay chưa phân biệt được giữa Copywriter và Content Writer, thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn.

Menu

Copywriter là gì?

Copywriter là người viết nội dung quảng cáo. Bao gồm các công việc chính như sáng tạo nội dung, slogan, tagline, hình ảnh, video clip, âm thanh…

Thông thường, Copywriter sẽ làm việc với các doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu, lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch Marketing cho thương hiệu.

Copywriting là gì?

Tương tự định nghĩa trên, Copywriter là người sáng tạo nội dung. Còn Copywriting là từ để chỉ những công việc sáng tạo nội dung, ví dụ như “tôi đang viết quảng cáo”, “tôi đang viết tagline, slogan”,…

Các sản phẩm của ngành Copywriting

Hiện nay, bạn có thể bắt gặp sản phẩm của Copywriter ở khắp mọi nơi mà không hề hay biết. Chẳng hạn như bạn xem một TVC quảng cáo, ở cuối TVC sẽ có câu thông điệp thì đó chính là sản phẩm của việc Copywriting.

Chẳng hạn như bạn xem TVC của Neptune và thấy thông điệp: “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết” thì đây chính là một sản phẩm của Copywriting.

Ngoài ra, khi bạn bắt gặp một câu Slogan của một thương hiệu nào đó thì câu Slogan đó là do đội ngũ Copywriter sáng tạo ra. Hay cả một bài đăng bán hàng trên facebook cũng có thể do Copywriter sáng tạo ra.

Ai cần thuê Copywriter?

Copywriter được xem như một người chủ chốt trong việc truyền bá và quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp hay bất kỳ ai đang có nhu cầu quảng cáo cũng cần tìm đến Copywriter.

Nhưng Copywriter thường sẽ làm việc cho các cá nhân, tổ chức sau:

  • Các công ty, tổ chức có quy mô từ nhỏ tới lớn như công ty tài chính, dược phẩm.
  • Các nhà sản xuất.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ địa phương.
  • Huấn luyện viên.
  • Những tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ sức khỏe.
  • Tác giả, diễn giả.

Tiềm năng phát triển và mức thu nhập của ngành Copywriting

Một số doanh nghiệp lớn luôn dành thời gian và tiền bạc để xây dựng một đội ngũ Copywriter hùng hậu nhằm đẩy nhanh quá trình bán hàng. Một số người còn công nhận rằng, Copywriter đã tạo nên công việc kinh doanh cho họ khi giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

Theo nhiều thống kê, Copywriting đang dần trở thành một xu hướng nghề nghiệp mới và rất được săn đón hiện nay.

Người làm trong lĩnh vực Copywriting thường sẽ nhận được đãi ngộ tốt cùng mức lương hậu hĩnh từ các doanh nghiệp.

Hiện nay, mức thu nhập trung bình của ngành Copywriting là hơn 13 triệu đồng. Mức thu nhập này được tính dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Địa điểm, khu vực làm việc.
  • Vị trí công việc đang đảm nhận.
  • Thời gian làm việc trong ngành (kinh nghiệm làm việc).

Chung quy, thu nhập thấp nhất của Copywriter có thể từ 8.5 triệu đồng đến hơn 13 triệu đồng. Với một Copywriter chuyên nghiệp, mức thu nhập có thể lên tới 20 triệu đồng và hơn thế nữa tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm.

Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?

Cũng là nghề viết content nhưng Content Writer và Copywriter khác nhau như thế nào?

Content Writer

Content Writer là người viết nội dung dạng chữ cho các nền tảng khác nhau nhằm cung cấp thông tin chính xác và giải đáp vấn đề khách hàng đang mắc phải một cách dễ hiểu, đầy đủ.

Một số nội dung mà Content Writer thường viết là bài báo, giới thiệu sản phẩm, email, viết bài SEO cung cấp thông tin hữu ích cho website,…

Copywriter

Copywriter thường có nhiệm vụ đẩy mạnh quá trình bán hàng nên họ sẽ sáng tạo những nội dung ngắn gọn, các cụm từ độc đáo với mục đích tăng chuyển đổi khách hàng. Các nội dung đó có thể là:

  • Viết quảng cáo PPC, mạng xã hội, các trang đích cho quảng cáo.
  • Viết nội dung CTA (lời kêu gọi hành động).
  • Viết về sản phẩm, dịch vụ.
  • Viết Email bán hàng.
  • Viết nội dung website.
  • Biên tập video, chatbot.
  • Viết tiêu đề, menu website.

Người viết nội dung có phải là người viết quảng cáo không?

Dựa vào hai khái niệm trên, bạn phải hiểu rằng người viết nội dung và người viết quảng cáo là 2 công việc hoàn toàn khác nhau. Nếu người viết nội dung đòi hỏi sự chính xác thì người viết quảng cáo sẽ yêu cầu nhiều hơn về tính sáng tạo.

Cái nào tốt nhất, Content Writing hay Copywriting?

Thật ra, không có cái nào là tốt nhất trong cả hai cái trên. Việc viết quảng cáo hay viết nội dung đều sẽ đáp ứng những yêu cầu công việc khác nhau. Nên nội dung tốt nhất sẽ là nội dung đạt được mục đích của bạn.

Công việc Copywriter thường làm là gì?

Một Copywriter thường sẽ làm những công việc như:

  • Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, xu hướng, đối thủ cạnh tranh,…
  • Sáng tạo và viết nội dung quảng cáo, đề ra chiến lược tiếp thị và trình bày với cấp trên.
  • Viết nội dung đa phương tiện (báo, tạp chí, phương tiện truyền thông, mạng xã hội,…).
  • Phát triển thương hiệu và truyền bá thông điệp của thương hiệu.
  • Phân tích, đo lường kết quả của chiến lược để hướng tới một chiến lược hoàn thiện nhất.
  • Biên tập quảng cáo radio, podcast.
  • Thực hiện hoặc lên ý tưởng cho biển quảng cáo, tờ rơi, áp phích.

Nhân viên Copywriter là gì? Phân loại chi tiết

Trong giới Copywriting, các Copywriter sẽ được phân loại thành nhiều tên gọi khác nhau, tương ứng với từng thể loại bài viết khác nhau như sau:

  • Creative / Advertising Copywriter: Sáng tạo Slogan, Tagline, Concept, Storyboard.
  • Sale Letter Copywriter: Chủ yếu là viết bài website và bài quảng cáo.
  • Digital Copywriter: Viết nội dung cho doanh nghiệp, gặp gỡ khách hàng, quản lý dự án, chịu trách nhiệm logo, hình ảnh,…
  • Technical Copywriter: Viết các bài viết review, cung cấp thông tin, liên quan đến kỹ thuật nhằm làm tăng độ uy tín và củng cố lòng tin của khách hàng.
  • Publisher / Content Copywriter: Viết nội dung và chịu trách nhiệm quản lý chiến lược PR, quảng bá.
  • Inhouse Copywriter (Brand Copywriter): Chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung và quảng bá thương hiệu.

Copywriter làm việc ở đâu?

Nếu bạn là một Copywriter đang tìm bến đỗ cho mình hoặc không biết chính xác nơi làm việc của một Copywriter thì có thể nhìn vào những địa điểm như:

  • Agency: Những công ty truyền thông, Marketing nên phải sáng tạo tối đa nhằm đáp ứng được nội dung ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Công ty: Các Copywriter khi làm việc tại công ty sẽ chỉ tập trung sáng tạo cho đúng sản phẩm của công ty nên cần phải hiểu rõ sản phẩm để truyền tải thông điệp một cách chính xác nhất.
  • Freelance Copywriter: Thực hiện các đầu việc như trên nhưng sẽ làm theo dự án và được làm việc tự do, không cố định thời gian hay địa điểm làm việc.

Yêu cầu công việc của một Copywriter

Khi bạn muốn xin vào vị trí Copywriting của một công ty, doanh nghiệp, bạn thường sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu công việc như sau.

KPI công việc

  • Lượt tương tác của bài viết.
  • Số lượng bài viết đáp ứng được trong một tháng.
  • Số lượng người đăng ký bài viết.

Trình độ học vấn

Một số công ty có thể sẽ yêu cầu bạn tốt nghiệp ở các trường như Marketing, truyền thông, báo chí,… Nên nếu có thì nó sẽ là một điểm cộng.

Nhưng nếu không có thì cũng không ảnh hưởng lắm đâu, miễn là bạn đầu tư cho mình một bản Portfolio Content “đẹp”, nó tốt hơn tờ giấy chứng chỉ nhiều đấy.

Kỹ năng nghề nghiệp

Dĩ nhiên, một Copywriter chuyên nghiệp, họ cần phải có cho mình những kỹ năng làm việc thiết yếu như:

  • Khả năng viết.
  • Khả năng tư duy.
  • Khả năng sáng tạo.
  • Khả năng thiết kế.
  • Khả năng nghe, đọc và hiểu nội dung.
  • Khả năng thiết kế.
  • Khả năng quản lý thời gian hiệu quả.
  • Khả năng tối ưu SEO.
  • Khả năng liên quan Digital Marketing.

Bộ câu hỏi phỏng vấn công việc

  • So sánh sự khác nhau giữa phóng viên và Copywriter.
  • Bạn thường sẽ tìm ý tưởng bài viết như thế nào?
  • Người đọc bạn từng hướng tới là gì và sử dụng văn phong như thế nào để hướng tới nhóm người đọc đó?
  • Kể lại chiến dịch Marketing hiệu quả mà bạn biết.
  • Điều gì để giúp Copywriter thành công?
  • Bạn có thể sử dụng các công cụ Marketing nào?
  • Sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu có gì đặc biệt và bạn sẽ tận dụng vào bài viết như thế nào?

Làm thế nào để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp?

Để thành công trong việc trở thành một Copywriter chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo các cách sau đây.

Thành thạo 35 kỹ thuật Copywriting

Nghề nào cũng cần phải có kỹ năng riêng và Copywriting cũng vậy. Đối với một Copywriter chuyên nghiệp, họ thường sẽ có được 35 kỹ thuật Copywritting chính mà Kind đã viết trong bài trước rồi đấy.

Đọc một quyển sách về Copywriting

Hầu hết, các quyển sách về Copywriting sẽ là những kinh nghiệm được đúc kết từ những Copywriter chuyên nghiệp và thâm niên lâu năm trong nghề.

Đăng ký một khóa học bài bản

Sau khi đã có được góc nhìn sơ lược về ngành, bạn cần trau dồi cho mình những kiến thức bài bản để giúp ích cho công việc. Và để làm được điều này, một khóa học Copywriting chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Luyện tập hàng ngày để nâng cao kỹ năng

Trong quá trình rèn luyện bản thân để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp, bạn nên chăm chỉ luyện tập 10 bài tập nâng cao tay nghề dưới đây:

  • Sáng tạo ra hàng loạt tiêu đề bài viết.
  • Lưu và viết lại các quảng cáo yêu thích.
  • Viết nhanh nhất có thể.
  • Tìm kiếm phản hồi và lắng nghe sự góp ý từ những người ngoài ngành.
  • Thử viết mở bài.
  • Tập cho bản thân thói quen viết tay.
  • Viết nhiều kết bào khác nhau.
  • Tạo một email chuyên về nghiên cứu.
  • Học cách quan sát mọi thứ.
  • Viết mỗi ngày.

Gia nhập cộng đồng Copywriter, Content Marketing

Và dĩ nhiên, không có bài học nào dễ nhớ bằng những bài học từ sự chia sẻ của những đồng nghiệp cùng ngành. Vì vậy, nếu bạn là một Copywriter mới, bạn có thể gia nhập vào các cộng đồng Copywriter, Content Marketing để chia sẻ, giao lưu với nhiều Copywriter chuyên nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của một Copywriter

Khi bước chân vào lĩnh vực Copywriting, bạn sẽ thấy lộ trình thăng tiến của một Copywriter sẽ gồm những giai đoạn như sau.

Intern (Thực tập sinh)

Là những Copywriter chưa có kinh nghiệm và đang học việc nên công việc chính của Intern thường là hỗ trợ những công việc liên quan.

Junior (Nhân viên ít kinh nghiệm)

Tuy cũng là một người mới trong ngành nhưng dày kinh nghiệm hơn so với Intern nên Junior sẽ tham gia và bắt đầu làm quen với công việc một cách trực tiếp.

Senior (Nhân viên có nhiều kinh nghiệm)

Vị trí này được xem như một phần của đội ngũ sáng tạo nội dung và sẽ làm việc trực tiếp với người điều hành, kết quả công việc cũng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hoặc cấp trên bằng cách phác họa ý tưởng rồi lên ý tưởng, giám sát, thay đổi và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả.

Manager (Quản lý)

Đóng vai trò là một người lãnh đạo nhằm mang đến kết quả tốt nhất cho mỗi chiến lược nội dung, đồng thời sẽ thực hiện chiến lược, lên kế hoạch, giám sát và đánh giá chất lượng làm việc của các nhân viên cấp dưới, trình bày ý tưởng cho cấp dưới cũng như cấp trên.

Content Director (Giám đốc sáng tạo nội dung)

Đây được xem là vị trí cấp cao của một bộ máy sáng tạo nội dung, làm nhiệm vụ lên chiến lược, kiểm tra để đảm bảo chất lượng nội dung được tốt nhất, trình bày nội dung và ý tưởng cho cấp trên.

Lộ trình phát triển cho Freelance Copywriter

Nếu yêu thích sự tự do trong công việc để thoải mái sáng tạo và chọn trở thành một Freelance Copywriter thì bạn có thể bắt đầu theo thứ tự như sau để thăng tiến.

Cá nhân chập chững đi tìm khách hàng

Hãy nhớ, một Freelance Copywriter mới vào nghề thường sẽ có rất ít sản phẩm hoặc chưa tạo được một sản phẩm gây ấn tượng mạnh để khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải tìm khách hàng cho mình, tạo dựng lòng tin trong khách hàng và tạo ra các sản phẩm để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Quá trình này có vẻ khá vất vả nhưng nếu bạn kiên nhẫn thì sẽ là một nền tảng tốt cho công việc của bạn sau này.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Sau khi đã có một khoảng thời gian lăn lộn với nghề và bắt đầu có những sản phẩm thành công, bạn cũng dần định hình được phong cách sáng tạo của bản thân mình.

Lúc này, việc bạn cần làm đó là áp dụng những kinh nghiệm và kiến thức đã học được để xây dựng thương hiệu cho chính mình thay vì cho một doanh nghiệp nào đó.

Nếu như bạn xây dựng thương hiệu cá nhân thành công thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn là một Copywriter giỏi và chuyên nghiệp.

Xây dựng một team Freelancer, Agency

Khi bạn đã có thời gian làm việc đủ lâu, đủ kinh nghiệm, hiểu được đa dạng các sản phẩm khác nhau, biết được nhiều xu hướng truyền thông, quảng cáo hay thậm chí là có lượng khách hàng dồi dào, bạn có thể tự xây dựng cho mình một team Freelancer, Agency (giống như Kind Content đang làm đấy) để làm việc cùng bạn.

Bắt đầu tìm kiếm công việc Copywriter đầu tiên của bạn

Như đã nói, công việc của một Copywriter thật ra không chỉ đơn giản là viết mà còn nhiều hơn thế nữa. Khi bạn thật sự đã thành công từ việc trau dồi cho bản thân đủ kinh nghiệm, có được thương hiệu cá nhân và đội ngũ người đồng hành cùng bạn thì đây là lúc bạn bắt đầu con đường trở thành một Copywriter thật thụ với những dự án chuyên nghiệp đầu tiên.

7 cách để tìm việc làm Copywriter tại nhà

Để có thể tìm được một công việc Copywriter tại nhà, bạn có thể thử ngay 7 cách dưới đây.

Viết cho chính bản thân mình hoặc cho bạn bè

Nếu những ngày đầu tiên, khi bạn chưa có kinh nghiệm hay sản phẩm để gửi tới khách hàng của mình thì bạn có thể tập viết bài cho bạn bè, người quen để nghe lời góp ý từ họ nhé.

Tìm kiếm trên Linkedin

Hiện nay, Linkedin là nền tảng tìm việc lớn nhất hiện nay và cũng là nơi quy tụ những nhà tuyển dụng uy tín nhất trên toàn thế giới. Từ đây, bạn không chỉ tìm được việc làm cho mình mà còn là nơi để bạn gặp gỡ những Copywriter có kinh nghiệm để trao đổi đấy.

Xây dựng mối quan hệ

Thật ra, Copywriting là lĩnh vực đòi hỏi khả năng ngoại giao và cởi mở. Nếu bạn không thể bán được sản phẩm của chính mình thì bạn cũng khó có thể bán được sản phẩm của người khác.

Bạn có thể chọn cách tiếp thị dịch vụ viết bài quảng cáo do chính mình cung cấp đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và xây dựng một mối quan hệ thật tốt với họ để đưa họ vào danh sách khách hàng tiềm năng.

Để khách hàng tự tìm tới

Ngoài ra, bạn có thể tự tạo cho mình một thương hiệu cá nhân thật tốt, thật vững, đủ độ uy tín trong mắt khách hàng thì bạn có thể đợi khách hàng tự tìm tới mình.

Tìm việc làm tại các trang Freelancer

Hiện nay, trên Facebook có rất nhiều các trang web tuyển dụng Freelance Copywriting như: Chợ Viết – Thuê Viết Bài – Tuyển dụng Content – Cộng đồng Copywriter, Chợ Viết – Group Tuyển dụng Cộng Đồng Copywriter Việt Nam,… để tìm việc.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Lời kết

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được Copywriter là gì rồi phải không? Nếu có thắc mắc nào khác, bạn cứ hỏi và mình sẽ giải đáp giúp cho nhé!

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay