HomeContent MarketingContent Writer là gì? Lộ trình phát triển của một người viết content
Content Writer là gì?

Content Writer là gì? Lộ trình phát triển của một người viết content

Content Writer là gì? Liệu đây có là một nghề đáng để theo đuổi? Nghề này có thể phát triển không? Nghề này có liên quan gì tới Copywriter? Ở bài viết này, mọi vấn đề sẽ được Kind bật mí, bạn cứ yên tâm đọc hết nhé!

Content Writer và Content Writing là gì?

Content Writer là những người viết nội dung cho các website/ blog/ các trang mạng xã hội,… Thường thì họ chỉ tập trung vào viết làm sao cho người đọc dễ hiểu, có đầy đủ thông tin nhất có thể.

Content Writing là từ chỉ các công việc mà Content Writer phải làm, ví dụ như nghiên cứu về chủ đề, xây dựng mục lục, viết, chỉnh sửa, tối ưu lại bài viết,…

Sự khác nhau giữa Content Writer và Copywriter?

Dù bạn là người mới vào nghề hay đã đi làm 1-2 năm kinh nghiệm thì việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm này vẫn thường xuyên xảy ra. Những hiểu lầm này sẽ chấm dứt ngay bây giờ!

Content Writer là gì?

Content Writer như Kind nói ở trên, họ sẽ tập trung vào việc mô tả vấn đề một cách chi tiết, mục tiêu là để ai cũng có thể hiểu được.

Các sản phẩm của Content Writer thường là một một bài viết dài trên website, một bài cần phân tích, chia sẻ kinh nghiệm, định nghĩa,… Ví dụ bài viết bạn đang đọc chính là một sản phẩm của Content Writer.

Copywriter là gì?

Copywriter là người viết quảng cáo, thay vì mô tả vấn đề một cách chi tiết, họ có thể viết một hoặc hai câu không rõ nghĩa để đánh vào cảm xúc của người đọc, làm họ vui/ buồn/ tiếc nuối,…

Ví dụ như điển hình nhất là các câu bạn hay nghe trên facebook như là: “Deal hot giá hời”; “Đoán đúng trúng quà”. “Fan cứng luôn có chỗ đứng”,… Nghe rất vui tai và siêu ngắn gọn.

Đánh giá: Có thể nói Content Writer tập trung vào sự đầy đủ, dễ hiểu, logic. Còn công việc của Copywriter tập trung vào phá cách, cảm xúc, sáng tạo.

Thu nhập của Content Writer có cao không?

Cao hay thấp là quan điểm của mỗi người. Nhưng theo Kind thì đa số mọi người làm thuê cho công ty thì chỉ nhận được mức thù lao ở mức trung bình thôi. Nếu bạn làm Content Writer ở công ty, thì đây là mức lương phổ biến nhất:

  • Mức lương trung bình của vị trí Content Writer full-time tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 7-15 triệu.
  • 10-12 triệu là mức lương phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng đưa ra dành cho các ứng viên đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Nếu viết được content bằng tiếng Anh thì bạn có thể có mức lương cao hơn, từ 800$-1000$/ tháng.
  • Còn nếu bạn dựa vào kiến thức của Content Writer để đi làm cái khác như tự lập nhóm, công ty viết, kinh hdoanh, hay đơn giản nhất là viết blog kiếm tiền,… Thì nghề này mới có thể mang lại mức thu nhập tốt được.

Content Writer học ngành gì? Có cần bằng cấp không?

Nếu các bạn đã có nền tảng là sinh viên của các ngành liên quan đến báo chí, truyền thông hay marketing, rõ ràng đó là một lợi thế lớn. Nhưng trên thực tế, chỉ cần có đam mê viết lách thì bất cứ ai cũng có thể dấn thân vào nghề này.

Đương nhiên, đam mê phải đi kèm với việc rèn luyện tư duy, trau dồi kiến thức.

Chỉ có liên tục đi thật nhiều nơi, học thật nhiều thứ và đọc thật nhiều sách mới là bí quyết để các bạn theo đuổi nghề content writing lâu dài và đạt được sự thăng tiến trong tương lai.

Mẹo: Kind đã có liệt kê lại rất nhiều thứ để bạn có thể học tại đây rồi, nhớ lưu lại link nhé: Từ A-Z tài liệu tự học Content Marketing bài bản.

Vậy Content Writer làm gì?

KPI công việc

  • Số lượng bài viết trong tháng.
  • Lượng tương tác mỗi bài (view/comment/share).
  • Tỉ lệ click/ Chuyển đổi.

Yêu cầu công việc của Content Writer

  • Kỹ năng viết content tốt.
  • Kỹ năng phân tích, nghiên cứu.
  • Kỹ năng tổng hợp thông tin.
  • Chăm chỉ, có khả năng chịu áp lực cao.
  • Biết cách viết bài chuẩn SEO. (Đa số Content Writer nào cũng sẽ viết dạng này)
  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và đưa ra quyết định.
  • Tư duy tập trung vào kết quả.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Năng lực giải trình và thuyết phục.
  • Kỹ năng tự học.

Trên là các kỹ năng cơ bản nhất để bạn có thể tiến hành vào việc luôn. Nhưng để trở nên giỏi thật giỏi thì bạn cần rèn luyện 15 kỹ năng viết content nữa.

Bộ câu hỏi phỏng vấn cho Content Writer

  • Bạn hay viết về chủ đề gì? Vì sao bạn lại viết về chủ đề đó?
  • Phương pháp nào giúp bài viết bạn thu hút người đọc hơn?
  • Những lưu ý khi viết một bài quảng cáo trên các website?
  • Phong cách viết ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của bài?
  • Sự giống nhau và khác nhau giữa Content writing và Copywriting là gì?
  • Bạn có kinh nghiệm hoặc đạt được thành tựu nào trong nghề chưa?

Content Writer làm việc ở đâu?

Chủ yếu Content Writer sẽ có ba xu hướng chính:

Làm cho phía Agency

Agency là đại lý cung cấp giải pháp Marketing cho khách hàng (Client). Khi làm Content Writer trong Agency, bạn sẽ phải viết cho hàng xa số các lĩnh vực khác nhau. Từ mỹ phẩm, bất động sản, gia dụng, du học, nội thất,… Gần như mọi dự án.

Bởi vì Agency cần làm cho hàng đống các công ty khác nhau nên cách làm việc ở đây cũng chuyên nghiệp hơn hẳn. Tuy nhiên, áp lực công việc cũng sẽ lớn hơn rất nhiều so với làm ở phía Client (phía khách hàng).

Làm cho phía khách hàng (Client)

Giả sử bạn viết content trong một công ty với chủ đề mỹ phẩm, mọi thứ bạn viết đều xoay quanh công ty. Thì bạn đang làm content ở phía Client.

Điểm mạnh khi viết ở đây là các bạn sẽ có cơ hội đào sâu kiến thức của một chuyên ngành mà bạn đang chọn, còn nhược điểm thì đó cũng là bạn chỉ biết làm ở một mảng nhất định.

Trở thành Content Freelancer

Content Freelancer là người làm công việc viết tự do, họ có thể tự do chọn công việc, chọn thời gian để làm, miễn sao hoàn thành công việc là được.

Với Kind đây là công việc quá tuyệt vời, bạn hoàn toàn có thể vừa du lịch khắp thế giới mà vừa kiếm được tiền. Chưa kể những kỹ năng tìm khách hàng, đàm phán, kỷ luật,… cũng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn bao giờ hết.

Chính Kind cũng đang làm công việc này và đã mang về một chút kết quả khả quan. Kind đã có chia sẻ cụ thể ở đây: Content Freelancer là gì? Hướng dẫn freelancer viết lách kiếm 1000$/ tháng.

Đương nhiên! Dù bạn đi theo hướng nào cũng sẽ có các ưu nhược điểm, mỗi người mỗi khác. Nên hãy cứ trải nghiệm để tìm ra con đường phù hợp nhất cho bản thân nhé.

Lộ trình thăng tiến cho Content Writer

Đọc đến đây, chắc các bạn cũng đã có cái nhìn rõ ràng hơn về Content Writer là gì rồi nhỉ. Vậy nếu con tim bạn muốn gắn bó với nghề dài lâu, việc xác định con đường phát triển ngay từ đâu là điều không thể thiếu.

1. Thực tập vào vị trí Content Writer Intern/ Junior

Khi bạn vẫn chưa có kinh nghiệm gì hoặc đang phải đi làm “trái ngành”, một vị trí Intern cho Client hay Agency là lựa chọn không hề tồi. Tại vị trí này, tiền lương không phải là thứ quan trọng nhất mà thay vào đó là cơ hội cọ xát và rèn luyện các kĩ năng mới cho bản thân.

Sau khi làm Intern từ 3-6 tháng và đã rút ra cho mình một số bài học, các bạn có thể ứng tuyển lên cấp bậc Junior, trở thành một thành viên chính thức và tiếp cận sâu hơn vào quá trình cho ra sản phẩm của nơi bạn làm việc.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ phải trải qua vô vàn thử thách, chịu áp lực từ cả cấp trên lẫn khách hàng. Tuy vậy, đây lại là khoảng thời gian quý giá giúp bạn hoàn thiện bản thân để tiến lên những cấp bậc cao hơn.

2. Content Senior/ Manager hoặc rẽ hướng làm Freelancer

Để lên đến cấp độ này, các bạn cần có 3-5 năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề.

Trở thành một content senior/ manager, bạn không chỉ có mức thu nhập tốt (20-35 triệu) mà còn chịu trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai thực hiện nhiều dự án, có cơ hội tiếp xúc với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới quan hệ của bản thân.

Ngược lại nếu các bạn quyết định đi theo hướng tự do hơn, với tư cách là một Freelancer, chắc chắn những khó khăn ban đầu là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn đủ tốt, mức thu nhập của bạn thậm chí có thể cao hơn rất nhiều so với một senior.

3. Content Director/ Leader of freelance team

Tại Client hay Agency, Content Director sẽ là đích đến cuối cùng trong cuộc hành trình mà chúng ta đến với nghề viết. Đây là vị trí định hướng nội dung cho toàn bộ thương hiệu, chịu trách nhiệm bảo đảm mọi hoạt động đi theo đúng tiến trình đã đề ra.

Đối với những người đã chuyển hướng sang Freelance, họ sẽ muốn trở thành một leader dẫn dắt team riêng để tăng hiệu quả khi làm việc, nâng tầm ảnh hưởng của bản thân và tạo dựng chỗ đứng cho team trên thị trường.

11 mẹo viết nội dung dễ dàng cho Content Writer

  • Đừng cố lập luận hay phân tích quá sâu.
  • Hãy thử viết vào buổi sáng.
  • Bám sát theo quy trình làm bài.
  • Tập trung tuyệt đối khi viết.
  • Rèn luyện các kĩ năng viết content cơ bản.
  • Kỷ luật.
  • Chia nhỏ công việc.
  • Viết hằng ngày.
  • Đọc thật nhiều.
  • Luôn nhớ viết là niềm vui.
Chi tiết hơn, bạn xem tiếp tại: 101 mẹo viết content để bạn viết dễ dàng hơn.

Nên bắt đầu học Content Writing ở đâu?

Bước đầu tiên chưa bao giờ là dễ. Đó lại càng là lý do mà bạn phải bước đi thật cẩn thận, Kind đã có một bài chia sẻ siêu tâm huyết ở đây rồi: Hướng dẫn tự học viết Content cho người mới bắt đầu từ A-Z.

Kết,

Hy vọng những thông tin trên đã giải thích cho bạn hiểu Content Writer là gì, biết được cách để phát triển lâu dài với nghề này. Cuối cùng, nếu còn bất cứ câu hỏi nào về Content Marketing, bạn cứ hỏi Kind nhé.

Share:

Bài viết cùng chủ đề...

Danh sách này mình tổng hợp dựa theo điểm số trên IMDb, toàn bộ đều trên 7 điểm, rất đáng...
Dù cho bạn là người mới hay là một cây viết “lão luyện” thì việc sở hữu một Content Portfolio...
Bạn đã bao giờ tự hỏi “Alt Text là gì?” chưa? Alt Text, hay văn bản thay thế, đóng vai...