Content PR là gì? Cách làm hiệu quả, dễ áp dụng năm 2025

Content Public Relations
Mục lục bài viết

Bạn có một sản phẩm tốt, dịch vụ ổn, cả đội ngũ kiêu hãnh vì “ra thị trường là sẽ giàu to”. Nhưng khi tung ra, chẳng ai thèm quan tâm.

Vấn đề không hẳn nằm ở sản phẩm, mà là ở cách bạn kể câu chuyện về nó. Đó là lý do thị trường cần “content PR”, hướng đi khiến người ta tin tưởng, yêu mến rồi mới mua.

Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ: Content PR là gì? Khi nào dùng? Cách làm ra sao để mang lại hiệu quả thật.

Content PR là gì?

Content PR (Content Public Relations) là dạng nội dung được xây dựng nhằm giúp thương hiệu tạo thiện cảm với công chúng thông qua các kênh truyền thông, báo chí hoặc người ảnh hưởng.

Khác với quảng cáo trực tiếp, content PR thiên về tính kể chuyện (storytelling), lồng ghép thông điệp thương hiệu một cách tự nhiên.

Ví dụ: Bài báo chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của một CEO và khéo léo giới thiệu thương hiệu của họ.

Lý do nên dùng Content PR

Dạng nội dung này không “bốc mùi” bán hàng.

Nó thuyết phục người đọc một cách tự nhiên bằng câu chuyện, độ tin cậy hoặc nguồn tin thứ ba như báo chí, KOCs, KOLs hoặc UGC sẽ là dạng Content PR tuyệt vời.

  • Tăng độ tin cậy: Người đọc dễ tin nội dung từ báo chí hơn là content thuần quảng cáo.
  • Giúp lan tỏa tự nhiên: Một bài PR hay có thể được chia sẻ lại nhiều lần mà không cần chạy ads.
  • Làm đẹp hình ảnh thương hiệu: PR là nơi lý tưởng để kể câu chuyện thương hiệu, hành trình, hoặc giá trị cốt lõi.
  • Hỗ trợ SEO: Content PR thường đăng tại các báo lớn có backlink cực mạnh về website.
📌
Lưu ý: Muốn triển khai PR hiệu quả, cần hiểu về storytelling và dựng kịch bản truyền thông thuyết phục, đó không đơn thuần là kể một câu chuyện!

So sánh giữa Content PR và quảng cáo

Tiêu chíContent PRQuảng cáo
Mục đích chínhXây dựng hình ảnh, tạo thiện cảm, lan tỏa giá trịThúc đẩy hành động mua hàng, tăng doanh số
Giọng vănTrung lập, khách quan, kể chuyện, dễ tạo đồng cảmChủ động, thuyết phục, thường mang tính kêu gọi mạnh
Độ tin cậyCao hơn vì giống như “người khác nói tốt về mình”Thường bị nghi ngờ là tự khen, dễ gây phản cảm nếu lạm dụng
Kênh phân phốiBáo chí, blog, social, influencer, nội dung chia sẻBanner, TVC, Google Ads, Facebook Ads,…
Chi phíThấp – trung bình, tùy theo chiến dịchThường cao (trả tiền cho mỗi lần hiển thị hoặc click)
Hiệu ứng dài hạnBền vững, giúp thương hiệu “ghi điểm” lâu dàiNgắn hạn, hết tiền thì dừng hiển thị

Dễ thấy PR thiên về chiều sâu và bền. Còn quảng cáo thì bật là có traffic, tắt là hết.

Chiến lược thông minh: kết hợp cả PR và Content Ads. Một bài viết PR thật chỉn chu, sau đó chạy ads, sẽ cho hiệu quả bùng nổ.

🌱
Gợi ý: Nếu chưa biết phối hợp giữa các loại nội dung, bạn có thể tìm hiểu thêm về content plan để dựng kế hoạch bài bản từ đầu.

Các dạng Content PR phổ biến

📰
Báo phân tích, phỏng vấn Nâng uy tín thương hiệu
💬
Seeding MXH Lan truyền tự nhiên hơn
📊
Infographic branding Hình ảnh nhận diện mạnh
Story truyền cảm hứng Tăng kết nối cảm xúc tốt
👤
Lãnh đạo doanh nghiệp Xây dựng niềm tin cá nhân
🌱
CSR – Trách nhiệm xã hội Thể hiện giá trị thương hiệu

Các loại Content PR mình liệt kê dưới đây không cần tốn quá nhiều ngân sách, vẫn giúp thương hiệu có được sự tin tưởng và thiện cảm từ người đọc.

Bài báo phân tích, phỏng vấn

Đây là dạng PR truyền thống nhưng vẫn hiệu quả.

Mình thường triển khai dạng bài dạng “phỏng vấn CEO” đăng báo, hoặc “kể lại hành trình khởi nghiệp”, vì nó không… quảng cáo lộ liễu. Đúng kiểu PR như không PR.

Một tip nhỏ là: Nếu làm dạng bài này trên các báo lớn như VnExpress, Cafebiz,… thì nên gắn nội dung “phân tích thị trường” hoặc “góc nhìn chuyên gia” sẽ tăng độ tin cậy hơn rất nhiều.

Seeding trên mạng xã hội

Seeding không tốn tiền chạy ads là dạng rất phổ biến.

Chỉ cần bạn có nội dung hay, kể một câu chuyện hấp dẫn, rồi vào các hội nhóm cùng ngành chia sẻ là có thể nhận nghìn đơn hàng không cần quảng cáo.

Ví dụ, nhiều bạn bán tinh dầu, chỉ cần vào một group kiểu “Nghiện nhà” chia sẻ: “Mình đã dùng tinh dầu gì mà con ngừng khóc ban đêm” – rất dễ viral.

🌐
Gợi ý: Mình có viết kỹ hơn các cách làm Content Seeding tự nhiên, hiệu quả trong bài khác rồi, bạn có thể đọc thêm nhé!

Infographic kết hợp thương hiệu

Nếu bạn vừa muốn chia sẻ kiến thức, vừa tăng nhận diện, thì Infographic là lựa chọn ngon-bổ-rẻ.

Chỉ cần bạn tạo một ảnh tổng hợp số liệu, tips,… rồi chèn logo vào góc là được. Mắt thấy – tai nghe, người đọc sẽ nhớ rất lâu.

Infographic dạng checklist, bản đồ bước làm, hoặc số liệu ngành rất dễ làm PR.

🛠
Pro tip: Muốn tạo infographic xịn mà không cần designer, bạn có thể dùng Canva hoặc AI image trong Monica nha.

Câu chuyện truyền cảm hứng

Một trong những Content PR thành công nhất chính là dạng kể lại hành trình: Từ khó khăn lên thành công.

Ví dụ: “Từng là nhân viên lương 6 triệu, nay tôi xuất khẩu sản phẩm ra 8 nước.”

Nó giúp người đọc đồng cảm hơn, thấy gần gũi và nể phục thương hiệu hơn.

🚀
Gợi ý: Dạng content này rất hợp với kỹ thuật storytelling. Bạn nên dùng thêm hook và insight để làm tăng cảm xúc.

Nội dung về lãnh đạo doanh nghiệp

Khi bạn chưa có ngân sách lớn để chạy thương hiệu, thì có thể bắt đầu từ việc xây dựng uy tín của người sáng lập/chủ doanh nghiệp.

Việc CEO xuất hiện trên báo, truyền thông, mạng xã hội, chia sẻ chuyên môn, lời khuyên,… sẽ nâng chất thương hiệu lên mạnh mẽ.

💡
Pro tip: Người thật luôn dễ tạo niềm tin hơn logo.

Content về trách nhiệm xã hội (CSR)

CSR (Corporate Social Responsibility) là dạng nội dung về các hoạt động thiện nguyện, phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường,…

Ví dụ: Một startup thời trang dùng vải tái chế và đăng series về hành trình này. Dù chẳng quảng cáo gì trực tiếp, nhưng ai nhìn vào cũng thấy có thiện cảm.

Từ đó dễ sinh ra mua hàng – mua vì niềm tin.

🎯
Lưu ý: Đừng làm CSR một cách quá “trưng bày”, hãy thật lòng chia sẻ mục tiêu và tác động thực tế. Người đọc bây giờ rất thông minh.

Cách viết và triển khai Content PR hiệu quả

Xác định mục tiêu Biết rõ viết để làm gì
🎯
Xác định đối tượng Hiểu rõ người sẽ đọc bài
💬
Thông điệp chính Chốt một thông điệp rõ ràng
🧠
Lên ý tưởng & cấu trúc Xây nội dung từ khung sườn
🗣️
Giọng văn phù hợp Viết hợp bối cảnh thương hiệu
📢
Kênh triển khai Chọn nơi đăng đúng mục tiêu
🚀
Seeding & chia sẻ Lan truyền qua kênh cộng đồng
📊
Đo lường hiệu quả Đánh giá để tối ưu tiếp theo

Viết một bài Content PR không đơn giản là kể chuyện hay khen sản phẩm. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược nội dung, giọng văn thương hiệu và mục tiêu truyền thông cụ thể.

Xác định mục tiêu cụ thể

Bạn cần xác định: viết để làm gì? Tăng nhận biết thương hiệu? Tăng chuyển đổi? Hay chỉ cần tạo thảo luận?

Mục tiêu rõ ràng giúp nội dung tập trung, tránh lạc hướng.

Xác định đối tượng đọc

Biết rõ mình đang nói với ai là yếu tố sống còn của một bài PR hiệu quả.

Khách hàng trẻ? Giới trung niên? Dân chuyên môn hay đại chúng?

Mỗi nhóm sẽ “nghe” cách khác nhau.

Ví dụ:

  • Bài cho báo kinh doanh thì dùng từ ngữ rành mạch, mang tính chiến lược.
  • Bài cho nhóm Gen Z thì kể câu chuyện khởi nghiệp khéo léo, gần gũi hơn.

Nghiên cứu thông điệp chính

Đừng cố nhồi quá nhiều thông điệp vào một bài.

Chỉ nên có duy nhất 1 thông điệp trọng tâm. Những gì còn lại sẽ xoay quanh và khuếch đại nó.

Ví dụ, viết bài PR cho mỹ phẩm X, thông điệp chính có thể là: “Làm đẹp an toàn từ thiên nhiên”. Mọi chi tiết trong bài nên bám sát ý đó, không được lan man tới chuyện “giá rẻ”, “phù hợp mọi loại da”,…

📌
Gợi ý: Tìm ra 1 “thông điệp chính” là bước giống như dựng “cột sống” cho toàn bộ content, bạn có thể học kỹ trong bài hoạch định Key Message.

Lên ý tưởng và cấu trúc

Lý do khiến nhiều bài PR nhàm là vì không có khung nội dung rõ ràng.

Một khung cơ bản mà bạn nên áp dụng:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề hoặc bối cảnh.
  • Thân bài: Câu chuyện – Giải pháp – Điểm dẫn chứng.
  • Kết bài: Wrap lại thông điệp chính + CTA.

Ví dụ: Bài về app học tiếng Anh: Mở bằng câu chuyện “học mãi không vào”, dẫn dắt tới lý do, rồi show app là giải pháp, sau đó dắt người đọc tới hành động “Dùng thử miễn phí hôm nay”.

Viết bài PR

Viết Content PR quan trọng nhất là giữ được thái độ, giọng văn đứng từ góc người thứ 3, khen có khen nhưng khen không lố, khen cho người ta hiểu “thật lòng”.

Để viết dc dạng này thì AI đang làm rất tốt rồi, bạn có thể sử dụng Monica AI giống mình cho rẻ, 1 năm chỉ 39$, dùng đầy đủ các con AI hot nhất như ChatGPT, DeepSeek, Grok,…

Còn Prompt, training AI viết sao cho chuẩn, bạn vào Kind Content Academy có chia sẻ từ A – Z nhen.

Đăng tải bài lên kênh phù hợp

Mỗi kênh sẽ có cách thể hiện PR khác nhau.

  • PR báo chí cần chỉn chu, tránh màu mè.
  • PR trên social có thể dí dỏm, kể chuyện nhiều hơn.
  • PR dạng email có thể viết theo kiểu thư tay thân thiện.
💡
Pro tip: Dạng PR mang tính chia sẻ thật – có trích lời thật từ khách hàng hoặc người nổi tiếng trong ngành sẽ đáng tin hơn gấp nhiều lần.

Seeding và chia sẻ trên MXH

Bài PR tuyệt vời cũng vô ích nếu không ai thấy!

Hãy chuẩn bị kế hoạch seeding: Đăng ở đâu, để ai chia sẻ, cmt gì, lúc nào?

Ví dụ, một bài PR cho khoá học kỹ năng nói trước đám đông, bạn có thể:

  • Chia sẻ lên các group kỹ năng mềm.
  • Nhờ học viên cũ chia sẻ lại.
  • Thuê TikToker làm video review.
💡
Pro tip: Bài PR là mồi. Seeding là diêm để mồi bốc cháy

Đo lường hiệu quả bài PR

Bạn muốn biết bài PR có hiệu quả không? Dùng số đo.

  • Lượt click vào link
  • Số chuyển đổi (đăng ký, đơn hàng,…)
  • Lượt chia sẻ, thảo luận, PR kế tiếp

Nếu đăng ở social, hãy học cách đo hiệu quả bài trên mạng xã hội bằng các chỉ số: Reach, Engagement rate,…

Ví dụ Content PR thực tế

Nếu bạn đang không biết Content PR ứng dụng thực tế ra sao thì hãy học Trung Nguyên Legend. Đây là Brand mình khâm phục nhất, cũng như dùng Cafe của họ gần như mỗi ngày.

Trung Nguyên không sản xuất bài PR giới thiệu sản phẩm đơn điệu. Họ kể chuyện.

Nội dung PR của Trung Nguyên tiêu biểu thường xuất hiện trên báo chí, trong các talk show, hoặc cùng chú Đặng Lê Nguyên Vũ.

Nhưng cái hay là họ không nói về “Cà phê”, mà nói về “Tư duy thành công”, “Giấc mơ Việt Nam”.

Ví dụ: Trong chiến dịch “Hành trình từ trái tim”, PR không nhắc sản phẩm. Họ kể về người trẻ khát khao vươn lên, thành công bằng tri thức đúng đắn. PR gắn liền với sách, với nhân vật truyền cảm hứng.

Hành trình đến từ trái tim - Trung Nguyên Legend
Hành trình đến từ trái tim – Trung Nguyên Legend
Nếu như bạn đang làm thương hiệu cá nhân, startup hoặc bán sản phẩm lifestyle như sách, cà phê, tinh dầu,… thì nên học cách PR như Trung Nguyên. Nó không bán hàng, nhưng lại khiến khách hàng MUỐN mua.

Lưu ý khi viết Content PR

Khi viết Content PR, mình thấy rất dễ bị mắc sai lầm là “quảng cáo trá hình”, không khéo. Quan trọng nhất vẫn là kể một câu chuyện thật – đúng – và chạm.

Tránh quảng cáo lộ liễu

Mình từng nhận viết một nội dung PR nhà hàng, nhưng khách nhất quyết yêu cầu chèn đầy đủ: “nhà hàng ABC là nơi tuyệt vời nhất Hà Nội, phục vụ tốt nhất, thực đơn đa dạng nhất,…”.

Kết quả: bài chẳng ai đọc nổi, vì tất cả đều nhìn ra: đây là một cái banner trá hình. Bài PR không phải để tung hô, mà nên để… gây tò mò, kể chuyện, gợi cảm xúc.

Đừng tự tôn

Thay vì “sản phẩm của chúng tôi là tốt nhất”, hãy chọn cách kể về một bạn từng bị mụn lâu năm – và sau đó gặp lại sự tự tin nhờ skincare.

Người đọc cảm được, tin hơn nhiều. Đừng kể công. Hãy kể tác động.

Đừng khoa trương

Content PR nên được biên tập kỹ và có kiểm chứng. Có lần khách đưa cho mình thông tin kiểu “90% người dùng sau 3 ngày thấy hiệu quả”, nhưng khi hỏi nguồn thì là từ khảo sát nội bộ 20 người.

Những điều này dễ gây mất niềm tin, thậm chí brand ăn gạch vì fake dữ liệu. Cứ đúng sự thật. Kể ít thôi cũng được, nhưng phải thật.

Câu chuyện thương hiệu với giá trị xã hội

Ví dụ bạn muốn quảng bá cho quán cà phê, đừng nhắc tới menu gì cả, hãy kể về hành trình làm việc với người khuyết tật, hỗ trợ họ tái hòa nhập chẳng hạn.

Chắc chắn View sẽ cao hơn, cộng đồng yêu mên hơn. PR mà gắn được vào giá trị xã hội thì hiệu ứng hơn ads nhiều lần. Tuy nhiên, hãy làm từ tâm thật, đừng làm màu nhé.

Tóm lại,

Content PR không đơn thuần là quảng cáo trá hình hay bài viết đánh bóng thương hiệu. Mà là cách để kết nối, xây niềm tin và lan tỏa câu chuyện một cách tinh tế.

Nếu bạn muốn học bài bản về content, làm chủ các dạng nội dung với AI Automation, hãy vào Kind Content Academy nhé.

Đây là nơi mình đã đúc kết hơn 8 năm kinh nghiệm vào một lộ trình học dễ hiểu, thực chiến và có chiều sâu chiến lược.

Chia sẻ lên:
🔥 Quan trọng
Khóa học Kind Content Academy

Hiện tại, mình và hàng trăm khách hàng đã tự động hóa 100% nội dung trên Social & Website với AI mà vẫn giữ chất lượng cực kỳ cao.

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay