Content Marketing là gì? Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết 2023

Content marketing là gì

Content Marketing là gì? Nó hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ đưa đến bạn tất tần tật những kiến thức cơ bản về Content Marketing dành cho người mới vào nghề.

Content Marketing là gì?

Content Marketing là tạo và chia sẻ nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm thông qua các kênh như Blog, Fanpage, mạng xã hội, trang web,… Mục đích là thu hút, giáo dục, giữ chân người tiêu dùng và chuyển đổi họ.

Tiếp thị nội dung một cách gần gũi, đồng cảm và có giá trị sẽ tạo ra cái nhìn tích cực về thương hiệu. Từ đó kéo gần khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng.

Vai trò của Content Marketing với thương hiệu

  • Thương hiệu có Blog thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn 67% so với các thương hiệu khác.
  • 72% thương hiệu nói rằng content giúp họ tăng tương tác với người tiêu dùng và tìm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • 88% người nói rằng video Content Marketing đã thuyết phục họ mua hàng.
  • Mang thông tin hữu ích tới người xem.
  • Thu hút lượng truy cập vào trang web.
  • Tăng khả năng tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.
  • Xây dựng cái nhìn tích cực về thương hiệu.
  • Tìm thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Tối ưu chi phí cho các hoạt động tiếp cận khách hàng.
  • Tăng khả năng khách hàng mua đi mua lại sản phẩm của bạn.

3 ngộ nhận về Content Marketing

Cứ làm Content Marketing là tăng doanh thu

Nếu Content Marketing không hiệu quả, bạn phải gánh thêm khoản chi phí làm nội dung mà chẳng có lợi ích gì. Content Marketing chưa cải thiện doanh số bán bán hàng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:

  • Content Marketing là hoạt động dài hạn, không thể thấy kết quả khi mới triển khai chiến dịch.
  • Thương hiệu chưa xác định được giá trị cốt lõi, dẫn đến tạo nội dung mơ hồ, thiếu thông điệp, gây mất niềm tin.
  • Chưa phân tích để thấu hiểu khách hàng, không biết họ cần gì, muốn xem gì. Làm nội dung theo cảm tính sẽ không tạo ra kết quả.

Làm nội dung hay không cần quảng cáo

Cắt giảm/bỏ chi phí quảng cáo mang đến lợi ích trước mắt (tiết kiệm hoặc không tốn thêm chi phí). Tuy vậy, chiến dịch Content Marketing mới triển khai sẽ khó lan tỏa nếu không chạy quảng cáo.

Mặt khác, nếu nội dung hay và đang lan truyền tốt, vậy tại sao không giữ nguyên hoặc tăng thêm chi phí quảng cáo để nó tiếp cận nhiều người hơn để tăng chuyển đổi, tăng doanh thu.

Nội dung mới lạ chắc chắn hiệu quả

Nội dung mới lạ, độc đáo có thể sẽ hiệu quả, nhưng không phải chắc chắn 100% thành công. Sáng tạo là tốt, nhưng để làm Content Marketing hiệu quả bạn cần chú trọng vào chiều sâu nội dung: Sự thấu hiểu vấn đề của khách hàng, đưa ra giải pháp tối ưu, biết cách kêu gọi hành động,…

Các loại hình nội dung hiệu quả nhất trong Content Marketing

1. Viết blog

Bài đăng trên blog có thể thu hút lượng truy cập lớn với giá 0đ. Tuy vậy, bạn phải làm tốt công việc SEO và những thông tin bạn chia sẻ phải thực sự có ích cho người xem.

Blog của Kind Content
Blog của Kind Content

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất[/su_note]

2. Infographic

Infographic là sự kết hợp của thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa bắt mắt. Điểm mạnh của loại nội dung này là truyền tải thông tin nhanh chóng, dễ hiểu.

Ví dụ về Infographic
Ví dụ về Infographic

3. Video

Như Kind đã nói ở phần trên, video Content Marketing thuyết phục 88% người tiêu dùng mua hàng. Như vậy cũng đủ thấy mức độ hiệu quả của loại hình này rồi đấy. Bạn có thể sản xuất video trên các nền tảng TikTok, Facebook, Youtube,…

[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=4VR9Iemy8SM”]

Video giới thiệu Coca Cola

4. Ebook

Ebook (sách điện tử) là loại nội dung giúp bạn cung cấp những thông tin cụ thể hơn về sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng. Ngoài ra, đây có thể được xem là phần quà dành tặng cho khách hàng trong chiến lược Content Marketing của bạn.

Ví dụ về cách thu thập thông tin từ biểu mẫu
Ví dụ về cách thu thập thông tin từ biểu mẫu

5. Bài viết trên mạng xã hội

Đây là loại hình Content Marketing giúp bạn tiếp cận với hàng ngàn khách hàng hàng ngày. Tính riêng Facebook, mỗi ngày có khoảng 2,8 tỷ người dùng hoạt động.

Đăng bài tiếp thị lên Facebook
Đăng bài tiếp thị lên Facebook

6. Email

Email Marketing là dùng email để bán hàng, giới thiệu sản phẩm của thương hiệu. Có 82% thương hiệu cho rằng email là loại nội dung giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Khác với Spam Email (gửi đến càng nhiều người càng tốt) thì Email Marketing chỉ hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu đã được phân tích cụ thể trước đó.

Ví dụ về tiếp thị qua email
Ví dụ về tiếp thị qua email

7. Hội thảo trực tuyến

Các buổi hội thảo cũng có thể được xem là một dạng content. Loại nội dung này giúp bạn trả lời câu hỏi, giao lưu, giáo dục nhận thức của khách hàng về sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu,…

Buổi hội thảo qua Zoom
Buổi hội thảo qua Zoom

8. Podcast

Podcast là dùng âm thanh để chia sẻ nội dung. Một số chủ đề Podcast như radio, ký sự, tin tức, câu chuyện về thương hiệu,… Podcast đang là một kênh truyền thông rất hiệu quả và nhiều khả năng sẽ là xu hướng Content Marketing trong các năm tiếp tới.

Xây dựng thương hiệu cá nhân qua Podcast
Xây dựng thương hiệu cá nhân qua Podcast

Cách hoạt động của Content Marketing là gì?

Content Marketing được triển khai theo 3 giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn nhận thức

Ở giai đoạn đầu tiên, nội dung của bạn nên tập trung vào những mối quan tâm hàng đầu của họ. Có thể đánh vào nỗi đau, khó khăn họ đang gặp phải để tạo sự đồng cảm và đưa ra giải pháp để họ dần chú ý đến thương hiệu.

Loại nội dung tốt nhất cho giai đoạn đầu tiên là video, bài blog, sách điện tử, email.

Ví dụ: Kind Content viết bài blog chia sẻ về “Content Marketing là gì” để giúp người mới bắt đầu hiểu hơn về Content Marketing.

2. Giai đoạn cân nhắc

Đến đây, lồng ghép thông tin hữu ích và quảng cáo sản phẩm vào Content Strategy (chiến lược nội dung). Hãy cho khách hàng biết sản phẩm của bạn giúp cuộc sống của họ tốt hơn như thế nào. (Chỉ nên nói đúng công dụng của mặt hàng, đừng nói quá).

Những dạng nội dung nên dùng ở giai đoạn thứ hai là: Bài nghiên cứu, video hướng dẫn, bài viết hướng dẫn và tất tần tật những gì có thể giúp ích khách hàng, khiến họ tin tưởng bạn.

Ví dụ: Một thương hiệu về đồ ăn tốt cho sức khỏe viết bài blog nêu ra lợi ích của hạt ngũ cốc (sản phẩm của họ) đối với quá trình giảm cân.

3. Giai đoạn hành động

Lúc này, khách hàng đã thực sự chú ý đến mua sản phẩm, việc của bạn là tập trung bán hàng. Hãy tạo ra nội dung xoay quanh lý do người tiêu dùng nên mua sản phẩm của bạn. Một số lý do như: Lợi ích đối với cuộc sống, ưu đãi giới hạn, quà tặng kèm,…

Loại nội dung phù hợp cho giai đoạn cuối cùng: Các nghiên cứu về lợi ích của mặt hàng, video giới thiệu sản phẩm, bài đăng bán hàng,…

Ví dụ: Một Nha khoa viết bài xoay quanh những phản hồi tích cực của khách hàng đã từng dùng dịch vụ (về giá thành, chất lượng, máy móc hiện đại,…).

9 bước lên kế hoạch Content Marketing

1. Phác họa chân dung khách hàng

Việc này dựa vào: Nhân khẩu học, trình độ học vấn, giới tính, hành vi mua hàng, sở thích,… Để có những thông tin trên, bạn có thể tổng hợp bằng cách khảo sát trực tiếp, xem báo cáo của Facebook Insight, Google Analytics,…

Lợi ích khi xác định được chân dung khách hàng:

  • Chọn lựa phong cách viết phù hợp
  • Hiểu rõ cách khách hàng tiêu thụ thông tin
  • Biết nên triển khai loại nội dung nào
  • Đặt mục tiêu phù hợp cho chiến dịch

2. Đặt mục tiêu SMART

Hiểu đơn giản thì SMART là đặt ra mục tiêu cụ thể, được đo lường trước và có thể đạt được trong thời hạn nhất định. Ví dụ một số mục tiêu SMART:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Tăng độ trung thành của khách hàng
  • Tăng doanh thu
  • Tạo mối quan hệ với khách hàng
  • Thu hút đối tác
  • Tăng tương tác

3. Xác định Big Idea

Big Idea là thông điệp bao quát thể hiện ý nghĩa và mục đích của chiến dịch Content Marketing. Xác định Big Idea giúp các hoạt động quảng cáo đi đúng kế hoạch hướng đến mục tiêu đã đề ra.

4. Giới hạn ngân sách

Trong mọi chiến lược Content Marketing, bạn đều phải giới hạn ngân sách. Mức ngân sách phù hợp sẽ phụ thuộc vào: Quy mô dự án, khả năng tài chính, nguồn nhân lực,….

5. Đặt KPI

Kế tiếp hãy đặt ra các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) của mục tiêu SMART:

Mục tiêu SMARTKPI liên quan
Độ nhận diện thương hiệuLượng truy cập website, số người theo dõi trên mạng xã hội, số lượt nhắc đến thương hiệu,…
Doanh thuDoanh thu theo tháng, doanh thu theo kênh,…
Tỷ lệ chuyển đổiTỷ lệ chuyển đổi, số người hủy đơn hàng, biên độ dao động giá,…
Độ trung thành với thương hiệuLượng khách quay lại, lượt đánh giá tích cực về sản phẩm,….
Mức độ tương tácLượt thích, chia sẻ, theo dõi, tag tên,….
Gắn kết khách và hãngLượng khách cũ, lượt theo dõi, lượt tag tên,…
Đối tác chiến lượcĐối tác mới, lượt nhắc tới, lượt liên kết ngược về web,…

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Lưu ý: Hãy đặt KPI phù hợp với ngân sách. Vì nếu mục tiêu vượt ngoài ngân sách thì việc hoàn thành là bất khả thi.[/su_note]

6. Chọn loại nội dung đăng tải

Trả lời các câu hỏi sau để biết ai là khách hàng mục tiêu của bạn, từ đó tạo ra nội dung phù hợp:

  • Khách hàng cần gì ở bạn?
  • Khách hàng đang gặp khó khăn gì?
  • Tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn?
  • Sản phẩm của bạn giúp được gì cho khách hàng?

Sau đó, hãy xem lại phần “10 loại hình nội dung hiệu quả nhất trong Content Marketing” Kind vừa nói đến ở phần trên và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Ví dụ: Nếu khách hàng đang gặp khó khăn về cân nặng, bạn hãy viết bài blog hoặc làm video dựa trên các chủ đề như “chế độ ăn giúp giảm cân, giảm cân an toàn, thực phẩm hỗ trợ giảm cân,…”.

7. Chọn kênh truyền tải nội dung

Quyết định triển khai Content Marketing ở kênh nào cùng rất quan trọng. Một số kênh bạn có thể tiếp thị nội dung như: Website, Youtube, Facebook,…

Đối với từng loại nội dung cần đăng lên các kênh phù hợp. Ví dụ: Nếu bạn tạo ra bài viết ngắn, tập trung vào bán hàng thì nơi đăng tải hiệu quả nhất là Facebook.

8. Tạo và đăng nội dung

Giờ thì bắt tay vào làm nội dung thôi. Sau đó, bạn có thể dùng Content Calendar để quản lý quá trình xuất bản nội dung lên các kênh truyền thông. Hãy cố gắng đăng tải nội dung đều đặn với tần suất hợp lý nhé.

9. Phân tích và đo lường kết quả

Hoạt động đo lường phải diễn ra xuyên suốt chiến lược Content Marketing. Khi đó bạn mới nắm được nội dung có hoạt động hiệu quả không, cần thay đổi và cải tiến gì không.

Điều cơ bản nhất là xem xét có đạt được KPI theo mục tiêu SMART không. Từ đó cho thấy mức độ hiệu quả hoặc còn hạn chế điều gì khi làm nội dung.

Các công cụ Content Marketing bạn nên biết

1. Canva.com

Canva giúp bạn thiết kế poster, logo, banner,… bằng mẫu có sẵn siêu dễ chỉ với vài thao tác là xong.

2. Convertio.co

Công cụ này cho phép bạn thay đổi định dạng của ảnh với đủ các loại như png, svg, jpg, webp,…

3. Topseo.vn

Đây là công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa miễn phí dành cho các bạn Content Marketing. Topseo.vn dùng dữ liệu từ ahref nên được đánh giá rất cao về độ chính xác. Ngoài ra Topseo.vn cung cấp cả nhóm từ khóa nên rất tiện, mặc dù có thể sai lệch đôi chút.

4. Google Trends

Với Google Trends, bạn có thể dễ dàng biết được đâu là từ khóa hoặc chủ đề đang là xu hướng được nhiều người tìm kiếm nhất.

Bài này mà liệt kê hết hơn 20 công cụ Content Marketing thì hơi dài, đọc ngắn lắm nên Kind có chia sẻ 28 công cụ hỗ trợ viết content tốt nhất 2022 rồi, bạn tham khảo thêm nha.

Chi phí cho Content Marketing là bao nhiêu?

Với kinh nghiệm của Kind thì các thương hiệu đang đầu tư chủ yếu vào kênh Social và SEO, con số rơi vào khoảng:

  • 60-100tr/năm là phổ biến nhất với các thương hiệu nhỏ lẻ, tự kinh doanh.
  • Còn tầm trung thì có thể 200 – 500 triệu/ năm.
  • Hoặc những thương hiệu lớn như Lazada, Shopee thì có thể lên tới hàng tỷ, chục tỷ đồng.

Cách để bắt đầu làm Content Marketing

1. Xây dựng nhóm của bạn

Một nhóm làm Content Marketing tối ưu nhất sẽ bao gồm các vị trí: Quản lý nội dung, sáng tạo nội dung (số lượng tùy vào quy mô dự án), thiết kế hình ảnh, quay dựng video.

2. Lập kế hoạch và đăng tải nội dung

Hãy thảo luận cùng nhóm của bạn và tìm ra tầm 15 – 20 chủ đề mà khách hàng quan tâm. Bạn có thể tìm chủ đề trong ngành thông qua top 10 của Google. Sau đó lên kế hoạch Content Marketing thật cụ thể.

[su_note note_color=”#F3FCFF”]Xem ngay: 10 bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể[/su_note]

3. Trao đổi thường xuyên với bộ phận Sales

Hai bộ phận làm nội dung và bán hàng nên thường xuyên trau đổi để xác định chủ đề ưu tiên, ví dụ:

Bộ phận Sales tiếp cận trực tiếp với khách hàng, vì thế họ sẽ hiểu rõ khách hàng đang cần gì, muốn nghe gì,… Thế nên cả 2 bộ phận làm nội dung và Sales nên thường xuyên trao đổi để tìm ra:

  • Nội dung phù hợp với khách hàng trong từng giai đoạn.
  • Nội dung nào giúp Sales chốt đơn nhanh hơn.
  • Nội dung không hiệu quả để loại bỏ, cắt giảm chi phí.

4. Theo dõi tiến trình và thay đổi nếu cần

Bạn có thể dùng các công cụ có sẵn như Google Analytics, Google Search Console, Semrush, Ahrefs, HubSpot,… để theo dõi xem kế hoạch Content Marketing đang hoạt động như thế nào, cần thay đổi gì không.

Lời kết

Qua nội dung trên chắc hẳn bạn đã hiểu khá rõ về bức tranh Content Marketing là gì rồi đúng không? Hãy áp dụng cả 9 bước làm Content Marketing mà mình vừa chia sẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Chia sẻ lên:

Liên hệ với chuyên gia
Kind Content hôm nay